BS. Phó Đức Thuần
Quýt là loại cây ăn quả quen
thuộc ở nước ta, cũng là một loại trái cây rất được ưa chuộng trong dịp Tết bởi
chẳng những đẹp mắt, mùi thơm, có thể dùng làm cây cảnh mà ăn quả lại ngon, bổ.
Đông y từ lâu đã biết đến tác dụng làm thuốc của vỏ quýt (tên thuốc là trần
bì), nhưng ít người biết lá quýt, vỏ quýt, nước quýt còn là “viagra” của đấng
mày râu.
Bài 1: lá quýt 15g, hương phụ tử 20g, lộ lộ thông 30g, uất kim 10g, mật
ong 30ml. Hương phụ tử, lộ thông, lá tắc kè rửa sạch, cho vào nồi, thêm nước
nấu 30 phút, bỏ bã, đợi khi nguội cho mật ong vào quấy tan là được.
Uống vào buổi trưa và chiều.
Công
dụng: sơ can giải uất, trị rối loạn cương dương do can uất.
Bài 2: nước
quýt 0,5 lít, hoa phấn 30g, mật ong 30ml. Đặt phấn hoa vào tủ lạnh trên 24 giờ,
sau khi lấy ra lập tức cho vào 180ml nước sôi 800C
khuấy đều, để yên trong 24 tiếng, lại khuấy đều vài lần. Lọc bằng vải sạch làm
thành sữa hoa phấn, tiếp theo cho mật ong vào, khuấy tan rồi hòa chung với nước
quýt, đổ vào lọ đậy lại.
Uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần
20ml, pha thêm 100ml nước ấm.
Công
dụng: trị rối loạn cương dương do tâm thận bất giao.
Bài 3: Vỏ
quýt (trần bì) cửu chế 15g (vỏ quýt 9 năm chưng 9 sái), dầu thực vật, muối,
đường, rượu nếp, nước tương, hành xắt nhuyễn, gừng băm, tỏi băm đủ dùng. Tôm sú
rửa sạch, cắt bỏ râu và chân, dùng dao chẻ giữa sống lưng, bỏ đường chỉ đen để
ráo nước. Bắc chảo lên bếp, cho dầu thực vật, dầu nóng thì thả tôm vào, đảo đều
tay đến khi vỏ ngả sang màu đỏ thì vớt ra. Giữ lại một chút dầu trong chảo, vặn
lửa nhỏ đun nóng rồi cho hành, gừng băm và tỏi băm phi thơm, cho tôm và trần bì
cửu chế vào, nêm muối, đường, rượu, nước tương, cho tôm lên xào, sau đó thêm
chút nước xào sơ lại lần nữa, bớt lửa nấu đến khi nước chắt được hút hết rồi
thêm chút giấm là được.
Dùng trong bữa ăn.
Công
dụng: bổ thận tráng dương, trị rối loạn cương dương.
Bài 4: quả
quýt khô 25g, hạt sen 50g, bạch quả 25g, hạt dẻ 30g, táo 25g, chuối 25g, mật
táo 25g, đường 100g. Đem hạt sen, bạch quả, hạt dẻ, táo, chuối, quýt và mật táo
rửa sạch, sau đó cắt nhỏ như hạt sen, cho vào nồi, thêm đường và nước nấu đến
khi chè quánh lại là được.
Dùng trong bữa ăn, mỗi ngày 3
lần.
Công
dụng: bổ tâm kiện tỳ, cố thận ích tinh, dưỡng huyết an thần, kiện não
ích trí. Trị tâm thận bất giao do tỳ thận hư, mất ngủ mơ nhiều, di tinh hoạt
tinh, bị thương mất máu, tim loạn nhịp, trí nhớ giảm.
Bài 5: lá
quýt tươi 10g, thịt chó 1,5kg, đương quy 30g, nhãn nhục 10g, rượu vang, nước
tương, dầu thực vật, muối đủ dùng. Thịt chó rửa sạch, cho vào nước sôi luộc
chín, vớt ra để ráo nước loại bỏ mùi tanh, cắt thành miếng vuông; lá quýt rửa
sạch, bó lại. Bắc chảo lên bếp, cho dầu đun nóng già thì cho thịt chó vào xào
khô, thêm rượu vang tiếp tục đảo đều, cho nước tương và muối xào đều, thêm
nước, đương quy, nhãn nhục, lá quýt đun sôi rồi đổ vào nồi, bớt lửa nấu đến khi
thịt chó chín mềm, bỏ lá quýt, đương quy, nhãn nhục là được.
Dùng trong bữa ăn.
Công
dụng: trị xuất tinh sớm do can thận dương hư.
Bài 6: quýt
khô và táo to 5 quả, gạo nếp 50g, ngô hạt 25g, táo tàu, hạnh nhân, thanh mai,
nhãn nhục, hạt bí mỗi thứ 15g; đường cát 50g; tương quế hoa 2g; dầu mè 5ml. Táo
rửa sạch, gọt vỏ, cắt ngang từ cuống trở xuống đến 1/5 chiều cao quả, móc hết
hạt ra. Gạo nếp, ngô vo sạch để vào bát, thêm 100ml nước sạch đem hấp. Táo tàu,
hạnh nhân, quýt khô, thanh mai, nhãn nhục xắt hạt lựu. Cho táo vào nước sôi nấu
sơ, để ráo nước. Táo tàu, hạnh nhân, quýt khô, thanh mai, nhãn nhục cho vào
nước sôi chần qua, đổ vào bát, sau đó cho gạo nếp, ngô đã hấp chín, hạt bí, dầu
mè, đường, tương quế vào trộn đều, chia ra 5 phần, múc vào quả táo rồi đậy lại,
đem hấp chín, lấy ra. Thêm nước vào chảo, cho đường vào đun sôi, sau đó đổ lên
quả táo là được.
Dùng trong bữa ăn.
Công
dụng: ích khí dưỡng tâm, trị chứng phì đại tuyến tiền liệt./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét