31/03/2016

Kinh Nhật tụng

PHÚC TRUNG Huỳnh Ái Tông
PL. 2555


I - Dẫn: 
Kinh có nghĩa là lời của Phật, Bồ Tát hay chư Tổ dạy cho đệ tử được ghi chép lại, những lời này là Chân Lý không thể thay đổi, hợp với trình độ mọi người. Kinh Nhật Tụng là kinh dùng để tụng hàng ngày ở chùa cũng như ở tại gia của cư sĩ. Trước đây và ngày nay, kinh Nhật Tụng gồm có các kinh: Công Phu Khuya (Chú Lăng Nghiêm), Qúa Đường, Cúng Ngọ, An Vị Phật, Cúng Vong, Phóng Sanh, Mông Sơn Thí Thực, Kinh Di Đà, Kinh Phổ Môn, Kinh Kim Cang, Hồng Danh Sám Hối, Kinh Vu Lan.
Cư sĩ thường chỉ tụng có Kinh Di Đà, Kinh Phổ Môn, Kinh Kim Cang, Hồng Danh Sám Hối. Khi nào thọ Bát ở chùa mới tụng thời Công Phu Khuya. Ngoài ra tại gia, Cư sĩ tụng kinh nào cũng tốt cả bởi vì khi tụng kinh thì tam nghiệp thanh tịnh (hành động, lời nói, ý nghĩ), hiểu được lời Phật dạy để thi hành cho đúng pháp. Có người tụng Kinh Dược Sư, Kinh Địa Tạng nhưng có rất nhiều người tụng Diệu Pháp Liên Hoa Kinh (Kinh Pháp Hoa).
II - Ý nghĩa Kinh: 
Trừ một số kinh dành riêng cho trong chùa tụng, những Kinh Cư Sĩ thường tụng có ý nghĩa sau:
1) Kinh A Di Đà: 
Kinh này Phật giảng cho Ông Xá Lợi Phất và những vị khác tại nước Xá Vệ, nơi vườn Kỳ Thọ Cấp Cô Độc. Phật ca ngợi cảnh Tây Phương do Đức Phật A Di Đà làm giáo chủ, ai muốn sanh về cõi nước này thì nên phát nguyện, khi đã sanh về cõi này rồi thì không còn thối chuyển, người nào được sanh về cõi này, thấy mình ở trong hoa sen nở ra, mình ngồi ở trong hoa sen đó. Nếu có ai niệm danh hiệu Đức A Di Đà tu 1 đến 7 ngày, tâm không bị lọan động, khi chết sẽ có Phật A Di Đà, Đức Quán Thế Âm, Đức Đại Thế Chí hiện ra cho thấy, nếu trong lúc chết mà tâm không tán loạn thì được sanh về cõi Phật A Di Đà, nơi đây hết sức sung sướng nên còn có tên là cõi Cực Lạc, vỉ khi chưa thành Phật, Đức A Di Đà có 48 lời nguyện, khi nào Ngài thành Phật, cõi đó phải được như ngài nguyện vậy.
Pháp môn Tịnh Độ chỉ niệm Nam Mô A Di Đà Phật khi đi, đứng, nằm, ngồi để cầu sau khi chết, được sanh về cõi cực lạc. Khi tụng Kinh cho người chết, để cầu cho người chết được sinh lên cõi cao hơn, gọi là cầu siêu, tức là cầu cho sanh về cõi Cực Lạc và cũng để nhắc nhở lời Phật dạy cho những người khác, muốn sanh về cõi cực lạc phải niệm sáu chữ: " Nam Mô A Di Đà Phật!".
2) Kinh Phổ Môn: 
Đây chỉ là phẩm thứ 25, một trong 28 phẩm của Kinh Diệu Pháp Liên Hoa. Phẩm này do Bồ Tát Vô Tận Ý hỏi Phật về Bồ Tát Quán Thế Âm, Phật chỉ rõ Ngài là vị Bồ Tát hay quán sát thế gian, nghe ai kêu cầu, Ngài liền đến cứu giúp, ban cho sự không sợ hãi, Ngài hiện ra khắp nơi, biến hiện thành ra như mọi người để tùy trường hợp mà cứu giúp. Ai muốn nhờ đến sự cứu giúp của Ngài thì hãy niệm danh hiệu của Ngài như: "Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát" hay "Nam Mô Đại Từ Đại Bi Linh cảm cứu khổ, cứu nạn Quán Thế Âm Bồ Tát."
Gặp những khi hoạn nạn, bệnh tật người ta thường hay tụng kinh Phổ Môn để cầu Đức Quán Thế Âm cứu giúp cho được an lành, tai qua nạn khỏi nên gọi là Cầu An.
3) Hồng Danh Sám Hối:
Kinh này có niệm đến 89 vị Phật, sám hối tất cả những tội lỗi trong nhiều đời nhiều kiếp, những tội do mình làm, bảo người khác làm, hay vui vẻ khi thấy người làm đều sám hối, những công đức lành đều hồi hướng về ngôi vị chánh đẳng chánh giác.
Kinh này người ta thường tụng vào những đêm 14 rạng Rằm hay đêm 30 rạng mồng một, cứ mỗi danh hiệu Phật là lạy một lạy, nhờ tụng kinh này thường xuyên, người ta sẽ bớt bao tội lỗi.
4) Kinh Kim Cang: 
Kinh này vốn từ Kinh Đại Bát Nhã, Phật giảng trong 22 năm, tại 4 chỗ, gồm 16 hội, chép thành 600 quyển. Tóm tắt kinh Đại Bát Nhã là Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật gọi tắt là Kinh Kim Cang, rút lại thành một bài là Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh cũng gọi là Bổ Khuyết Chân Kinh, chỉ còn 260 chữ.
Trong Kinh Kim Cang Ngài Tu Bồ Đề hỏi Phật, nếu có người muốn đạt quả chánh đẳng, chánh giác thì phải làm sao để: - Hàng phục vọng tâm và làm sao để an trụ chơn tâm? và lời Phật dạy có thể tóm tắt trong câu : Đừng khởi vọng tâm trụ chấp nơi nào cả. Phật dạy không nên chấp bất cứ thứ gì là thực có, ngay cả:
Nhược dĩ sắc kiến ngã,
Dĩ âm thanh cầu ngã,
Thị nhơn hành tà đạo,
Bất năng kiến Như Lai.
và cuối kinh Phật dạy, nên xem các thứ trên đời như thế này:
Nhứt thiết hữu vi pháp,
Như mộng huyễn, bào, ảnh,
Như lộ, diệc như điển,
Ưng tắc như thị quán.
Chúng tôi tạm dịch:
Phải quán làm sao cho được thế này,
Bao gồm vạn vật ở trần ai,
Tuồng như mộng ảo nhu bọt ảnh,
Nhẹ tợ sương và tia chớp trong mây.
Kinh này có sức chấp phá cấp tốc các phiền não, phá chấp triệt để, nhanh chóng thành bậc chánh giác.
4) Các Kinh khác: Ngoài các kinh trên trong kinh Nhật Tụng, có nhiều người tụng kinh Pháp Hoa, đây là bộ kinh tối thượng thừa giáo hóa hàng Bồ Tát thành Phật, Phật giảng kinh này trong 8 năm nói rõ đạo Phật chỉ có một thừa đó là Phật thừa và chư Phật ra đời là để: Mở đường, chỉ lối cho chúng sanh giác ngộ để nhập vào sự hiểu biết của Phật. Trong kinh có 5000 vị đệ tử vì cống cao ngã mạn nên rời khỏi pháp hội, những vị còn lại đều được Phật thọ ký thành Phật sau này.
Phẩm Pháp Sư , Phật dạy rằng sau nầy ai là Pháp Sư, người truyền bá Giáo lý của Phật phải vào nhà Như Lai, Mặc áo Như Lai, Ngồi tòa Như Lai nghĩa là phải đầy lòng Từ Bi, hết sức nhẫn nhục, xem tất cả các pháp đều là KHÔNG.
Còn trong phẩm cuối cùng thứ 28, Phẩm Phổ Hiền Bổ Tát Khuyến Phát, Đức Phật có dạy, sau khi Ngài diệt độ, nếu ai muốn được kinh Pháp Hoa thỉ phải đắc 4 pháp:
- Được chư Phật ủng hộ.
- Nơi mình phải nảy sanh căn lành, cội đức.
- Phải có lòng Chánh định chắc quyết.
- Phải thấy mình có quả vị Phật vì muốn cứu độ tất cả chúng sanh.
Còn kinh Công Phu Khuya hay Chú Lăng Nghiêm, rút từ trong Kinh Lăng Nghiêm ra, đây là Chú mà Phật đã sai Ngài Văn Thù đem đến cứu Ngài A Nan, khi Ngài bị nàng Ma Đăng Già dùng thần chú của Ca Tỳ Ca La Tiên Phạm Thiên làm hại. Kinh này có công năng Định Tâm, thường đọc Kinh này hay trì Chú thì tai qua nạn khỏi, ma quái không xâm phạm, chư thiên thường hộ trì, muốn điều chi tốt lành đều được thành tựu. Vì công năng như thế nên các Chùa thời công phu đều tụng kinh này.
III - Kết: 
Khi tụng kinh, chúng ta cần hiểu kinh nào có công năng ra sao ? Phật dạy những gì, để tùy trường hợp mà ta tụng kinh, hay nói khác hơn là hiểu cho được nghĩa của Kinh để tu tập, áp dụng vào đời sống của người con Phật.
Ngày xưa chùa thường tụng kinh bằng chữ Hán, gọi là Kinh Chữ, ai không biết chữ có thể nghe, đọc theo dần dần thuộc lòng nhưng không thể nào biết rõ được ý nghĩa của Kinh.
Ngày nay, kinh hầu hết đều có dịch ra chữ quốc ngữ.
Chúng ta tụng và phải để tâm vào chăm chú vào thì sẽ hiểu hết ý nghĩa lời Phật dạy, theo đó chúng ta tu, có như vậy mới thật là lợi ích cho chính bản thân ta, và phần nào lợi ích cho những người chung quanh khi nghe ta tụng Kinh Nghĩa nầy.


30/03/2016

Mẫu chụp ảnh nhóm

Các mẫu tạo dáng này do tác giả Kaspars Grinvalds cung cấp trên trang posingapp.com và được giới thiệu bởi Digital-Photography School.
Thường có ba loại chụp ảnh nhóm. Đầu tiên là những bức ảnh "nghiêm túc" chụp một tập thể nhiều người. Tiếp đó là những bức ảnh thoải mái hơn, vui vẻ hơn giữa những người bạn. Cuối cùng là chụp ảnh cho một nhóm người thân, các thành viên trong gia đình. Theo thứ tự này, chúng ta hãy xem một số ý tưởng tạo dáng.
1. Khi làm việc với một nhóm đông người, bạn sẽ không thể kiểm soát được biểu hiện hay cách tạo dáng của từng người. Để có bức ảnh tốt, bạn cần chú ý đến tổng thể bức ảnh. Hãy tưởng tượng cả nhóm là một đối tượng duy nhất. Về cơ bản, hãy chắc chắn rằng tất cả mọi người trong nhóm đều được nhìn thấy trên ảnh là được.
21 mẫu tạo dáng trong chụp ảnh tập thể
2. Khi chụp ảnh các nhóm lớn, bạn sẽ phải chụp xa và lấy toàn thân để có thể đảm bảo tất cả mọi người đều được lấy vào khuôn hình. Thường với những bức ảnh nghiêm túc và mang tính chất "tư liệu" này, mục tiêu chính của bạn là đảm bảo tất cả mọi người trong nhóm đều được nhìn thấy rõ ràng.
21 mẫu tạo dáng trong chụp ảnh tập thể
3. Nếu có thể, hãy tìm cách để chụp từ một góc độ cao, chẳng hạn như trèo lên một ban công hoặc leo lên một chiếc xe hơi để có được một tầm nhìn cao hơn và chụp hướng xuống. Cách này chắc chắn sẽ hiệu quả, bởi vì thay vì bức ảnh khô cứng thông thường, bạn sẽ nhận được một góc nhìn thú vị và hấp dẫn hơn. Chú ý để mọi người trong ảnh cảm thấy thoải mái, và đừng quá cao khiến mọi người phải ngửa cổ để nhìn vào máy ảnh.
21 mẫu tạo dáng trong chụp ảnh tập thể
4. Có nhiều khi việc tách một nhóm lớn thành những nhóm nhỏ sẽ thích hợp hơn là tất cả cùng chen chúc trong một bức ảnh. Kiểu ảnh này có thể ứng dụng tốt khi chụp một nhóm bạn thân, ví dụ như những người trong một ban nhạc hoặc các đồng nghiệp trong một dự án. Nếu trong nhóm có một lãnh đạo hoặc trưởng nhóm, hãy để anh ấy hoặc cô ấy đứng ở phía trước để tạo điểm nhấn.
21 mẫu tạo dáng trong chụp ảnh tập thể
5. Kiểu ảnh này khá dễ chụp khi chụp một nhóm bạn. Mọi người chỉ cần thể hiện sự vui vẻ và thoải mái, mang lại cảm giác dễ chịu cho người xem.
21 mẫu tạo dáng trong chụp ảnh tập thể
6. Kiểu ảnh này thích hợp để chụp một sự kiện vui vẻ của một nhóm bạn. Hãy đề nghị tất cả mọi người đứng thật gần nhau, sau đó mỗi người nghiêng đầu một chút vào nhau và cùng nhìn vào máy ảnh, có thể khoác vai để thêm độ thân mật.
21 mẫu tạo dáng trong chụp ảnh tập thể
7. Yêu cầu cả nhóm nằm trên cỏ ngoài trời hoặc trên sàn nhà thành một vòng tròn và bạn chụp từ trên cao. Nụ cười vui vẻ của mọi người sẽ là điểm thu hút của bức ảnh.
21 mẫu tạo dáng trong chụp ảnh tập thể
8. Kiểu ảnh này rất thú vị và bổ ích khi chụp một nhóm nhỏ. Chọn một "trưởng nhóm" và đưa người đó ra phía trước, những người còn lại đan xen nhau nghiêng người về hai phía, sao cho người đứng sau hướng về phía máy ảnh qua vai người đứng trước, có thể hơi tựa vào người đứng trước một chút để tạo thêm sự thân ái giữa những người bạn.
21 mẫu tạo dáng trong chụp ảnh tập thể
9. Một biến thể của kiểu trước. Đặt một "trưởng nhóm" ở phía trước và những người khác xuất hiện lần lượt ở phía sau. Chụp ảnh với các thiết lập khẩu độ khác nhau và lựa chọn sau này nếu bạn thích một hoặc tất cả mọi người trong ảnh đều được lấy nét.
21 mẫu tạo dáng trong chụp ảnh tập thể
10. Cách tạo dáng này rất thú vị khi chụp ảnh ngoài trời với một nhóm bạn, chẳng hạn trong một chuyến dã ngoại trong rừng hoặc đi dạo trên bãi biển. Để có kết quả tốt nhất, yêu cầu nhóm chạy một đoạn ngắn và sau đó cùng nhảy lên. Bức ảnh sẽ rất funny và tạo không khí vui vẻ cho cả nhóm.
21 mẫu tạo dáng trong chụp ảnh tập thể
11. Khi muốn chụp nhóm người đứng trong một hàng, hãy thử dùng kiểu này. Chụp từ một khoảng cách gần với khẩu độ rộng và tập trung lấy nét vào người đầu tiên, đảm bảo là mọi người trong ảnh đều được nhìn thấy. Mặc dù những người ở xa sẽ bị mờ, nhưng họ vẫn sẽ đồng ý rằng kết quả là một kiểu ảnh chụp nhóm rất thú vị và khác thường.
21 mẫu tạo dáng trong chụp ảnh tập thể
12. Bây giờ, chúng ta hãy xem xét một số mẫu chụp ảnh trong gia đình. Cách phổ biến nhất để chụp ảnh tất cả các thành viên gia đình là mọi người cùng ngồi trên một chiếc ghế trong phòng khách. Dù đây không phải là cách sáng tạo nhất để chụp một bức ảnh gia đình, nhưng kết quả cũng khá tốt. Cách dễ nhất để cải thiện những bức ảnh kiểu này chỉ đơn giản là cắt cúp thật chặt. Không cần phải đưa cái ghế cũng như nội thất của phòng khách vào trong ảnh, chỉ cần có đầy đủ các thành viên trong gia đình là được.
21 mẫu tạo dáng trong chụp ảnh tập thể
13. Một ý tưởng tốt cho những bức ảnh gia đình chỉ đơn giản là chụp ngoài trời. Cả nhà có thể ngồi trên bãi cỏ, trong một công viên hoặc trên một bãi biển - tất cả những nơi tuyệt vời để có một số bức ảnh gia đình. Chỉ cần nhớ, khi đối tượng của bạn đang ngồi thì bạn đừng có đứng, hãy quỳ xuống thấp và chụp ngang tầm mắt của mọi người.
21 mẫu tạo dáng trong chụp ảnh tập thể
14. Một gia đình nằm gần nhau trên mặt đất. Mọi người hơi nhô nửa người phía trên và dùng tay làm điểm tựa. Chụp họ từ một góc thấp.
21 mẫu tạo dáng trong chụp ảnh tập thể
15. Kiểu ảnh này có thể được thực hiện ngoài trời trên mặt đất hoặc trên một chiếc giường trong nhà, thích hợp khi chụp trẻ em và số trẻ em có thể thay đổi tùy ý.
21 mẫu tạo dáng trong chụp ảnh tập thể
16. Một kiểu ảnh ấm cúng khi cả gia đình ngồi thoải mái trên chiếc ghế yêu thích.
21 mẫu tạo dáng trong chụp ảnh tập thể
17. Cũng với chiếc ghế của gia đình, nhưng thay vì chụp từ phía trước, bạn có thể xoay ngược ghế và chụp từ lưng ghế. Hình ảnh khác với thông thường này có thể mang lại một ấn tượng mới mẻ và thích thú.
21 mẫu tạo dáng trong chụp ảnh tập thể
18. Một biến thể khác khi chụp ảnh từ phía sau của chiếc ghế.
21 mẫu tạo dáng trong chụp ảnh tập thể
19. Bức ảnh này sẽ rất đẹp khi chụp ngoài trời. Chỉ cần yêu cầu các em bé trèo lên lưng của người lớn.
21 mẫu tạo dáng trong chụp ảnh tập thể
20. Nếu muốn chụp toàn thân, kiểu ảnh này cũng rất dễ chụp và thích hợp với số lượng người khác nhau.
21 mẫu tạo dáng trong chụp ảnh tập thể
21. Chụp cả gia đình đi bộ tay trong tay. Nên chụp ở chế độ chụp liên tiếp và chọn ra bức ảnh cho các vị trí và cử động chân tốt nhất. Hãy nhớ kiểm soát một điểm lấy nét vì các đối tượng sẽ di chuyển tiến lại gần bạn.
21 mẫu tạo dáng trong chụp ảnh tập thể
Và cuối cùng, hãy sáng tạo với các biến thể khác nhau của riêng bạn. Hãy suy nghĩ về cách bạn có thể thay đổi cho phù hợp với kịch bản chụp cụ thể và đối tượng của bạn.
Một số kinh nghiệm khi chụp ảnh nhóm người
- Chuẩn bị trước kịch bản để xác định bạn sẽ chụp ai, chụp ở đâu… để lên sẵn một số ý tưởng.
- Nếu bức ảnh bạn chụp không phải để liệt kê cho đủ các khuôn mặt, mà để thể hiện tâm trạng và sự thân tình của mọi người trong nhóm, hãy để mọi người thật thoải mái và động viên họ thể hiện các ngôn ngữ cơ thể như giơ tay, nghiêng đầu, choàng vai… Luôn nhớ cố gắng tách từng người trong ảnh và bố trí họ ở các độ cao thấp khác nhau, có thể theo nguyên tắc hình tam giác, trong đó mỗi khuôn mặt nằm ở một đỉnh của hình tam giác, điều này sẽ tạo ra độ sâu cho ảnh và mỗi người trong ảnh đều được thể hiện cá tính riêng.
- Bạn có thể vào một cửa hàng bán CD và liếc nhìn các bìa CD chụp các nhóm nhạc và bạn sẽ tìm thấy một vài kiểu tạo dáng mà bạn chưa nghĩ tới, sau đó áp dụng linh hoạt cho bức ảnh của bạn.

Tạo dáng đẹp cho các cặp đôi

Các mẫu tạo dáng này do tác giả Kaspars Grinvalds cung cấp trên trang posingapp.com và được giới thiệu bởi Digital-Photography School.

1. Hãy bắt đầu bằng kiểu tạo dạng khá đơn giản này: hai người đứng tựa vào nhau và cùng hướng về phía máy ảnh, một cánh tay của cô gái đặt nhẹ trên ngực áo của chàng trai. Bức ảnh này nên chụp gần và chụp theo chiều dọc. Lưu ý cặp đôi của bạn thể hiện vẻ âu yếm và tình cảm của họ với nhau.
21 mẫu tạo dáng trong chụp ảnh các cặp đôi
2. Hãy đề nghị cặp đôi của bạn đứng thật gần nhau và biểu lộ cử chỉ thân mật như trong mẫu tạo dáng dưới đây. Đừng ngại đưa máy chụp cận cảnh hoặc crop ảnh thật chặt.
21 mẫu tạo dáng trong chụp ảnh các cặp đôi
3. Một kiểu ảnh dễ chụp đẹp khác và cho thấy sự thân mật của cặp đôi: chàng trai ôm cô gái từ phía sau. Cả hai có thể nhìn thẳng vào máy ảnh hoặc nhìn nhau, thậm chí họ có thể hôn nhau để tạo một bức ảnh nhiều cảm xúc hơn.
21 mẫu tạo dáng trong chụp ảnh các cặp đôi
4. Kiểu ảnh vui vẻ và dễ thương này được chụp khi cô gái choàng tay qua ôm vai chàng trai từ phía sau, chú ý vị trí các bàn tay phải đơn giản và tự nhiên.
21 mẫu tạo dáng trong chụp ảnh các cặp đôi
5. Một biến thể của kiểu ảnh trên với cô gái ôm choàng bạn trai (hoặc chồng) từ phía sau. Hãy nhớ rằng các cặp đôi không nhất thiết phải nhìn vào máy ảnh. Để có kết quả tốt hơn, hãy để họ tương tác với nhau bằng cách nói chuyện, tán tỉnh, cười...
21 mẫu tạo dáng trong chụp ảnh các cặp đôi
6. Một kiểu ảnh thể hiện tâm trạng và lãng mạn, rất tốt khi chụp ở ngoài trời với không gian mở ở hậu cảnh. Chụp từ một góc nghiêng nhẹ ở phía sau, chàng trai có thể ôm eo cô gái, hoặc hai người ôm tựa vào nhau. Hãy nhớ rằng bạn phải cách cặp đôi đủ xa để có thể nắm bắt được ánh mắt của mỗi người, nếu không bức ảnh sẽ dễ bị hỏng, trống rỗng.
21 mẫu tạo dáng trong chụp ảnh các cặp đôi
7. Tìm một nơi nào cao một chút và chụp cặp đôi từ trên cao. Những góc máy lạ như thế này sẽ mang lại hiệu quả sáng tạo đáng ngạc nhiên cho bức ảnh của bạn.
21 mẫu tạo dáng trong chụp ảnh các cặp đôi
8. Mẫu tạo dáng này cũng rất lãng mạn, thích hợp khi chụp ngoài trời với hậu cảnh đẹp, nhất là khi hậu cảnh có ánh sáng rực rỡ, ví dụ như trong ánh hoàng hôn buổi chiều tà.
21 mẫu tạo dáng trong chụp ảnh các cặp đôi
9. Kiểu tạo dáng này thích hợp cho chụp toàn thân, chú ý thể hiện tình cảm của cặp đôi.
21 mẫu tạo dáng trong chụp ảnh các cặp đôi
10. Đừng nghĩ kiểu ảnh thú vị này chỉ thích hợp với những cặp trẻ tuổi, nếu một cặp đôi lớn tuổi cảm thấy thích và phù hợp với cá tính của họ, đây sẽ là bức ảnh tuyệt vời. Hãy thử các khung hình khác nhau: chụp toàn thân, bán thân hoặc cận cảnh.
21 mẫu tạo dáng trong chụp ảnh các cặp đôi
11. Đây là cách thể hiện tình cảm khi cặp đôi gặp nhau. Sẽ rất thú vị khi kiểu ảnh này được chụp ở những nơi đông người, chẳng hạn như là một điểm hẹn nổi tiếng trong thành phố, xe lửa hoặc các trạm tàu điện ngầm.
21 mẫu tạo dáng trong chụp ảnh các cặp đôi
12. Bạn có thấy sự yêu thương ngập tràn trong kiểu ảnh này? Lưu ý vị trí đôi chân của cô gái, mỗi chân phải gập lại ở các góc khác nhau. Trong lúc chàng trai còn đang ôm cô gái, hãy chụp thêm một kiểu cận cảnh nữa.
21 mẫu tạo dáng trong chụp ảnh các cặp đôi
13. Chụp ảnh cặp đôi đang đi bộ tay trong tay từ xa. Nên chụp bằng chế độ chụp liên tiếp (burst mode). Tuy nhiên, phần lớn các bức ảnh bạn chụp được sẽ bị hỏng do cử động của chân, việc của bạn là lựa chọn bức ảnh tốt nhất sau đó.
21 mẫu tạo dáng trong chụp ảnh các cặp đôi
14. Một biến thể khác khi cặp đôi đang đi bộ, nhưng lần này họ đi gần nhau hơn và ôm nhau. Hãy chụp liên tiếp nhiều ảnh và chọn bức nào có bước chân đẹp và thanh lịch.
21 mẫu tạo dáng trong chụp ảnh các cặp đôi
15. Đừng quên là bạn có thể có những bức ảnh đẹp chỉ đơn giản là chụp từ phía sau.
21 mẫu tạo dáng trong chụp ảnh các cặp đôi
16. Một cặp đôi nằm cạnh nhau trên mặt đất. Hãy đề nghị họ hơi nhổm lên trên một chút, tay tì lên mặt đất. Chàng trai có thể ôm bạn gái (hoặc vợ) nhẹ nhàng. Chụp từ một góc thật thấp.
21 mẫu tạo dáng trong chụp ảnh các cặp đôi
17. Một biến thể khác khi cặp đôi nằm trên mặt đất. Lần này chụp xa ra một chút.
18. Một ví dụ tốt cho thấy rằng có thể chụp cặp đôi khi họ nằm ở hai vị trí bất đối xứng với nhau.
21 mẫu tạo dáng trong chụp ảnh các cặp đôi
19. Một kiểu ảnh thú vị khi cặp đôi nằm trên mặt đất. Có thể chụp nơi bãi biển, bãi cỏ. Chú ý vẻ mặt, nụ cười và cách để tay, tựa đầu của họ sao cho thật duyên dáng và thể hiện tình cảm thân mật giữa hai người.
21 mẫu tạo dáng trong chụp ảnh các cặp đôi
20. Kiểu ảnh thân mật này chỉ yêu cầu các cặp đôi ngồi thoải mái trên chiếc ghế sofa yêu thích của họ.
21 mẫu tạo dáng trong chụp ảnh các cặp đôi
21. Đôi khi chụp một cặp đôi có thể có tình huống người phụ nữ đang mang thai. Đây cũng là một dịp tốt để có những bức ảnh kỷ niệm thật đẹp và ý nghĩa. Hãy vận dụng các kiểu ảnh khác, miễn sao thể hiện được cảm xúc của cặp đôi và sự tương tác với đứa trẻ chưa ra đời.
21 mẫu tạo dáng trong chụp ảnh các cặp đôi
Tất cả các mẫu tạo dáng giới thiệu ở đây đều là những gợi ý cơ bản mà bạn có thể dựa vào đó để sáng tạo theo từng tình huống chụp trong thực tế. Đó cũng là lý do vì sao chúng chỉ là những phác thảo thay vì ảnh chụp thật. Bạn không nên cố gắng để bắt chước chính xác các mẫu này, mà hãy tập trung vào việc tạo không khí tự nhiên và thoải mái cho cặp đôi của bạn.

29/03/2016

Anh đi rồi

Bài thơ này được đưa lên trang cá nhân Thơ Tình, mượn lời Trần Lập để gửi gắm những dấu yêu cho vợ và con gái; 
Tác giả của bài này là Nguyên Thứ trưởng Bộ thông tin và Truyền Thông Lê Nam Thắng:


 Anh đi rồi, nắng tắt giữa chừng xuân
Em ở lại nhớ đừng buồn em nhé
Con còn nhỏ em cũng còn rất trẻ
Người đàn bà bé nhỏ của anh
Anh đi rồi, đời vẫn mãi tươi xanh
Em ở lại chớ đừng rơi nước mắt
Dẫu vẫn biết tim em giờ đau thắt
Mạnh mẽ lên em đi tiếp chặng đường dài
Anh đi rồi, đâu còn thấy ngày mai
Chuyến đi này khác những lần đi trước
Chẳng hẹn ngày về nhưng chân anh phải bước
Xa cách rồi mãi mãi sẽ chia phôi
Anh đi rồi, hương còn đọng trên môi
Mùi tóc em thủa chúng mình quen biết
Tình chồng vợ vẫn mặn nồng da diết
Bao năm rồi ân ái chẳng nhạt phai
Anh đi rồi, cuộc sống lắm chông gai
Em sẽ phải một mình mình bươn chải
Anh chẳng còn được giúp em mãi mãi
Xin lỗi mình anh không thể bên em
Anh đi rồi, chắc mọi chuyện sẽ quen
Nỗi buồn cũng nguôi ngoai cùng năm tháng
Đêm qua đi trời đông dần hửng sáng
Giữa cao xanh anh mãi dõi theo mình
Anh đi rồi, mang theo cả tâm tình
Xót thương em người đàn bà tần tảo
Đã cùng anh vượt biển đời giông bão
Chỉ tiếc rằng anh nằm lại giữa trùng khơi
Anh đi rồi, em chắc sẽ chơi vơi
Nếu có gặp người yêu em chân thật
Đừng ngại ngùng chẳng có gì để mất
Cảm ơn ai đưa em cập bến đời
Anh đi rồi, đừng khóc nữa em ơi
Để các con vững vàng qua sóng gió
Vĩnh biệt em người đàn bà bé nhỏ
Nắng tắt rồi anh phải đi thôi.
Lê Nam Thắng

27/03/2016

Đi chùa đừng cưỡng cầu những điều sau:



Mọi người thường đi chùa để tìm kiếm sự bình an và thanh thản trong lòng. Nhưng cũng có không ít người đi chùa để “trút bỏ” những sự tình không được như ý, cầu sự nghiệp thành đạt, cầu tình duyên tốt đẹp, cầu mọi việc thuận lợi… Nhưng kỳ thật, có nhiều việc là tự bản thân mình mà ra, không nên cưỡng cầu trước tượng Phật!
Ta đi chùa không phải để cầu được điều này điều kia. Ta tin tưởng rằng, Thần linh nhìn rõ được tâm tưởng của mình, tâm tính tốt thì tất sẽ được thuận lợi và phúc báo giống như câu “cảnh tùy tâm chuyển”. Cho nên, người xưa đi chùa sẽ không cầu những điều sau:

1. Cầu không ốm đau, bệnh tật

Người niệm Phật không nên cầu khỏi ốm đau, cầu không bệnh thì chính là sinh ra tham niệm. Tham niệm một khi được sinh ra thì sẽ là phạm giới, sẽ làm trượt tiêu đường tâm. Trên thân thể một khi có bệnh, trước hết hãy làm cho tâm mình không bệnh. Bên nhà Phật nói rằng, bệnh tật là do nghiệp lực của mình tạo ra, hành thiện tích đức, tu thân dưỡng tính làm một người tốt mới trị khỏi tận gốc bệnh tật.

2. Cầu không gặp trắc trở

Không gặp trắc trở thì tâm kiêu căng ngạo mạn sẽ khởi lên. Một khi tâm ngạo mạn khởi lên thì sẽ áp đảo rất nhiều các tâm khác của con người. Trải qua trắc trở sẽ khiến tâm kiêu ngạo của con người giảm đi. Hãy dùng sự trắc trở để làm vốn đạt được sự giải thoát.

3. Cầu cả đời được bằng phẳng

Phải thường xuyên soi xét kỹ tâm của mình, đừng truy cầu con đường thành công không có chướng ngại vật. Nếu như không có chướng ngại thì việc tu tâm dưỡng tính sẽ bị trì trệ, lười biếng mà không tiến lên. Thậm chí, còn tưởng rằng mình đã là một người tốt rồi, không còn nghiệp lực nào cả nên còn đường luôn bằng phẳng. Phải tận gốc giải quyết chướng ngại, khiến chướng ngại đó không còn cái gốc rễ để tồn tại. Hãy coi chướng ngại là cách tôi luyện để được giải thoát!

4. Cầu làm việc dễ dàng thành công

Dễ dàng thành công chính là không thể tôi luyện ý chí kiên cường. Ý chí mà không kiên cố, vững chắc thì sẽ đòi hỏi nhiều, sẽ tùy tâm mà rẽ. Muốn thành công thì phải chăm chỉ cố gắng, làm việc đến nơi đến chốn. Không thể trốn tránh khó khăn và tìm cầu sự thành công dễ dàng. Nên coi khó khăn là động lực để tiến lên!

5. Cầu vụ lợi cho bản thân

Việc gì cũng cầu được vụ lợi cho bản thân mình thì sẽ đánh mất đạo nghĩa. Đánh mất đạo nghĩa thì không thể là một người tốt được. Hãy dùng “không tranh giành, không vụ lợi” để làm hậu phương cho sự tu trì của bản thân (tu luyện, giữ gìn).

6. Cầu mọi chuyện thuận theo mình

Mọi chuyện đều hài lòng thì sẽ dễ sinh ra tâm thái “ngạo khí” (kiêu kỳ, hoan hỷ), cho mình là tài giỏi nhất. Khi tâm thái “ngạo khí” sinh ra thì sẽ khiến chấp trước vào cái nhìn của mình, luôn cho rằng cái nhìn của mình mới là chuẩn xác. Khi ấy, sẽ rất khó để tỉnh ngộ, không thể khai mở được trí tuê. Hãy dùng “nghịch cảnh” làm duyên để tăng cảnh giới của mình.

7. Làm việc thiện không cầu báo đáp

Nếu làm việc thiện mà đòi cầu báo đáp thì đó là làm việc có toan tính, có mưu đồ và sẽ sinh lòng tham. Có lòng tham thì sẽ sinh ra mất công đức và đó sẽ không còn là việc thiện đúng nghĩa. Làm người, có thể buông bỏ “được mất” thì mới sống được tự tại, việc gì làm được cũng tỏa ra ánh quang làm rung động lòng người.

8. Gặp lợi ích không cầu tham vọng

Tham lam sẽ sinh ra tính toán ngông cuồng, sẽ vì lợi ích mà hủy mất đức hạnh của bản thân mình. Lợi ích trên thế gian vốn chỉ là hư không, không tồn tại mãi mãi. Không tham lợi mới chính là phú quý bền vững!

9. Cầu tranh giành phải trái đúng sai

Khi bị người khác hiểu lầm đừng chấp nhất phải giải thích cho đúng, nói cho rõ bởi vì ngay lập tức muốn mau chóng nói cho rõ sẽ tạo thành tranh cãi, khi có tranh chấp tức sẽ sinh ra oán giận.
Làm người cần buông bỏ chấp trước, khiêm tốn làm người, nhượng bộ nhường nhịn một chút không phải là cách giải quyết tốt hơn sao?
Không chấp nhất, không trói buộc bản thân vào lợi ích thế gian
Tu tâm tu thân, tùy duyên, thuận theo tự nhiên là một loại cảnh giới..