30/01/2022

29/01/2022

"ĐẦU NĂM MUA MUỐI, CUỐI NĂM MUA VÔI" VÀ CÁI TÍCH ÔNG BÌNH VÔI

 

Âu cận Tết, nói chuyện xưa để hòng lưu lại chút văn hóa Việt mong rằng con cháu vẫn cứ tiếp nối truyền thống ông bà xưa vậy.

Dân gian ta có câu “đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi” để nói về phong tục tập quán của người Việt trong năm mới.

Người xưa quan niệm muối là thứ mặn, chống xú uế, xua đuổi tà ma, và đem lại nhiều may mắn trong gia đình. Mua muối đầu năm cũng có ý nghĩa trong văn hóa ẩm thực, văn hóa tình cảm, nó mang lại sự đậm đà cho các mối quan hệ gia đình, sự hòa thuận giữa vợ chồng, con cái.

Đầu năm mua muối” là mua cái sự mặn mà về nhà cho cả năm. Trong đời sống hàng ngày của đồng bào Bắc Bộ, muối có một vị trí rất quan trọng và chỉ đứng sau gạo. Đầu năm thường mua một bát muối để lấy cái sự mặn mà cho cả năm. Bát muối được mua sẽ được đong đầy tới tận ngọn chứ không gạt ngang miệng bát. Đong đầy được tới đâu, mua bán tới đấy.


Hiện nay, ở vùng nông thôn Bắc Bộ nhiều người vẫn quan niệm đầu năm mua muối thì cả năm sẽ làm ăn tấn tới, tình cảm gia đình trọn vẹn như vị đậm đà của muối.

Có người còn rắc muối ra đường và xung quanh nhà với hy vọng nơi nơi đều bình yên. Sáng mùng một Tết tại các đình chùa, muối được bày bán bên cạnh hoa quả, vàng mã, đèn hương… Sau khi vào lễ Phật, lúc ra về trên tay các bà, các chị là những cành lộc vàng cùng một gói muối; ai cũng đinh ninh trong dạ niềm tin về một năm mới mọi việc tốt đẹp, hanh thông.

Cuối năm mua vôi” là để xây nhà, ăn trầu và dùng để rải 4 góc nhà đuổi tà ma .. Như vậy là vôi có liên quan tới cả 3 việc lớn trong nhà. Người ta thường nói “Bạc như vôi”, do vậy không ai lại đi tôi vôi vào đầu năm cả. Cuối năm mua vôi là mua cái sự bạc bẽo cho xong để đầu năm lại mặn mà, may mắn.


Tránh mua vôi vào đầu năm là tránh những rủi ro trong năm mới, tránh được những mối hiểm nguy, hiềm khích và rạn nứt. Cuối năm mua vôi là để quét lại căn nhà, tường cổng cho sạch sẽ, trắng tinh tươm, chuẩn bị đón năm mới. Vôi quét nhà, cũng là để xóa đi những điều không hay trong năm cũ, thể hiện một sự khởi đầu, bắt đầu lại để sửa chữa những sai lầm, khôi phục lại những thất bát đã qua.

Cũng có một cách giải thích khác cho rằng cuối năm phải mua vôi để tiếp vôi cho ông bình vôi.

Ngày xưa, dân ta thường ăn trầu và có rất nhiều người nghiện trầu. Miếng trầu là đầu câu chuyện, cũng là mở đầu cho những cuộc tình duyên, kết bạn, làm quen, gắn bó… Miếng cau nhai với lá trầu cần phải có một chút vôi trắng muốt quệt vào mới đủ, mới đậm đà, ngon miệng và say.

Và cũng phải có chút vôi trắng ấy mới có được cái màu đỏ làm hồng môi nhau. Cái màu đỏ này tượng trưng cho lòng chung thuỷ, lòng tin yêu nhau của đôi trai gái. Vì thế mà vôi cũng là yếu tố vô cùng quan trọng của miếng trầu. Giá trị của ”vôi” ngày được khẳng định với những ý nghĩa khác nhau cùng sự trường tồn của thời gian.

Ông bình vôi là công cụ để vôi ăn trầu bằng sành xứ, hiện nay chưa thấy hiện vật này ở thời kỳ Đông Sơn. Chiếc bình vôi xưa nhất chưa xác định được, nếu có chỉ ở thời kỳ Bắc thuộc. Ba tiếng “Ông – Bình – Vôi” là từ Hán Việt hóa. Không phải ai cũng đúc được ông bình vôi. Người ta cũng chỉ đúc ông bình vôi vào những tháng nhuận của năm nhuận, nhưng người thợ cả phải sạch sẽ, không tang chế thì mới nặn thành công ông bình vôi.

Khi cho ông bình vôi ăn phải e dè, thận trọng. Khi dùng dao vôi để lấy vôi, nhất thiết không được ngoáy chìa vôi vào lòng ông vì nếu thế sẽ bị bệnh cồn cào ruột gan mà dùng chìa đưa thẳng rồi rút ra. Vì thế, miệng ông cứ mỗi ngày một đầy, thành vành khuyên, hôm trở trời tự lóc ra, người ta dùng dao khứa chân rồi đem xâu vào dây treo trước cửa mạch (cửa phụ nữ và ma quỷ hay ra vào) để trừ tà.

Một khi ông bình vôi đã đặc ruột, người ta rước ông cùng xâu miệng lên chùa để dưới chân cây hương, dưới gốc mít, gốc đa. Lâu ngày lăn lóc, sương đọng vào bụng ông, gặp con sài đẹn, hay bị sơn ăn thì người ta lấy nước đó mà uống, mà bôi. Ai bị sâu răng thì mua ngọc trai tán nhỏ hòa vào nước này uống sẽ khỏi.

Ông bình vôi là vật thiêng trong nhà người xưa, do vậy lúc nào cũng phải cho ông ăn no, ăn đủ. Tuy nhiên do “Bạc như vôi” nên người ta chỉ cho ông ăn vào cuối năm chứ không ai cho ông ăn đầu năm cả.

Hơn nữa ý nghĩa của việc “mua muối đầu năm” là để cha mẹ nhắc nhở con cái “ăn dè, ăn nhịn”, tiết kiệm để dành tiền “cuối năm mua vôi” xây nhà. Ngoài ra còn có giả thuyết cuối năm mua than (để mua cái vận đen vào nhà cho hết năm) hoặc mua dầu (để luôn giữ cho đèn trong nhà tỏa sáng). Tuy vậy, thường thì người ta hay nói nhất là “Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi“ mà thôi.

28/01/2022

Tránh lầm Sâm Cau với rễ cây Bồng Bồng

 Thu thập từ nhiều nguồn trên net.

Bản thân mình đã từng bị nhầm nên viết bài này để giúp mọi người có thông tin hữu ích.

Sâm cau được biết đến là loại cây tự nhiên quý giúp tăng cường sức mạnh sinh lý nam.

Sâm cau còn được gọi là tiên mao, có tên khoa học là Curculigo orchioides Gaertn là một thảo dược vô cùng quý hiếm. Sâm cau từ xưa tới nay vẫn được coi như viagra dành cho các quý ông. Sâm cau có tác dụng tăng ham muốn, hỗ trợ nam giới bị liệt dương, yếu sinh lý, tinh trùng yếu, vô sinh bằng các bài thuốc tán bột hoặc rượu ngâm từ rễ Sâm cau.

Chất Curculigin A trong Sâm cau giúp kích thích ham muốn tình dục mạnh, tăng tần suất, thời gian quan hệ, tăng sinh tinh tới 150%. Cao cồn thân rễ Sâm cau có hoạt tính sinh dục nam mạnh nhất, là dược liệu tăng cường bản lĩnh phái mạnh gấp 1,5 lần so với các dược liệu có tác dụng tương tự, là “Viagra” tự nhiên tốt nhất cho nam giới.

Trong thân và rễ Sâm Cau có nhóm chất cycloartan triterpen saponin làm tăng khả năng sản xuất nội tiết tố nam testosterone, chống co thắt, làm thư giãn cơ, tăng cường hoạt động của tế bào Leydig của tinh hoàn – nơi sản xuất ra testosterone trong cơ thể làm tăng nồng độ testosterone một cách tự nhiên đồng thời cũng giúp chống lại những bất thường về tinh trùng như: tinh trùng yếu, chưa hoàn thiện hoặc kém chuyển động...

Củ sâm cau

Để sử dụng Sâm cau đạt hiệu quả cao nhất, việc kết hợp với các dược liệu có tác dụng tương tự sẽ mang lại công năng vượt trội, trong đó phải kể đến Nhung hươu Bắc cực. Sâm Cau cường tinh tráng thận, còn Nhung hươu ích huyết, sinh tủy. Cho nên khi cặp đôi này phối hợp với nhau sẽ đem lại tác dụng “kép” vượt trội: giúp da dẻ hồng hào, khí huyết đầy đủ, cơ thể cường tráng và sinh lý mạnh mẽ trở lại.



Củ sâm cau tươi

Sâm cau mọc ở các tỉnh miền núi từ Lai Châu, Cao Bằng, Tuyên Quang…đến Tây Nguyên. Tuy nhiên, trước những năm 1980, Sơn La và Hòa Bình khai thác quá mức, đến nay đã khan hiếm. Bởi vậy, hiện nay, Sâm cau đang được trồng để đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nước và xuất khẩu.

Tuy nhiên, chính bởi những tác dụng tuyệt vời từ Sâm cau, dược liệu này được không ít người săn lùng. Đáp ứng nhu cầu, thị trường xuất hiện nhiều nguồn cung cấp dược liệu quý này. Tin theo lời quảng cáo của người bán, không ít người đã chi cả triệu đồng để mua “Sâm cau” về ngâm rượu, thế nhưng lại bị nhầm với củ rễ cây bồng bồng mà họ hay gọi là sâm cau đỏ.



Rễ cây Bồng bồng

Rễ cây Bồng bồng có tác dụng lợi tiểu, giải nhiệt, giải độc, hoàn toàn không có tác dụng sinh lý. Việc sử dụng nhầm dược liệu vừa không có tác dụng cải thiện sinh lý nam mà còn có thể gặp nhiều tác hại vì toàn cây bồng bồng bỏ rễ có độc, dùng phải thận trọng.

Để phân biệt cây bồng bồng với sâm cau, theo TS.BS Phạm Hưng Củng, Sâm cau lá hẹp có tên khoa học là Curculigo orchioides Gaertn, là cây thảo, cao 20 – 30cm, lá mọc tụ họp thành túm từ thân rễ, xếp nếp như lá cau, hình mũi mác hẹp. Phần thân rễ chính dạng củ, cắm sâu xuống đất.

Ở dạng nguyên củ, sâm cau thường chia đốt rõ ràng, vỏ màu nâu đen, thân chỉ có 1 rễ chính, không phân nhánh, có các dễ con to bán quanh thân dễ chính.

Trong khi đó, cây Bồng bồng có tên khoa học là Dracaena angustifolia, thuộc họ Huyết giác (Dracaenaceae), là cây nhỏ, cao 1 – 2m. Rễ củ phân nhánh nhiều, màu hồng. Ở dạng nguyên củ, sâm cau thường chia đốt rõ ràng, vỏ màu nâu đen, thân chỉ có 1 rễ chính, không phân nhánh, có các rễ con bám quanh thân rễ chính.

Mong bài viết này cung cấp tới các bạn những thong tin hữu ích.

HOA TÍM

 

XUÂN DIỆU


 

Lâu lắm, em ơi, tháng rưỡi rồi

Sao nhiều xa cách thế em ơi! 

Sớm trông mặt đất thương xanh núi 

Chiều vọng chân mây nhớ tím trời. 

 

Bỗng nhiên trời đất nhớ người yêu

Mây vắng chim bay, nắng vắng chiều 

Nước chảy lơ thơ bờ líu ríu 

Mây chừng ấy đó, gió bao nhiêu. 

 

Hoa tím tương tư đã nở đầy,

Mời em dạo bước tới vườn đây; 

Em xem, yêu mến em gieo hạt, 

Hoa tím tương tư đã nở đầy.