17/02/2016

TV cao cấp chưa hẳn đã hay - Không tin ư, xin các bạn hãy đọc bài viết dưới đây:


Lượm về từ Cnet

Các nhà sản xuất TV ra sức giới thiệu nhiều công nghệ và tính năng "ăn theo" HDTV để "chèo kéo" khách hàng mua sản phẩm mới, tuy nhiên không phải công nghệ nào cũng thành công.
tivi-oled JWIT01
Tivi Oled
Theo đánh giá của Cnet, dưới đây là những công nghệ chúng ta tưởng chừng như hữu ích nhưng thực tế lại vô dụng, thậm chí còn gây hại cho chất lượng hình ảnh mà nhà sản xuất đã thêm vào để "đánh bóng" cho sản phẩm của họ:
1. 3D
tivi-oled JWIT02
Tính năng 3D hầu như không được sử dụng trên TV của người dùng, ngay cả khi họ đã sở hữu kính xem phim 3D. Ngoài ra, công nghệ 3D cũng được biết đến như là một thất bại đối với hai ông lớn, Vizio và Toshiba, khi họ đã phải từ bỏ nó trên các đời sản phẩm TV tiếp theo. Do đó, không quá ngạc nhiên khi các nhà sản xuất TV khác sẽ sớm có những động thái tương tự trong tương lai.
2. Màn hình cong
tivi-oled JWIT03
TV màn hình cong chỉ là mánh lới của nhà sản xuất. Những thử nghiêm thực tế của Cnet cho thấy, hầu như không thể nhận thấy sự "cải thiện trải nghiệm người dùng" qua những hình ảnh trung thực và sắc nét hơn bằng đường cong của TV như những gì nhà sản xuất đã quảng cáo. Trong khi đó, giá tiền cho một chiếc TV LED màn hình cong lại đắt hơn rất nhiều so với một chiếc TV bình thường.
3. 4K
tivi-oled JWIT04
Có thể bạn sẽ nghĩ: "Có sự nhầm lẫn nào đó ở đây chăng? Độ phân giải cao hơn thì có gì sai?" Giải đáp cho thắc mắc này là: Hầu như không có sự khác biệt giữa hình ảnh của độ phân giải HD và 4K khi ở cùng một tiêu chuẩn khoảng cách ngồi xem. Ngoài ra, việc phải dành nhiều băng thông và bit hơn cho hiển thị độ phân giải cao sẽ làm giảm khả năng cải thiện chất lượng hình ảnh của những công nghệ đã được tích hợp trong TV trước đó. Trên hết, giá tiền cho một chiếc TV 4K thực ra rất đắt đỏ.
4. LCD
tivi-oled JWIT05
Cho đến thời điểm hiện tại, LCD vẫn đang là màn hình HD TV thành công nhất hiện nay. Nó đã loại bỏ màn hình CRT thế hệ cũ, màn chiếu, plasma và thậm chí còn đẩy lùi được cả OLED trên con đường cạnh tranh của mình. Tuy nhiên, thực tế, LCD và các TV LED lại thường cung cấp chất lượng hình ảnh kém hơn so với màn hình plasma hoặc OLED. Chúng có nhược điểm về khả năng hiển thị hình ảnh tại góc và xử lý các yêu cầu phức tạp. Bởi vậy, các video của chương trình truyền hình địa phương thường khó cho hình ảnh chất lượng cao. Hiện vẫn chưa có phương pháp tối ưu nào khác để thay thế cho công nghệ màn hình này.
5. Edge-lit LED (tivi LED viền)
Những sản phẩm TV này thường được bán "đắt như tôm tươi" khi tung ra thị trường nhờ thiết kế siêu mỏng của mình. Tuy nhiên, hầu hết các sản phẩm đều gặp vấn đề về độ ổn định sáng hình ảnh, bao gồm các góc và mép sáng hơn TV LCD đèn LED nền.
6. "Soap Opera Effect"
Tính năng tự động làm mịn chuyển động được cài đặt mặc định trong hầu hết những TV hiện nay thường bị tắt đi (như ảnh trên). Nếu không tắt đi, nó thường khiến hình ảnh chuyển động dễ có hiện tượng mờ và tạo quầng xung quanh.
7. Màn hình gương (Glossy Screen)
tivi-oled JWIT06
Với công nghệ màn hình này, bạn thậm chí có thể tự cạo râu cho mình nhờ hình ảnh phản chiếu trên màn hình trong một căn phòng có ít ánh sáng. Mặc dù công nghệ này giúp cải thiện độ tương phản trên màn hình nhưng nó lại không thực sự hữu ích khi TV được đặt trong môi trường có nhiều ánh sáng.
8. Công nghệ bảo vệ bản quyền HDCP
tivi-oled JWIT07
Công nghệ HDCP được thiết kế để ngăn chặn vi phạm bản quyền sử dụng. Tuy nhiên, nó lại không thực sự có nhiều tác dụng trong thực tế. HDCP thường xuyên khiến người dùng khó chịu khi liên tục hiện những khoảng trống hoặc màn hình trắng khi "bắt tay" (kết nối) thất bại (báo hiệu yêu cầu tích hợp HDCP không tương thích).
9. TV thông minh
tivi-oled JWIT08
Ngày nay, TV thông minh được nhà sản xuất tích hợp rất nhiều ứng dụng, trò chơi và những web "rác" trong đó. Bạn hầu như không bao giờ sử dụng đến chúng, nhưng nhiều khi chúng lại cản trở việc truy cập vào những dịch vụ thực tế mà bạn sẽ sử dụng. Đặc biệt, Smart TV hiện nay cung cấp quá ít những ứng dụng "có thể dùng được".
10. Điều khiển bằng giọng nói và cử chỉ
tivi-oled JWIT09
Tính năng này nghe thì có vẻ như là "một cuộc cách mạng cho kỷ nguyên công nghệ điều khiển TV". Tuy nhiên trong thực tế, bạn sẽ gần như không bao giờ sử dụng đến chúng. Việc sử dụng điều khiển từ xa luôn là cách tốt hơn để thực hiện được những điều bạn muốn trên TV và tìm kiếm bằng từ khóa thông qua bàn phím ảo thường dễ dàng hơn thao tác điều khiển bằng giọng nói.

Kẹp tai giảm đau

Thông thường, sau khi xả Thiền bọn mình cũng thường có động tác xoa nhiều lần 2 vành tai vì nó có rất nhiều tác dụng dưỡng sinh. Các phái khí công khác cũng đều có động tác xả như vậy như Yoga, nội công...
Các nhà khoa học sau khi nghiên cứu và thử nghiệm đã chỉ ra rằng, các điểm trên vành tai có liên quan đến các cơn đau nhức trong cơ thể. Vì vậy việc sử dụng những chiếc kẹp quần áo tác động lên những vị trí của tai có thể giúp làm giảm các cơn đau nhanh chóng và hiệu quả.
Trước tiên bạn hãy chuẩn bị 6 cái kẹp dùng để kẹp khi phơi quần áo như hình trên. Sau đó đánh số từ 1 đến 6. Nhưng lưu ý chỉ sử dụng những chiếc kẹp bằng nhựa hoặc gỗ để tránh tổn thương tai, không nên dùng các loại kẹp quá mạnh như kẹp sắt. Động tác phải dứt khoát, đặt phần có lực kẹp mạnh nhất vào đúng vị trí, không day kẹp trên tai.
Hãy nhìn hình dưới đây và nhớ kỹ số thứ tự tương ứng của từng chiếc kẹp
Kẹp tai: Mẹo giảm đau dễ làm lại hiệu quả

Chiếc kẹp thứ 1: Làm giảm đau lưng và vai
Kẹp tai: Mẹo giảm đau dễ làm lại hiệu quả
Phần đỉnh của tai chính là nơi liên kết trực tiếp với phần lưng và vai. Dùng chiếc kẹp thứ nhất kẹp tai vị trí này khoảng 1 phút, bạn sẽ có thể giảm bớt áp lực tích lũy lâu. Hãy thử làm vài lần một ngày, hiệu quả sẽ càng rõ rệt hơn.



Chiếc kẹp thứ 2: Làm giảm đau các cơ quan nội tạng
Kẹp tai: Mẹo giảm đau dễ làm lại hiệu quả
     Ngay phía dưới vị trí cao nhất của tai là nơi có liên quan chặt chẽ đến cơ quan nội tạng trong cơ thể. Nếu như các cơ quan nội tạng của bạn rất đau thì nên đến bệnh viện khám để được chữa trị kịp thời. Nhưng nếu như chỉ là cần tạm thời giảm bớt một chút gánh nặng cho cơ quan nội tạng thì sử dụng cách này là rất phù hợp.
Chiếc kẹp thứ 3: Làm giảm đau khớp
Kẹp tai: Mẹo giảm đau dễ làm lại hiệu quả
   Vị trí ở giữa tai là nơi có liên quan trực tiếp đến cơn đau nhức của khớp xương. Nếu như bạn cảm thấy các khớp đau đớn hoặc thường xuyên căng cứng, đừng ngại thử phương pháp này!
Chiếc kẹp thứ 4: Làm giảm xoang và đau cổ họng
Kẹp tai: Mẹo giảm đau dễ làm lại hiệu quả
Hơi chếch xuống dưới vị trí giữa vành tai là nơi có liên quan đến xoang và cổ họng. Nếu khi bị cảm lạnh, đau cổ họng hoặc viêm xoang, hãy thử dùng cách này nhé!
Chiếc kẹp thứ 5: Giúp chữa bệnh đường tiêu hóa
Kẹp tai: Mẹo giảm đau dễ làm lại hiệu quả
     Vị trí ngay trên dái tai có liên quan trực tiếp với các bệnh về tiêu hóa. Nếu tác động nên vị trí này sẽ giúp làm giảm các chứng khó tiêu và các bệnh về dạ dày.
Chiếc kẹp thứ 6: Làm giảm đau đầu và tim
   Dái tai là nơi có liên quan trực tiếp đến đầu và tim. Vì thế mà người ta thường nói, nên thường xuyên vân vê dái tai để trái tim được khỏe mạnh và làm giảm đau đầu.
   Phương pháp kẹp tai giảm đau vừa đơn giản hiệu quả lại không tốn kém, bạn có thể tự làm và cảm nhận, lắng nghe phản ứng của cơ thể nhé.
   Lưu ý: Trường hợp bị đau quá hoặc thấy không có hiệu quả giảm đau thì cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để thăm khám kịp thời.

16/02/2016

Chùa - Đình - Đền - Miếu - Phủ - Quán - Am

Trong đời sống văn hóa tâm linh của người Việt Nam có rất nhiều nơi thờ cúng khác nhau như đình, đền, chùa, miếu, phủ, quán, am,… Nhưng không phải ai cũng hiểu được ý nghĩa của những địa điểm thờ cúng đó.
Cho nên có rất nhiều người đi chùa mà không hiểu được ý nghĩa của việc đi chùa, ở gần nhà có cái đình mà cũng không hiểu vì sao cái đình lại “mọc” lên ở đó,…
Bài viết này rất mong sẽ giúp được các bạn phân biệt các địa điểm thờ cúng khác nhau, hiểu được ý nghĩa của việc thờ cúng và những nhân vật được thờ cúng trong đó.
Chùa là gì?

Chùa Tây phương
Chùa là cơ sở hoạt động và truyền bá Phật giáo, là nơi tập trung sinh hoạt, tu hành và thuyết giảng đạo Phật của các nhà sư, tăng, ni. Mọi người kể cả tín đồ hay người không theo đạo đều có thể đến thăm viếng, nghe giảng kinh hay thực hành các nghi lễ Phật giáo.
Ở một số nơi, chùa cũng là nơi cất giữ xá lị và chôn cất các vị đại sư.

Đình là gì?

Đình Bảng
Đình là nơi thờ Thành hoàng của các làng, đồng thời là nơi hội họp, bàn việc của dân làng. Đình được coi là trung tâm sinh hoạt văn hóa gắn bó với một cộng đồng cư dân và mang đặc trưng của nền văn minh lúa nước Việt Nam.
Thành hoàng là người có công với dân, với nước, lập làng, dựng ấp hay sáng lập nên một nghề (ông tổ của nghề). Dưới các triều vua thường có sắc phong cho Thành hoàng, vì hầu hết Thành hoàng đều có công với nước. Dân làng, hay phường hội đi lập nghiệp nơi khác cũng xây miếu, đền thờ Thành hoàng quê gốc của mình tại nơi ở mới.

Đền là gì?

Đền Trần
Đền là công trình kiến trúc được xây dựng để thờ cúng một vị Thánh hoặc những nhân vật lịch sử được tôn sùng như thần thánh. Ở Việt Nam, phổ biến nhất là các đền thờ được xây dựng để ghi nhớ công ơn của các anh hùng có công với đất nước hay công đức của một cá nhân với địa phương được dựng theo truyền thuyết dân gian.
Các đền nổi tiếng có thể kể đến ở nước ta như Đền Hùng, đền Kiếp Bạc, đền Sóc, đền Trần… thờ các anh hùng dân tộc.
Đền Voi Phục, đền Bạch Mã, đền Kim Liên, đền Quán Thánh…thờ các vị thánh theo truyền thuyết dân gian.

Miếu là gì?
Miếu bà Chúa xứ núi Sam
Miếu là một dạng di tích văn hóa trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có quy mô nhỏ hơn đền. Đối tượng được thờ ở miếu rất đa dạng, thể hiện ở tên gọi của miếu – tên gọi theo đối tượng được thờ thường phiếm chỉ và tượng trưng.
Ví dụ: miếu Cô, miếu Cậu, miếu thờ thần núi gọi chung là miếu Sơn thần, miếu thờ thần nước gọi là miếu Hà Bá hoặc miếu Thủy thần. Miếu thờ thần đất gọi là miếu thổ thần hoặc thần Hậu thổ.
Miếu thường được xây trên gò cao, nơi sườn núi, bờ sông hoặc đầu làng, cuối làng, những nơi yên tĩnh để quỷ thần có thể an vị, không bị mọi sự ồn ào của đời sống dân sinh. Ở một số nơi, trong các ngày giỗ thần như ngày sinh, ngày hóa (nhân thần), ngày hiện hóa (thiên thần) làng mở tế lễ, mở hội, nghinh rước thần từ miếu về đình. Tế lễ xong, lại rước thần về miếu yên vị.
Miếu nhỏ còn được gọi là Miễu (cách gọi của người miền Nam)

Nghè là gì?


Nghè Trường Yên
Một hình thức của đền miếu, thờ thần thánh. Đây là kiến trúc thường có mối quan hệ chặt chẽ với một di tích trung tâm nào đó. Nghè có khi thờ thành hoàng làng ở làng nhỏ, được tách ra từ làng gốc như Nghè Hải Triều (Cẩm Giàng – Hải Dương).
Nghè cũng có thể là một ngôi đền nhỏ của một thần trong xã nhằm thích ứng với dân sở tại để tiện việc sinh hoạt tâm linh khi ngôi đền chính khó đáp ứng được nhu cầu thờ cúng thường nhật, như Nghè ở Trường Yên là một kiến trúc phụ của đền vua Đinh. Hiện đây là ngôi nghè cổ nhất được tìm thấy từ thế kỷ XVII.+

Điện thờ là gì?

Điện thờ công chúa Liễu Hạnh
Điện là sảnh đường cao lớn, thường chỉ chỗ Vua Chúa ở, chỗ Thần Thánh ngự. Như vậy Điện thờ là một hình thức của Đền, là nơi thờ Thánh trong tín ngưỡng Tam tứ phủ. Tuy vậy quy mô của Điện nhỏ hơn Đền và Phủ, lớn hơn so với Miếu Thờ. Điện thông thường thờ Phật, thờ Mẫu, Công đồng Tam tứ phủ, Trần Triều và các vị thần nổi tiếng khác.
Điện có thể của cộng đồng hoặc tư nhân. Trên bàn thờ thường có ngai, bài vị, khám, tượng chư vị thánh thần và các đồ thờ khác: tam sơn, bát hương, cây nến, đài, lọ hoa, vàng mã,…
Phủ là gì?
Phủ Dầy
Phủ là đặc trưng của tín ngưỡng thờ Mẫu (tín ngưỡng bản địa của người Việt Nam). Một số nơi thờ tự (ở Thanh Hóa) gọi đền là phủ. Có thể hiểu Phủ là nơi thờ tự Thánh Mẫu khá sầm uất, mang tính chất trung tâm của cả một vùng lớn, vượt ra ngoài phạm vi địa phương, thu hút tín đồ khắp nơi đến hành hương (tương tự như chốn Tổ của sơn môn đạo Phật).
Ngôi phủ sớm nhất còn lại hiện biết là điện thờ các thần vũ nhân ở chùa Bút Tháp, có niên đại vào giữa thế kỷ XVII.

Quán là gì?


Quán Thánh
Quán là một dạng đền gắn với đạo Lão (Đạo giáo). Vào các thế kỷ XI và XIV đạo Lão ở Việt nặng xu hướng thần tiên nên điện thờ thực chất giống như một đền thờ thần thánh.
Sang tới thế kỷ XVI và XVII, sự khủng hoảng của Nho giáo đã đẩy một số nhà Nho và một bộ phận dân chúng quan tâm nhiều tới Lão giáo, và điện thờ đạo Lão có nhiều sự phát triển mới, với việc thờ cúng các thần linh cơ bản theo Trung Hoa.
Đó là Tam thanh (Nguyên Thủy Thiên Tôn, Linh Bảo Đạo Quân, Thái Thượng Lão Quân), Ngũ Nhạc mà nổi lên với Đông Phương Sóc và Tây Vương Mẫu, rồi Thánh Phụ, Thánh Mẫu. Cửu Diệu Tinh Quân (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ, Mặt Trời, Mặt Trăng, Hồ phủ, Kế đô) đồng thời trên chính điện cũng có cả tượng của Hoàng Quân giáo chủ (Ngọc Hoàng).
Có thể kể tới các quán điển hình như: Hưng Thánh Quán, Lâm Dương Quán, Hội Linh Quán, Linh Tiên Quán… đều ở Hà Tây cũ (nay là Hà Nội). “Thăng Long Tứ quán” bao gồm: Chân Vũ quán (tức đền Quán Thánh ở phố Quán Thánh); Huyền Thiên cổ quán (nay là chùa Quán Huyền Thiên ở phố Hàng Khoai); Đồng Thiên quán (nay là chùa Kim Cổ ở phố Đường Thành); Đế Thích quán (nay là chùa Vua ở phố Thịnh Yên).
Am là gì?

Thọ Am (chùa Đậu)
Hiện được coi là một kiến trúc nhỏ thờ Phật. Gốc của Am từ Trung Quốc, được mô tả như ngôi nhà nhỏ, lợp lá, dùng làm nơi ở của con cái chịu tang cha mẹ, về sau đổi kết cấu với mái tròn, lợp lá, làm nơi ở và nơi đọc sách của văn nhân. Từ đời Đường, Am là nơi tu hành và thờ Phật của ni cô đặt trong vườn tư gia.
Với người Việt, Am là nơi thờ Phật (Hương Hải am tức Chùa Thầy, Thọ Am tức Chùa Đậu – Hà Tây…) cũng có khi am là ngôi miếu nhỏ thờ thần linh của xóm làng – Vào thế kỷ XV (thời Lê sơ) là nơi ở tĩnh mịch để đọc sách làm thơ của văn nhân. Miếu thờ thần linh ở các làng hoặc miếu cô hồn ở bãi tha ma cũng gọi là Am.


15/02/2016

Hãy chú ý đến thận của mình

Thận - Máy lọc tự nhiên

Thận là một cơ quan có kích thước khá nhỏ (9-11cm) nhưng lại đảm nhiệm một số chức năng rất quan trọng trên cơ thể người. Nó hoạt động như một máy lọc tự nhiên, lọc chất thải và chất lỏng dư thừa ra khỏi máu.

Một quả thận được tạo thành từ hàng triệu đơn vị được gọi là lọc cầu thận, thông qua đó máu trong cơ thể sẽ được thanh lọc các chất thải được đào thải ra ngoài qua đường tiểu và bổ sung các thành phần quan trọng.

Trong thực tế, nó đảm nhiệm vị trí “thùng rác” của cơ thể. Thận cũng thực hiện một số chức năng tổng hợp như sản xuất erythropoietin (EPO), một hormon điều khiển sự tạo hồng cầu.

Ngoài ra, nó còn tổng hợp vitamin D, tạo ra calcitriol (một trong những chất chuyển hóa có hoạt tính của vitamin D3), điều tiết lượng nước trong cơ thể và kiểm soát huyết áp với sự giúp đỡ của các hormon.

Thận giúp giải quyết rất nhiều vấn đề nan giải, nó là một cơ quan vô cùng quan trọng với cơ thể...

Điều gì xảy ra nếu thận bị ảnh hưởng?

Vì thận điều chỉnh một số chức năng vô cùng quan trọng của cơ thể, nên khi thận bị bệnh có thể gây ra rất nhiều vấn đề nan giải.

Sự giảm bài tiết và tích tụ các chất thải trong cơ thể dẫn đến buồn nôn và nôn. Suy giảm sự hình thành tế bào máu (hồng cầu) dẫn đến mệt mỏi và suy nhược.

Nồng độ canxi và phốtpho bất thường gây ra các bệnh xương và canxi lắng đọng trong cơ thể. Huyết áp cao dẫn đến bệnh tim.

Tích tụ nước dẫn đến phù và khó thở. Nếu thận bị ảnh hưởng lâu dài, mạn tính có thể dẫn đến tổn thương thận vĩnh viễn và các bệnh như đái tháo đường, tăng huyết áp và một số bệnh di truyền như thận đa nang.

Nguyên nhân dẫn đến các vấn đề về thận

Các bệnh như đái tháo đường, tăng huyết áp... gây tổn hại các cầu thận, dẫn đến sự bài tiết bất thường của các tế bào máu và albumin, kết quả là việc giảm hình thành nước tiểu.

Các bệnh nhiễm khuẩn hoặc dị ứng và một số loại thuốc như thuốc giảm đau làm hỏng các ống dẫn nước tiểu (ống lượn gần và ống lượn xa) của cầu thận. Điều này dẫn đến chất lượng nước tiểu không được đảm bảo.

Những bệnh nhân này thường được xác định và điều trị muộn. Một nguyên nhân khác của suy thận là sỏi, gây trở ngại và gây áp lực cho hệ thống bài tiết và thận.

Sỏi thận cũng có thể gây nhiễm khuẩn thận tái phát, là một yếu tố dẫn đến nguy cơ suy thận. Nam giới cao tuổi có nguy cơ bị phì đại tuyến tiền liệt gây tắc nghẽn đường ra của nước tiểu.

Những dấu hiệu cơ năng sau đây bạn nên cảnh giác:

Thay đổi khi đi tiểu: Những thay đổi như tiểu nhiều vào ban đêm, nước tiểu có bọt, lượng nước tiểu nhiều hơn/ít hơn bình thường và nước tiểu có màu nhợt/màu tối, nước tiểu có máu, cảm thấy căng tức hay đi tiểu khó khăn (tiểu buốt tiểu dắt)...

Thường gặp trong viêm tiết niệu do sỏi.

Phù: Thận bị hỏng không loại bỏ được chất lỏng dư thừa nữa, do vậy chất lỏng tích tụ trong cơ thể khiến bạn bị phù ở chân, cổ chân, bàn chân, mặt và/hay tay. Gặp trong bệnh thận hư, viêm cầu thận cấp, mạn...

Đau lưng: Một số bệnh nhân bệnh thận có thể bị đau ở lưng hay sườn, gặp trong bệnh sỏi thận gây giãn đài bể thận hoặc thận đa nang làm cho các nang ứ nước to to lên và gây đau.

Mệt mỏi: Những quả thận khỏe mạnh tạo ra một hormon gọi là erythropoietin, hormon tạo ra các hồng cầu trong máu mang ôxy tới các tế bào. Khi thận bị suy sẽ dẫn đến thiếu máu nên sự vận chuyển ôxy kém hơn các cơ và não của bạn mệt đi nhanh chóng.

Ngứa: Khi thận suy, chức năng loại bỏ các chất thải ra khỏi máu kém, sự tích tụ của các chất thải trong máu có thể gây ngứa ở da.

Hơi thở có mùi amoniac: Sự tích tụ của các chất thải trong máu do thận lọc kém dẫn tới tăng urê trong máu (được gọi là chứng urê huyết) khiến hơi thở có mùi. Và người bệnh cảm giác sợ ăn thịt.

Buồn nôn và nôn: Khi urê huyết tăng có thể gây nên tình trạng buồn nôn và nôn.

Thở nông: Đó là do phù các màng trong cơ thể trong đó có phổi và chứng thiếu máu do sự thiếu hụt các tế bào hồng cầu vận chuyển ôxy dẫn tới chứng thở nông.

Ớn lạnh: Thiếu máu có thể khiến bạn cảm thấy lúc nào cũng lạnh, thậm chí bạn đang ở trong phòng có nhiệt độ ấm.

Hoa mắt, chóng mặt, giảm trí nhớ: Thiếu máu khiến bạn bị hoa mắt chóng mặt và não không được cung cấp đủ ôxy, có thể ảnh hưởng đến trí nhớ.

Khi có một trong các biểu hiện trên bạn nên đến khám, xét nghiệm (xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu...) và các xét nghiệm cần thiết khác để sớm phát hiện bệnh và điều trị triệt để tránh biến chứng suy thận.

Làm gì để phòng ngừa biến chứng suy thận?

Theo dõi diễn biến của bệnh thận một cách kịp thời; có chế độ ăn uống hợp lý; không uống bia, rượu; không hút thuốc lá.

Ăn ít thịt, giảm mỡ và tăng cường rau quả; tránh lao động quá nặng nhọc; phòng tăng huyết áp, nếu bị tăng huyết áp phải điều trị và kiểm soát huyết áp;

Điều trị sỏi tiết niệu và hạn chế muối; đề phòng nhiễm khuẩn tiết niệu và điều trị kịp thời viêm nhiễm tiết niệu.

Lời khuyên của thầy thuốc

Để giúp duy trì thận ở trạng thái khỏe mạnh chúng ta cần uống đủ nước (1,5-2 lít/ngày); tập thể dục thể thao mỗi ngày; tránh dùng thuốc không có hướng dẫn của thầy thuốc vì một số thuốc có hại cho thận.

Nếu bị bệnh thận mạn tính vô cùng nguy hiểm, khi tiến tới giai đoạn cuối bệnh thận, thậm chí bạn phải áp dụng các phương pháp như thay thận hoặc chạy thận nhân tạo. Vì vậy hãy giữ cho quả thận luôn khỏe bằng một lối sống lành mạnh.

14/02/2016

Chữ Cần và Yêu của người đàn bà

 


Nhân ngày mồng 8 tháng Ba đã gần kề nói về Phụ nữ hỉ!

Đã trải qua nhiều rồi, ở tuổi đã sang Đông, không còn có sự lãng mạn của tuổi trẻ nên hiểu được nhiều hơn việc đời qua chữ "Cần - Yêu" ở người đàn bà - phụ nữ. 

Điều này có lẽ động chạm đến nhiều người tôi quen hoặc biết, song tôi không hề động chạm đến bất cứ ai đâu nên xin chớ chạnh lòng.

Với người đàng bà - phụ nữ, Cần thuần túy mang tính vật chất như Tiền, Quyền (Danh) và Dương cụ để thỏa mãn nhu cầu bản thân.

Còn chữ Yêu lại khác, nó mang nghĩa tinh thần - một loại tinh thần bậc cao  vi diệu, không dễ đòi hỏi hay so sánh nhưng nó cũng hàm cả vật chất nguyên chung trong đó, nó là sự yêu thương, trách nghiệm và nghĩa vụ, thậm chí không đòi hỏi đền đáp; nó có thể đơn phương và nhiều khi đa phương lắm chứ (tỷ như tôi yêu ấy, nhưng ấy lại yêu chồng - vợ ấy cơ; nhưng tớ vẫn cứ âm thầm yêu và có trách nhiệm với ấy chả hạn...)

Rất nhiều người lầm hiểu khi yêu ai ta phải cần người đó nhưng thật sự chữ "cần" không đồng nghĩa với chữ "yêu". Người đàn bà - phụ nữ cần cái thuần túy là bản năng hoặc nhu cầu cuộc sống hay sĩ diện bản thân

Chữ "cần" đã làm giảm đi giá trị của chữ "yêu". Vì khi Cần phải thể hiện tình cảm như thật là Yêu để có được những vật chất thuần túy. Người phụ nữ có rất nhiều lý do để "cần" người đàn ông, tỷ như:

...Em cần anh để có nơi nương tựa, để bảo đảm cuộc sống, để làm cha mẹ hài lòng, để nở mặt với bạn bè hoặc những người yêu cũ hay mới hay đương, để về già khỏi cô đơn, vì mấy đứa bạn của em ai cũng có chồng rồi….

Vì em muốn có con mà đồng hồ sinh học của em ngày càng nhanh... thậm chí có khi em cần anh chỉ để thỏa mãn tự ái của em….

Vâng đúng vậy ? Cái cần đó định lượng được bằng vật chất mà.

Nhưng thử nghĩ nếu ta lấy đi tất cả lý do mà người phụ nữ cần người đàn ông thì cái còn lại là gì? Chữ Cần đó đã phủ nhận hết những tình cảm mà người phụ nữ dành cho chồng - cho người bạn đời hoặc người yêu của họ rồi – vậy còn gì đâu ?

Với tôi, câu nói ngọt ngào nhất có thể nói với người yêu của người đàn bà với chồng mình (trong cả suy nghĩ và hành động) bắt đầu bằng: "Em không cần anh nhưng... em vẫn muốn có anh chỉ vì... em yêu anh".

Theo các bạn – Có người đàn ông nào không mong muốn câu trên để rồi phấn đấu, bảo vệ và duy trì gia đình mình ?

Lẽ lan man nhiều sẽ thành nhảm vậy nên dừng ở đây hỷ ?

12/02/2016

Người phụ nữ chính là phong thủy, vận khí của gia đình

   Chữ “安 (an)” bao gồm chữ “女(nữ)” ở dưới và bộ phía trên chữ nữ mang ý nghĩa tượng trưng cho gia đình. Điều đó để nói với phái mày râu rằng: phụ nữ chính là ngôi nhà của họ, như vậy tâm của họ mới có thể an định, mới cảm thấy ấm áp từ trong tâm.
   Cổ ngữ có nói: “Thê hiền phu an” (tạm dịch: có người vợ hiền thì người chồng mới có thể  an tâm lập nghiệp). Câu nói này có vẽ như đã giải thích sâu sắc ý nghĩa của chữ “安 (an)” này.

Người phụ nữ chính là phong thủy của gia đình


   Một gia đình nếu muốn có được hạnh phúc, bình an,  thế hệ tương lai có thể thành tài. Tất cả những thứ này đều có quan hệ mật thiết tới mọi hành vi của người phụ nữ làm chủ trong gia đình. Đối đãi với người chồng và con cái trong gia đình như thế nào, đều liên quan rất lớn.
   Người phụ nữ có tâm và thân ngay thẳng, nhân từ, tốt bụng, sẽ mang lại cho gia đình và thế hệ tương lai phúc đức vô tận, giúp  tránh những điều không tốt hay tai ương cho gia đình.
   Nếu như bà chủ trong gia đình có những tư tưởng xấu trong tâm, hành vi sai trái, không có lòng hiếu kính cha mẹ, gian dâm nghịch lý… sẽ làm cho gia đình mất đi sự an định, không chỉ gây nguy hại cho bản thân mình, mà còn mang lại tai hoạ cho gia đình.
   Vì vậy, người xưa thường nói: “một người phụ nữ tốt sẽ mang tới thịnh vượng cho ba thế hệ, người phụ nữ xấu sẽ làm hại đến ba thế hệ”.
   Người phụ nữ ăn mặc sạch sẽ, chỉnh tề nhà cửa sẽ thường xuyên ngăn nắp, gọn gàng. Ngược lại, người phụ nữ ăn mặc nhếch nhác, cẩu thả thường sẽ biến căn nhà thành  một mớ hỗn độn, bừa bãi, khiến cho tâm trạng cũng không được thoải mái.
   Người phụ nữ hay kì kèo tính toán, bụng dạ hẹp hòi, hay sinh chuyện thì gia đình sẽ không có ngày nào được bình yên. Ngược lại, người phụ nữ mà tâm tính thoải mái, rộng lượng, thông tình đạt lý, tài vận của gia đình chắc chắn sẽ thịnh vượng, già trẻ lớn bé trong nhà đều có được sức khỏe tốt.
   Người phụ nữ tốt, không phải là về sắc đẹp, mà là một trái tim đẹp.
   Một người vợ tốt, không phải là về ngoại hình, mà là về nội tâm.
   Một người phụ nữ đức hạnh, tuổi càng cao thì trông lại càng phúc tướng.
   Người phụ nữ mà không có đức hạnh, càng về già, càng xấu xí hơn.
   Một gia đình cần dựa vào người phụ nữ thấu tình đạt lý thì việc kinh doanh của gia đình mới sớm có ngày thành công!
   Gia đình mà có người phụ nữ mới được gọi là một gia đình đầy đủ.
   Có người phụ nữ, gia đình mới có được tiếng cười và hạnh phúc lâu dài!
   Chồng và con, một người cần bàn tay chăm sóc của người vợ, một người cần sự yêu thương ân cần của người mẹ!
   Có thể nói:

   Người đàn ông như cột trụ của ngôi nhà, là xương sống chính. Còn người phụ nữ, chính là phong thủy, vận khí của gia đình!

07/02/2016

Nghèo nhưng biết cách sẽ chả Hèn

Đối mặt với những lúc thăng trầm của cuộc sống, những lúc nghèo khổ bần cùng, rất nhiều người lại rơi vào tuyệt vọng chán nản mà rớt xuống thảm hại hơn. Hãy cùng suy ngẫm về những điều mà người xưa khuyên dạy dưới đây để có cuộc sống lạc quan hơn, tươi sáng hơn nhé!
1. Người nghèo phải ít ở trong nhà, năng ra bên ngoài. Khi giàu có rồi thì phải ở trong nhà nhiều hơn, ít ra bên ngoài. Đây chính là nghệ thuật sống!
2. Khi nghèo, nên tiêu tiền cho người khác. Khi giàu, nên tiêu tiền cho những người thân yêu bên mình. Rất nhiều người đã làm ngược lại!
3. Khi nghèo đừng tính toán ganh đua với người khác, đây gọi là “nghèo nhưng chí không nghèo”. Người giàu phải học được nhường nhịn và buông bỏ. Đây là cách sống rất tinh tường mà không phải ai cũng hiểu được!
4. Nghèo thì nên phải hào phóng, giàu không nên phô trương khoe khoang sự giàu có. Cuộc sống càng đơn giản thì càng tĩnh tại.
5. Tuổi trẻ là tài phú lớn nhất, nhưng phải quý trọng gấp đôi thời gian, đừng sợ nghèo khó. Hiểu được bồi dưỡng bản thân, hiểu được cái gì là đáng quý, hiểu được nên đầu tư cái gì, hiểu được nên tiết kiệm chỗ nào. Đây chính là điểm mấu chốt, là chìa khóa để cải biến.
6. Một khi đã có đủ tiền, niềm hạnh phúc lớn nhất chính là có thể dùng số tiền ấy để hoàn thành ước mơ của mình.
Cuộc đời chính là như vậy, sống ngày hôm nay nhưng không biết được ngày mai sẽ xảy ra điều gì, cũng không hiểu được vận mệnh của mình vì sao lại như thế? Chỉ có trải qua mọi chuyện bạn mới có thêm nhiều kinh nghiệm để đối đãi với cuộc sống, với thế giới này. Đừng tuyệt vọng! Hãy nhìn cuộc sống bằng ánh mắt lạc quan và sống ý nghĩa hơn ngay ngày hôm nay, chắc chắn tương lai của bạn sẽ nhận được trái ngọt.

Để sống tốt hơn, hãy lưu ý những câu nói sau:

1. Học cách tự vui vẻ
Cuộc đời là của bạn, tâm trạng cũng là của bạn. Hoàn cảnh có thể không vui nhưng bạn có thể thay đổi được tâm trạng của mình phải không?
2. Học cách tự chăm sóc chính bản thân mình
Không ai có thể nâng đỡ, chăm sóc được bạn cả cuộc đời. Hãy tự biết chăm sóc bản thân để thấy được giá trị của mình.
3. Học cách từ bỏ nỗi đau
Tình yêu làm cho người ta quên đi thời gian và thời gian làm người ta quên đi tình yêu. Đừng để quá nhiều “ngày hôm qua” chiếm hữu “ngày hôm nay” của bạn.
4. Học cách coi nhẹ được mất
Trên thế giới này, kỳ thực ngoài sinh mệnh của mình ra thì không còn có gì quan trọng, đáng để bạn lạc lối cả.
5. Học thiện lương
Thiện lương là nền tảng, cốt lõi để làm người. Đừng vì danh lợi mà để mất đi bản tính của mình.
6. Học khoan dung
Phụ nữ không phải vì xinh đẹp mới khả ái mà là vì khả ái nên mới xinh đẹp. Một chút khoan dung độ lượng có thể khiến người khác cảm kích cả đời.
7. Học được quý trọng
Đời người nhìn thì tưởng là xa nhưng thực ra lại rất ngắn. Hãy quý trọng tất cả mọi người xung quanh mình, đừng để lưu lại sự hối tiếc khi đã quá muộn.