31/05/2021

Đôi nét về tàu điện Hà Nội

 Bài đăng trên Cổ vật tinh hoa.

Tàu điện Hà Nội đã hoạt động trong gần một thế kỷ, từ chuyến chạy thử nghiệm vào tháng 9/1900 cho đến khi ngừng hoạt động vào đầu năm 1991.

Có một bài vè về tàu điện:

"Thằng Tây ngồi nghĩ cũng sành

Sinh ra tàu điện chạy quanh phố phường

La ga thì ở Thụy Chương

Dây đồng, cột sắt thì đường cái quan

Bồi bếp cho chí bồi bàn

Chạy tiền ký cược đi làm sơ vơ (bán vé)...

Ba xu ghế gỗ rẻ tiền

Toa sau thì để xếp riêng gánh gồng

Năm xu ngồi ghế đệm bông

Hỏi mình có sướng hay không hỡi mình”

Một chút lịch sử.

Tháng 5/1899, Công ty Điền địa Đông Dương được phép thành lập một cơ sở khai thác giao thông bằng xe điện, gọi là Nhà máy Xe điện thuộc Công ty Điền địa Đông Dương (Usine de la Société des tramways électriques de l’Indochine) đặt tại đầu làng Thụy Khuê. Ngay lập tức họ xây dựng 2 tuyến Bờ Hồ - Chợ Mơ dài 3,5km; Bờ Hồ - Thụy Khuê 3,4km và Bờ Hồ - Thái Hà ấp 4,3km.


Ngày 13/9/1900, công ty cho chạy thử tuyến đường đầu tiên Bờ Hồ - Thụy Khuê. Ngày 10/11/1901, khai thác tuyến Bờ Hồ - Thái Hà ấp. Ngày 18/12/1906, đến lượt tuyến Bờ Hồ - Chợ Mơ. Sau đó kéo dài thêm từ Thụy Khuê lên Chợ Bưởi (tổng chiều dài 5,4km), từ Thái Hà ấp vào Hà Đông (11km) và đặt tuyến mới Bờ Hồ - Cầu Giấy (6km).

Khá lâu sau, đến tháng 12/1929 công ty mới hoàn thành tuyến Yên Phụ - Kim Liên (5,8 km). Tháng 5/1934 làm thêm đoạn Kim Liên - Vọng. Mạng đường ray tàu điện như vậy từ Bờ Hồ toả ra sáu tuyến đi Yên Phụ, Chợ Bưởi, Cầu Giấy, Hà Đông, Vọng, Chợ Mơ tức là toả ra sáu cửa ô nối nông thôn với nội thành Hà Nội. Đường nối phố Hàng Đậu lên Yên Phụ được làm sau cùng, khoảng năm 1943. Tổng số chiều dài của các tuyến là gần 32km.

Bến tàu điện Bờ Hồ ngày trước dài đến cuối phố Cầu Gỗ, bên cạnh có một dãy nhà làm văn phòng cho các tuyến đường. Tuyến Hà Đông cứ 8 giờ tối là hết chạy, tàu không dồn về Nhà máy Xe điện ở giữa làng Thụy Khuê mà chạy về trạm Cầu Mới. 5 giờ sáng hôm sau lại chạy chuyến tàu thứ nhất.


Các tuyến xe điện của thành phố khi ấy chạy không thẳng, muốn đổi tuyến phải trả thêm tiền vé. Tàu từ Bờ Hồ đi về hướng tây, khi đến góc tây-bấc Văn Miếu nếu rẽ thì vào Hà Đông; còn đi thẳng sẽ ra Cầu Giấy. Hầu hết các tuyến đều gặp nhau ở bến xe Bờ Hồ, riêng tuyến Vọng - Yên Phụ không chạy qua đó mà rẽ tại đoạn cuối Hàng Bông gần Cửa Nam và rẽ tiếp lên hướng bắc theo Hàng Cót.

Vào những thập niên 1980 – 1990, tàu điện Hà Nội đạt mức vận chuyển hơn 20 triệu lượt hành khách mỗi năm. Có một giai đoạn từng sử dụng bánh lốp thay bánh sắt (trolleybus). Tồn tại gần một thế kỷ, đến năm 1991 tàu điện Hà Nội chính thức chấm dứt hoạt động, đường ray bị bóc đi, đầu máy, toa xe ngừng sử dụng.. nhưng tiếng leng keng đã đi vào ký ức của bao người.



 

26/05/2021

Tìm hiểu về Hào trong quẻ Kinh dịch

 

Hào là ký hiệu cơ bản nhất của Kinh dịch, hào bao gồm: hào dương (—) và hào âm (- -); hào dương là một nét, hào âm là hai nét. Hào là cơ sở tạo thành hình tượng bát quái.

Hào tượng

Hào tượng là nói về hình tượng, vị trí, số lượng chẵn lẻ của các hào âm hào dương trong sáu hào của quái kép (kinh quái) và thông qua đó phản ánh quan hệ cương nhu, thuộc tính âm dương và tính chất của quẻ (ví dụ: trường hợp số hào là sô lẻ thì tính chất quẻ là dương; số hào là chẵn thì là quẻ âm). Kinh dịch luôn coi trọng quan hệ cương nhu và thường lấy vị trí ở trong hào cương (hào dương) để xác định, do vậy Dịch truyện viết: “Âm dương kết hợp với nhau rồi sau đó cương nhu mới có hình thể”.

Hào vị

Các hào trong mỗi quẻ có ngôi vị khác nhau (ngôi là thứ tự các hào). Mỗi quái đơn có ba hào tính từ dưới lên gồm: hào sơ, hào nhị, hào tam; mỗi quái kép gồm có sáu hào, đánh số từ dưới lên gồm:

– Hào 1 gọi là hào sơ

– Hào 2 gọi là hào nhị

– Hào 3 gọi là hào tam

– Hào 4 gọi là hào tứ

– Hào 5 gọi là hào ngũ

– Hào 6 gọi là hào thượng.

Trong Kinh dịch, vị trí các hào còn biểu thị diễn tiến tuần tự về thời gian: hào sơ là bước đầu mà hào thượng là bước cuối, các hào ở giữa là các giai đoạn trung gian.

Tính chất của hào

– Hào dương (hào thực) còn gọi là hào cửu (cửu là 9, là số dương)

– Hào chẵn (hào hư) còn gọi là hào lục (lục là 6, là số âm)

– Hào trung là hào thứ 2 và hào thứ 5, là những hào nằm ở giữa nội quái và ngoại quái.

Hào chính là hào dương ở vào vị trí dương, hào âm ở vào vị trí âm và ngược lại là không chính (hào bất chính). Hào sơ (1), hào tam (3), hào ngũ (5) là dương vị; hào nhị (2), hào tứ (4), hào thượng (6) là âm vị.

Tương quan giữa các hào

Các hào ứng nhau: xét về vị trí, mỗi hào trong nội quái ứng với một hào trong ngoại quái

+ Hào 1 ứng với hào 4: hào lẻ ứng với hào chẵn

+ Hào 2 ứng với hào 5: hào chẵn ứng vối hào lẻ

+ Hào 3 ứng với hào 6: hào lẻ ứng với hào chẵn.

Trong các cặp hào đó thì cặp hào 2, hào 5 là quan trọng nhất vì hai hào đều đắc trung mà hào 5 lại ở vào địa vị cao nhất.

– Các hào liền nhau: quan trọng nhất là cặp hào 4, hào 5 là vì hào 5 là vua hào 4 là đại thần ở gần vua.

+ Trường hợp hào 4 mà nhu (âm), hào 5 mà cương (dương) thì thường tốt vì cả hai hào đều chính vị.

+ Ngược lại hào 4 mà cương và hào 5 mà nhu thì thường xấu.

Hào từ

Hào từ giải thích ý nghĩa của từng hào trong mỗi quẻ; 64 quẻ kép tổng cộng có 384 hào. Chu Công Đán là người có công đi sâu nghiên cứu và chú thích về Hào từ.

 

Quy tắc quan trọng của Hào trong Kinh Dịch.

 

Trước hết phải phân biệt bản thể, tính cách của hào, và vị trí của hào.

Hào chỉ có hai loại: Dương và Âm. Đó là bản thể của hào.

Tính cách của Dương là: Đàn ông cương cường, thiện, đại, chính, thành thực, quân tử, phú quý.

Tính cách của âm là: Đàn bà, nhu thuận, ác (xấu, trái với thiện), tà nguy (trái với thành thực) tiểu nhân, bần tiện…

Như vậy, Dương tốt đẹp, Âm xấu xa. Nhưng đó chỉ là nét chung. Còn phải xét vị trí của hào nữa, mới định được là tốt hay xấu. Dù là hào dương mà vị trí không trung, chính thì cũng xấu; và là hào âm mà vị trí trung chính thì cũng tốt.

Thế nào là trung?

Nội quái có ba hào: 1 là sơ, 2 là trung, 3 là mạt.

Ngoại quái cũng có ba hào: 4 là sơ, 5 là trung, 6 là mạt.

Vậy trung là những hào ở giữa nội quái và ngoại quái, tức là hào 2 và hào 5, dù bản thể của hào là dương hay âm thì cũng vậy.

Thế nào là chính ?

Trong 6 hào, những hào số lẻ 1, 3, 5 có vị trí dương, những hào số chẵn 2, 4, 6 vị trí âm.

Một hào bản thể là dương (nghĩa là một vạch liền) ở vào một vị trí dương thì là chính, ở một vị trí âm thì là bất chính.

Một hào bản thể là âm (nghĩa là một vạch đứt) phải ở vào một vị trí Âm thì mới gọi là chính, nếu ở vào vị trí Dương thi là bất chính.

Ví dụ quẻ Thuần Kiền (Càn): sáu hào đều là hào dương cả (về bản thể), hào 2 và 5 đều là trung, nhưng hào 2 không chính mà chỉ hào 5 mói được cả trung lẫn chính, vì hào 2 là dương ỏ vị trí Âm (hào chẵn) mà hào 5 là hào dương ở vị trí dương (hào lẻ ).

Bốn hào kia thì hào 1 và 3 đắc chính mà không đắc trung, hào 4, 6 không đắc chính cũng không đắc trung.

Do đó hào 5 quẻ Kiền là hào tốt nhất trong quẻ, mà danh Tử “cửu ngũ” (cửu là dương, ngũ là thứ 5, cửu ngũ là hào thứ 5, dương) trỏ ngôi vua, ngôi chí tôn.

6 không chính cũng không trung

5 vừa trung vừa chính

4 không chính cũng không trung

3 chính mà không trung

2 trung mà không chính

1 chính mà không trung


Một thí dụ nữa, quẻ Thủy hỏa Kí Tế:

6 chính mà không trung

5 vừa trung vừa chính

4 chính mà không trung

3 chính mà không trung

2 vừa trung vừa chính

1 chính mà không trung



Trong 64 quẻ, không có quẻ nào mà hào nào cũng tốt ít nhiều có được một đức hoặc trung, hoặc chính, có hào (5) được cả hai, như quẻ này, cho nên mới có nghĩa là kí tế: đã nên việc, đã xong, đã qua sông.

Quẻ này cũng có hào “cửu ngũ” nhưng ở đây, nó không trỏ ngôi vua, vì ở trong quẻ Kiền, quẻ quí nhất (tượng trưng trời) đứng đầu 64 quẻ nó mới thực có giá trị lớn, ở quẻ Kí tế trỏ việc đòi nó chỉ tương đốỉ có giá trị mà thôi.

Quan niệm trung chính là quan niệm căn bản của Dịch, cho nên Trương Kỳ Quân bảo: “Dịch là gì? Chỉ là trung chính mà thôi. Đạo lý trong thiên hạ chỉ là khiến cho việc không trung trở về chỗ trung, việc không chính trở về chỗ chính.

Thời – Vị trí của mỗi hào còn cho ta biết thời của mỗi hào nữa, vì như trên chúng ta đã biết, hào là 1 sơ thời, hào 3 là mạt thời của nội quái, hào 4 là sơ thòi, hào 6 là mạt thời của ngoại quái cũng là mạt thời của trùng quái.

Xét về phương diện từ thì là vị trí chính hay không chính, xét về phương diện động thì là cập thời hay không cập thòi.

Ví dụ: Quẻ Kiền, hào sơ, dương ở dương vị, là đức chính nhưng vì là hào sơ, chỉ mới có đức thôi, chưa có tiếng tăm mà tài đức cũng chưa cao, nên còn phải ở ẩn, nếu hấp tấp mà vội xuất đầu lộ diện thì là bất cập thời, bất hợp thòi.

Lên hào 2, mới nên xuất hiện (nhưng chưa nên làm gì) như vậy là cập thời hợp thời.

Lên hào 5, vừa trung vừa chính, tài đức đã trau dồi lâu rồi là lúc làm nên sự nghiệp, làm là cập thời, không làm là bỏ lõ thời cơ.

Tới hào 6, hào cuối cùng, thịnh cực rồi tất phải suy, không biết kịp thời rút lui, thì sẽ bị họa.

Vì vậy quan niệm thời còn quan trọng hơn quan niệm trung chính nữa, và Tiết tuyên nói rất đúng:

“Sáu mươi bốn quẻ chỉ có một lẻ, một chẵn (một dương một âm); mà vì ở vào những thời khác nhau, cái “vị” (trí) không giống nhau, cho nên mới có vô số sự biến. Cũng như con người, chỉ có động với tĩnh, mà vì “thời” và (địa) “vị” không giống nhau, cho nên có cái đạo lý vô cùng, vì thế mới gọi là dịch (biến dịch)”.