01/08/2017

Một cách nhìn khác về người Hà Nội (mang tính tham khảo)

* Những đoạn có ... là tránh đi úy kỵ, không phù hợp.



Người Hà Nội không hẳn là phải sinh và lớn lên ở Hà Nội. Người Hà Nội bây giờ là dân tứ xứ và tứ chiếng, quê quán loanh quanh ở miền Bắc nhưng sống lâu ở Hà Nội thì thành người Hà Nội. Ông …, thí dụ, không sinh ở Hà Nội nhưng thuộc về người Hà Nội. Nói chung, người Hà Nội ở đây phải là người có gốc gác ở các tỉnh phía Bắc vì họ có nhiều điểm chung, đặc biệt nhất là thích nói. Còn người Nam bộ mà có sống lâu ở Bắc thì vẫn là Nam bộ, như ông … chẳng hạn, vì giọng lưỡi Nam bộ rất khác.
Hà Nội của thời Thạch Lam, thời chiến tranh không biết ra sao nhưng cái vẻ bên ngoài chắc vẫn là nét e ấp kín đáo. Người Hà Nội có vẻ như lịch thiệp, ăn nói thâm trầm, và người Hà Nội vẫn tự hào về điều đó, cái tự hào của phần lớn dân thủ đô ở nhiều nước khác.
Thực ra, ở chung với Hà Nội thời hiện tại thì thấy cái rõ nhất là người Hà Nội thích xài bạc giả. Họ nói khác những gì họ nghĩ. Nếu bản chất của tiếng Việt là thiếu chính xác, và bản sắc của người Việt là nói vòng quanh chủ đề, thì Hà Nội là đại diện chân chính của hai yếu tố này. Họ ưa nói lòng vòng mặc cho người nghe đoán ý. Điều đó không hẳn là không hay nhưng nó hoàn toàn không phù hợp với tốc độ của thời hiện tại, khi con người và thế giới chạy đua với thời gian để bắt kịp lẫn nhau.
Người trung lưu Hà Nội sống giả dối, không biết điều đó có phải là phế phẩm của … không. Họ đãi tiệc, làm đám cưới với bề ngoài cực kỳ linh đình long trọng nhưng món ăn thì lỏng chỏng bình dân. Họ thích tiền nhưng cứ làm vẻ dửng dưng. Họ bắt tay người này nhưng mắt hướng về một người khác đứng ở gần đó có chức vụ cao hơn. Họ nói năng thưa gửi, nói sông dài biển rộng nhưng sau một giờ thì không ai hiểu ý họ muốn tán cái gì hay muốn gì.
Ai nói người Hà Nội có tài… nói, lập luận và lập ngôn, giỏi biện bác là không hiểu Hà Nội thời đại …. Thực ra, người Hà Nội ngày nay không có tài ăn nói. Cái mà chúng ta tưởng họ giỏi trong khoa ăn nói thực ra là sự huyên thuyên mà nổi bật nhất, đáng chú ý nhất trong rừng huyên thuyên đó là sự phóng đại. Họ phóng rất to, nhưng một đặc điểm nữa là họ chỉ giỏi phét giữa người Hà Nội với nhau, giữa người trong nước với nhau; đụng đến “yếu tố nước ngoài”, họ cụp đuôi, lí nhí, hoặc nếu dỏ trò phét như phét với người trong nước thì thường là phét trật bậy, để lộ trình độ thấp kém.
Một bằng chứng cực đoan là năm 2000 khi … gặp Bill Cinton ở Hà Nội, cụ …ta dở trò bốc phét nói với Bill là Mỹ đã thua trận. Cái “tài” đó ngoài việc chứng tỏ cách đối xử (ăn ở) mọi rợ của một người chỉ sống trong lũy tre làng, không quen đối đáp người ngoài, còn hé lộ bản chất và trình độ sơ đẳng của người … và đất nước Việt Nam.
Một bằng chứng khác: trong các cuộc thi hùng biện (tiếng Anh) quốc tế, chưa nghe nói người Hà Nội có ai tham dự, không phải tại họ chưa quen với tiếng Anh mà do lối diễn đạt không rõ ràng, trong khi hùng biện (quốc tế) kỵ nhất là ba hoa chích chòe, nói trông trổng như cái đài phát thanh. (Tất nhiên chỉ có thể đem tiêu chuẩn quốc tế để so, chứ thi hùng biện trong nước, như thi hùng biện về “Tư …”, thì có khác gì con nói cha nghe, làng nói xã nghe, và tiêu chí chấm không nói ai cũng biết.)
Người Hà Nội của ngày trước ra sao, tôi không biết, nhưng chắc là cũng cự phách trong làng nói năng thưa gửi, nếu không thế thì Hà Nội nổi tiếng… oan sao! Đọc các nhà văn gốc Hà Nội, còn ở lại hay đã vào Nam từ những trước và sau 1954, ai cũng công nhận họ thuộc hàng tiền bối (và tiền đạo) trên sân vận động chữ nghĩa.
Hà Nội ngày nay khác. Tệ nhất là những người được phép nói trước công chúng. Nghe một lúc chỉ có nước đoán là ngay chính họ cũng không biết mình đang nói gì. Tôi có lần than phiền với một ông bạn vong niên hàm thứ trưởng đã nghỉ hưu (nghỉ hưu thì mình mới chơi đuợc), làm trong ngành tư tưởng văn hóa lâu năm. Ông cười ruồi: “…!”
…nói hết. Sáng tản bộ trên Bờ Hồ, hay trên phố Hàng Than, trên đê Yên Phụ, tiếng loa phóng thanh từ một trạm phát thanh của phường cứ oang oảng. Dân cứ ăn phở, đạp xích lô, phì phèo thuốc lá, nhổ khạc, đổ nước rửa ra đường, loa cứ làm việc của loa kêu gọi nếp sống văn mình đô thị, dân cứ đái xoành xoạch.
Hậu quả không biết nói là hậu kỳ của nguyên tắc tập trung ở biệt khu … trong lòng Hà Nội. Một câu của … nói ra là hệt như một nút bấm, toàn bộ hệ thống thông tin lên đồng và lắc lư. Mới đầu, cái nút bấm ấy thay dân nói, tưởng là vô hại. Lâu ngày, thói quen dân không dám nói khiến đầu óc luời suy nghĩ, dần dần trở nên chậm lụt, ù lỳ.
Mấy năm đầu thế kỷ 21, chính lãnh đạo … nhiều lần than phiền thanh niên thời nay không có lý tưởng, thiếu năng động, hoặc chỉ nuôi lý tưởng làm giàu. Thì đó là sản phẩm do việc dành nói hết của …, cấm ai nói khác ….; …chỉ cho phép nói thoải mái về kinh doanh thì dân nói về kinh doanh. ....
Mấy chục năm, bao nhiêu thế hệ trôi qua trong bầu khí … và thiếu thông tin khiến người thủ đô nổi tiếng lịch lãm, để sống còn, đã tự ‘sáng tạo’ ra cách nói không rõ nghĩa, nói vòng vo tam quốc ai hiểu sao cũng được.
Tưởng như vô hại mà kỳ thực, thói quen ‘thức thời” ấy dần tạo nên một não trạng khiến cả một khối người trở nên lẩm cẩm, thiếu tự tin, tập thành thói quen lừa người và dối mình, tự mình đánh lạc hướng để được sống yên. Người ta đã không bàn chuyện đất nước giữa đám đông, người ta chỉ nói chuyện nắng mưa, giá cả, giá xăng dầu, các quán karaoke, những nhà hàng mới mọc, những quan to hiếp dâm chơi gái, các chương trình lễ hội, những tượng đại kỷ niệm chiến tranh, hay những hình ca sĩ trần truồng phóng trên mạng.
Con người Việt Nam giữa lòng thủ đô đang định hình để trở thành những người vô tư như người máy, chỉ biết chơi đùa, cợt nhã lẫn nhau. Trừ một thiểu số quá ít còn tất cả, những người ở ngoài … như đang sống theo một thỏa hiệp bất thành văn, là không động đến chuyện …đến những phi lý trong cuộc sống.


18/07/2017

Công việc tra vấn nghi phạm


Công việc không hề đơn giản như những bộ phim hình sự mà các bạn vẫn xem.

Cảnh tượng tra vấn nghi phạm có lẽ đã quá quen thuộc với các fan hâm mộ thể loại phim hình sự. Đẩy trí tưởng tượng đi xa một chút, có lẽ bất cứ ai cũng có thể buộc một tên tội phạm phải khạc ra lời cung. Trừng mắt dọa nạt, gào vào mặt hắn rằng dấu vân tay của hắn vung vãi khắp nơi trên hiện trường, và bingo! Hắn buộc phải thú nhận mọi việc.
 
Bạn có sự tự tin, bạn có khả năng sáng tạo, bạn dễ dàng đọc vị đối phương, nhưng chừng đó là chưa đủ để bạn có thể lấy lời khai từ bất cứ tên tội phạm nào. Thanh tra thẩm vấn là những người được đào tạo chuyên nghiệp ở lĩnh vực tâm lý xã hội, và họ có sẵn cho mình hàng tá những chiến thuật để moi lấy lời khai từ phía đối phương.
 

Buộc ai đó phải thú nhận tội lỗi của mình là chuyện không hề đơn giản, và thực tế, ngay cả những chuyên gia thẩm vấn xuất sắc nhất đôi lúc cũng phạm phải sai lầm. Không có cuộc thẩm vấn nào giống với cuộc thẩm vấn nào, nhưng điểm chung của chúng là đều khai thác những điểm yếu nhất định trong bản tính con người. Những điểm yếu này sẽ sớm bộc lộ khi bạn tạo cho đối phương một trạng thái căng thẳng, khi bạn buộc đối phương phải trải nghiệm những thái cực đối lập nhau. Thống trị và quy phục, kiểm soát và phụ thuộc, bi kịch và lạc quan – nếu bạn áp dụng đúng cách, ngay cả những tên tội phạm cứng đầu nhất cũng sẽ phải thú nhận.
 
Những kỹ năng hỏi cung cơ bản.
 
Kỹ thuật thẩm vấn hiện đại phần lớn đều dựa trên việc nghiên cứu bản chất con người. Hầu hết chúng ta đều có xu hướng thích trò chuyện với những người có vẻ giống với mình. Một khi đã bắt đầu mở lời, sẽ rất khó để dừng lại. Một khi đã bắt đầu nói thật, sẽ càng khó hơn để dối trá. Khi viên thanh tra nói rằng dấu vân tay của bạn được tìm thấy trên núm cửa tại hiện trường, bạn vẫn sẽ cảm thấy tim mình đang đập mạnh hết cỡ, mặc dù bạn đã đeo găng lúc gây án.
 

Trong một vài trường hợp, nhà điều tra được phép nói dối nghi phạm để buộc hắn phải thú nhận. Điều này dựa trên việc cho rằng một người vô tội sẽ không bao giờ thú nhận tội ác mà anh ta (hoặc cô ta) chưa từng phạm phải, cho dù họ phải đối mặt với một chứng cứ giả tạo. Không may là không phải 100% các trường hợp đều diễn ra như vậy. Sử dụng quá nhiều chứng cứ giả tạo, sẽ có lúc bạn tống cổ một người vô tội vào xà lim.
 
Việc trấn áp tâm lý đối phương được bắt đầu ngay trước khi viên thanh tra mở lời. Phòng thẩm vấn được bố trí theo cách làm tối đa hóa cảm giác khó chịu và bất lực của nghi phạm, ngay từ khi hắn bước chân vào căn phòng. Một căn phòng thẩm vấn điển hình sẽ là một căn phòng nhỏ, cách âm, bên trong không có gì khác ngoài một cái bàn và 3 cái ghế. Nó tạo ra một không khí ngột ngạt, thiếu thiện cảm, khiến cho nghi phạm có cảm giác bị cô lập và chỉ muốn ra khỏi đó càng nhanh càng tốt.
 

Trước khi đi vào cuộc hỏi cung, viên thanh tra  sẽ có một cuộc đối thoại nho nhỏ với nghi phạm. Viên thanh tra sẽ bằng mọi cách tạo ra một bầu không khí càng ít căng thẳng càng tốt. Họ sẽ đề nghị nghi phạm chia sẻ một số chi tiết đời thường như sở thích cá nhân hay một ước mơ nào đó. Họ làm mọi cách để lấy được niềm tin cũng như sự đồng thuận của đối phương. Một khi nghi phạm đã chịu mở lời, rất khó để họ dừng lại, và một khi họ đã chịu nói thật, càng khó hơn để bắt đầu dối trá.
 
Trong suốt cuộc trò chuyện này, mọi phản ứng, cả bằng lời lẫn không lời của nghi phạm sẽ được ghi lại. Một đường phản ứng nền (baseline reaction) được tạo ra, trước khi sự căng thẳng thực sự bắt đầu.
 

Một phương pháp khác thường được áp dụng để lấy được đường phản ứng nền, đó là phương pháp ghi nhận chuyển động của con mắt. Viên thanh tra sẽ hỏi những câu hỏi gợi nhớ (đòi hỏi trí nhớ) và những câu hỏi đòi hỏi suy nghĩ. Khi nghi phạm cố nhớ điều gì đó, mắt của hắn thường di chuyển sang bên phải – một biểu hiện của bộ não khi kích thích trung tâm ký ức. Khi nghi phạm nghĩ về điều gì đó, mắt hắn sẽ hướng lên trên hoặc sang phải – một biểu hiện khi bộ não đang kích thích trung khu nhận thức. Tất cả những chuyển động này đều được ghi lại.
 
Đấu trí
 
Cuộc thẩm vấn chỉ thực sự bắt đầu khi viên thanh tra sử dụng kỹ thuật gây áp lực lên đối phương. Kỹ thuật này bao gồm 9 bước, nhưng trên thực tế, có khá nhiều trường hợp một số bước bị bỏ qua. Không có cuộc thẩm vấn nào là điển hình, nhưng 9 bước cơ bản này sẽ giúp bạn phần nào nhận ra cách để thành công trong việc tra hỏi.
 
Đối mặt
 
Viên thanh tra sẽ phác thảo sơ bộ về diễn biến của vụ việc, đồng thời đưa ra những chứng cứ chống lại nghi phạm. Chứng cứ này có thể có thực, có thể được dựng lên, nhưng điều đó không quan trọng. Chúng được đưa ra nhằm mục đích khẳng định sự liên quan của nghi phạm đến vụ việc. Mức độ căng thẳng bắt đầu leo thang, và đây chính là thời điểm viên thanh tra rời khỏi chỗ ngồi. Việc di chuyển trong căn phòng và áp sát nghi phạm sẽ làm hắn cảm thấy bức bối và khó chịu.
 

 
Nếu nghi phạm bắt đầu tỏ ra bồn chồn, thường xuyên cựa quậy, liếm môi, vuốt tóc hoặc lặp lại bất cứ một hành động nào đó, viên thanh tra sẽ ghi nhận lại như là biểu hiện của sự dối trá, và họ biết là mình đang đi đúng hướng
 
Dàn dựng
 
Viên thanh tra xây dựng nên nhiều giả thuyết khác nhau để buộc nghi phạm phải nhận tội. Họ sẽ nhìn thẳng vào mắt nghi phạm, và tìm hiểu nguyên nhân tại sao hắn làm điều đó, tại sao hắn nghĩ hắn có thể làm điều đó, và hắn có thể biện hộ như thế nào cho hành vi của mình. Nghi phạm có động cơ nào khác thường không? Hắn có đổ lỗi cho nạn nhân không?
 
Ngay khi câu chuyện trở nên hợp lý, viên thanh tra sẽ bắt đầu sử dụng giọng nói nhẹ nhàng, đầy thông cảm và logic để tâm sự với nghi phạm. Trong suốt quá trình này, viên thanh tra luôn phải nhìn trực tiếp vào mắt nghi phạm. Hắn có tỏ ra chú ý hơn so với trước không? Có khẽ gật đầu không? Có tỏ ý tán thành không? Nếu có, viên thanh tra sẽ tiếp tục đi sâu vào câu chuyện này, từ đó nhanh chóng lấy được lời khai của nghi phạm. Nếu không, họ buộc phải xây dựng một câu chuyện khác, hợp lý hơn với nghi phạm.
 

 
Dập tắt phủ nhận
 
Việc để nghi phạm phủ nhận tội lỗi của hắn sẽ giúp hắn tăng thêm tự tin, do đó viên thanh tra cần biết cách đập tan sự phủ nhận này. Có nhiều cách thực hiện, ví dụ, bạn có thể nói với nghi phạm rằng, sẽ đến lượt hắn trình bày, nhưng ngay lúc này, hắn cần lắng nghe. Ngay từ khi bắt đầu cuộc thẩm vấn, nhất cử nhất động của nghi phạm đã bị theo dõi sát sao, và chỉ cần hắn có ý định phủ nhận, viên thanh tra sẽ ngay lập tức dập tắt chúng.
 
Nếu như không có bất cứ sự phủ nhận nào, đó là một dấu hiệu rất tích cực. Nếu lời phủ nhận ít dần, hoặc dừng hẳn trong quá trình thẩm vấn, viên thanh tra biết rằng câu chuyện của mình đang đi đúng hướng, và họ đã đến rất gần lời thú tội.
 
Lấn át
 
Nghi phạm có thể sử dụng nhiều lý lẽ khác nhau để phản bác lại viên thanh tra. “Tôi sẽ chẳng bao giờ cưỡng hiếp ai cả. Em gái tôi từng bị cưỡng hiếp, tôi biết điều đó đau đớn như thế nào. Tôi sẽ không bao giờ làm điều đó với bất cứ ai.” Viên thanh tra sẽ sử dụng chi tiết này như một thông tin để chống lại nghi phạm. Họ có thể nói rằng, “Anh thấy đó, rất tốt. Anh nói rằng anh không bao giờ có ý làm chuyện này. Tôi biết anh đã mất lúc đó anh đã mất kiểm soát? Đó chỉ là một sai lầm nhất thời, hoàn toàn không phải bản chất của anh.”
 
Đồng minh
 
Đây chính là thời điểm thích hợp để viên thanh tra tỏ ra nản lòng và mất niềm tin. Họ cố tỏ ra rằng họ cần đến sự trợ giúp của nghi phạm, thông qua đó, làm hắn mất cảnh giác. Họ sẽ cố gắng ngồi lại gần hơn với nghi phạm, họ tiếp tục câu chuyện của mình với giọng điệu thân thiện hơn, thậm chí, họ cần đến những cử chỉ như vỗ vai, chạm tay…
 
Mất kiểm soát
 
Nếu nghi phạm có bất cứ một cử chỉ nào cho thấy hắn đã đầu hàng – úp mặt vào tay, đặt khuỷu tay trên gối, cúi vai… viên thanh tra nhận thấy cơ hội buộc hắn thú tội đã đến rất gần. Viên thanh tra sẽ bắt đầu chuyển từ việc tiếp tục câu chuyện đến việc xây dựng động cơ. Ngay lúc này, viên thanh tra sẽ bằng mọi cách nhìn trực tiếp vào đối tượng – càng lâu càng tốt, càng thường xuyên càng tốt, từ đó trạng thái căng thẳng cũng như mong muốn được thoát khỏi cuộc tra vấn này càng sớm càng tốt sẽ được đẩy lên cực độ.
 
Luân phiên
 
Viên thanh tra sẽ đưa ra hai động cơ hoàn toàn đối lập nhau, một động cơ hoàn toàn dễ chấp nhận, “Anh giết hắn chỉ để bảo toàn tính mạng”, và một động cơ đáng ghê tởm, “Anh giết hắn chỉ vì tiền”. Viên thanh tra sẽ luân phiên thay đổi giữa 2 sự lựa chọn này, từ đó đẩy nghi phạm vào trạng thái căng thẳng cực độ, cho đến khi hắn đầu hàng và có dấu hiệu đồng thuận với một động cơ nào đó.
 
Đối thoại
 
Khi nghi phạm đã đồng thuận với một động cơ nào đó, việc thú tội chính thức bắt đầu. Viên thanh tra sẽ khuyến khích nghi phạm nói về tội ác của mình, và đưa vào phòng thẩm vấn thêm ít nhất 2 người nữa để chứng kiến. Việc đưa thêm người vào chứng kiến không nằm ngoài mục đích gia tăng stress cho nghi phạm, nhưng đồng thời cũng buộc nghi phạm phải xem lại lý do gây án của mình, từ đó, khẳng định chắc chắn lời thú tội của mình.
 

 
Thú nhận
 
Đây là bước cuối cùng trong nỗ lực buộc nghi phạm phải thừa nhận tội ác mình đã gây ra. Viên thanh tra sẽ buộc nghi phạm phải ghi lại lời thú tội này, thông qua một bản viết tay, hoặc một chiếc máy thu âm. Thông thường, nghi phạm sẽ bằng lòng làm mọi thứ để nhanh chóng được rời khỏi phòng thẩm vấn. Hắn sẽ xác nhận tính tự nguyện trong lời thú tội, và ký vào đó trước sự chứng kiến của các nhân chứng.
 
Một cuộc thẩm vấn thực sự
 
Để hình dung rõ hơn về những phương thức thẩm vấn, hãy cùng tìm hiểu xem thanh tra Victor Lauria đã làm cách nào để buộc Nikole Michelle Frederick thú nhận tội ác của mình. Đứa con riêng chưa đầy 2 tuổi của chồng Frederick, đã được chuyển đến khoa cấp cứu trong tình trạng hấp hối, với những dấu hiệu rõ ràng của việc bạo hành. Cuộc thẩm vấn kéo dài 2 ngày, với kết thúc mà ai cũng có thể đoán trước.
 

 
Lauria: Cô đánh giá khả năng làm mẹ của mình như thế nào?
 
Frederick: Ừm, tôi nghĩ tôi đã làm khá tốt. Có thể tôi đã không được nghiêm khắc cho lắm.
 
Lauria: Cô nghĩ Ann Marie có phải là một đứa trẻ ngoan không?
 
Frederick: Tôi nghĩ nó khá nghịch ngợm. Nó khóc suốt ngày, luôn muốn được bế. Anh thấy đó, nó suốt ngày leo trèo nghịch ngợm, nên người nó lúc nào cũng tím bầm cả lên. Trông như lúc nào nó cũng bị đánh vậy.
 
Frederick đã bắt đầu tạo lý do cho những vết thương của Ann Marie, đồng thời thiết lập cho mình một động cơ chính đáng – “Nó là một đứa trẻ nghịch ngợm”. Lauria đã sử dụng điều này như một cơ sở để bước đầu đi vào cuộc thẩm vấn. Anh để Frederick biết rằng cô sẽ bị lật tẩy như thế nào:
 
Lauria: Có rất nhiều cách để cảnh sát biết được những vết bầm tím ấy là từ đâu mà ra.
 
Frederick: Tôi không nghĩ rằng chúng ta sẽ biết được chính xác chuyện gì đã xảy ra. Con bé là người duy nhất biết được, và lúc này có vẻ nó chẳng nói năng được gì. Tôi không có ý thô lỗ, nhưng ông định thẩm vấn tôi đến bao giờ?
 
Lauria: Như tôi đã nói đấy, chúng tôi có thể biết được rất nhiều thứ qua những vết bầm tím ấy. Bác sỹ, giám định pháp y, cô biết đấy, họ sống với những dấu vết ấy mà.
 
Frederick: Thì sao?
 
Lauria: Cô có cho rằng sẽ có người nghi ngờ chính cô đã gây ra chúng không?
 
Frederick: Không.
 
Lauria: Cô có nghi ngờ ai khác không?
 
Frederick: Không, nhưng anh nghe tôi nói rồi đấy. Không cứ là phải có người đánh mới có thể….
 
Lauria cắt ngang: Trong số những người có mặt tại nhà cô kể từ tối qua, có ai cô cho rằng sẽ không bao giờ làm thế với Ann Marie?
 
Frederick: Tôi biết John sẽ không bao giờ làm thế. Thành thực thì tôi cũng không cho rằng Brian sẽ làm thế.
 
Lauria: Và ai sẽ nói những lời tương tự với cô?
 
Frederick: Ừm, có thể là John. Nhưng tôi thấy chuyện này là không cần thiết. Tôi chẳng tin vào những gì mấy tay bác sỹ hay giám định viên của anh nói…
 
Lauria tiếp tục cắt ngang với một câu chuyện do anh dựng lên. Anh cho rằng đó là một tình huống nằm ngoài kiểm soát. Frederick không hề có ý đánh đập con mình, đó chẳng qua chỉ do cô đang mất bình tĩnh. Nhưng Frederick tỏ ra không đồng thuận với câu chuyện đó. Cô liên tục vặn hỏi, “Tại sao anh không tin tôi?”, và ngay lập tức, Lauria chuyển sang một câu chuyện khác. Anh cho rằng những vết thương đó không phải do một va đập hoặc ngã mà ra, rằng có ai đó đã đánh đập Ann Marie, nhưng đó không phải là Frederick.
 
Khi nhận thấy sự đồng thuận từ thái độ của Frederick, Lauria tiếp tục đào sâu vào câu chuyện này. Anh đổ hết lỗi cho Ann Marie, rằng nó là một đứa trẻ khó dạy bảo, rằng nó ương bướng và nghịch ngợm đến mức không ai có thể chịu nổi. Khi nhận thấy Frederick đã tỏ ra đồng ý, Lauria bắt đầu đưa ra những động cơ gây án. Anh nói với Frederick rằng, “Khi không có lời giải thích, người ta sẽ hướng đến tình huống tồi tệ nhất”. Hai động cơ tương phản nhau được đưa ra, một tay sát thủ máu lạnh ưa thích việc hành hạ trẻ nhỏ, và một người mẹ trót phạm phải lỗi lầm trong giây phút mất kiểm soát. Kết cục cuối cùng hẳn bạn đọc cũng có thể đoán được.
 

 
Trong suốt hai ngày thẩm vấn, Frederick chưa hề hỏi thăm về tình hình của Ann Marie. Trong những giờ phút cuối, Laurie đã thẳng thắn hỏi Frederick về điều này. Frederick phủ nhận, đồng thời lập tức yêu cầu Laurie cung cấp thông tin về tình trạng hiện tại của đứa trẻ. Khi Laurie nói rằng đứa bé đã chết não và có lẽ sẽ không qua khỏi, Frederick đã nhanh chóng sụp đổ, “Lạy Chúa, tôi đã phạm tội giết người! Tôi đã giết chết đứa bé ấy! Tôi đã giết chết nó rồi!”
 
Một câu chuyện có kết thúc không mấy lạc quan. Ann Marie chết vì những thương tích do bà mẹ kế gây ra, trong khi Nikole Michelle Frederick lĩnh mức án chung thân cho tội sát nhân độ I.
 
Kết
 
Thẩm vấn tội phạm chưa bao giờ là công việc dễ dàng như những gì bạn thấy trên phim ảnh. Nó đòi hỏi rất nhiều tố chất, từ khả năng giao tiếp, quan sát, đọc được những suy nghĩ, cảm xúc của đối phương cho đến khả năng ứng biến cực kỳ nhanh nhạy. Môi trường công việc cực kỳ căng thẳng, chưa kể nguy cơ đến từ việc những tên tội phạm có thể xông vào ăn thua đủ với bạn bất cứ lúc nào. Đây thực sự là công việc dành cho những người có thần kinh thép.
-----
Sở dĩ CIA chuyển sang áp dụng kỹ thuật thẩm vấn cân não vì theo đánh giá của nhiều chuyên viên tình báo, việc tra hỏi theo kiểu cũ, chủ yếu dựa vào hành động bạo lực đến thể xác của kẻ bị thẩm vấn, đều cho kết quả không chính xác, do kẻ bị thẩm vấn, lo ngại bị nhục hình đã cố khai báo những chuyện không có thật. Vì vậy, trong cuộc chiến chống khủng bố, CIA đã chuyển sang áp dụng các kỹ thuật thẩm vấn mới và đã ít nhiều mang lại kết quả. Những kỹ thuật thẩm vấn cân não chính mà CIA hiện đang áp dụng là:


1- Kỹ thuật thẩm vấn nóng và lạnh


Một kẻ khủng bố khi vừa bị bắt giữ liền bị tròng vào đầu một chiếc mũ trùm kín mít. Đó sẽ là vật bất ly thân của gã ta trong suốt thời gian bị thẩm vấn, có khi kéo dài chỉ 1 hoặc 2 tuần, nhưng cũng có khi kéo dài đến 3-4 tháng hoặc lâu hơn. Do kỹ thuật thẩm vấn cân não dựa vào việc loại bỏ dần các cảm giác để tạo nên bất ổn về tinh thần, nên kẻ bị thẩm vấn sẽ bị mất  đi khái niệm về không gian và thời gian. Kẻ bị thẩm vấn sẽ bị nhốt trong một buồng giam trong tư thế trần truồng, chỉ mang duy nhất trên cơ thể chiếc mũ trùm đầu kín mít. 

Buồng giam không có bất cứ vật dụng gì, kể cả tủ, giường, phương tiện vệ sinh cá nhân. Các nhân viên CIA chịu trách nhiệm thẩm vấn sẽ làm mọi cách để kẻ sắp bị thẩm vấn ăn uống một cách bất thường, như cho ăn liên tiếp 1 giờ một lần trong suốt 3 giờ liền. Nhưng sau đó có thể bỏ đói suốt 12 giờ đồng hồ. Đôi lúc lại cho ăn xen kẽ một bữa ăn quá nóng và một bữa ăn quá lạnh, mà thức ăn duy nhất là một bát bột có chứa proteine không nhạt quá mà cũng không mặn quá.


Các camera ghi hình đặt ở nhiều góc trong buồng giam sẽ giúp các nhân viên thẩm vấn theo dõi phản ứng tâm sinh lý để thay đổi nhiệt độ trong buồng giam từ quá nóng sang quá lạnh khiến cho kẻ sắp bị thẩm vấn không thể nào ngủ được. Và khi nhận thấy tâm lý của gã ta có dấu hiệu bất ổn để bắt đầu được tra hỏi mặt đối mặt, kẻ khủng bố sẽ được đưa đi tra hỏi một cách bất thường, có khi chỉ một lần một tuần nhưng cũng có khi liên tiếp ba, bốn lần trong một giờ.


2- Kỹ thuật đánh lừa tâm lý để chiêu dụ


Căn phòng dùng để tra hỏi kẻ khủng bố được chuẩn bị rất chu đáo, nhưng hầu như trống không nhằm không làm phân tán tư tưởng của kẻ bị tra hỏi. Ngay cả tường, sàn và trần của căn phòng cũng được sơn một màu nhạt. Đổi lại, chiếc ghế được dành cho kẻ bị tra hỏi ngồi lại rất tiện nghi với ghế dựa và nệm ngồi. Điều này sẽ khiến cho kẻ bị tra hỏi liền có một sự so sánh với điều kiện giam giữ khắc nghiệt mà gã ta đang gánh chịu. Nhiều chồng hồ sơ đầy ắp giấy tờ được đặt trước mặt kẻ bị tra hỏi sẽ khiến gã lầm tưởng là những người chuẩn bị tra hỏi đã nắm bắt được nhiều thông tin liên quan đến hoạt động khủng bố của mình, vì vậy gã sẽ rất bối rối giữa việc nên khai báo thật thà hay khai báo giả dối, cho dù đống giấy tờ đặt trước mặt gã chỉ toàn là giấy lộn.


Các nhân viên CIA tra hỏi, từ 1 đến 3 người, luôn thay đổi thái độ từ nóng giận đến gần gũi, thân thiện suốt quá trình thẩm vấn. Đôi lúc các nhân viên thẩm vấn chỉ nêu ra một câu hỏi duy nhất lặp đi, lặp lại hàng chục lần, thậm chí hàng trăm lần, rồi bỗng nhiên quay ngoắt sang đề cập đến nhân thân và gia đình của kẻ bị tra hỏi với những lời đề nghị nếu chịu cộng tác sẽ được cải thiện các điều kiện giam giữ kể cả giúp đỡ về vật chất cho những người thân trong gia đình. 

Đề nghị này bao hàm một thỏa thuận ngầm là nếu những thông tin mà kẻ bị tra hỏi khai báo là đúng sự thật thì anh ta sẽ được đối xử tốt hơn, còn ngược lại phải gánh chịu mọi hậu quả. Một báo cáo của CIA gửi cho Ủy ban Tình báo thượng viện Mỹ vào tháng 1/2005 cho biết, phần lớn trong số 680 tù nhân người Hồi giáo bị giam giữ tại căn cứ Guantanamo, đã chịu khai báo để được hưởng những chế độ giam giữ bớt khắc nghiệt hơn.


3- Sử dụng các chất gây nghiện để tác động đến thần kinh


Nếu sử dụng các kỹ thuật trên mà không mang lại kết quả, kẻ khủng bố vẫn cứng đầu không chịu khai báo bất cứ vấn đề gì liên quan đến tổ chức của mình, các nhân viên thẩm vấn của CIA sẽ bí mật cho đưa vào cơ thể của gã một chất hóa học tổng hợp có tên gọi “dược chất giúp nói thật”, là sự pha trộn của các chất gây nghiện. Các cuộc nghiên cứu được thực hiện bởi Trung tâm y học tình báo của CIA (OMI), cho biết cần sa, bạch phiến và dược chất có tên gọi sodium pentothal, khi được pha trộn rồi tiêm vào người của kẻ bị tra hỏi, sẽ tác động đến não bộ khiến đối tượng không thể giấu giếm bất cứ vấn đề gì. Theo tiết lộ của CIA, những nhân vật cao cấp của tổ chức khủng bố Al-Qaeda bị bắt giữ như Khalid Sheikh Mohammed, Abou Zoubeida, đều được cho sử dụng loại “dược chất giúp nói thật” và đã cho kết quả khai báo rất khả quan.


4- Kỹ thuật loại bỏ cảm giác hoàn toàn


Đây được xem là kỹ thuật thẩm vấn khủng khiếp nhất. Theo một cuộc nghiên cứu của OMI, thì kỹ thuật thẩm vấn khắc nghiệt này sẽ làm kẻ bị tra hỏi rã rời thần kinh để chấp nhận khai báo thành thật. Một cuộc thử nghiệm được thực hiện bởi OMI trên hai chuột người bằng cách cách ly họ với bên ngoài trong một phòng nhỏ được bọc bằng nhiều lớp cách âm không có cả ánh sáng. Bị trôi nổi trong bóng tối mà tiếng động duy nhất có thể nghe được chính là nhịp đập của trái tim mình, đã khiến hai chuột người mất cảm giác hoàn toàn. 

La hét và khóc lóc, chỉ ba giờ đồng hồ sau, hai chuột người phải yêu cầu được đưa ra khỏi phòng thử nghiệm ngay. Nghiên cứu trên não bộ của hai chuột người cho thấy các giác quan sau khi bị cô lập đã khiến cho tinh thần luôn trong trạng thái bị kích động, bồn chồn, thấp thỏm dẫn đến bị ảo giác khiến kẻ bị tra hỏi sẽ trả lời ngay lập tức câu hỏi đầu tiên. Đương nhiên đó là những câu trả lời thật sự không quanh co.


Chịu không nổi những kỹ thuật thẩm vấn cân não của CIA, đã có 23/680 tù nhân bị giam giữ tại căn cứ Guantanamo phải tự tử, trong đó có 3 tù nhân đã chết và 20 người được cứu sống. Khalid Sheikh Mohammed, kẻ chỉ huy các chiến dịch hành động của Al-Qaeda, nằm trong danh sách “Những con mồi có giá trị bị săn đuổi”  của CIA, bị bắt giữ tại Pakistan vào ngày 2/3/2004, do không chịu nổi các kỹ thuật thẩm vấn cân não, đã khai báo toàn bộ hoạt động khủng bố của mình và Al-Qaeda. Cho đến tháng 6/2005, hồ sơ điều tra mà Khalid đã khai báo với CIA đã dày đến 1,5 mét

13/07/2017

Công bằng và Cân bằng

   Từ xưa đến nay, không cứ ở đâu có sự Công bằng - Công bằng chỉ là một ý tưởng nhằm lôi kéo Nhâm Tâm hướng tới mà thôi. Chớ hão huyền tin tưởng hoặc đòi hỏi.
   Tất nhiên, Công bằng lại tồn tại ở dưới dạng khác, nó là sự san sẻ mà không san bằng nhằm tạo sự Cân bằng để đạt được sự Ổn định.
   Như cái cân bàn ngày xưa trong cửa hàng lương thực vậy, cái gạt nhỏ ở thanh ngang đặt ở mức cân bao nhiêu thì vẫn cần có quả cân ở trục dọc cho 2 mũi tên trên - dưới thẳng hàng dù chẳng cần có bao gạo nào ở trên bàn cân cả.
   Trong sự cai trị thì cần phải có sự Cân bằng, dù là trị quốc hay trị gia; mất Cân bằng sẽ tạo Loạn.
   Bố mẹ có một khoản tiền chia đều cho tất cả các con tất sẽ tạo sự so bì, ghen tỵ rồi cũng dẫn đến sự mâu thuẫn; Nhưng nếu chia theo sự phân biệt Trưởng - Thứ, Trên - Dước, Gái - Trai, Nội - Ngoại... sẽ lại êm ấm.
   Cốt là ở chữ Tâm phải giữ được; chấp nhận sự thua thiệt, điều tiếng trước mắt mà đạt được mục đích ở lâu dài thì phải chấp nhận.
   Theo mình, đó là cần thiết nhưng rất khó.