16/02/2022

Nghệ thuật body painting của nhiếp ảnh gia Dương Quốc Định


   Body painting là một nhánh nằm trong Body Art sử dụng màu vẽ thể hiện hội họa trên cơ thể. Thông thường, tuổi thọ cho một tác phẩm body painting kéo dài không quá một ngày...
   Trong loạt ảnh tiếp theo về nghệ thuật body painting của nhiếp ảnh gia Dương Quốc Định, chúng ta sẽ được chiêm ngưỡng một thế giới thiên nhiên nhuốm màu siêu thực, được tạo ra từ sự kết hợp hài hòa giữa nét đẹp hình thể thiếu nữ Việt với những bức họa tinh tế và kỹ thuật xử lý đồ họa ấn tượng.
     Để tiết kiệm, tôi đã thu nhỏ ảnh - muốn xem ảnh gốc, các bạn clik chuột vào ảnh

S.T  02072014

15/02/2022

HÀ NỘI NỬA TÔI

 


Thơ Trn Vân Hc

 

Anh mải miết trong “Kinh thành cổ tích”

“Nhật nguyệt” vần xoay kiếp bụi luân hồi

“Một vài trống canh” điểm nhịp

Một mình “Tụng” với mình thôi

Anh viết cho anh hay viết cho tôi

Sao day dứt những cảnh đời nhân thế

Hà Nội trong anh vẹn nguyên như thể

Mối tình đầu thơm ngát tuổi hoa niên

Từng câu thơ đâu chỉ có hoa sen

Thơm mỗi sáng em về như cổ tích

Hà Nội máu và hoa nhịp đời mải miết

Bừng lên trong mỗi nét cười

Mỗi căn nhà dãy phố yên vui

Một chiếc lá thu chở đầy kỷ niệm

Tà áo Hồ Gươm bồi hồi xao xuyến

Chợ xuân long lanh ánh mắt đương thì

Hà Nội trong anh – kinh thành cổ tích

Lặn vào mỗi tứ thơ anh

Thu về ngân khúc nhạc xanh

Tôi chợt hiểu

Có một Hà Nội khác

Một Hà Nội anh

Hà Nội tôi

Hà Nội của con dân đất Việt

 

Hà Nội 8.2010

 





14/02/2022

THƯ TÌNH CUỐI MÙA THU

thơ: Xuân Quỳnh



Cuối trời mây trắng bay
Lá vàng thưa thớt quá
Phải chăng lá về rừng
Mùa thu đi cùng lá
Mùa thu ra biển cả
Theo dòng nước mênh mang
Mùa thu vào hoa cúc
Chỉ còn anh và em

Chỉ còn anh và em
Là của mùa thu cũ
Chợt làn gió heo may
Thổi về xao động cả:
Lối đi quen bỗng lạ
Cỏ lật theo chiều mây
Đêm về sương ướt má
Hơi lạnh qua bàn tay

Tình ta như hàng cây
Đã qua mùa gió bão
Tình ta như dòng sông
Đã yên ngày thác lũ

Thời gian như là gió
Mùa đi cùng tháng năm
Tuổi theo mùa đi mãi
Chỉ còn anh và em

Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại...
- Kìa bao người yêu mới
Đi qua cùng heo may

Dưỡng Tâm

 

nguồn trithucvn.org.

 


Từ xưa Đông y vẫn coi dưỡng sinh là bộ phận trọng yếu trong phòng chống bệnh tật, tăng cường sức khỏe, kiềm chế lão suy và kéo dài tuổi thọ. Nếu như cảnh giới cao nhất của Đông y là dưỡng sinh, thì cảnh giới cao nhất của dưỡng sinh chính là dưỡng tâm.

Danh y Tôn Tư Mạc (581-682) nhận định: “Dưỡng sinh là bồi dưỡng cho mình cái tính thiện. Bản tính đã thiện thì bệnh tật từ trong hay từ ngoài đều không sinh ra; biến loạn và tai họa cũng không có lý do phát sinh; đó chính là đạo lớn của phép dưỡng sinh… Còn như đức hạnh chưa hoàn thiện, thì có uống đủ ‘kim đan diệu dược’, cũng không thể kéo dài tuổi thọ”. “Trọng đức còn hơn ăn tiên đan”, cũng chính là ý nghĩa này. Bản thân Tôn Tư Mạc suốt cả cuộc đời đã kiên trì tu thân và dưỡng đức, nên ông thọ trên 100 tuổi, trăm tuổi vẫn khỏe mạnh sáng suốt, tiếp tục chữa bệnh cứu người, nghiên cứu y thuật và viết sách.

Ngày nay, cùng với sự phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội, yêu cầu của con người đối với sức khỏe càng cao, đồng thời quan niệm về sức khỏe cũng đã có rất nhiều biến đổi.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra định nghĩa: Sức khỏe không chỉ là không có bệnh tật hay suy nhược, mà là một trạng thái hoàn hảo về thân thể, tinh thần và khả năng thích ứng xã hội.

Tới năm 1990, trong định nghĩa về sức khỏe, WHO còn đề xuất thêm khái niệm “sức khỏe đạo đức”, chỉ khả năng phân biệt thực giả, thiện ác, vinh nhục, đúng sai; biết kiềm chế và chi phối hành vi và suy nghĩ của mình, trong khuôn khổ các quy tắc đạo đức được xã hội chấp nhận; không gây tổn hại đối với người khác nhằm thỏa mãn nhu cầu của mình.

Những năm gần đây, một vị bác sĩ Đông y 112 cũng đã tổng kết kinh nghiệm của mình về vấn đề dưỡng sinh, trong đó đặc biệt chú trọng vào dưỡng tâm. Trong quyển sách “100 điều gửi tặng trước khi ra đi của lão thầy thuốc Đông y”, vị bác sĩ già này đã viết: 

Đông y cho rằng ba thành phần quan trọng nhất trong sinh mệnh chính là: tinh, khí và thần, hay còn gọi là “sinh mệnh tam bảo”. Khả năng bảo vệ của “tinh” tương đương với hệ thống miễn dịch theo Tây y (trực tiếp tiêu diệt kẻ xâm nhập) và hệ thống thần kinh cũng như nội tiết (điều tiết môi trường bên trong cơ thể).

“Khí” không ngừng tuần hoàn trong cơ thể và hình thành tầng bảo vệ mạnh bên ngoài cơ thể, giảm sự xâm nhập của bên ngoài. Phần “thần” là tinh tế nhất, năng lượng mạnh nhất, khả năng bảo vệ cơ thể cũng mạnh mẽ nhất.

DƯỠNG THÂN  – TINH

Tinh là các chất tinh hoa nuôi dưỡng con người. Cơ thể là một bộ máy trao đổi chất với thiên nhiên bằng cách ăn uống, hít thở. Các chất ăn uống qua tiêu hóa thành cốc khí, không khí được hít thở, cung cấp tông khí qua bộ máy hô hấp; cốc khí và tông khí kết hợp, cùng trở thành tinh chất nuôi cơ thể. Chính vì vậy, trong dưỡng thân, có rất nhiều yếu tố cần chú ý, như giấc ngủ, thói quen sinh hoạt, ăn uống hay vận động.

Giấc ngủ là yếu tố đầu tiên trong dưỡng sinh. Trong khi ngủ nếu có tư tưởng, tâm không thể an, không được vừa nằm vừa suy nghĩ trăn trở, rất dễ hao tổn tinh thần. Thời gian ngủ nên từ 9 giờ tối đến 3 giờ sáng. Giờ Tý (từ 11 giờ đêm đến 1 giờ sáng) mất ngủ, thủy thận tất thiếu, tâm thận có liên hệ tương hỗ, thủy thiếu ắt hỏa vượng, rất dễ tổn hại tới tinh thần.

Nên dậy sớm vào giờ dần (3 giờ đến 5 giờ sáng), lúc này tuyệt đối cấm tức giận, nếu không thì sẽ tổn thương phổi và gan, nhất định phải chú ý. Ngoài ra, giờ Ngọ (từ 11 giờ đến 13 giờ) thuộc về tâm, giờ này có thể tản bộ 15 phút, nhắm mắt dưỡng thần, tâm khí ắt khỏe mạnh.

Về ăn uống, việc ăn quá kiểm soát không chỉ không tăng khí huyết mà sẽ trở thành chất thừa ứ đọng trong cơ thể, đồng thời còn phải tiêu tốn khí huyết để làm sạch chúng. Lục phủ ngũ tạng là một công xưởng sản xuất khí huyết, thức ăn là nguyên liệu, năng lực sản xuất là có hạn, còn thức ăn là vô hạn, vì thế nên phải kiểm soát lượng thức ăn. Tốt nhất, nên phải giữ mức độ đói và khát nhất định mới là có lợi cho dưỡng sinh.

Về vận động, đi bộ là cách để tâm nghỉ ngơi, tâm được nghỉ ngơi thì thần sẽ an, thần an thì khí sẽ tự nhiên đủ mà đủ khí thì máu huyết sẽ mạnh, khí huyết lưu thông, có bệnh tự nhiên sẽ khỏi, không đủ thì có thể bổ sung. Tâm tĩnh thì thần kinh sẽ tỉnh táo, tỉnh táo thì cơ thể linh hoạt, người có thể tĩnh tâm sẽ có được rất nhiều lợi ích. Vào những giờ phù hợp, có thể đi bộ 15 phút, để mắt nghỉ ngơi, dưỡng thần thì tâm khí sẽ mạnh.

Chữa bệnh không thể vội vàng. Gấp gáp sinh ra hỏa, hỏa vượng thì tổn hao khí, như thế càng không tốt cho cơ thể.

Ngoài ra không được tham nhiều, tham thì không ổn định và gấp gáp, bệnh đều do tham mà ra, không được tham để rồi bệnh nặng hơn.

Đôi khi bị tiêu chảy, hắt hơi, ho, sốt đều là việc của hệ thống phục hồi trong cơ thể. Đừng cứ hễ xuất hiện những triệu chứng này là dùng thuốc, nếu không những loại thuốc này sẽ phá hủy chức năng tự phục hồi của cơ thể. Một khi chức năng này suy yếu hoặc mất đi thì bạn sẽ phải phụ thuộc vào những loại thuốc này. Do đó, chỉ cần triệu chứng không nghiêm trọng, cách tốt nhất là tĩnh dưỡng, an tâm, tĩnh khí để hệ thống phục hồi của cơ thể hoàn thành công việc phục hồi, trị bệnh.

DƯỠNG KHÍ – KHÍ

Khí là một dạng của năng lượng mà tồn tại cả bên trong và bên ngoài cơ thể người. Chất lượng của khí được phân loại thành hai nhóm chính: âm và dương. Âm và dương là những năng lượng đối lập nhưng tồn tại một cách độc lập. Khí dương cần sự nuôi dưỡng của khí âm để hoạt động, và khí âm cần chức năng của khí dương để được tạo ra và sử dụng.

Khi khí âm bị suy, khí dương sẽ thịnh. Điều này có thể diễn hoá thành những triệu chứng giống như nóng nảy, đổ mồ hôi đêm, lo lắng, khó ngủ, cao huyết áp, và táo bón. Khi khí dương bị suy, khí âm thịnh, có thể biểu hiện bằng sự tăng cảm giác lạnh lẽo, mệt mỏi, tiêu chảy, trao đổi chất bị chậm lại, ứ nước, tụt huyết áp, và vận động thần kinh chậm chạp.

Nhân sinh lấy khí huyết lưu thông làm chủ, khí ứ đọng có thể ngăn trở huyết, máu huyết bị ngăn trở có thể tích độc thành nhọt thành bệnh, thành u thành ung thư, tất cả đều là do huyết khí không thông tạo thành. Khí lấy thuận làm chủ, huyết lấy thông làm suôn sẻ. Căn nguyên bách bệnh đầu tiên đều do khí tắc, do đó, để chữa những căn bệnh này, trước tiên phải chữa khí.

Đa phần hiện tượng bệnh đều là biểu hiện của việc điều tiết, làm sạch chất thừa trong cơ thể, đây là trạng thái tự điều tiết cân bằng của cơ thể, vì vậy nên xem chúng là hiện tượng sinh lý bình thường chứ đừng xem chúng là nguyên nhân gây bệnh để rồi tiêu diệt. Vì thế khi bị bệnh, nhất định không được có tâm lý bực dọc, phải bình tĩnh, tâm lý ổn định thì khí sẽ thuận, khí thuận thì máu huyết lưu thông, rồi mọi thứ bệnh sẽ tiêu biến.

Một trong những điểm quan trọng trong điều tiết khí chính là giữ tâm lý ổn định. Con người có bảy loại tâm trạng: Hạnh phúc, giận dữ, lo lắng, cô đơn, buồn bã, sợ hãi và hốt hoảng.

Nếu không kiểm soát tốt cảm xúc có thể dẫn đến rối loạn khí. Chẳng hạn, khi người ta cực kỳ hạnh phúc, khí ở tim của họ bị đình trệ và tâm của họ trở nên rối loạn. Tim sẽ đập nhanh, xuất hiện chứng mất ngủ và mất cân bằng về tâm thần.

Khi người ta hoảng hốt, khí ở tim trở nên rối loạn, gây ra hoang mang, hồi hộp, mất ngủ, lo lắng và thậm chí là rối loạn tâm thần.

Khi người ta giận dữ, sẽ dẫn đến gia tăng khí, khiến họ trở nên mất kiên nhẫn, đau đầu, đỏ mặt hay thậm chí ngất xỉu.

Điều này có thể tác động đến tỳ vị, làm gia tăng những triệu chứng như nôn mửa và mất ngon miệng. Khi quá buồn bã, người ta sẽ mất giọng và không thể nói với khí lực sung mãn, trở nên chán nản, tức ngực, khó thở, đó gọi là “buồn bã gây ra mất khí”, “lo lắng làm xấu khí”. Khi quá sợ hãi, người ta sẽ trở nên xanh xao, hoa mắt chóng mặt hay thậm chí suy sụp.

Tuy nhiên, để có thể điều tiết được cảm xúc, một yếu tố quan trọng nhất cần làm được, chính là dưỡng tâm dưỡng tính.

DƯỠNG TÂM – THẦN

Cổ nhân cho rằng điều quan trọng nhất của dưỡng sinh là dưỡng tâm. Dưỡng tâm là ngọn nguồn của dưỡng sinh, nếu một người chỉ coi trọng dưỡng thân mà xem nhẹ việc dưỡng tâm thì thân thể sẽ khó đạt được như mong muốn. Đó là bởi vì sinh lý và tâm lý của con người là có liên quan mật thiết với nhau. Tâm lý cũng tức là tinh thần của con người.

Mọi loại thuốc chữa bệnh đều là chữa bề nổi, không chữa được căn nguyên, dù là Đông y hay Tây y. Căn bản của sức khỏe là ở tâm. Mọi phương pháp đều sinh ra từ tâm, tâm tịnh, cơ thể sẽ tịnh, vì vậy nếu bị bệnh, đừng cứu chữa bên ngoài, hãy dựa vào hệ thống phục hồi của cơ thể để chữa bệnh.

Trong phép dưỡng sinh của người xưa, vấn đề tu dưỡng đạo đức được đặt ở vị trí cao nhất. Người có nhân đức, thì trong lòng bình yên, tâm lý cân bằng ổn định và ý chí không rối loạn; nhờ đó âm dương luôn luôn cân bằng, khí huyết luôn điều hòa, nên chính khí đầy đủ và bệnh tật không thể phát sinh.

Cơ thể bị bệnh là do tâm suy yếu, tà bên ngoài xâm nhập. Mà tâm suy yếu là do tâm hồn hỗn loạn, cơ thể không khỏe, có nhiều điều bất an. Ham ăn, ham thắng, ham được, ham vui là đủ để gây bệnh.

Không có được những điều ham muốn, đây gọi là sân.

Tham và sân sẽ khiến lòng không yên, khí không ổn định, ảnh hưởng đến gan mật, chấn động kinh mạch, rối loạn ngũ tạng, lúc này những cái không tốt bên ngoài sẽ xâm nhập vào, đây chính là nguyên nhân gây bệnh.

Tâm và thần bất an, tính tình bồn chồn là nguyên nhân chính gây bệnh. Tâm ổn định thì khí hòa, khí hòa thì máu lưu thông, tuần hoàn máu tốt thì tinh túc và thần vượng. Những ai có tinh thần khỏe mạnh, sức đề kháng trong cơ thể mạnh mẽ, bệnh sẽ tự nhiên mất đi. Có thể nói rằng, để chữa bệnh thì chủ yếu là ở dưỡng tâm.

Vị bác sĩ Đông y già đã viết: “Có rất nhiều căn bệnh nặng hoặc nan y đều chỉ có một lý do: Hận. Nếu không còn hận nữa, bệnh cũng sẽ mất đi.

Trên thế gian này thứ khó giải nhất là nỗi hận kéo dài không có điểm dừng, vì có những nỗi hận không giải được nên mới có những căn bệnh nan y.” Khi bị bệnh thì tối kỵ nảy sinh lòng oán giận. Lúc này nhất định phải nhẹ nhàng chấp nhận để lòng được ổn định.

Tâm an thì mới có thể thuận khí, khí thuận mới có thể chữa được bệnh. Nếu không khi nóng lòng, gan khí sẽ bị hao tổn khiến bệnh tình nặng hơn. Tâm và thần yên tĩnh thì khí huyết trên cơ thể sẽ có thể phát huy hoàn toàn.

Trên thực tế, dưỡng thân, dưỡng khí và dưỡng tâm không hề tách rời mà gắn liền với nhau. Con người cầu trường thọ, trước tiên phải xua đuổi bệnh tật. Muốn chữa bệnh thì phải dùng khí. Muốn dùng khí một cách đúng đắn thì phải dưỡng tâm dưỡng tính trước. Đó cũng là lý do tại sao trong Đông y coi cảnh giới cao nhất của dưỡng sinh chính là dưỡng tâm.

Ðể dành sữa - Kinh Bách dụ

 

Ví dụ thứ Nhất trong kinh Bách dụ - Lời Phật dạy.

Thuở xưa có một người dự định tháng sau đãi khách, cần có số nhiều sữa bò, do đó phải dự trù trước đến lúc ấy mới khỏi thiếu hụt.

Người kia tự nghĩ:

– Mỗi ngày mình nặn sữa để dành, cần phải có cái thùng cây rất lớn; xét kỹ ra sữa để trong thùng cây lâu ngày đễ hư hoại, chi bằng để trong vú bò, đến ngày đãi khách hãy nặn ra một thể, đã ít tốn công lại được sữa mới, chẳng phải đó là phương pháp tuyệt ư?

Thế rồi chàng dắt bò mẹ nhốt riêng, bò nghé nhốt riêng chổ khác, và không nặn sửa mỗi ngày.

Qua tháng sau đến ngày đải khách, chàng dắt bò mẹ ra nặn lấy sữa tươi đãi khách, nhưng dùng hết sức nặn mà một giọt cũng không có, làm cho khách dự tiệc không thể nín cười.

** Chuyện này tỷ dụ: Người muốn làm hành bố thí mà đợi đến khi nhiều tiền mới làm việc cứu giúp kẽ khốn cùng.

Nghĩ thế rất lầm. Chúng ta phải nên tranh thủ thời gian kịp thời làm hạnh bố thí, chẳng vậy thì cùng với người ngu để dành sữa trong vú bò không khác.

 


13/02/2022

Người ngu ăn muối - Kinh Bách dụ

 Ví dụ thứ Nhất trong kinh Bách dụ - Lời Phật dạy.

Thuở xưa có một người ngu đến nhà bạn thăm, chủ nhà mời ở lại dùng bữa cơm đạm bạc. Chàng chê canh lạt không ngon. Chủ nhà bèn thêm một chút muối, chàng ăn cảm thấy ngon lành.

Chàng tự nghĩ:

- Canh ngon là nhờ muối thêm vào, dùng ít còn vậy, nếu dùng nhiều chắc chắn ngon đặc biệt.

Thế rồi, chàng xin chủ nhà một chén muối bỏ trong miệng nuốt hết! Vì chất muối mặn kinh hồn, chàng cảm thấy gần như sắp chết, bèn vội vàng móc họng cho mữa muối ra.

** Chuyện nầy tỷ dụ: Phàm người tu hành phải tiết chế sự ăn uống cho vừa phải, biết đủ muốn vừa, thì đối với thân thể và sự tu hành đều có ích lợi.

Nhưng có bọn ngoại đạo sai lạc tuyên truyền, uốn cong thành ngay quá mức, để xướng lên thuyết không cần ăn uống, nhận cho là phương pháp có thể đắc đạo. Do dậy có người đoạn thực bẩy ngày, mười lăm ngày, kết quả là ảnh hưởng đến thân thể đói khát mà chết, và đối với công hạnh không có một điểm lợi ích; đó chỉ là hành động sai lầm.

Người hành pháp như thế cùng người ăn muối kia đều là cử động ngu xuẩn đáng chê cười cả.

 

12/02/2022

Dưỡng sinh

 


1. Ăn no không gội đầu, đói không tắm. Rửa mặt nước lạnh, vừa đẹp vừa khỏe. Mồ hôi chưa khô, đừng tắm nước lạnh. Đánh răng nước ấm, chống ê chắc răng.

2. Ăn gạo có trấu, thức ăn có chất xơ . Nam không thể thiếu rau hẹ, nữ không thể thiếu ngó sen. Củ cải trắng, sống không tốt nhưng chín thì bổ. Ăn không quá no, no không nên nằm.

3. Dưỡng sinh là động, dưỡng tâm là tĩnh. Tâm không thanh tịnh, ưu tư vọng tưởng dễ nảy sinh. Tâm thần an bình, bệnh sao đến được. Nhắm mắt dưỡng thần, tĩnh tâm ích trí.

4. Dược bổ thực bổ, đừng quên tâm bổ. Coi tiền như cỏ, coi thân như bảo. khói hun cháy lửa, tốt nhất không ăn. Chiên dầu ngâm ướp, ít ăn thì tốt.

5. Cá thối tôm rữa, lấy mạng oan gia. Ăn mặc giữ ấm, nhất thân là xuân. Lạnh chớ chạm răng, nóng chớ chạm môi. Đồ chín mới ăn, nước chín mới uống.

6. Ăn nhiều rau quả, ít ăn đồ thịt. Ăn uống chừng mực, ngủ dậy đúng giờ. Đầu nên để lạnh, chân nên giữ ấm. Vui chơi biết đủ, không cầu an dật.

7. Dưỡng sinh là cần cù, dưỡng tâm là tĩnh tại.

8. Người đến tuổi già, thì phải rèn luyện, đi bộ chạy chậm, luyện công múa kiếm; đừng sợ giá lạnh, quét sạch sân nhà, hội họa thêm vui, tấm lòng rộng mở.

9. Nghe tiếng gà gáy, đừng cố nằm thêm, trồng hoa nuôi chim, đọc sách ngâm thơ; chơi cờ hát kịch, không ham phòng the, việc tư không nhớ, không chiếm lợi riêng.

10. Ẩm thực không tham, bữa tối ăn ít, khi ăn không nói, không nên hút thuốc; ít muối ít đường, không ăn quá mặn, ít ăn chất béo, cơm không quá nhiều.

11. Mỗi ngày ba bữa, thức ăn phù hợp, rau xanh hoa quả, ăn nhiều không sợ; đúng giờ đi ngủ, đến giờ thì dậy, nằm dậy nhẹ nhàng, không gấp không vội.

12. Uống rượu có độ, danh lợi chớ tham, chuyện thường không giận, tấm lòng phải rộng.

13. Tâm không bệnh, nên phòng trước, tâm lý tốt thân thể khỏe mạnh; tâm cân bằng, phải hiểu biết, cảm xúc ổn định bệnh tật ít.

14. Luyện thân thể, động cùng tĩnh, cuộc sống hài hòa tâm khỏe mạnh; phải thực dưỡng, no tám phần, tạng phủ nhẹ nhõm tự khai thông.

15. Người nóng giận, dễ già yếu