25/08/2024

Thượng Đế chỉ cho 1 chiếc giàγ

 St trên net.

1911 - 2004

Ở Mỹ có một cậu bé sinh ra trong một gia đình nghèo, từ nhỏ đến khi đi học cậu chỉ mang mỗi một đôi giày rách. Cậu bé nghe nói vào lễ Giáng Sinh, khi đến bất cứ cửa hàng nào, chỉ cần nói với Thượng Đế thứ mình muốn thì chủ cửa hàng sẽ thỏa mãn yêu cầu của mình.

Vào hôm Giáng Sinh, cậu bé nhìn thấy trong một cửa hàng giày có bày bán những đôi giày rất đẹp nên đã bước vào cửa hàng và nói với ông chủ rằng: “Hôm nay là Giáng Sinh, cháu rất thích đôi giày này, chú có thể giúp cháu nói với Thượng Đế để Ngài cho cháu đôi giày này có được không ạ?”

Ông chủ nhìn xuống chân của cậu bé và hiểu ngay vấn đề, ông ấy cầm lấy đôi giày rồi nói: “Được thôi cháu bé, bây giờ ta sẽ nói với Thượng Đế”. Sau đó ông ấy cầm đôi giày và đi vào bên trong.

Một lúc sau, ông chủ đi ra, nhưng trên tay chỉ cầm có mỗi một chiếc giày rồi đưa cho cậu bé và nói: “Cháu bé, Thượng Đế nói rằng Ngài chỉ cho cháu một chiếc giày thôi, cháu phải tự nghĩ cách kiếm tiền để mua chiếc còn lại.”

Cậu bé hỏi: “Vậy cháu phải kiếm bao nhiêu tiền thì mới mua được chiếc giày còn lại?”

Ông chủ nói: “2 đô la.”

Cậu bé lại nói: “Được rồi ạ, cháu sẽ nghĩ cách kiếm tiền, nhưng chú nhất định phải giữ cho cháu chiếc giày còn lại nhé.

Ông chủ cười nói: “Cháu cứ yên tâm.”

Sau khi về nhà và tiết kiệm được 2 đô la bằng cách nhặt ve chai, cậu bé vui vẻ chạγ đến cửa hàng để trả tiền. Ông chủ đã khen ngợi cậu bé và đưa cho cậu chiếc giàγ còn lại. Kể từ đó, cậu bé đã có một đôi giàγ mới rất đẹρ.

Khi lớn lên, cậu bé đã từng làm nhiều nghề như nhân viên cứu hộ, bình luận viên, ρhát thanh viên rồi bước vào giới nghệ thuật và trở thành một ngôi sao nổi tiếng. Vào năm 1980, cậu bé ấγ đã trở thành Tổng thống thứ 40 của Hoa Kỳ, cũng chính là Tổng thống Ronald Reagan.

 

Trong nhiệm kỳ tổng thống của mình, có một lần ông Ronald Reagan được ρhóng viên hỏi về việc có ảnh hưởng lớn nhất đối với sự trưởng thành của ông là gì, ông đã kể về câu chuγện “Thượng Đế chỉ cho 1 chiếc giàγ” khi ông còn nhỏ.

Ông Reagan cho biết: “Sau nàγ tôi mới biết được giá gốc của đôi giàγ đó là 38 đô la, một nửa giá cũng đến 19 đô la nhưng ông chủ cửa hàng chỉ lấγ của tôi 2 đô la để dạγ cho tôi một điều rằng:

“Thượng Đế sẽ không cho bạn tất cả những gì bạn muốn, Ngài chỉ cho bạn một ρhần mà thôi, bạn ρhải tự mình nỗ lực để lấγ ρhần còn lại.


21/08/2024

Chuyện người Sài Gòn



Những mẩu chuyện dưới đây có nhẽ thật, có nhẽ không, nhưng tôi tin rằng có.

– Ai đời đi thaγ ρin cái máγ, ghé tiệm hỏi. Chị chủ kêu, ρin có 2 loại, loại thường 60k, loại khác nhãn của Thụγ Sỹ, 150k. Em lấγ loại 60k nè, chất lượng gần như nhau, khác cái mác thôi.

– Đi mua con cá chéρ chợ hẻm, giá 90k, bóρ còn mỗi 60k. Anh bán cá không quen biết nói: "Thôi em đưa 60k cũng được, hôm nào ghé gửi anh 30k sau.

Quen biết gì đâu, tui xù thì răng?

– Sáng đi bộ, gặρ anh Hai từ miền Tâγ lên bán rau. Thấγ rau xanh tươi, mua hẳn 50k. Lúc tính tiền mới nhớ mình mặc đồ lót đi bộ, đâu có mang bóρ. Anh Hai miền Tâγ cười tươi thiệt tươi:

“Thôi khỏi, chừng nào anh gặρ tui lại, trả sau cũng được mà”.

Quen biết gì đâu. Báo Һạι tui suốt 1 tuần ρhải đi bộ đúng đường đó, đúng giờ đó mới gặρ lại anh Hai rau. Saigon gài bẫγ tui chăng?

– Tết nhất, bát bún ốc, bún dọc mùng xứ nàγ xứ kia tăng giá rầm trời. Miệt Thủ đô có khi 150k/bát tỉnh rụi. Saigon lơ ngơ viết lên tờ A4:

“Vì dịρ Tết, quán ρhải thuê nhân công giá mắc hơn, nên giá mỗi tô xin ρhụ thu thêm 5k, thành 30k”.

– Có thằng em miền trung vào Saigon bán bánh canh cá lóc xứ Quảng, Tết hồi nẳm nó ở lại bán hàng. Ba ngàγ Tết tất toán xong, nhờ bạn chở ra tiệm sắm đúng 1 câγ vàng tiền lãi ròng vì nó bán cũng chỉ lên giá đúng 5k. Khách đến ăn rầm trời, lấγ đông bù giá là đó.

– Chợ búa ở Saigon ít nói thách, giá nhiêu mua nhiêu. Đâu có như nơi đâu, cái áo đề 780k, kêu tui còn 180k, bán luôn.

– Ông anh Saigon ra Hà Nội, ghé quán trà đá vỉa hè. Lúc tính tiền cốc trà đá, kêu 20k. “Sao mắc dữ vậγ?”. Đáρ tỉnh rụi hà:

“Ối dồi. Trà Thái nó đắt lắm. Mà dân Saigon thiếu gì tiền”.

Dân Saigon thừa tiền nên uống lγ cà ρhê 12k, ngồi đồng cả ngàγ với wifi, với trà đá miễn ρhí châm liên tục.

Vâng, Saigon thiếu gì tiền. Saigon chắt bóρ từng đồng thôi. Như ở Tô Hiến Thành, quận 10, các γ bác sỹ góρ tiền lại, đổi ra tiền lẻ 5k, bỏ vô thùng mica trưng ngoài đường với dòng chữ:

“Nếu bạn gặρ khó khăn hãγ lấγ 3 tờ”.

Ba tờ vị chi là 15k, đủ một suất cơm bé mọn cho người cơ nhỡ.

– Saigon không thiếu tiền. Vậγ nên mới có anh Lâm Văn Cuộc, bảo vệ ở quán cà ρhê trên đường Mạc Thị Bưởi. Thấγ ai hư xe hoặc hết xăng anh đều giúρ đỡ. Ai móc tiền ra gửi biếu, anh đều thẳng thừng từ chối và nói: “Khỏi mà!”.

Xe nào hết xăng thì anh lấγ xăng xe mình chiết ra cho. Những người được cho ai cũng thấγ cũng lạ, hỏi sao anh giúρ nhiệt tình vậγ. Anh chỉ đáρ: “Trời ơi, tiền bạc gì. Xe tôi lúc nào cũng đầγ bình, cho một chai xăng xị rưỡi, hai xị có đáng là bao”.

– Lại có anh Nguγễn Văn Hiếu (40 tuổi, quê Tiền Giang). Lên Saigon làm bảo vệ cho một cửa hàng trên đường Hoàng Diệu (quận 4). Sau giờ làm anh ra vỉa hè ngủ và trưng cái biển lạ đời “Có tiền cũng vá, không tiền cũng vá. Đừng ngại, kêu vá liền. 24/24”.

– “Saigon không thiếu tiền” nói xuôi haγ nói ngược đều được. Bởi nói xuôi thì rằng Saigon là đầu tàu kinh tế cả nước. Nói ngược là bởi Saigon còn rất nhiều ρhận đời lầm lũi. Nhưng trong Saigon có cái tình, cái tình ngu ngơ, chậρ mạch nặng.

– Ở Saigon, ghé câγ xăng đổ, tự nhiên có một bác già cầm tờ 10k, 2 tờ loại 2k đi xin thêm những người đổ xăng ở cạnh:

“Xe tui hết xăng, xin cho tui 10k để đổ cho tròn 20k”.

Đừng ngạc nhiên khi những người đó lặng lẽ móc bóρ, ρhụ thêm cho bác dăm mười ngàn để bác đổ đầγ bình mà về Củ Chi...

 


19/08/2024

Truyền thuyết "Long sinh cửu phẩm"

 Từ Địa lý Lạc Việt


     Rồng vốn là con vật trong truyền thuyết, là hình ảnh tượng trưng cho sự quyền uy, cao quý và là loài đứng đầu trong muôn thú. Trong văn hóa châu Á, con người luôn tôn thờ loài rồng và chỉ có hoàng tộc mới được sử dụng hình ảnh con rồng làm biểu trưng cho quyền lực cũng như thân phận cao quý của họ.

    Theo truyền thuyết chín Rồng thần sinh được 9 con trai nhưng không con nào là Rồng cả. Chín người con của Rồng đều là các loài thần thú và có tính cách khác nhau. Tùy vào tính cách mà người ta dùng hình ảnh của chúng để trang trí ở những lĩnh vực như mái hiên, nóc nhà, lan can, vũ khí, chiến thuyền,...

    Tuy nhiên, cũng do văn hóa dân gian mỗi nơi một khác mà sinh ra nhiều dị bản về “Long sinh cửu phẩm”. Bởi vậy mà danh sách những linh vật được coi là con của rồng cũng có sự khác biệt.

    Hiện nay, nhìn chung chia làm hai thuyết:

  • Thuyết 1: Bị Hí, Si Vẫn, Bồ Lao, Bệ Ngạn, Thao Thiết, Công Phúc, Nhai Xế, Toan Nghê, Tiêu Đồ
  • Thuyết 2Tù Ngưu, Nhai Xế, Trào Phong, Bồ Lao, Toan Nghê, Bị Hí, Bệ Ngạn, Phụ Hí, Si Vẫn

    Bởi vậy, ở bài viết này sẽ liệt kê nhiều hơn 9 con của Rồng.

Danh sách đầy đủ chín đứa con của rồng

    Bị Hí

    Bị Hí (tên khác là Bí Hí, Bá Hạ, Bát Phúc, Thạch Long Quy) là con trưởng của rồng. Có hình dáng thân rùa, đầu rồng. Chỉ duy nhất có Bí Hí chịu được trọng lượng lớn nên thường được chạm khắc  được gọi là "con thú mang bia".

Một số người nhầm lẫn khi cho rằng các con vật đội bia ở Văn Miếu Quốc Tử Giám là loài Rùa, thật ra đó là Bí Hí vì ngoài đặc tính thích mang vật nặng nó cũng rất thích văn chương nên người xưa dùng nó để đặt bia Tiến sĩ. 

Con Bị Hí (Bí Hí)

    Si Vẫn

    Si Vẫn (Tên gọi khác là Si Vĩ, Li Vẫn, con Kìm) là con thứ hai của Rồng. Sống ở biển, có đầu giống hoặc gần như đầu rồng, đuôi, vây, miệng rộng và thân ngắn. Mỗi khi nó đập đuôi xuống nước thì nước bắn lên tận trời và mù mịt cả trời đất.

Si Vẫn ở bảo tàng quốc gia Việt Nam

    Tương truyền Li Vẫn thích ngắm cảnh và thường giúp dân diệt hỏa hoạn nên được chạm khắc làm vật trang trí trên nóc các cung điện cổ, chùa chiền, đền đài... ngụ ý cầu trấn hỏa, đề phòng hỏa hoạn. Là một linh vật dùng trong trang trí kiến trúc, đây là một trong những hiện vật quý hiếm đang được trưng bày tại Bảo tàng Quốc gia Việt Nam.

Thông tin thêm:

Chuyên gia phong thuỷ Nguyễn Vũ Tuấn Anh (Người đứng đầu Trung tâm nghiên cứu Lý Học Đông Phương) đã tổng hợp tất cả những hình tượng Si Vẫn trên các di sản còn lại ở các đình chùa miếu mạo và những tài liệu nói về linh vật này để tạo ra Si Vẫn phiên bản bàn đặt trong nhà đem lại sự tiện lợi, bình an.

Si Vẫn để bàn

    Bồ Lao

    Bồ Lao là con thứ ba của Rồng. Sống ở biển, thích âm thanh lớn và thích gầm rống. Người xưa thường đúc trên quai chuông hình Bồ Lao, còn dùi thì làm theo hình cá kình với mong muốn tiếng chuông kêu vang xa. Do đó, Bồ Lao cũng được dùng để nói đến tiếng chuông chùa.

Linh vật Bồ Lao

Bồ Lao trên quả chuông chùa Thanh Long (Thái Bình), chất liệu đồng thời Lê Trung Hưng

    Bệ ngạn

    Bệ Ngạn (tên gọi khác là Bệ Lao, Hiến Chương) là con thứ tư của Rồng. Có hình dáng giống hổ, răng nanh dài, sắc, có sức thị uy lớn, thích lý lẽ và có tài cãi lý đòi sự công bằng khi có bất công.

    Nhờ vậy Bệ Ngạn thường được đặt ở cửa nhà ngục hay pháp đường, ngụ ý răn đe người phạm tội và nhắc nhở mọi người nên sống lương thiện.

Linh vật Bệ Ngạn

Bệ ngạn ở cổng 1 nhà lao.

    Thao Thiết

    Thao Thiết là con thứ năm của Rồng. Có đôi mắt to, miệng rộng, dáng vẻ kỳ lạ. Linh vật này tham ăn vô độ. Vì vậy, được đúc trên các đồ dùng trong ăn uống như ngụ ý nhắc nhở người ăn đừng háo ăn mà trở nên bất lịch sự.

Linh vật Thao Thiết

Cái vạc nấu ăn trong quân cổ

    Công Phúc

    Công Phúc là con thứ sáu của Rồng. Linh vật này thích nước nên được khắc làm vật trang trí ở các công trình hay phương tiện giao thông đường thủy như: cầu, rãnh dẫn nước, đập nước, bến tàu, thuyền bè… với mong muốn công phúc luôn tiếp xúc, cai quản, trông coi lượng nước phục vụ nhân dân.

Linh vật Công Phúc

    Nhai Xế

    Nhai Xế (tên gọi khác là Nhai Xải, Nhai Tí) là con thứ bảy của Rồng. Linh vật có tính khí hung hăng, thường nổi cơn thịnh nộ và ham sát sinh nên thường được chạm khắc trên các vũ khí như đao, búa, kiếm… ngụ ý thị uy, làm tăng thêm sức mạnh và lòng can đảm của các chiến binh nơi trận mạc.

Linh vật Nhai Xế (Nhai Xải)

    Toan Nghê

    Toan Nghê (còn gọi là Kim Nghê) là con thứ tám của Rồng. Có mình sư tử, đầu rồng, thích sự tĩnh lặng và thường ngồi yên ngắm cảnh khói hương tỏa lên nghi ngút nên được đúc làm vật trang trí trên các lò đốt trầm hương, ngụ ý mong muốn hương thơm của trầm hương luôn tỏa ngát.

Linh vật Toan Nghê

    Tiêu Đồ

    Tiêu Đồ (hay còn gọi là Thô Phủ) là con thứ chín của Rồng. Linh vật có tính khí lười biếng, thường cuộn tròn nằm ngủ, không thích có kẻ lạ xâm nhập lãnh địa của mình nên thường được khắc trên cánh cửa ra vào, đúng vào vị trí tay cầm khi mở, ngụ ý răn đe kẻ lạ muốn xâm nhập nhằm bảo vệ sự an toàn cho chủ nhà.

Linh vật Tiêu Đồ

    Như đã trình bày ở trên, ngoài chín con của Rồng ở trên, theo một số dị bản thì gia đình Rồng còn có một số linh vật khác như:

    Tù Ngưu

    Tù Ngưu (hay còn có tên gọi khác là Tỳ Hưu, Kỳ Hưu, Tỳ Ngưu, Tu Lì, Tu Lỳ,…), có hình dạng như một con rồng nhỏ, màu vàng, có sừng như sừng lân. Đây là linh vật giỏi về âm nhạc nên được khắc trên các nhạc cụ, nhạc khí,...

Linh vật Tù Ngưu (Tỳ Hưu)

Đặc biệt lưu ý:

Hiện nay có rất nhiều người mua vật phẩm Tỳ Hưu (tượng tạc, trang sức đeo lên người)  như một vật khí phong thuỷ với mong muốn cầu tìm tài lộc. Tuy nhiên, Địa Lý Lạc Việt sau thời gian nghiên cứu khuyến cáo tuyệt đối không nên sử dụng

Tỳ Hưu

  • Trong phong thủy, mọi hình tượng dùng làm vật khí trấn yểm đều phải là hình tượng tốt đẹp. Và quan trọng là phải thuận lẽ trời đất: có vô thì có ra, có còn thì có mất, có đầy thì có vơi. Chỉ có lòng tham con người là muốn cái gì cũng vĩnh viễn, thêm mà không bớt, có mà không hết.
  • Lẽ tự nhiên không theo lòng người. Nhà Minh có để Tỳ Hưu rồi cũng khánh tận. Hòa Thân có để Tỳ Hưu to hơn Tỳ Hưu của vua rồi thì cũng bị giết và tài sản cũng bị tịch thu vào tay kẻ khác.
  • Hơn nữa hai chữ Tỳ Hưu đã thể hiện cái không hay, không tốt. Thử xem xét lý trong chữ sẽ thấy.
    • Tỳ (lách) là một trong năm tạng, biểu lý với Vị (bao tử).
    • Hưu là hết chức năng.
  • Thực phẩm vào Vị phải nhờ tỳ chuyển hóa, nhưng Vị muốn chuyển hóa được thành các chất bổ dưỡng và ô trọc thì phải nhờ Tỳ khí hóa. Ấy vậy mà Tỳ lại mất hết chức năng, thực phẩm bị ôi thiu trương sình trong bụng... thì ắt sẽ có bệnh. Nhẹ thì bệnh trướng bụng, nặng thì cơ thể lần hồi suy kiệt mà tiêu.

Vì vậy hai chữ Tỳ Hưu làm thành tên thì cũng là chỉ điểm báo nguy cho định mạng. Và Tỳ Hưu, trong việc cầu tìm tài lộc thì cũng chỉ là một yếu tố. Yếu tố tương tác cho cái lợi trước mắt nhưng tiềm ẩn nguy cơ cao là tán tài.

    Trào Phong

    Trào Phong thích sự nguy hiểm, thích nhìn ra xa nên thường chọn chỗ cao, cheo leo như đầu cột, góc mái của ngôi nhà, điểm cao một số công trình kiến trúc,… làm chỗ leo trèo hoặc đứng nhìn. Bởi vậy, nó là linh vật thường được chạm khắc trên nóc nhà (thường đặt ở bốn góc mái nhà) với ngụ ý chống hoả hoạn và thị uy kẻ xấu (gần giống với Si Vẫn).

Linh vật Trào Phong

    Ngoài ra, hình tượng Trào Phong trên góc mái còn tượng trưng cho điều tốt lành, may mắn, tạo giá trị trang trí đẹp mắt và uy nghi. Vì thế chỉ các cung điện của hoàng gia mới được phép tạc hình Trào Phong trên nóc.

    Phụ Hí

    Phụ Hí có hình dáng như Rồng, dáng vẻ thanh nhã, thường nằm cuộn mình trên bia đá. Nó rất thích vẻ đẹp của chữ khắc trên các văn bia, nên thường cuộn mình trên đó mà ngắm nghía. Vì vậy, người ta thường khắc một đôi Phụ Hí trên các bia mộ, bài vị với ngụ ý bảo vệ bia mộ.

Linh vật Phú Hí

    Trên đây là toàn bộ tổng hợp những đứa con của rồng trong văn hóa Việt Nam, hi vọng sẽ giúp ích được cho các bạn một vài thông tin bổ ích.

18/08/2024

Lại lan man

 

Từlòng Khoan dung, Độ lượng, Thương yêu, Nhân từ.

ThiệnViệc tốt, Người tốt có Đạo đức. Tính thiện gồm: lòng trắc ẩn (thương xót), lòng tu ố (thẹn, ghét), lòng từ nhượng (kính nhường), lòng thị phi (biết phải trái).

       Làm Từ Thiện là Tâm Từ bi tự nguyện Làm Thiện chứ chả có ý ganh hơn thua với người, lại càng không có ý mua danh, chuộc tiếng hòng cầu lợi.

       Từ thiện khi gặp hoàn cảnh là tự dưng làm hoặc tích cóp mà góp quyên cho người khó. 

        Âu cũng vơi nhẹ đi nhiều những vướng mắc, áy láy trong lòng do trước đây đã làm điều xấu, ác. Cùng là cho tâm thêm thanh thản, vui vẻ mà sẵn sàng hơn đi trên con đường tu tập làm Người lắm khó khăn, trắc trở.

Vậy mà học Làm Người, cho đến cuối đời, đã có mấy ai tốt nghiệp?

16/08/2024

Dấu hiệu cảnh báo nội tạng không khoẻ

 


Thận không khoẻ: Giọng nói khàn, đau mỏi vùng thắt lưng.

Tim không khoẻ: Tay trái bị tê, đau nhói vùng ngực.

Gan không khoẻ: Bị chuột rút khi đi ngủ, đau nhức đầu và vùng bụng phải.

Phổi không khoẻ: Ho dữ dội vào tầm 3 – 5h sáng.

Đại tràng không khoẻ: Da khô, tóc rụng và táo bón.

Bàng quang không khoẻ: Tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu nhiều lần.

Dạ dày không khoẻ: Ợ chua, ợ nóng, đau rát vùng thượng vị.

15/08/2024

SAI LẦM CƠ BẢN CỦA NGƯỜI MỚI TẬP CHƠI LAN

 


Ghép sai, phân thuốc sai. Vừa đọc vừa ngẫm, đừng đọc lướt phí thời gian.

 I. CÁCH GHÉP SAI

 1. Trồng lan quá CHẶT. Khi ghép lan vào chậu, vì sợ cây lan đổ, ngả nghiêng nên ta cố gắng nhét thật nhiều chất trồng vào chậu và nèn gốc lan thật chặt. Hậu quả là lan chết úng, rễ không phát triển được.

Khắc phục: Làm thêm vài thanh tre hoặc gỗ cắm vào chất trồng và cột 1 đầu vào sợi móc treo, sau đó cố định giả hành hoặc cây lan vào que là ổn. Đừng đè nén!

 2. Trồng lan thật SÂU trong chậu. Bỏ chất trồng ngập hết mắt ở gốc giả hành hoặc cây lan sẽ làm lan khó nảy mần hoặc nghiêm trọng hơn là thối mắt ngủ tại gốc. Cách trồng đúng thật ra chỉ đơn giản là bạn cầm bụi lan hoặc cây lan ĐẶT nhẹ nhàng lên trên giá thể trong chậu, sau đó cố định vào que như trên hoặc cố định vào dây móc, thành chậu.

3. Không xử lý giá thể. Sai lầm này thường gặp nhất, bạn quá chủ quan vì cho rằng không cần xử lý vẫn ổn. Ví dụ lũa không rửa sạch và không dùng bàn chải sắt đánh sạch sẽ làm rễ lan bám không chắc hoặc không bám được, hoặc cục lũa quá khô mà bạn không ngâm nước 1-2 ngày mà ghép ngay, giả hành hoặc cây lan của bạn sẽ bị mất nước do chính cục lũa mà bạn ghép. Hay dớn không ngâm hoặc luộc thì sau này cỏ dại sẽ mọc lên rất nhiều, bên cạnh đó còn mầm bệnh, côn trùng phá hoại, ốc sên... trong giá thể sẽ phá hoại bộ rễ lan và mầm non của bạn.....

4. Dùng quá nhiều kim loại để ghép lan như cột bằng dây thép, bắn quá nhiều ghim, đóng đinh to... sẽ làm đụt đầu rễ cây lan khi rễ bò tới chạm vào kim loại, kim loại sẽ làm xước thân lan hoặc giả hành tạo cơ hội cho nấm khuẩn xâm nhập.

5. Khi ghép lan, vì thấy rễ giả hành mẹ, bà hoặc rễ cây lan còn tươi mà bạn giữ lại quá nhiều hoặc thậm chí không cắt tỉa mà ghép luôn. Lan của bạn sẽ cực khó để bám được vào giá thể hoặc ra rễ mới. Đằng nào thì mấy cái rễ này cũng sẽ khô và chết đi, vì thế bạn nên cắt tỉa hết đi rồi hãy ghép.  Quan điểm của tôi là ghép xong là muốn ngắm luôn chứ không cần phải đợi tới khi ra hoa.

6. Ghép dày nhiều um tùm 1 đống (nùi) để thể hiện độ hoành tráng vào đẳng cấp. (Những giò lan như vậy trong mắt tôi chỉ nói nên sự khoa trương và gà mờ của người ghép. Khẳng định với bạn là không có ai được xưng là nghệ nhân mà thích cái kiểu lộn xộn um tùm đó cả). Khi cây trên cùng bị bệnh, sẽ chảy nước nhiễm bệnh xuống kéo theo cả giò bệnh. Khi cây trong cùng ra hoa, cây ngoài lấp mất coi như không có hoa. Khi cây trên ra rễ, rễ phủ qua ngọn cây dưới làm ngọn và lá cây dưới con queo... Vậy nên bạn nên ghép THOÁNG và tính toán trước đường đi của rễ và hướng vòi hoa để bố trí cho hợp lý.

7. Ghép các cây lan không cùng tuổi, không cùng kích thước với nhau. Đầu tiên nhìn vào sự lô nhô chệch choạc là thấy xấu, chưa nói tới nó sẽ nở hoa KHÔNG CÙNG THỜI ĐIỂM (đây cũng là lý do vì sao lan bán nguyên 1 giề (bụi) lại mắc hơn là rời rạc, vì giề lan bao giờ nở cũng đều hơn, khỏe hơn). Tôi ghép lan bao giờ cũng phân loại đẹp ghép riêng, xấu riêng, lớn bùi bé mềm, í lộn, lớn riêng bé riêng.

8. Gắn tã cho lan mà lấp gốc, bọc xung quanh gốc hoặc che mắt ngủ của lan. Nên gắn cách gốc ít nhất 1cm. Tôi thấy có nhiều bạn đang có giò lan đẹp từ đầu tới chân, gắn tã xong nhìn xấu hoắc. Vì bạn ốp nguyên cái vỏ dừa lên mà không gọt, tỉa và cột lại cho đàng hoàng. Tôi nhắc lại: GIÒ LAN ĐẸP KHÔNG PHẢI CHỈ ĐẸP MỖI BÔNG HOA. Chơi lan mà CHỈ BIẾT CHƠI HOA là quá xoàng (thường), NGHỆ NHÂN là phải chơi cả lá, cả thân, cả rễ, cả cái chậu và cục lũa nhé!

II. BÓN PHÂN VÀ XỊT THUỐC

1. Bón phân quá nhiều. Dư phân lan sẽ chết chắc! Thiếu hoặc không bón thì còn được. Sau bài PHÂN CHO LAN, có vài bạn hỏi tôi sao bón phân cháy hết đầu rễ, gục ngọn. Sao xịt phân làm vàng héo lá sau đó rụng lá... 

2. Bón phân chuồng mà không ủ sẽ mang mầm mống bệnh, côn trùng và cỏ dại cho giò lan. Không ủ thì cũng không có bao nhiêu chất dinh dưỡng đâu nhé bạn. Tuy nhiên ủ đúng khoa học mà tiết kiệm hiệu quả thì không phải bác nào cũng biết. Nhân đây tôi cũng nói luôn đó là Vitamin B1 (Thiamine) là 1 vitamin tan trong nước, không bền vững với nhiệt độ và ánh sáng, nên nếu có trộn với phân chuồng rồi phơi, ủ... thì phí tiền quá nhé! Bên cạnh đó các bạn nên lưu ý khi bón PHÂN VI SINH HỮU CƠ có vi sinh vật phân hủy còn sống trong thành phần. Khi bón loại này vào đất sẽ rất tốt cho đất, nếu bón vào giá thể trong chậu cũng rất tốt cho lan nhưng mấy em vi sinh vật này sẽ biến giá thể của giò lan thành dạng mùn và tạo điều kiện cho các bạn nhanh chóng thay giá thể.

3. Trộn nhiều loại phân khác tên mà cùng thành phần với nhau. Lãng phí, dư thừa và hại cho lan. Vậy nên các bạn phải học cách ĐỌC THÀNH PHẦN trên bao bì. Tên sản phẩm có khi khác nhau, nhưng thành phần thì giống nhau ví dụ chai thì ghi là THIAMINE, chai thì ghi là Vitamin B1. Thật ra 2 cái này là 1.

4. Trộn phân và thuốc nấm, vi khuẩn rồi xịt. Theo nguyên tắc, LAN BỆNH THÌ NGƯNG BÓN PHÂN. Nếu lan không bệnh thì cũng nên xịt riêng để tránh quá tải cho cây và phân thuốc trung hòa lẫn nhau gây giảm hiệu quả. Cách nhau tốt nhất là trên 2 ngày.

5. Trộn thuốc có cùng thành phần ví dụ trộn thuốc diệt nấm Ridomil với thuốc Metalaxyl M (cũng trị nấm) rồi xịt phòng và trị nấm. Ridomilgold có 2 thành phần là Mancozed và Metalaxyl ---> bạn nhìn thấy vấn đề chưa? Chính vì thế, làm ơn đọc thành phần nếu muốn trộn nhiều loại thuốc với nhau. Và lưu ý là khi mua, nên hỏi người bán cái gì trộn với cái gì được thì mới trộn, đừng làm bừa mà gây hậu quả nghiêm trọng vì có những thuốc không cho trộn với bất cứ thằng nào.

Các hãng luôn có những cặp đôi bổ khuyết cho nhau, vì vậy nếu có đi mua thuốc cho lan thì hỏi người bán như này: Bán cho bộ đôi trị nấm và vi khuẩn cho rau và hoa màu (Tìm thuốc cho lan khó như tìm... mà thôi, nói ra có khi vêu răng)

 6. Xịt sai thuốc. Bị thối nhũn do vi khuẩn mà xịt thuốc nấm và ngược lại. Xịt tới khi chết hết bụi lan quay sang chửi cửa hàng thuốc nói là họ bán thuốc giả. Cái này gọi là chày cối!

Lời khuyên của tôi cho bạn là khi xịt thuốc phòng hoặc chữa bệnh cho lan thì cứ xịt cả thuốc nấm và thuốc vi khuẩn cho chắc, thà nhầm còn hơn sót. (Tôi tính viết 1 bài về thuốc mà chưa đủ trình nên thôi, vì có nhiều loại nấm và nhiều loại khuẩn quá, mỗi loại bệnh 1 loại thuốc khác nhau. 

Khi ủ phân chuồng, tuyệt đối không được trộn thuốc nấm và khuẩn vào nhé, bạn sẽ giết vi sinh vật có ích để phân của bạn từ SỐNG THÀNH CHÍN đó, bên cạnh đó đa số thuốc sẽ bị phân hủy khi gặp đất và phân. Đừng dại nha!

 7. Xịt phân và thuốc lúc trưa NẮNG, NÓNG sẽ làm phân giải mất chất cần cho cây, làm cháy lá lan. Nên xịt lúc trời mát, tốt nhất là 17h. Xịt sau cơn mưa 1 tiếng khi lá đã khô và trước cơn mưa ít nhất 2 tiếng. Hôm sau không rửa lại lá dễ sinh ra cháy lá cho lan lá mỏng.

13/08/2024

14 sắc thái tâm lý con người

st trên net



1. "Người ta có thể chống lại sự tấn công của người khác, nhưng người ta không thể chống lại lời khen ngợi của người khác."

- Nhà tâm lý học Sigmund Freud

2. "Hiểu được mặt tối của chính mình là cách tốt nhất để đối phó với mặt tối của người khác."

- Nhà tâm lý học Carl Jung

3. "Một người để ý cái gì nhất, thì đó chính là thứ khiến họ tự ti nhất."

- Giáo sư Vu Đan

4. "Một trong những điểm yếu chí mạng của bản chất con người là: quan tâm đến cách người khác nhìn nhận mình."

- Nhà triết học duy tâm, Arthur Schopenhauer

5. "Nhân tính chỉ có thể chia sẻ, chứ không thể bị lợi dụng."

- Sư thầy Tịch Tĩnh

6. "Không có đơn thuần, thiện lương và chân thật thì cũng sẽ không có sự vĩ đại."

- Tiểu thuyết gia Lev Nikolayevich Tolstoy

7. "Bản chất của con người không phải là cái trừu tượng vốn có của một cá nhân riêng lẻ mà thực chất là tổng hòa của mọi quan hệ xã hội."

- Nhà triết học Karl Marx

8. "Cuộc sống là mối quan hệ, mối quan hệ là cuộc sống; để cải thiện cuộc sống, chỉ cần cải thiện mối quan hệ."

- Sư thầy Tịch Tĩnh

9. "Quá trình trưởng thành nội tâm là một quá trình không ngừng tự khám phá bản thân, nếu không hiểu rõ bản thân mình trước thì chúng ta khó có thể hiểu được người khác."

- Nhà văn Dale Carnegie

10. "Sự tầm thường thực sự không phải là không đạt được gì trong xã hội, mà là sự trống rỗng về tinh thần và tâm hồn, một loại cằn cỗi bên trong."

- Nhà văn Zhang Fangyu

11. "Cô đơn không phải vì không có ai bên cạnh. Lý do thực sự khiến bạn cảm thấy cô đơn là không thể trò chuyện với người khác về những cảm xúc quan trọng nhất."

- Nhà tâm thần học Carl Jung

12. "Thế giới rất đơn giản, và cuộc sống cũng vậy. Không phải thế giới phức tạp, mà là bạn đã làm cho thế giới trở nên phức tạp."

- Bác sĩ Alfred Adler

13. "Con người ban đầu khi được sinh ra, bản tính vốn là sự lương thiện."

- Tam Tự Kinh

14. "Tâm của một người ở cảnh giới nào thì ở ngoài họ sẽ sống ở trong thế giới như thế."

- Sư thầy Tịnh Tĩnh

 


11/08/2024

Thủ thuật sử dụng phím tắt trên máy tính

 A K. - Seal Beach Ca


 

Dùng PC nhiều khi lúng túng hoặc mouse bị trục trặc thì các bạn nên sử dụng một số tổ hợp phím tắt trên bàn phím như sau:

1. Đôi khi phải tạm thời rời chiếc máy tính để đi làm việc khác, nếu máy tính của bạn có chứa thông tin cần bảo mật, chỉ cần giữ phím Windows và nhấn phím L, màn hình máy tính sẽ lập tức bị khóa, không lo dữ liệu bị người khác xem trộm nữa.

2. Khi muốn tìm tài liệu nào đó trong máy tính, thường thì mọi người sẽ vào mục My computer, sau đó kích chuột vào mục cần chọn, nhưng các cao thủ máy tính thì chỉ cần một thao tác giữ phím Windows và nhấn phím E, cửa sổ quản lý dữ liệu sẽ lập tức mở ra.

3. Đang chơi game hoặc xem mấy thứ nhạy cảm thì… sếp xuất hiện. Không kịp kích chuột vào biểu tượng trở về màn hình chính, làm thế nào đây? Đừng lo, hãy giữ phím Windows và nhấn phím D, màn hình chính lập tức xuất hiện.

4. Lại một mánh khóe nhỏ nữa nhé, giữ phím Windows và nhấn phím Tab sẽ giúp hoán đổi giữa các cửa sổ chương trình.

5. Để hiển thị chức năng ghi hình của Windows, hãy nhấn phím Windows+R, nhập “psr.exe” rồi chọn OK, có thể bắt đầu ghi hình được rồi.

6. Bạn muốn biết làm thế nào cùng một lúc điều chỉnh độ sáng màn hình, âm lượng, mở mạng wifi, lại có thể xem được dung lượng pin laptop không? Hay kết nối laptop với tivi cần thiết bị gì không? Muốn biết những chức năng này, bạn chỉ cần nhấn phím Windows+X, yêu cầu của bạn sẽ có thể được đáp ứng.

7. Nhấn phím Windows+R, nhập “osk”, xuất hiện bàn phím ảo với tính năng tương tự như bàn phím thật.

8. Hình ảnh hoặc chữ hơi nhỏ, nhìn không được rõ thì làm thế nào? Hãy thử giữ phím Window và nhấn phím “+” hoặc “-” xem sao.

9. Khi đang mở nhiều chương trình một lúc và muốn hoán chuyển giữa các cửa sổ chương trình, hãy dùng phím Ctrl+Tab, còn muốn lập tức đóng cửa sổ đang mở thì nhấn Ctrl+W.

10. Giữ phím Windows rồi nhấn phím Fn, lại nhấn phím Home, bạn có thể mở mục Properties mà không cần phải sử dụng con trỏ chuột đặt vào biểu tượng My computer, nhấn chuột phải rồi chọn Properties.

11. Giữ phím shift + biểu tượng thanh công cụ taskbar

Alt-Shift

Ctrl+S: Lưu trữ

Ctrl+W: Đóng cửa sổ

Ctrl+N: Mở thư mục mới

Ctrl+O: Mở thư mục cũ

Ctrl+Z: Thao tác lại

Ctrl+F: Tìm kiếm

Ctrl+X: Cắt

Ctrl+C: Sao chép

Ctrl+V: Dán

Ctrl+A: Chọn toàn bộ

Ctrl+[: Thu nhỏ cỡ chữ

Ctrl+]: Phóng to cỡ chữ

Ctrl+B: Bôi đậm chữ

Ctrl+I: In nghiêng chữ

Ctrl+U: Gạch dưới chữ

Ctrl+Shift: Hoán đổi ngôn ngữ nhập liệu

Ctrl+Home: Chuyển về đầu trang

Ctrl+End: Chuyển đến cuối trang

Ctrl+Esc: Hiện danh mục Start

Ctrl+Shift+ < hoặc Ctrl+Shift+>: Thu nhỏ, phóng to cỡ chữ

Ctrl+F5: Tải lại website

Ctrl+ dịch chuyển thư mục: Sao chép thư mục

Ctrl+Backspace: Chuyển đổi cách gõ bàn phím

Khi dịch chuyển thư mục giữ phím Ctrl+Shift: tạo shortcut cho thư mục

Alt+Backspace+C: Đóng cửa sổ

Alt+Backspace+N: Thu nhỏ cửa sổ

Alt+ Backspace +R: Khôi phục lại cửa sổ

Alt+ Backspace +X: Mở lớn cửa sổ

Alt+ Backspace +M: Di chuyển cửa sổ

Alt+ Backspace +S: Thay đổi kích thước cửa sổ

Alt+Tab: Hoán đổi cửa sổ làm việc

Alt+F: Mở menu File

Alt+V: Mở menu View

Alt+E: Mở menu Edit

Alt+I: Mở menu Insert

Alt+O: Mở menu Organize

Alt+T: Mở menu Tool

Alt+A: Mở menu Favourites

Alt+W: Mở menu Windows

Alt+H: Mở menu Help

Alt+Enter: Kiểm tra thuộc tính văn bản

Alt+Kích đúp văn bản: Kiểm tra thuộc tính văn bản

Shift+ Backspace: Hoán đổi bán toàn hình

Shift + Delete: Xóa vĩnh viễn mục đã chọn mà không chuyển vào thùng rác.

Các phím tắt sử dụng trong Word

CTRL+O: Mở văn bản

CTRL+P: In ấn

CTRL+A: Chọn toàn bộ

CTRL+D: Chọn font chữ (lựa chọn văn bản trước)

CTRL+G/H: Tìm kiếm/ thay thế

CTRL+N: Mở văn bản mới

CTRL+M : Khoảng cách lề bên trái (lựa chọn văn bản trước)

CTRL+U: Vẽ phác hoạ (lựa chọn văn bản trước)

CTRL+B: Bôi đậm (lựa chọn văn bản trước)

CTRL+I: In nghiêng (lựa chọn văn bản trước)

CTRL+Q: Căn chỉnh hai bên (lựa chọn văn bản trước) hoặc đặt con trỏ vào cuối đoạn và thực hiện thao tác.

CTRL+J: Căn chỉnh ra hai đầu (thao tác như trên)

CTRL+E: Căn chỉnh ra giữa (thao tác như trên)

CTRL+R: Căn chỉnh sang phải (thao tác như trên)

CTRL+K: Chèn Hyperlink

Những phím tắt này xem chừng có vẻ phức tạp nhưng sử dụng lại vô cùng thuận tiện, và sau khi sử dụng một thời gian bạn sẽ thấy nâng cao hiệu quả làm việc rõ rệt, bạn không cần phải dựa vào con chuột nữa. Hãy chia sẻ bí quyết này cho bạn bè nhé.