13/03/2016

Lưu ý khi đi lễ chùa đầu năm


Đầu xuân đến chùa thắp hương lễ Phật cầu phúc là một tập quán của người dân Á Đông. Tuy nhiên có một số điều lưu ý mà không phải ai cũng biết.

Trong tiết xuân, mọi người đều đi đến đền chùa miếu mạo để thắp hương cầu cúng.

Tuy có người nói rằng trong tâm có phật không cần hương khói câu nệ hình thức nhưng đối với nhiều người, việc thắp hương ở đền chùa trong ngày xuân còn rất nhiều điều phải bàn. Có một số sai lầm chẳng những khiến người khác coi thường mà còn ảnh hưởng đến vận khí của mình trong cả năm.

Bất cứ đền chùa nào cũng đều có cổng tam quan để cho mọi người ra vào. Những khách hành hương thông thường nên đi ở hai cửa nhỏ hai bên, cửa lớn ở giữa là “không môn” chỉ những người xuất gia mới có thể ra vào.

Khi đi vào trong đền chùa, nên tuân theo nguyên tắc “nam tả nữ hữu” tức là nam đi cổng bên trái, nữ cổng bên phải. Khi đi vào bên trong không được đạp lên ngưỡng cửa, bước chân qua ngưỡng càng dài càng tốt.

 Trong việc thắp hương cũng có những ý nghĩa cần chú ý. Nếu thắp 3 nén là cầu phúc cho bản thân. Nếu thắp 6 nén là cầu phúc cho 2 đời, thắp 9 nén là cầu phúc cho 3 đời, thắp 13 nén (thường là hương to) tức là ý nghĩa công đức viên mãn.

Khi thắp hương, trước tiên châm lửa đốt hương sau đó giữ hương thì tay trái ở trên, tay phải ở dưới. Lúc bái Phật, trước hết thắp hương rồi khấu đầu, đưa hương cao qua đỉnh đầu mà vái.

Về động tác bái Phật. Trong chùa miếu, thần Phật rất nhiều, lúc bái phật cần xoay người thuận theo chiều kim đồng hồ mà vái. Khi ở trong chùa miếu tuyệt đối không được nói chuyện to tiếng hoặc lấy tay chỉ vào tượng Phật. Các bồ đoàn ở trước mặt tượng Phật không được phép trực tiếp nhảy qua, bước qua.

 Động tác của lễ Phật rất đơn giản.

*Bước 1:

- Đứng hoặc quỳ ngay ngắn trước bàn thờ hoặc tượng Phật:

- Đưa hai bàn tay từ hai bên chập lại làm một ở trước ngực.

*Bước 2:

- Từ tư thế một nhẹ nhàng đưa hai tay lên trán.

*Bước 3:

- Từ từ cúi rạp thân xuống.

- Ngửa hai bàn tay đặt sát đất rồi cúi đầu đặt trán lên hai lòng bàn tay.

Lễ tức là kính, bái tức là phục. Nếu ai nhận được cái lý chân thật của việc lễ Phật đưa nó vào tâm thức, suốt ngày khiêm tốn lễ độ, không kiêu căng ngã mạn, hạ thấp cái tôi thấp xuống kính trọng muôn người, muôn loài, muôn vât đó mới là thực lễ Phật dù thân ta không sì sụp lễ tý nào nhưng ta vẫn thực lễ suốt ngày, mà có lễ như thế thì mới mong nhập TRÍ TUỆ PHẬT và mới mong thành Phật.

Còn nếu như hàng ngày ta lên chùa lễ Phật và lạy Phật một trăm linh tám lạy về thời gian cũng chỉ đạt được một trên hai mươi bốn giờ, còn hai mươi ba giờ thì ta làm gì. Đấy là chưa nói càng lễ nhiều càng thấy ta tài giỏi, tinh tấn hơn người, dương cao cái ngã cái tôi lên thì chính đã đi ngược với lời dạy của Phật.

  Đi đến chùa lễ Phật, tuyệt đối đừng dùng lễ để hoàn nguyện. Chẳng hạn như khi đi đến đạo quán đền miếu để cầu xin mà sau đó nguyện vọng thành công thì bạn phải đến đó hoàn nguyện (như là lễ tạ) nhưng ở chùa thì chớ nên. Thay vào đó, bạn nên thành tâm hứa nguyện làm những việc tốt, dùng phương thức phát nguyện đó để xúc tiến nguyện vọng ban đầu của mình.

Ở chùa mua hương hỏa hoặc vật phẩm cát tường, đừng nên trực tiếp nói mua, nên nói là “thỉnh”. Lúc đốt hương, tốt nhất là dùng bật lửa của mình mà đốt. Nếu lửa từ nắm hương cháy quá to thì nên cầm nắm hương phẩy cho tắt lửa chứ không nên dùng miệng thổi.

Thắp hương ở chùa, thường thường 3 nén là đủ rồi, có thể nói là vạn Phật một lư hương, tâm thành tất có linh. Ở trước các Phật đường khác, chỉ cần hai tay chắp lại vái 3 vái là được. Phụ nữ đến tháng không nên đến chùa thắp hương.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét