Đông y cho rằng thận
là gốc rễ của tiên thiên, trong hết thảy các phương pháp dưỡng sinh, dưỡng thận
là một khâu rất trọng yếu.
Chức năng sinh lý chủ
yếu của thận là: chủ tàng tinh, chủ thủy, chủ nạp khí. Bởi vì thận tàng tinh
tiên thiên, chủ sinh sản, là gốc rễ sinh mệnh thân thể con người, cho nên gọi
thận là “gốc rễ của tiên thiên”. Thận tinh hóa thận khí, thận khí phân ra âm
dương, thận âm và thận dương có thể hỗ trợ, thúc đẩy, cân bằng âm dương đối với
các tạng phủ trong toàn cơ thể, cho nên thận còn được gọi là “gốc âm dương của
ngũ tạng”. Thận tàng tinh, chủ giấu kín, còn được gọi là gốc phong tàng.
Thận trong cơ thể hợp
cốt, sinh tủy, thông não, biểu hiện ra ở tóc, khai khiếu ra ở tai, nhị âm (tiền
âm: nơi bài tiết nước tiểu, hậu âm: nơi đại tiện), và dịch nước bọt. Kinh Túc
Thiếu Âm Thận với kinh Túc Thái Dương Bàng Quang thúc đẩy lẫn nhau thuộc về Thận
và Bàng quang, có mối liên hệ biểu – lý. Thận thuộc hành Thủy trong Ngũ hành,
thuộc âm trong âm dương, tương ứng với mùa đông trong tự nhiên.
Dưới đây mình xin giới
thiệu 4 phương pháp dưỡng thận đơn giản mà hiệu quả để các bạn tham khảo.
1. Nuốt nước bọt
Từ xưa đến nay nước bọt
được coi là “kim tân ngọc dịch”, thận sinh dịch thành nước bọt, nuốt nước bọt
có thể bổ dưỡng thận tinh.
Trương Cảnh Nhạc thời
nhà Minh cho rằng: “Nuốt khí và nước bọt,
gọi là nước Thiên trì, tư tinh và khí huyết, làm sạch nội tạng, sinh tưới
nguyên hải, một là nước Ly cung, một là Ngọc trì, một là nước Thần, không được
nhổ đi, mà có thể mồi để bổ sung tinh khí, bổ huyết, có thể ích khí cho Nguyên
Hải”.
Lý Thời Trân thời nhà
Minh viết rằng: “Nước bọt chính là tinh
khí của con người biến thành. Con người có thể mỗi buổi sáng súc miệng đánh
răng, lấy nước bọt rửa mắt, và thường dùng lưỡi liếm móng ngón tay cái, lau mắt,
lâu ngày làm cho mắt sáng không bị mờ, còn có thể làm tiêu vảy mắt”.
Vào sáng sớm dậy ngồi
ngay ngắn trên giường, tiếp tục dùng “lưỡi đặt lên hàm trên” trong vài phút, đến
khi trong miệng đầy nước bọt, làm động tác súc miệng, rồi chầm chậm nuốt nước bọt
xuống.
Khi ăn bất cứ cái gì
thì nhớ nhai kỹ nuốt chậm, một miếng thức ăn ở trong miệng phải nhai kỹ ít nhất
30 lần trở lên mới nuốt xuống, như vậy có thể trợ giúp tiêu hóa, bổ dưỡng thận
tinh.
2. Phương pháp hít thở bằng bụng
Thận chủ nạp khí, là
chỉ thận hấp thu thâu nạp không khí sạch tự nhiên do phổi hít vào, duy trì độ
sâu của hơi thở và ngăn chặn quá trình thở hời hợt. Xét theo đường đi từ Kinh
Túc Thiếu Âm Thận, đi thẳng một đường, từ thận ngược lên, xuyên qua gan và cơ
hoành, đi vào phổi, xuôi theo cổ họng, đến hai bên lưỡi. Vậy nên, thông qua
phương pháp hít thở bằng bụng, có thể làm cho khí phổi từ trên xuống dưới đến
thận để bổ dưỡng thận khí. Điều này cũng phù hợp với khái niệm phổi kim sinh thận
thủy trong ngũ hành.
Trình tự thao tác của
phương pháp hít thở bằng bụng như sau:
① Hít thở
phải sâu dài mà từ từ.
② Dùng mũi
hít khí vào, dùng miệng thở khí ra.
③ Mỗi lần
hít thở trong khoảng 15 giây. Tức là hít vào một hơi thật dài (căng bụng lên)
khoảng 3 – 5 giây, giữ nín thở 1 giây; sau đó thở ra chầm chậm (xẹp bụng xuống) khoảng 3 – 5 giây, giữ nín thở 1 giây.
④ Mỗi lần
làm 5 – 15 phút, có thể làm trong 30 phút là tốt nhất.
Người khỏe mạnh, có
thể kéo dài thời gian nín thở, tiết tấu hít thở cố gắng hết sức càng chậm càng
sâu. Người có sức khỏe kém, có thể không nín thở, nhưng phải hít khí vào đủ,
khi thở ra phải hết triệt để. Mỗi ngày luyện tập 1 – 2 lần. Trong quá trình hít
thở nếu trong miệng có nước bọt tràn ra (tức là kim tân ngọc dịch), có thể nuốt
xuống từ từ, để bổ thận tinh (nước bọt là dịch thận).
3. Xoa huyệt Dũng Tuyền
Trong cuốn “Thọ Thân
Dưỡng Lão Tân Thư” có ghi lại phương pháp xoa huyệt Dũng Tuyền và nghiệm chứng
công hiệu của nó như sau:
“Huyệt ở phía trên lòng bàn chân, thấp khí đều thâm nhập vào từ đây.
Ngày đêm, thường để hai bàn chân trần, dùng một tay nắm ngón chân, một tay xoa,
xoa một lúc lâu, cảm thấy lòng bàn chân nóng, thì cầm ngón chân hơi chuyển động,
mệt mỏi thì tạm thời nghỉ ngơi. Hoặc nhờ người khác xoa cũng được, nhưng không
tốt bằng tự bản thân xoa”.
Huyệt Dũng Tuyền ở
lòng bàn chân, ở chỗ lõm sâu nhất khi co bàn chân, cuộn ngón chân lại. (Còn một cách khác để xác định huyệt Dũng Tuyền
là, đưa bàn chân ra phía trước, chỗ lõm xuống ở lòng bàn chân, nơi 1/3 đường nối
liền từ giữa kẻ chân ngón thứ hai và ngón thứ ba với điểm cuối gót chân).
4. Xoa huyệt Thận Du
Huyệt Thận Du nằm ở
khu xương sống, dưới chỗ gồ lên của xương sống thắt lưng thứ hai, cách đường
chính giữa phía sau lưng 1.5 tấc. (Còn một
cách khác xác định vị trí huyệt: ở mặt sau thắt lưng, vị trí nằm hai bên cách
huyệt Mệnh Môn sau rốn độ rộng hai ngón tay).
Huyệt Thận Du chủ trị
bộ phận tai, các chứng bệnh tạng thận; thường dùng trị bệnh ù tai, điếc tai;
lưng đau, chân lạnh, tiểu són, tiểu dắt, di tinh, liệt dương, tiết sớm; kinh nguyệt
không đều, bệnh khí hư, hiếm muộn.
Cách xoa huyệt Thận
Du: Lòng hai bàn tay đặt tại hai huyệt Thận Du ở phần eo lưng, xoa bóp trên dưới
36 lần, một ngày có thể thực hiện nhiều lần.