Norimitsu Odachi là tên một thanh kiếm lớn
lạ thường ở Nhật Bản. Thanh kiếm lớn đến mức nhiều người cho rằng nó từng được
sử dụng bởi người khổng lồ. Ngoài những thông tin cơ bản như: được rèn từ thế kỷ
15, dài 3,77 m và nặng 14,5 kg, thanh gươm ấn tượng này vẫn luôn được bao phủ
trong nhiều bí ẩn.
Lịch
sử của kiếm Odachi
Nhật Bản khá nổi tiếng với kỹ thuật rèn
kiếm. Những thợ rèn người Nhật từ xa xưa đã chế tạo nhiều loại kiếm khác nhau,
nhưng có lẽ hình ảnh quen thuộc nhất là những cây katana gắn liền với các
samurai tên tuổi. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều loại kiếm khác được tạo ra trong các
thế kỷ trước ít được biết đến, một trong số đó là Odachi.
Odachi nghĩa là “thanh kiếm lớn”, đôi
khi được gọi là nodachi, là một loại kiếm trận truyền thống của Nhật Bản, có lưỡi
kiếm hơi cong và thường dài khoảng 90-100 cm. Một số thanh thậm chí có lưỡi dài
đến 2m.
Odachi là một trong những vũ khí được lựa
chọn trong các cuộc chiến thời Nam Bắc Triều Nhật Bản, kéo dài trong phần lớn
thế kỷ 14. Trong thời kỳ này, Odachi dài khoảng hơn 1m. Vũ khí này đã bị thất sủng
trong 1 thời gian do tính thực chiến không cao. Tuy nhiên, việc sử dụng nó chỉ
chấm dứt vào năm 1615, sau “Cuộc vậy hãm Osaka”, khi Mạc Phủ Tokugawa tiêu diệt
gia tộc Toyotomi.
Những người sử dụng kiếm Odachi thường
là lính kỵ binh hoặc bộ binh. Lính bộ binh khi sử dụng Odachi thường đeo nó sau
lưng thay vì bên eo do chiều dài đặc biệt của thanh kiếm. Tuy nhiên điều này khiến
họ không thể nhanh chóng tuốt gươm ra khỏi vỏ khi giao chiến.
Ngoài ra, người sử dụng cũng có thể mang
thanh Odachi trên tay. Trong giai đoạn Muromachi kéo dài từ thế kỷ 14-16, thông
thường chiến binh sử dụng Odachi sẽ có một người tùy tùng hỗ trợ anh ta lấy vũ
khí.
Odachi được biết đến là một loại vũ khí
khá cồng kềnh, nó không được sử dụng phổ biến trong chiến đấu. Thay vào đó, nó
có thể đã được sử dụng như một loại cờ hiệu trong quân đội, tương tự vai trò của
một lá cờ trong trận đánh.
Hơn nữa, nhiều bằng chứng chỉ ra rằng
Odachi giữ vai trò quan trong trong các nghi lễ, phổ biến vào thời Edo.
Ngoài ra, Odachis đôi khi được đặt trong
các đền thờ giáo phái Shinto như một lễ vật dâng lên các vị thần. Odachi cũng
là một minh chứng cho trình độ của người rèn kiếm, vì lưỡi kiếm không dễ chế tạo.
Một bức tranh mô tả Hiyoshimaru gặp
Hachisuka Koroku trên cây cầu Yahabi. Trên lưng ông đang đeo là 1 cây Odachi. (Ảnh:
Ancient Origins)
Chủ nhân của Norimitsu Odachi là những
chiến binh khổng lồ?
Liên quan đến thanh Norimitsu Odachi,
nhiều người ủng hộ quan điểm nó đã từng thực sự được sử dụng trong chiến đấu,
vì vậy người sử dụng nó hẳn phải là một người khổng lồ.
Bên cạnh đó, cũng giả thuyết thứ 2 đơn
giản hơn cho thanh gươm đặc biệt này là nó được sử dụng cho các mục đích phi
chiến đấu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét