Tính minh triết của
đạo Phật vô cùng trong sáng, không áp đặt con người phải tin, mà chỉ gợi mở để con người phát huy nội lực của mình bằng sự hiểu biết
thông qua kinh nghiệm tu tập để nhận ra đó là lý tự nhiên, lý siêu nhiên
mà Đức Phật đã gợi mở từ xưa đến nay.
Đạo Phật có
tính ưu việt đồng thời mang tính minh triết và tồn tại gần 26 thế kỉ.
Đức Phật đã truyền thông điệp giác ngộ và giải thoát xuyên suốt
lịch sử trong quá trình hình thành và bây giờ truyền bá khắp thế
giới. Vào thời đại văn minh, người ta sống không phải dễ tin bất cứ
một điều gì nên chúng ta cần khơi gợi lại những điểm sáng của đạo
Phật để có niềm tin không phai mờ. Cũng chính điều đó mà đạo Phật
khác hẳn các tôn giáo áp đặt niềm tin.
Tính
minh triết của đạo Phật vô cùng trong sáng, không áp đặt con người phải
tin, mà chỉ gợi mở để con người phát huy nội lực của mình bằng sự
hiểu biết thông qua kinh nghiệm tu tập để nhận ra đó là lý tự nhiên, lý
siêu nhiên mà Đức Phật đã gợi mở từ xưa đến nay. Đạo Phật đặt nặng
tri kiến như thật về các pháp, còn các tôn giáo thần quyền đặt nặng
về đức tin, nghĩa là phải tin như thế, không được phản bác hoặc suy
nghĩ khác.
Đối
với Đạo Phật mọi người có quyền nghi ngờ cả lời chỉ dạy lẫn giáo lý
của Đức Phật, có quyền phản vấn hoặc đặt câu hỏi với bất cứ một vị
chân sư nào truyền đạt thông điệp giác ngộ và giải thoát của Ngài.
Đạo Phật nói tri và kiến, tức là thấy biết như thật về các pháp,
nên luôn có cách nhìn khách quan về các pháp, thấy bằng công phu thiền
tập, bằng sự chứng nghiệm tự thân thì mới thấy giá trị đích thực
lời Phật dạy.
Mãi
đến bây giờ, những lời dạy của Ngài vẫn còn nguyên giá trị, là đuốc
soi đường cho nhân loại ở thế giới đương đại, thế giới nguy hiểm về
tính si mê, chạy theo vật dục. Nhà Phật có đề cập đến tri kiến Phật
và tri kiến phàm phu. Tri kiến phàm phu là cái thấy biết sai lầm,
chẳng hạn trong nhà Phật nói thấy dây thừng mà tưởng thành con rắn,
thuyền đi mà ngỡ bờ chạy, mây bay mà tưởng đó là trăng dời. Cái nhìn
của phàm phu là nghe, thấy, biết nhưng bằng tham sân si, phiền não, vô
minh nghiệp chướng nên còn sai lạc không đúng về sự thật vốn có của
các pháp, nên khi gột rửa những cấu nhiễm trong tâm sẽ dần dần thấy
biết chính xác hơn. Cái thấy chấp ngã, điên đảo, vọng tưởng, tham sân
si chỉ là cái thấy phàm phu.
Đức
Phật vốn thấy biết nhưng không còn vọng tưởng vô minh điên đảo như
chúng ta, cả một đời Đức Phật xuất hiện để khai thị cho chúng sanh
thấy được tri kiến đó tiềm ẩn trong lớp bụi phiền não, trong thân
ngũ uẩn, hễ khai phát ra và ứng dụng là tri kiến Phật.
Chúng
ta sống với tri kiến phàm phu nên khổ mà chính chúng ta là tác nhân,
tác giả của nỗi khổ trên cuộc đời phiền trược này chứ không phải
thượng đế hoặc bề trên bắt chúng ta khổ đau hoặc hạnh phúc. Thay vì
giải thích nguyên ủy của vũ trụ nhân sinh là chơn tâm phật tánh thì các
tôn giáo nói rằng có một đấng bề trên chi phối vận mạng của chúng
ta.
Đến
với đạo Phật, thiên đường hay địa ngục, hạnh phúc hay khổ đau, chánh
báo hay y báo, phong trần hay phong lưu đều do chúng ta gây ra bởi chính
chúng ta là trung tâm của vũ trụ chứ không phải thượng đế hay đấng
bề trên bày vẽ ra, đó là tính nhân bản mà cũng là tính dân chủ,
bình đẳng của đạo Phật, và chỉ có đạo Phật mới thuyết minh được sự
khác nhau giữa con người và con người, là do tính tương tục của nhân quả
trong đó ghép thêm yếu tố thuận và nghịch của duyên. Khi luận nhân
duyên và quả về lý tự nhiên của trời đất, các pháp đang vận hành
thì Đức Phật soi rọi nhân sinh để nói nhân quả báo ứng hay nhân quả
nghiệp báo, đó là giải thích sự sai thù về những vận mạng khác
nhau của con người mà chính họ đã tạo nhân, đủ duyên, có kết quả,
có chánh báo và y báo không ai giống ai.
Đạo
Phật giải thích rất công bằng và công tâm. Nhân quả là công lý, là
hình thức xử phạt của công lý tự nhiên mà nhân quả là diễn tiến vô
thường trong thế giới tự nhiên, nhân mà gặp duyên nghịch thì quả chẳng
tốt đẹp. Rõ ràng như cán cân công lý trong đó không phải do Thượng đế
thiếu công bằng, nên chúng ta có thể lý luận người nào nghiệp nặng
thì gặp ba ác đạo địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, còn thuận duyên
nghiệp nhẹ thì gặp ba đường lành, Trời, Người, A Tula. Nhân, duyên và
quả có sẵn trong thế giới tự nhiên, tính minh triết về thế giới nhị
nguyên tương đối có thiện ác, đúng sai, tốt xấu, hạnh phúc khổ
đau. Sau đây là bài kệ Nhân quả ba đời:
“ Dục tri tiền thế nhân.
Kim sanh thọ giả thị.
Dục tri lai thế quả.
Kim sanh tác giả thị. ”
Nghĩa
là: Muốn biết nhân đời trước thì xem mọi thọ dụng đời này, coi hiện tại
mình đang thọ hưởng gì, nghèo hay giàu, sướng hay khổ thì có thể
biết được kiếp trước mình đã tạo gì. Muốn biết được tương lai thì
không nên xem bói toán hoặc gặp thầy tướng mà chỉ cần nghiệm lại ba
nghiệp thân-khẩu-ý mình đã tạo tác những gì ở đời này. Nếu trong
từng thời khắc hiện tại chúng ta nói, nghĩ và làm những điều thiện
lành và có sự tu tập thì tương lai sẽ tốt đẹp. Bài kệ nhân quả này
không có yếu tố của thần linh, không mang ý nghĩa ban phước giáng họa
của bề trên, không có đấng quyền năng nào chi phối vận mệnh con người
mà tất cả đều diễn tiến theo lý nhân quả tự nhiên.
Tính
minh triết của đạo Phật về nghiệp báo luân hồi, nhân quả báo ứng trở
thành triết thuyết, chinh phục lương tri lương tâm con người, giải thích
sự bất bình đẳng giữa nhân sinh, trong đó phủ nhận yếu tố thần linh
chi phối vận mạng con người, đó là vấn đề cơ bản nhất của đạo Phật.
Nếu chúng ta không thông hội mà cứ gởi gắm niềm tin hết chỗ này đến
chỗ khác thì niềm tin của chúng ta không phải bằng tri kiến như thật
mà bằng đức tin Thần Thánh và con người hay ỷ lại vào bề trên.
Đạo
Phật là một tôn giáo được xây dựng nền móng bằng trí tuệ Bát nhã
mà Bát nhã là trung tâm phát huy nội lực của đạo Phật, xây dựng nên
trí tuệ vút cao. Chính nền móng căn bản này mà tất cả những sứ giả
Như Lai đem đạo Phật vào đời, tự tạo dựng nên nền minh triết mà thế
giới hiện tại khâm phục và quý trọng. Đạo Phật khác hẳn những tôn
giáo niềm tin bởi vì đạo Phật có đức tin nhưng không áp đặt niềm tin.
Xưa kia vua chúa quan lại có ấn dấu để chứng thực uy quyền của vua
quan, nếu không có ấn dấu thì tầng lớp này không làm việc được vì
họ nhận trọng trách để điều hành có hiệu lực đối với ba quân tướng sĩ.
Đệ tử Như Lai nếu không có pháp ấn thì sẽ làm sai lệch giáo lý của
Ngài mà giáo lý là bản chất và cốt lõi của đạo Phật, và càng không
thể thừa hành trọng trách “Tác Như Lai sứ, hành Như Lai sự ” được.
Nếu như ấn dấu là chứng thực uy quyền của vua thì đấng Pháp Vương Vô
Thượng dùng ấn dấu để các đệ tử của Ngài trong công tác giáo hóa
độ sinh phát huy năng lực truyền bá chánh pháp, lợi lạc quần sanh.
Ấn
dấu của Đấng Pháp Vương bao gồm: Tứ pháp ấn, Tam pháp ấn và Nhất
pháp ấn, là những ấn dấu hình thành nên sứ mệnh của đạo Phật trong
cuộc đời. Tứ pháp ấn là vô thường, khổ, không, vô ngã. Nếu đệ tử
Phật không thông hiểu thì chưa thấy được giá trị của đạo Phật. Vô
thường là sự chuyển dịch di dời trong lòng sự vật. Đạo Nho đã viết
ra quyển Kinh Dịch nói về sự chuyển dịch của trời đất. Vô thường là
đại hóa, biến hóa ở bất cứ mọi lúc, mọi nơi, vận động di dời là sự
sống, đứng yên là chết, nên vô thường là sự sống. Chúng ta cần hiểu
sâu vô thường để hiểu đạo lý một cách tích cực, đó là ý nghĩa của
Bồ Tát đạo. Nếu hiểu vô thường đem đến khổ đau cho nhân thế rồi chán
nản thì chúng ta cố gắng thúc thủ, diệt dục, tiến tu, dừng lại,
đứng yên lặng lẽ trong Niết bàn. Đó là Niết bàn tịch tịnh lặng lẽ
của Nhị thừa. Nếu hiểu vô thường là sự sống để tích cực hành Bồ Tát
đạo, phát huy điểm sáng của vũ trụ thì đó là điểm nhấn của Phật
giáo đại thừa. Nhà Phật nói: Vô thường thị thường, quá khứ đã vô
thường, hiện tại đang vô thường, tương lai sẽ vô thường.
Vô thường là một thực tại không thay
đổi, là lý thường của trời đất, chúng ta không nên bi quan khi nghe
nhắc đến vô thường mà cần thấy rằng vô thường là một thực tại rất
nhiệm mầu, đẹp đẽ và chúng ta hãy ở nơi vô thường mà khuếch đại
tự do. Muốn thấy được đạo lý chân thật thì không cần cưỡng ép trên
công phu hay gượng ép bằng nghiên cứu, tham khảo mà phải có đời sống
buông xả ở nơi tự tâm, hãy để tâm mình bồng bềnh tự nhiên theo nhịp
sống thì chỗ thấy biết không cần tìm hiểu. Lý luận về mặt tục đế
thì cuộc đời này khổ nhiều hơn vui, khổ chi phối thân tâm nên con
người tìm cách diệt khổ để thoát khổ.
Trong
kinh, Đức Phật định nghĩa vì vô thường nên khổ, cái gì đã trôi qua
sẽ không còn lại gì, càng lớn lên càng hiểu biết thì con người định
giá cuộc đời trở nên thâm trầm, nhẹ nhàng và sâu sắc hơn. Khổ làm cho
con người mệt mỏi ê chề, ngán ngẩm, chán chường. Nếu không gặp được
vị minh sư thì người ấy bi quan và sẽ buông xuôi.
Pháp
ấn thứ ba là không, chẳng hạn cái bàn không có thật thể, không có
chủ thể, không có ngã riêng, không có thường hằng mà chỉ là một vật
thường xuyên di dời, chuyển biến. Nói cái bàn do nhiều duyên hợp lại,
nếu đủ duyên thì hiện hữu, không đủ duyên thì ẩn tàng nên chỉ có mặt
một cách ước lệ, một cách giả tạm bằng những yếu tố, điều kiện,
nhân và duyên. Nói về không của vũ trụ vạn hữu thì tất cả những gì
trên trái đất này đều là không mà đại thừa sau này suy tiến lý duy
tâm, tất cả là do thức biến tâm hiện, cảnh giới do nghiệp cảm đồng
phận chứ không có thật thể nên nói như giấc chiêm bao.
Kinh
Kim Cang nói:
Nhất
thiết hữu vi pháp
Như mộng, huyễn, bào, ảnh
Như lộ, diệc như điển
Ưng tác như thị quán.
Như mộng, huyễn, bào, ảnh
Như lộ, diệc như điển
Ưng tác như thị quán.
(Tất
cả pháp hữu vi
Như mộng, huyễn, bọt,bóng
Như sương cũng như chớp
Nên quán chiếu như thế.)
Như mộng, huyễn, bọt,bóng
Như sương cũng như chớp
Nên quán chiếu như thế.)
Phật
dạy chúng ta nên khởi quán tất cả pháp hữu vi như giấc mộng, huyễn hóa, như hòn
bọt, như cái bóng, như sương mù, như điển chớp.Nói đến vô ngã tức là từng
sự vật không có cái ngã riêng, như đóa hoa này nếu rời ánh sáng mặt
trời, không khí, đất, nước thì không thể hiện hữu. Rõ ràng các pháp
không tự có ngã thể nhưng khi hình thành nên thân này từ đất, nước,
gió, lửa hay sắc, thọ, tưởng, hành, thức thì mới gọi là ta, mà nếu
thiếu một yếu tố thì không thể tồn tại được. Thân này được tồn
tại, lớn lên và trưởng thành chỉ là giả danh giả tướng. Chúng ta
hiểu được Tứ pháp ấn vô thường, khổ, không và vô ngã, quán triệt
được vũ trụ và nhân sinh tức là được hỗ trợ bằng Tứ pháp ấn thì
cuộc đời chúng ta vô cùng minh triết và đẹp đẽ. Đó là lý do Đức Phật
nói Tứ pháp ấn cho hàng đệ tử xuất gia và tại gia. Nếu người nào
muốn thoát khổ thì phải quán triệt được tính minh triết của đạo Phật,
điều đó dựng nên cốt lõi bản chất đạo Phật.
Tam
pháp ấn là chư hành vô thường, chư pháp vô ngã và Niết bàn tịch
tịnh. Chư pháp vô ngã tức các pháp đều vô ngã, chẳng hạn đóa hoa
không phải là hoa mà vay mượn những yếu tố để trở thành hoa. Đóa hoa
chỉ hiện diện một cách ước lệ và có mặt bằng những yếu tố phi hoa
thì mới hiện diện nguyên hình. Kinh Kim Cang nói: “Nhược kiến
chư tướng phi tướng tức kiến Như Lai”. (Nếu thấy các tướng là
phi tướng tức thấy Như Lai ). Hoặc: “ Phàm sở hữu tướng giai thị
hư vọng.” (phàm những gì có tướng mạo đều là hư dối). Do không
hiểu được lý như huyễn, như mộng, diễn tiến của các pháp trùng
trùng duyên khởi, do tâm lý bên trong của con người thiên biến vạn hóa
nên bên ngoài các pháp thiên hình vạn trạng. Kinh Lăng Nghiêm nói: Do
bên trong sân nên bên ngoài mới hiện ra lửa, tâm động chuyển theo duyên
mới hiện ra gió và bão. Bên trong tâm tham ái nặng nề nên bên ngoài
hiện ra nước, do bên trong chấp cứ một cách kiên cố nên bên ngoài hiện
ra chất rắn, chất cứng. Tâm con người không có chỗ cùng nên vũ trụ
này cũng không có bờ mé. Tâm do mê lầm, nhận biết sai lầm về
các pháp nên sanh tâm khởi niệm, bên trong hình thành sáu căn, bên
ngoài hình thành sáu trần, rồi có sáu thức khởi, tùy chỗ thọ nghiệp
mà các kiếp sống được tiếp tục, chưa bao giờ dừng.
Pháp
ấn thứ ba của Tam pháp ấn là Niết bàn. Có thể lý luận rằng nếu thâm
nhập và quán triệt được lý vô thường vô ngã thì đạt Niết bàn trong
hiện đời, gọi là hiện tại Niết bàn. Niết bàn là pháp ấn thứ ba
thuộc về chân đế trong khi vô thường và vô ngã thuộc về tục đế. Niết
bàn là nói về lý chân thật ở trong thế giới siêu nhiên, trong khi vô
thường và vô ngã nói về thế giới tự nhiên. Trong có sáu căn, ngoài có
sáu trần đối diện hằng ngày nhưng không phan duyên nên ở trong Niết
bàn lặng lẽ yên ổn.
Nhất
pháp ấn là gì? Đức Phật nói đến Nhất pháp ấn là nhất tâm chân như,
là con người chân thật hiện hữu nơi đây, bây giờ. Con người đó vô sắc,
vô thinh, vô tung, vô khứ vô lai, bất sinh bất diệt, bất cấu bất tịnh,
bất tăng bất giảm. Hư không không có đến, không có qua có lại, sắc
thân sanh thân này có đi vào ba cõi sáu đường, sanh sanh diệt diệt và
sống chết đắp đổi, nhưng pháp thân vô tung bất diệt đó không đi qua đi
lại, không sanh sanh diệt diệt với thân này. Hòa thượng Trúc Lâm dạy
chúng ta phải ý thức sâu sắc về thân này. Nơi thân này có pháp thân,
nơi những đợt sóng trùng điệp trên biển trùng dương có tánh ướt của
biển cả, có nước biển trong từng đợt sóng, muôn ngàn đợt sóng đều
có nước. Thân gồm sắc thọ tưởng hành thức, không cách pháp thân mà
pháp thân đó là điều kỳ diệu bởi phàm thân tức là Phật thân. Tất cả
vũ trụ vạn hữu đều là biến hiện theo nghiệp riêng của từng người
và nghiệp chung của chúng sanh giống nhau về một môi trường, tức
nghiệp cảm đồng phận, nghiệp riêng giống nhau sẽ dẫn dắt đến hoàn
cảnh giống nhau.
Nhất
tâm chân như là Nhất pháp ấn. Truyền thống của thiền đốn ngộ nói
rằng: Có một lần khi nói xong kinh Pháp Hoa tại hội Linh Sơn, Đức Phật
cầm cành hoa sen lên, Ngài đưa mắt nhìn khắp lượt đại chúng,chỉ có Ngài
Ca Diếp nở nụ cười hàm tiếu, mọi người ngơ ngác, Đức Phật
truyền tâm ấn cho Ngài Ca Diếp làm Sơ Tổ Thiền Tông. Cuối đời, Đức
Phật nói kinh Pháp Hoa là đại sự nhân duyên. Đại sự duy nhất mà Ngài
thị hiện trên cuộc đời là khai thị để chúng sanh nhận ra tri kiến
phật của chính mình. Tức là tất cả chúng sanh đều có chơn tâm phật
tánh, bản lai diện mục. Sau khi trao truyền thông điệp ấy thì Đức Phật
nhập Niết bàn, nên đó chính là cứu cánh rốt ráo cuối cùng của đạo
Phật.
Về
sau gọi là Thiền tông đốn ngộ, bất lập văn tự, giáo ngoại biệt
truyền, trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật. Thiền đốn ngộ từ
thời Tổ Bồ Đề Đạt Ma ở Tây Trúc sang Ấn Độ thời Lương Võ Đế. Sau đó
mới truyền thừa cho Ngài Huệ Khả, Tam Tổ Tăng Xán, Tứ Tổ Đạo Tín
truyền cho Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn, Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn truyền cho Lục Tổ
Huệ Năng, và từ đó về sau dừng y bát, vì có họa tranh giành.
Đời
Trần ở Việt Nam các dòng Thiền dung hợp lại thành Thiền phái Trúc Lâm
Yên Tử. Sơ Tổ của Thiền phái Trúc Lâm là một vị vua bỏ ngai vàng đi
tu sau này trở thành Phật Hoàng Trần Nhân Tông. Hòa thượng Trúc Lâm
là người đặc biệt có công rất lớn, Ngài sinh ra vào thời mạt pháp,
nhưng nhờ gặp được những vị thầy là chân sư tu theo Tịnh độ tông. Hòa
thượng là người có duyên rất đậm với Thiền tông nên đã phát huy và
khôi phục lại dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử cho đến ngày nay. Hòa thượng một
đời trọng tâm nhắm đến Nhất pháp ấn của Phật là tu để nhận ra con
người chân thật nơi mỗi chúng ta.
Cốt
lõi hình thành nên tính minh triết của đạo Phật là Tứ pháp ấn, Tam
pháp ấn và Nhất pháp ấn. Nhất pháp ấn là đỉnh điểm cao nhất của đạo
Phật, hình thành Thiền đốn ngộ. Thiền đốn ngộ không vượt ra ngoài
Nhất pháp ấn. “Nhất thiết chúng sanh, giai hữu Phật tánh”. Tức
là tất cả chúng sanh đều có tri kiến Phật, đều có đức tướng trí
huệ của Như Lai. Vì vậy đạo Phật không phải là tôn giáo thần quyền,
ban phước giáng họa hay áp đặt niềm tin, chỉ giúp chúng ta tự tại giữa
dòng đời, thoát ra khỏi mọi cám dỗ của cuộc sống, tâm không bị mê mờ, ô
nhiễm bởi tham sân si, vọng tưởng điên đảo, để được sống cuộc đời hồn nhiên
trong sáng, thênh thang trong từng thời khắc. Nếu kẻ giàu mà mê muội
chấp trước, còn người có cuộc sống bình dị mà hạnh phúc thì lòng
người ấy sẽ phơi phới giữa thế gian sinh diệt.
Khoa
học vận dụng tri thức vào cuộc sống, xem tri thức là một mắc xích
chiến lược để phát triển bền vững cho xã hội loài người nhưng cuối
cùng chỉ là cơm no áo ấm rồi chết. Họ không tìm ra chân nghĩa của
cuộc sống, đó là bế tắc của khoa học mà tri thức không thấy được
tự thân của thực tại. Tri thức động chuyển với cách nhìn thấy và
có đối tượng thấy, có người biết là có đối tượng biết, có người
nghiên cứu là có đối tượng nghiên cứu nên cứ loanh quanh luẩn quẩn trong
vòng tương đối không đi vào Thiền định để nhận chân thực tại.
Nhược
điểm của khoa học là tạo ra mọi tiện ích, đồng thời cũng chế ra bom
đạn vũ khí làm ảnh hưởng cuộc sống con người. Khoa học được xem là khí
giới vạn năng có thể chinh phục thiên nhiên nhưng lại làm cho môi trường
bị ô nhiễm từ không khí, mặt đất, nguồn nước. Còn Đạo Phật thì chủ
trương lặn sâu vào công huân tu tập đạt trạng thái thênh thang tự tại,
hòa nhập thế giới đại đồng. Đạo Phật mang tính bình đẳng, dân chủ,
tự do, chính đó là điểm sáng của đạo Phật. Con người sống mê muội
tạo nghiệp thọ khổ thì sẽ không hiểu biết ý nghĩa đích thực cứu cánh
của đời sống.
Người viết xin phác họa vài điều cần nhận biết về tính
minh triết của Đạo Phật trong thế giới văn minh đương đại, để thấy tính ưu việt
của Đức Phật và giáo pháp của Ngài sẽ còn đóng góp rất lớn cho nền văn minh
nhân loại đang gặp nguy hiểm bên bờ vực thẳm của sự hủy diệt.
Thích
Thông Huệ