26/04/2022

Xoa bóp 4 huyệt dưới đây có tác dụng bổ thận, giải độc, an thần...

Bài đã lâu, kéo lên biết đâu lại có ích.

1. Huyệt Quan Nguyên
Theo "Trung y cương mục", huyệt vị này được coi là cửa (Quan) của nguyên khí (Nguyên), vì vậy nó có tên gọi là Quan Nguyên.
- Cách xác định vị trí:
Huyệt nằm trên đường trục giữa cơ thể, dưới rốn 3 thốn hoặc ở điểm nối 3/5 trên và 2/5 dưới của đường nối điểm giữa bờ trên xương mu và rốn.
Vị trí huyệt Quan Nguyên trên cơ thể. (Tranh: nguồn Internet).
- Tác dụng:
Quan Nguyên là huyệt hội của ba kinh âm và mạch nhâm, được cổ nhân coi là nơi "nguyên âm và nguyên dương giao nhau trong cơ thể". Huyệt vị này tập trung nguyên khí và có vai trò đặc biệt quan trọng.
Thường xuyên xoa bóp huyệt Quan Nguyên sẽ đạt được công dụng bồi thận, bổ khí, hồi dương, khử hàn thấp và tăng cường khả năng miễn dịch.
Xoa bóp huyệt Quan Nguyên còn trị các bệnh về kinh nguyệt, di mộng tinh, liệt dương, bụng dưới đau, tiêu chảy, các bệnh về đường tiểu, hỗ trợ điều trị vô sinh, nâng cao sức đề kháng, bồi bổ cơ thể, điều trị suy nhược toàn thân và các chứng hư tổn.
Nghiên cứu hiện đại cho thấy, châm cứu huyệt Quan nguyên đặc biệt có tác dụng cải thiện huyết động học, làm ổn định và gia tăng chỉ số SI và LVSWI của cơ tim.
Ngoài ra, nó còn có tăng cường lưu lượng tuần hoàn vành, nâng cao khả năng chịu đựng của cơ thể trong điều kiện thiếu ôxy, cải thiện và điều tiết miễn dịch.
- Cách xoa bóp:
Dùng tay xoa bóp hoặc dùng ngải cứu đều có thể kích thích huyệt Quan Nguyên. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn nên dùng tay ấn vào vị trí của huyệt hằng ngày trước khi đi ngủ.

2. Huyệt Hợp Cốc
Huyệt ở vùng hổ khẩu, có hình dạng giống như chỗ gặp nhau (Hợp) của miệng hang (Cốc) nên có tên gọi là Hợp Cốc hoặc Hổ Khẩu.
- Cách xác định vị trí:
Tự lấy huyệt cho mình: Khép khít các ngón tay trên bàn tay, sau đó áp ngón cái vào ngón trỏ tạo thành một khối cơ nổi lên, đó là vùng huyệt. Dùng tay kia ấn day vào thấy các giác tê tới tận đầu ngón tay út, lúc đó bạn đã sờ đúng huyệt.
Lấy huyệt cho người khác: Làm động tác bắt tay thân hữu với người đó (tay phải mình bắt tay phải của người kia), co gấp hết cỡ ngón tay cái của mình lại, đầu ngón tay cái sẽ đặt đúng vùng huyệt của họ.
Khi day huyệt Hợp Cốc cho người khác, bản thân mình sẽ có cảm giác đụng vào 1 hạt như hạt gạo.
- Công dụng:
Theo quan điểm của Đông y, Hợp Cốc có ảnh hưởng trực tiếp tới hệ tiêu hóa và các cơ bóp. Xoa bóp huyệt vị này rất hữu ích trong việc chữa trị ngộ độc rượu và cải thiện hệ tiêu hóa.
Huyệt Hợp Cốc còn có tác dụng giảm đau. Khi thấy cơ thể xuất hiện các triệu chứng đau đầu, bạn có thể bấm huyệt này để đẩy lùi cơn đau.
Thường xuyên kích thích huyệt Hợp Cốc sẽ giúp cơ thể tăng cường khả năng miễn dịch, thanh nhiệt, giải độc, an thần, đồng thời hỗ trợ điều trị nhiều "bệnh vặt" như đau đầu, nhiệt miệng, đau răng, sốt…
- Cách xoa bóp: 
Dùng ngón tay cái ấn vào huyệt Hợp Cốc của bàn tay còn lại, vài vòng đầu tiên dùng lực vừa phải, sau đó ấn day sâu dần, duy trì từ 3-5 phút thì đổi tay.
Cần lưu ý rằng, thao tác ấn day huyệt Hợp Cốc không sử dụng đối với phụ nữ đang mang thai.

3. Huyệt Nội Quan
Theo "Trung y cương mục", huyệt vị này có tác dụng trị bệnh ở ngực, lại nằm ở khe mạch trên tay nên được gọi là Nội Quan.
- Cách xác định vị trí:
Huyệt Nội Quan nằm ở mặt trước cẳng tay, giữa hai gân cơ gan tay lớn và gan tay bé (gấp bàn tay vào cẳng tay và nghiêng bàn tay vào phía trong cho nổi rõ khe cơ), trên nếp gấp khớp cổ tay 2 thốn, mỗi bên một huyệt.



- Công dụng:
Huyệt Nội Quan có tác dụng điều hòa khí huyết, ích tâm, an thần. Từ hơn 3000 năm trước, cổ nhân đã phát hiện ra tác dụng thần kỳ của huyệt vị này trong việc bảo vệ trái tim.
Thường xuyên kích thích có thể chữa trị các chứng bệnh như viêm cơ tim, thiểu năng tuần hoàn động mạch vành tim, giảm nguy cơ đau tim, đồng thời có công hiệu chữa đau cẳng tay, viêm khớp cổ tay, suy nhược thần kinh, mất ngủ…
- Cách xoa bóp:
Dùng ngón tay cái ấn xuống vị trí của huyệt, mỗi lần ấn khoảng 3 phút hoặc ấn cho tới khi cảm thấy đau nhói cục bộ thì dừng lại. Mỗi ngày nên ấn huyệt 2 lần, tốt nhất là vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.

4. Huyệt Yêu nhãn

Vị trí huyệt Yêu nhãn: Giơ cao tay người và nghiêng mình đi một chút, chỗ lõm hai bên thắt lưng (tương ứng với đốt sống thắt lưng 4) hiện rõ, huyệt nằm ở giữa đáy lõm từ mỏm gai đốt sống thắt lưng 4 đo ngang ra 3,8 tấc.

Theo Đông y, dùng mu bàn tay hoặc 2 ngón tay chụm lại, ấn day vào huyệt Yêu nhãn (mắt lưng) có tác dụng làm lưu thông các tĩnh mạch và tăng cường sức khỏe cho khu vực thắt lưng.

Không chỉ vậy, cách bấm huyệt này còn làm cho thông nhĩ thính tai, sáng mắt, củng cố tinh dịch, bổ thận và kéo dài tuổi thọ.

Nam giới thường xuyên bấm huyệt yêu nhãn, có thể giúp cho sống lưng thẳng lâu hơn, khi về già ít bị bệnh còng lưng. Ngoài ra còn có thể phòng tránh và giảm nhẹ các bệnh đau lưng do gió lạnh (phong hàn).

Không những thế, mát xa thường xuyên vùng eo cũng có thể làm cho vùng da lưng thông suốt, mạng lưới mao mạch hoạt động nhịp nhàng, thúc đẩy tuần hoàn máu, tăng tốc độ trao đổi chất.

Đồng thời kích thích các dây thần kinh, kích thích nhẹ lên hệ thần kinh, giúp sửa chữa các tổn thương mô và cải thiện độ bền cơ bắp vòng eo.

Ngoài ra, mát xa vùng eo cơ thắt lưng có thể phòng chống căng thẳng, hỗ trợ điều trị chứng đau thắt lưng.

 Không chỉ giúp tăng cường sức khỏe, xoa bóp 4 huyệt vị này còn có khả năng chữa trị nhiều bệnh và từ đó giúp bạn kéo dài tuổi thọ.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét