st trên net.
Tranh thủy mặc là gì?
Thủy là nước, mặc
là mực. Tranh thủy mặc được vẽ bằng mực nước, hay còn gọi là mực tàu trên giấy
(thường là giấy xuyến chỉ) hoặc lụa. Các chủ đề chính trong tranh thường là cây
cối, hoa, phong cảnh, chim thú, người... và thường kèm theo thơ chữ Hán. đó là
một phong cách cổ điển của người phương Đông. Thật ra, đây là nền nghệ thuật có
phong cách riêng, là sự tổng hợp giữa thơ, thư, họa và dấu ấn, là một sự tổng hợp
giữa nội dung ý nghĩa, kiến thức và tâm hồn, làm xao xuyến biết bao thế hệ người
mê tranh.
Bức tranh Tùng hạc
tường xuân - một bức tranh thủy mặc nổi tiếng của tác giả Trương Hán Minh
Công cụ chuyên dùng
Được vẽ bằng bút
lông, dùng thuốc nước hoặc mực nho trên giấy xuyến chỉ (loại giấy làm thủ công nhưng rất cao cấp, trắng, mịn, chứ không phải
hơi vàng ngà và sần như giấy dó của tranh Đông Hồ), họa sĩ vẽ thủy mặc phải
hơn cả một võ sư: tích đủ nội công lại đầy cảm xúc, ý tưởng rồi mới hạ bút, vì
đặc điểm của giấy xuyến chỉ là rất thấm mực, bút vẽ nét nào ăn nét ấy, không thể
sửa chữa. Sắc màu của mực đậm hay nhạt tùy vào nét bút đưa đường nét và tạo
hình thế nào, tạo ra thay đổi bất ngờ. Vì vậy mà hai chữ bút mực không chỉ là
những công cụ và phương tiện trong thư pháp và hội họa mà cũng chính là từ gọi
thay cho nghệ thuật thư pháp hội họa.
Bút lông, nghiên mực
là những công cụ không thể thiếu trong tranh thủy mặc
Muốn có một tác phẩm
tranh thủy mặc tốt, điều kiện trước tiên là công cụ phải tốt. Công cụ vẽ bao gồm:
giấy, bút, mực, nghiên, gọi nôm na là “văn phòng tứ bảo” (文房四寶).
Trước hết, phải biết
chọn cọ vẽ, bút lông loại cứng hay loại mềm, tùy thuộc đối tượng vẽ, ví dụ:
phác thảo trúc và lan, dùng bút lông sói, khi nhuộm màu chọn bút lông dê, dùng
cọ cứng để vẽ sơn thủy, rễ cây. . .
Giấy xuyến chỉ là
giấy vẽ ăn ý điều hòa với mực, tạo sức lan tỏa theo ý muốn đi bút tạo hình của
tác giả. Mực tốt phải nhuyễn, khi hòa với nước thể hiện 7 màu đen đậm nhạt sáng
tối rất đa dạng.
Nghiên tốt giúp mài
mực thật nhuyễn, tránh cặn và không mau khô. Chất lượng của giấy, bút, mực,
nghiên là cơ sở tiền đề giúp cho họa sĩ thể hiện độ sâu của tác phẩm. Tuy
nhiên, đối với người mới học vẽ, thì không cần yêu cầu quá cao về công cụ nêu
trên.
Kỹ thuật cầm bút, xử lý màu sắc, đòi hỏi đôi tay họa sĩ luôn nhịp nhàng, uyển chuyển khi thể hiện nội dung tác phẩm. Những đường nét uyển chuyển mềm mại, bay bướm, đậm nhạt theo cảm xúc và ý tưởng cấu trúc nội dung của tác phẩm đã tạo nên bức tranh sống động phóng khoáng, khó có loại tranh nào sánh được. Cho nên, yêu cầu trước tiên và căn bản đối với người mới học vẽ chính là tinh thần chịu khó khổ luyện. Sự kiên nhẫn và khéo léo là một đức tính cần có của người họa sĩ vẽ tranh thủy mặc
Khi vẽ tranh thủy mặc
đòi hỏi người họa sĩ phải thuần thục trong các thao tác từ việc điểm mực nhiều
hay ít, kết hợp với sự linh hoạt của các ngón tay trên bàn tay để đưa cánh tay
nhịp nhàng lên xuống nhanh chậm, tạo ra những đường nét đậm nhạt, cấu trúc hình
khối đa dạng. Vận dụng cọ bút với nhiều góc độ biến hóa khác nhau như đứng thẳng
cọ, để nghiên cọ, xoay cọ… tạo nên đường nét sống động và tự nhiên, nói nôm na
là "Trong cọ có cọ" "Bút chưa tới ý đã tới"… Sự kết hợp ấy
thể hiện kỹ năng, kỹ xảo điêu luyện, tận dụng ánh sáng học, màu học, lập thể học,
lột tả ý tưởng nội dung sâu sắc, tinh thần Thiền học của tác giả. Ví dụ như:
tác giả không hề vẽ nước, nhưng người xem vẫn cảm thấy nước đang chảy, hoặc tưởng
tượng ra mây bay và thác gầm…
Bố cục
Bố cục của tranh hết
sức công phu, mức độ tụ (nhiều) thư (ít) giữa chủ cảnh và phối cảnh, phải phân
bố thật khéo léo, thẩm mỹ, bố trí vị trí phù hợp, giữ cho tổng quan cảnh vật
trong tranh được cân bằng, không quá dày hoặc quá thưa.
Trình bày một bài
thơ bằng thư pháp bên cạnh tranh cũng phải cân nhắc, chỉ dùng khi bình diện
tranh hơi trống, lạc khoản và dấu ấn khi được tác giả bố trí khéo léo, cũng làm
tăng thêm giá trị nghệ thuật cho tranh thủy mặc.
Bố cục xa gần khác
nhau gợi lên chiều sâu cho không gian và cảm xúc cho bức tranh
Tranh thủy mặc đồng
hành với "thơ, thư, họa, ấn", tác giả phải biết lúc nào chỗ nào nên
có thơ bên cạnh, điểm xuyến thêm dòng thư pháp, đóng một dấu gây ấn tượng.
"Thơ là ý của tranh, thư pháp là cốt của tranh", qua thơ, thư và dấu ấn,
tác giả bày tỏ hài bảo qua kỹ thuật nhuần nhuyễn, gửi gắm lý tưởng cao cả qua
tranh, thổi hồn vào tranh, đó chính là những giá trị nghệ thuật của tranh thủy
mặc.
Một câu thơ đề từ
được đặt đúng chỗ, hợp nội dung sẽ khiến cho bức họa tăng thêm phần giá trị
"Trong họa có
thi" là một đặc điểm thường thấy trong tranh thủy mặc
Muốn thưởng thức và
đánh giá một bức tranh thủy mặc, chạm trán trước tiên với người xem là màu sắc
và cảnh vật trong tranh, tất nhiên đòi hỏi kỹ thuật, kỹ xảo của tác giả trình
bày sao cho vẽ cái gì giống cái đó như núi cao thì hùng vĩ, con vật thì khả ái,
hoa lá thì tươi đẹp… Tuy nhiên tác giả còn phải có bút pháp nghệ thuật, nhằm lột
tả ngụ ý sâu xa, giúp người xem khám phá và cảm nhận dần dần được tinh, khí, thần
sâu lắng nội tại của bức tranh. Ví dụ, cây trúc (khúc mắt, thẳng đứng) biểu
trưng của khí tiết khiêm tốn, bất khuất cao thượng của người quân tử; hoa mẫu
đơn (vốn chỉ dành cho vua chúa) đại diện mơ ước cho giàu sáng phú quý…
Cây trúc - biểu
trưng cho người quân tử thời xưa
Hoa sen - biểu tượng
của sự thanh cao
Khi tác phẩm có
tính triết lý về cuộc đời, về thiên nhiên, thì dù đó là phong cảnh bốn mùa:
xuân hạ, thu, đông; đàn ngựa, đôi hạc, cây tùng, hoa cúc, hoa hồng, hoa mẫu
đơn… cũng sẽ trở nên đa dạng xuất thần, thu hút và cảm động lòng người.
Thể theo lối vẽ và
phong cách hội họa, chia tranh thủy mặc Trung Quốc làm 2 dạng: tranh màu tả thực
và tranh thủy mặc ngụ ý với những nét chấm phá truyền thần.
Tranh tả thực (Tề tất
họa), tức lối vẽ hết sức chi tiết sát với cảnh thực, ở Việt Nam gọi là công
bút. Bút pháp này tế nhị gọn ghẽ với những đường nét giàu sức thể hiện, phác họa
nên giàn khung của cảnh vật, trong quá trình này họa sĩ hết sức chú trọng từng
bộ phận chi tiết của cảnh vật sau đó tiến hành tô màu. Phẩm màu tươi đậm dùng
cho lối hội họa này phần nhiều là các loại chất khoáng vì thế mà qua nhiều năm
bảo tồn, màu sắc vẫn tươi rói.
Tranh thủy mặc ngụ
ý (Thô tất họa), đường nét giản đơn, phác họa nên chất liệu và ngụ ý của cảnh vật.
Thường vẽ phong cách này là họa sĩ Tề Bạch Thạch (thế kỷ 19), vẽ tôm, cá, cực
siêu, sống động và họa sĩ Từ Bi Hồng (thế kỷ 20) với những bức vẽ về ngựa trình
độ bậc thầy “thiên hạ vô địch”. Cả hai ông đều có bảo tàng cá nhân ở Thủ đô Bắc
Kinh.
Bức tranh tôm của họa
sĩ Tề Bạch Thạch
Tề Bạch Thạch là họa
sĩ đã đạt đến đỉnh cao trong việc lột tả đặc điểm, thần thái của con tôm, mà
chưa họa sĩ nào có thể vượt qua ông
Tác phẩm vẽ ngựa của họa sĩ Từ Bi Hồng
Có thể khẳng định rằng,
Từ Bi Hồng là một họa sĩ bậc thầy khắc họa ngựa một cách xuất thần
Tranh phong cảnh của
họa sĩ Vương Duy
Bức tranh thủy mặc
thể hiện sự ung dung tự tại của bậc quân tử thời xưa - họa sĩ Vương Duy.
Về tranh thủy mặc, thưởng thức và tri thức rất nhiều. Một bài viết nhỏ đã quá dài cho độc giả thời nay nên mình tạm dừng ở đây.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét