st trên net
Tương truyền rằng Hồ Xuân Hương túng tiền
đến mượn Chiêu Hổ 5 quan tiêu tạm, đếm mãi không đủ nên trách:
-Sao
nói rằng năm lại có ba?
Trách
người quân tử hẹn sai ra.
Bao
giờ thong thả lên chơi nguyệt.
Nhớ
hái cho xin nắm lá đa!
Chiêu Hổ trả lời:
-Rằng
gián thì năm, quý có ba!
Bởi
người thục nữ tính không ra.
Ừ
rồi thong thả lên chơi nguyệt.
Cho
cả cành đa lẫn củ đa.
Chiêu Hổ không đủ năm quan tiền quý, nên
mưu mẹo cho mượn vẫn đúng năm quan như y hẹn, nhưng lại tính theo tiền gián, có
giá trị thấp hơn, làm nữ sĩ cụt hứng.
Vậy tiền quý và tiền gián khác nhau ở như
thế nào? ...
Từ thời Bắc thuộc , nước ta dùng các loại
tiền của Trung Quốc. Đến năm 968, sau khi dẹp loạn Mười hai Sứ quân, Đinh Bộ
Lĩnh lên ngôi hòang đế, tức Đinh Tiên Hoàng, niên hiệu Thái Bình và năm 970 cho
đúc tiền Thái Bình Hưng Bảo, mở đầu kỷ nguyên tiền tệ Đại Việt. Các thời đại
sau tiếp tục đúc tiền theo hình thức như vậy.
Đơn vị để tính tiền gồm: quan, tiền và đồng
(tức trự tiền, là đơn vị nhỏ nhấtü).
Mỗi quan gồm mười tiền, mỗi tiền gồm bao nhiêu đồng thì tùy theo sự quy định của
từng thời đại:
- Năm 1225, Trần Thái Tông định phép
dùng tiền: dân gian dùng tiền với nhau là 69 đồng, gọi là tiền bớt; nộp lên thì
1 tiền là 70 đồng.
- Năm 1428, Lê Thái Tổ đúc tiền Thuận
Thiên, tính 50 đồng là một tiền.
- Năm 1439, Lê Thái Tông định 60 đồng
làm 1 tiền. Quy định này, 1 quan gồm 600 đồng tiền, ổn định mãi đến khi nhà
Nguyễn chấm dứt năm 1945, như ta thấy:
Một
quan là sáu trăm đồng,
Chắt
chiu tháng tháng cho chồng đi thi,
Chồng
tôi cỡi ngựa vinh quy,
Hai
bên có lính hầu đi dọn đàng,
Tôi
ra đón tận gốc bàng,
Chồng
tôi xuống ngựa, cả làng ra xem.
Các cô gái ngày xưa, tần tảo dệt vải
quay tơ, dành dụm từng đồng tiền nhỏ bé để đức lang quân có phí trẩy kinh; đến
khi hiển đạt, vị tân quan trở về đưa cô vợ hiền hậu số tiền được thưởng để làm
lễ vinh quy bái tổ:
- Một quan tiền tốt mang đi Nàng mua những
gì mà tính chẳng ra?
Cô vợ lễ phép thưa:
-Thoạt tiên mua ba tiền gà, 3 tiền x 60đ
= 180đ
Tiền rưỡi gạo nếp với ba đồng trầu. 1,5
x 60đ + 3đ = 93đ
Trở lại mua sáu đồng cau, = 6đ
Tiền rưỡi miếng thịt, giá rau mười đồng.
1,5 x 60đ+10đ = 100đ
Có gì mà tính chẳng thông,
Tiền rưỡi gạo tẻ, sáu đồng chè tươi. 1,5
x 60đ + 6đ = 96đ
Ba mươi đồng rượu chàng ơi, = 30đ
Ba mươi đồng mật, hai mươi đồng vàng(*)
30đ + 20đ = 50đ
Hai chén nước mắm rõ ràng,
Hai bảy mười bốn kẻo chàng hồ nghi. 2 x
7đ = 14đ
Hăm mốt đồng đậu nấu chè, = 21đ
Mười đồng nải chuối, chẵn thì một quan!
= 10đ
1 quan = 600đ
Tuy vậy, khoảng thế kỷ XVIII, trong dân
gian lại xuất hiện thêm hình thức tiền quý (cổ tiền) và tiền gián (sử tiền): mỗi
quan tiền quý ăn 600 đồng tiền kẽm như cũ, nhưng mỗi quan tiền gián chỉ ăn 360
đồng tiền kẽm mà thôi. Do vậy, khi Chiêu Hổ đưa Hồ Xuân Hương mượn 1800 đồng tiền
kẽm tức là 5 quan tiền gián, giá trị chỉ tương đương 3 quan tiền quý:
5 quan tiền gián = 5 quan x 360đ/quan =
1800đ
3 quan tiền quý = 3 quan x 600đ/ quan =
1800đ
Sự thật, Hồ Xuân Hương cần đến 5 quan tiền
quý chứ không phải 5 quan tiền gián.
Sự xuất hiện của tiền quý, tiền gián đôi
khi gây rắc rối trong việc tính toán chợ búa nên nó không được phổ biến lâu
dài. Còn tỷ lệ một quan ăn 600 đồng tiền kẽm thì đã phổ biến từ lâu, lại dễ
tính toán nên có tính ổn định trong dân gian đến nỗi sau này, tiền đúc do Ngân
hàng Đông Dương của Pháp phát hành cũng có lọại bị ảnh hưởng bởi tỉ lệ này như
ta thấy:
Năm 1905, Chính quyền Bảo hộ Bắc kỳ đã
cho phát hành loại tiền đúc bằng hợp kim kẽm, mặt trước ghi chữ Pháp
‘’Protectorat du Tonkin - 1905’’, nhưng mặt sau lại ghi bằng chữ Hán là ‘’lục
bách phân chi nhất - thông bảo’’ có nghĩa là đồng tiền này ăn 1/600 của một
quan, nên có giá trị tương đương với các đồng tiền kẽm do triều đình Huế phát
hành từ trước nhu tiền kẽm Gia Long Thông Bảo, Minh Mạng Thông Bảo, Thiệu Trị
Thông Bảo và Tự Đức Thông Bảo; hoặc ăn bằng 1/10 loại tiền Thành Thái Thông Bảo
- Thập Văn là loại tiền đồng ăn 10 đồng tiền kẽm được triều đình Huế phát hành
cùng thời.
Nhưng đến thời Bảo Đại (1926-1945) ngoài
việc đúc và phát hành các loại tiền có tính chất truyền thống, do nhiều biến động
về kinh tế xã hội, đã cho phát hành lọai tiền Bảo Đại Thông Bảo được sản xuất bằng
máy dập của Pháp. Loại tiền mới này, nhỏ mỏng đến nỗi 2 hoặc 3 đồng tiền này mới
ăn được 1 đồng Khải Định Thông Bảo của vua cha (cũng được sản xuất bằng máy dập), làm người dân chua xót:
Hai
con đổi lấy một cha, Làm cho thiên hạ xót xa vì tiền!
Chú thích: (*) “vàng” tức vàng bạc, đồ
mã
Năm 1934, gia tộc nhà ông Lê Phát Đạt – ông Huyện Sỹ (ông ngoại Nam
Phương Hoàng Hậu) gả Nguyễn Hữu Thị Lan về làm hoàng hậu nhà Nguyễn. Cậu hai Lê
Phát An tặng cho cháu gái 1 triệu đồng tiền mặt làm của hồi môn ôm theo “dằn mặt”.
Hoàng gia khi đó rất nghèo, một triệu đồng Đông Dương đương 22.000 cây vàng.
Tờ tiền Đông Dương giai đoạn 1921-1939
Một triệu đồng Đông
Dương bằng 10 000 tờ giấy Xăng (tờ giấy bạc
100 đồng Đông Dương) – số tiền chi ra tổng 22.000 lượng vàng tính bằng tiền
bây giờ cỡ khoảng hơn ba chục triệu Mỹ kim chứ bao nhiêu, chưa kể 100 năm về
trước tiền còn có giá biết chừng nào.
Con gái đại gia lấy chồng
làm Vua có khác !
Thì ra cái sự giàu có của
đại gia Nam Kỳ trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh không những có thiệt mà còn kinh
khủng hơn trong truyện.
Ông bà Nam Kỳ xưa có
câu “Tiền muôn bạc vạn” chỉ sự giàu
sang phú quý của những nhà “giàu nứt vách đổ tường”.
Bạc vạn là từ 10.000, bạc
muôn là trên 100.000 đồng.
Đồng tiền xưa rất mắc,
năm 1925, một mẫu ruộng tốt ở Nam Kỳ có giá 50 đồng – có khi 80 đồng. Được xếp
loại “đại điền chủ” thì gia đình đó phải có 50 mẫu ruộng trở lên, vị chi 50 mẫu
điền x 50 đồng = 2.500 đồng bạc, hoặc 80 x 50 = 4.000 đồng bạc là gia tài của một
đại điền chủ thấp nhứt.
Năm 1930 Nam Kỳ có cả
thảy 6.690 đại điền chủ có từ 50 mẫu đất trở lên.
Coi truyện Hồ Biểu
Chánh ta thấy chưa có ông đại điền chủ nào có tiền mặt trong nhà quá 40.000 đồng.
Trong tiểu thuyết “Con nhà giàu” ta thấy cha mẹ cậu Tư – một đại điền chủ có 500
mẫu điền chết để lại có 25.000 đồng trong tủ.
Hồi xưa tiền có giá,
chưa có danh từ tỷ phú như bây giờ, chỉ triệu phú là hết mức. Vậy số tiền một
triệu đồng của cậu hai Denis Lê Phát An cho bà Nam Phương lớn không thể tưởng
tượng.
Chúng ta cũng không quên
ông Nguyễn Hữu Hào bà Lê Thị Bính chỉ có 2 cô con gái, ngoài một triệu lận lưng
khi lấy chồng, sau đó khi cha mẹ chết bà Nam Phương còn được chia một nửa gia
tài của cha mẹ nữa.
Trong
Con Nhà Nghèo cậu Ba Cam đi làm Sốp Phơ (Chauffeur). cho Thầy Kiện một tháng đã
có 40 đồng Đông Dương coi như la phủ phê lắm rồi vì ở dưới Gò Công thằng Cu đi
làm mướn chủ nuôi cả năm chỉ được có ba bốn chục đồng Bạc.
Thầy
thông trong Cô Lý Cô Đào mỗi ngày làm có 1 đồng bạc tháng đi làm chạy 26 đồng
mà đã nuôi được vợ con. Ngặt sau này vợ
con bệnh nên bán chiếc xe máy giá 20 đồng, thầy tiếc không bán vì chiếc xe máy
kiểu Pháp thầy mua tới 40 đồng tức gần hai tháng lương của thầy.
Sau
này người ta đem bỏ con thầy lụm về nuôi phát hiện ra 50 tờ giấy Bạc từ đó phất
lên làm giàu.
Cho
nên số tiền này thuở đó là khổng lồ, nếu so sánh với bạc hiện nay, thì số tỷ vẫn
chưa vừa, vì tỷ phú ngày nay có hiếm, chớ như hồi năm một ngàn chín trăm hai
mươi ngoài, đầu thế kỷ hai mươi, tờ giấy xăng (100$) có người trọn đời chưa từng
thấy, và giàu bạc muôn, tức trong nhà có được mười ngàn, đã là giàu bạc nứt đố
đổ vách..”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét