15/01/2016

Động tác kéo giãn lưng

   Kéo giãn lưng, nếu thực hành thường xuyên, sẽ giúp bạn thoát khỏi gù lưng, khó chịu ở cột sống và có một dáng đứng hoàn hảo. Nhân viên văn phòng, hay những người có xu hướng ngồi nhiều hẳn sẽ thấy bài tập này rất hữu ích.

Bài tập kéo giãn lưng 1 động tác cho bạn giữ dáng đứng hoàn hảo
   Kéo giãn lưng là bài tập khá phổ biến. Các chuyên gia áp dụng bài tập này không chỉ trong đào tạo thể dục thể thao, mà còn trong y học trị liệu.

Bài tập kéo giãn lưng 1 động tác cho bạn giữ dáng đứng hoàn hảo 

    Vị trí ban đầu. Nằm úp bụng và đặt trán trên một tấm thảm tập yoga. Đặt cánh tay song song với cơ thể của bạn và ép lòng bàn tay vào đùi. Duỗi khuỷu tay. Đặt hai chân song song cùng nhau và duỗi các ngón chân. 

  •    Thở ra. Nâng đầu, ngực và phần trên bụng trong khi vẫn giữ nguyên tay và chân.

  •    Hít vào. Từ từ trở lại vị trí ban đầu. Lặp lại các động tác này 10 lần.
  • /85
   Thực hiện bài tập này 3 lần trong một tuần và bạn sẽ cảm nhận được sự cải thiện ở mông, lưng và cơ bụng. Điều này có ảnh hưởng tích cực đến các chức năng của cơ quan nội tạng, và bạn sẽ cảm thấy toàn bộ cơ thể tốt hơn nhiều.

13/01/2016

Một số phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc

Nhặt trên Net.

1. Bụi hoặc muỗi bay vào mắt, mắt bị cay xè
Chớ có dụi mắt mà tổn thương đến giác mạc. Chỉ cần thè lưỡi liếm mép vài cái, nước mắt sẽ ứa ra “lùa vật lạ” ra khỏi mắt! Nên nhớ một điều:
nếu bị mắt phải thì liếm mép bên trái và ngược lại.
2. Mắt nhắm không khít
Một mắt nhắm không khít (do bị liệt dây thần kinh số 7 chẳng hạn), hơ ngải cứu bên mắt đối xứng. Ngày hơ nhiều lần, mỗi lần hơ độ vài phút, mắt sẽ dần dần nhắm khít.
3. Mũi nghẹt cứng
Dù mũi bị nghẹt (tắc hoặc tịt) đến mức nào và đã bao lâu rồi, chỉ cần hơ ngải cứu vào đồ hình mũi trên trán – từ giữa trán (huyệt 103) đến đầu đôi lông mày (huyệt 26), độ một phút thôi, mũi sẽ thông thoáng ngay. Thật là một phép lạ đến khó tin.
4. Bả vai đau nhức, không giơ lên cao được
Dùng đầu ngón tay trỏ gõ vài chục cái vào đầu mày (huyện 65) cùng bên đau. Vai hết đau và tay lại giơ lên cao được ngay.
5. Bong gân, trật khớp cổ tay
Hãy bình tĩnh dùng ngón tay trỏ gõ mạnh độ vài chục cái vào sát đuôi mày cùng bên đau, cổ tay sẽ trở lại bình thường (muốn tìm điểm chính xác cần gõ, hãy lấy ngón tay miết nhẹ vào đuôi mày, thấy chỗ nào hơi lõm xuống, đấy là điểm chính xác – huyệt 100 – phản chiếu đúng cổ tay).
6. Bong gân, trật khớp vùng mắt cá chân:
Mắt cá chân bên nào bị trật khớp, hơ vùng mắt cá tay cùng bên. Mắt cá chân bị đau dù đã lâu ngày cũng lành trong vài phút. Các vận động viên quốc gia, các cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp hãy nhớ lấy mẹo này để tự cứu mình và giúp người.
7. Bắp chân bị vọp bẻ (chuột rút)
Dùng cườm tay day mạnh vào bắp tay độ vài chục cái, vọp bẻ hết liền. Nhớ vọp bẻ chân bên nào thì day mạnh bắp tay bên đó.
8. Gai gót chân
Nhớ hơ đúng điểm tương ứng bên gót chân đối xứng, chỉ vài phút thôi, gót chân hết đau liền. Hết sức cẩn thận kẻo bị phỏng.
9. Đầu gối đau nhức
Hơ vùng khuỷu tay (cùi chỏ) cùng bên, chỉ độ vài phút đầu gối (khuỷu chân) hết đau liền.
10. Bị táo bón lâu ngày
Dùng hai ngón tay (ngón trỏ và ngón giữa) lăn quanh miệng độ vài ba phút – khoảng độ 200 vòng, táo bón sẽ được giải quyết.
Cách lăn như sau: lăn từ mép phải vòng lên môi trên sang mép trái. Lăn tiếp vào phía dưới và giữa môi dưới rồi kéo thẳng xuống ụ cằm (hình thành một dấu hỏi lớn chiếm 3/4 quanh miệng). Nhớ lăn từ phải qua trái mới nhuận tràng, hết táo bón. Ngược lại lăn từ trái qua phải, sẽ càng táo bón hơn đấy!
11. Nhức đầu
a. Bất cứ nhức ở bộ phận nào trên đầu, mới nhức hay đã lâu, nặng hay nhẹ, chỉ cần hơ mu bàn tay trái (đã nắm lại) trên điếu ngải độ vài phút, nhức đầu như búa bổ cũng hết ngay. Nào! Thử làm xem.
b. Nếu nhức nửa đầu bên phải, hơ nửa mu bàn tay phía bên phải.
c. Nếu nhức nửa đầu bên trái, hơ nửa mu bàn tay phía bên trái.
d. Nếu nhức sau gáy, hơ phía cổ tay trên.
e. Nếu nhức đỉnh đầu, hơ ụ xương gồ cao nhất của ngón tay giữa.
f. Nếu nhức thái dương, chỉ cần hơ thái dương đối xứng 1 phút là hết ngay.
g. Nếu nhức cả hai bên thì hơ đi hơ lại.
h. Nếu nhức trán, hơ hết các đốt cuối của 4 ngón tay đã nắm lại.
i. Nếu chỉ nhức nửa trán bên phải, hơ 2 ngón tay bên phải.
k. Nếu chỉ nhức nửa trán bên trái, hơ 2 ngón tay bên trái.
l. Nếu chỉ nhức giữa trán, chỉ cần hơ 2 ngón giữa độ 1 phút là hết ngay.
k. Nếu nhức quanh đầu, hơ quanh mu bàn tay.
12. Mất ngủ
Bất kể mất ngủ vì nguyên nhân gì, xin nhớ không nên dùng thuốc ngủ vừa tiền mất vừa tật mang. Bí quyết đơn giản để có giấc ngủ ngon là:
trước khi ngủ, hãy xoa đôi bàn chân cho ấm. Chân ấm là bụng ấm, thân ấm. Đó là điều kiện đầu tiên để ngủ ngon. Sau đó, dùng đầu ngón tay giữa bên trái gõ vào huyệt An thần (tức Ấn đường của Đông y hoặc huyệt 26 của Diện Chẩn – đầu đôi lông mày) độ vài phút sẽ làm nhịp tim ổn định và tinh thần được thư thái. Tay trái phản chiếu tim, Đầu ngón tay giữa phản chiếu cái đầu. Tâm và Thân an lạc – đó là những điều kiện cần thiết để ngủ ngon.
13. Sình bụng (do ăn không tiêu)
Nếu ở nhà, hãy lấy ngải cứu hơ vào rốn và quanh vùng rốn độ vài phút, bụng sẽ xẹp dần. Nếu đang ở bữa tiệc đông khách, hãy lặng lẽ đi ra ngoài đến chỗ vắng người, lăn bờ môi trên một lúc: trung tiện bùng phát, bụng hết sình ngay!
14. Bí tiểu
Người lớn hoặc các cháu nhỏ có lúc bí tiểu, hãy bình tĩnh vuốt cằm độ vài phút, “cơn bí” hết liền! Cách vuốt như sau: ngón tay cái giữ chân cằm, ngón tay trỏ vuốt ụ cằm từ trên xuống dưới nhiều lần. Bàng quang sẽ được tháo nút, nước tiểu tự do chảy (theo Diện Chẩn, ụ cằm phản chiếu bàng quang – huyệt 87). Các cụ già hay đi tiểu đêm, các cháu nhỏ hay đái dầm, trước khi ngủ độ 15 phút hãy tự vuốt cằm đi, các “tật”
trên sẽ tự biến rất nhanh!
15. Nấc cụt
Đây là bệnh thông thường nhưng lại gây nhiều khó chịu, làm cho người bệnh mất ăn, mất ngủ. Ăn sao được khi vừa nâng bát cơm lên đã bị cơn nấc trào ngược rồi; ngủ sao được khi vừa nằm xuống, cơn nấc đã rộ lên âm vang khắp nhà! Có người phải nằm bệnh viện nhiều ngày mà vẫn không dứt căn. Chỉ cần làm một trong các hướng dẫn dưới đây, nấc cụt sẽ phải “đầu hàng”:
a- Dùng đầu ngón tay trỏ gõ mạnh vào đầu sống mũi nằm giữa cặp lông mày (huyệt 26 và312) độ 15 cái. Nấc cụt biến mất đến khó tin (huyệt 26 là an thần và huyệt 312 thông nghẽn nghẹt).
b- Dùng đầu ngón tay trỏ vuốt mạnh từ đầu cánh mũi bên trái xuôi xuống chân cánh mũi độ 10-15 cái. Nấc cụt chịu phép phải nằm im, không dám ló mặt ra!
c- Dùng 4 đầu ngón tay (từ ngón trỏ đến ngón út co sát lại với nhau thành một đường thẳng) vạch dọc giữa đầu (từ trán ngược lên đỉnh đầu) độ 15 cái là hết nấc cụt! Xin hãy thử làm xem!
16. Đau bụng
Có thể khỏi nhanh bằng một trong những cách chữa đơn giản sau:
a- Hơ (bằng điếu ngải) hai lòng bàn tay độ 10 phút.
b- Hơ hai lòng bàn chân độ 10 phút.
c- Hơ rốn và lấy tay lăn quanh miệng.
17. Đau tử cung
a- Gạch rãnh nhân trung từ đầu rãnh (sát mũi) đến cuối rãnh (sát bờ môi trên) nhiều lần.
b- Gạch hai bờ nhân trung và bờ môi trên nhiều lần.
18. Đau đầu dương vật
Chỉ cần hơ đầu mũi độ 1 phút, đầu dương vật sẽ hết đau.
19. Đau khớp háng
Gạch và hơ đường viền cánh mũi một lúc, khớp háng hết đau. Nhớ đau khớp háng bên nào thì gạch đường viền cánh mũi cùng bên.
20. Đau gót chân
Hơ và gõ gót chân đối xứng độ vài phút, gót chân đang đau hết ngay.
21. Đau bụng kinh
Hãy vuốt môi trên vài phút, đau bụng kinh hết liền.
22. Ho ngứa cổ
a- Chà xát hai cổ tay vào nhau nhiều lần. Nhớ hai bàn tay phải nắm lại đã trước khi cọ xát vào nhau.
b- Hơ cổ tay trong của bàn tay trái đã nắm lại vài phút, ho và ngứa cổ hết rất nhanh. Xin chú ý, bàn tay trái nắm lại, lật úp xuống: mu bàn tay phản chiếu đầu não, cổ tay phản chiếu cổ gáy. Bàn tay trái nắm lại, lật ngửa ra: lòng bàn tay phả chiếu trái tim, cổ tay phản chiếu cổ họng.
23. Huyết áp cao
Hãy lấy đầu ngón tay út bấm vào huyệt (huyệt 15) nằm sâu sau loa tai bên trái nhiều lần (độ 1 phút), huyết áp sẽ hạ liền.
24. Huyết áp thấp
Vẫn dùng đầu ngón tay út bấm sâu vào huyệt (huyệt 19) đầu nhân trung sát với mũi nhiều lần, huyết áp sẽ được nâng lên liền.
25. Huyết trắng
Dùng hai đầu ngón tay – ngón trỏ và ngón giữa – để nằm ngang chà xát hai bờ môi một lúc.
26. Bế kinh
Dùng lăn đôi lớn lăn xuôi từ rốn xuống háng cho đến khi bụng nóng lên. Ngày lăn nhiều lần; độ 3-5 ngày, kinh nguyệt sẽ trở lại bình thường.
27. Lẹo mắt (lên chắp)
Chỉ cần bấm vào chân mụn lẹo vài lần, mụn lẹo sẽ tiêu rất nhanh. Nhớ phát hiện càng sớm, chữa càng khỏi nhanh.
28. Liệt mặt (Thần kinh số 7 ngoại biên)
Chỉ cần nhìn qua bên mặt bị liệt đã thấy hai triệu chứng rõ rệt: mắt nhắm không khít và một bên mép bị méo xệch xuống. Cách chữa hết sức đơn giản đến mức khỏi rồi mà vẫn tưởng như nằm mơ. Nhanh độ 3 ngày, chậm độ 7 ngày là khỏi.
a. Lấy điếu ngải cứu đốt hơ bên mắt lành độ vài phút, mắt có bệnh cứ từ từ nhắm lại. Mỗi ngày hơ vài lần, mắt nhắm lại dần dần.
b. Lấy tay hoặc lăn đôi nhỏ (trong bộ dụng cụ lăn, day huyệt) lăn chéo từ mép bị méo lên phía đỉnh tai. Ngày lăn nhiều lần, mỗi lần lăn độ vài phút. Chẳng bao lâu mép sẽ được kéo lên cân bằng với mép lành.
29. Mắt không di động được
Chỉ cần gõ vài chục lần vào huyệt nằm ở phía trước và dưới bình tai, mắt sẽ chuyển động bình thường. Huyệt này nằm ở ngay chỗ lõm sát bình tai, khi há miệng là sờ thấy ngay. Đây là huyệt số 0 của diện chẩn và đồng thời cũng là huyệt Thính hội của Đông y.
30. Đắng miệng
Dùng ngón tay trỏ gõ mạnh vào huyệt lõm kề sát bên dưới môi dưới (huyệt 235) độ vài chục cái, miệng hết đắng liền!
31. Hàm mặt đau cứng (Thần kinh số 5)
Lấy điếu ngải cứu hơ mặt ngoài ngón tay cái (cùng bên đau) từ ngón đến giáp cổ tay. Nhớ khi hơ bàn tay phải xòe ngửa ra. Chỉ cần hơ độ vài phút, hàm mặt đau cứng sẽ mềm dần và trở lại bình thường.
32. Hắt hơi liên tục
Sẽ hết ngay trong 1 phút nếu biết lấy ngải cứu hơ dọc từ giữa trán (huyệt 103) thẳng xuống đến giữa đôi lông mày (huyệt 26).
33. Ho khan lâu ngày
Lấy ngải cứu hơ hai bên sườn mũi, hai bên mang tai (từ đỉnh tai xuống đến dái tai), cổ tay trong (của bàn tay trái đã nắm lại) và trực tiếp cổ họng.
34. Hóc (hột trái cây, xương)
Bấm hoặc gõ vào huyệt sát đầu nhân trung (huyệt 19) nhiều lần.
35. Các khớp ngón tay khó co duỗi
Lấy ngải cứu hơ đầu xương các đốt ngón tay rồi lăn, vê các đốt đó nhiều lần.
36. Mắt quầng thâm
Lấy ngải cứu hơ trực tiếp vào mắt, quầng thâm sẽ tan dần.
37. Buồn ngủ nhíu mắt lại
Vò hai tai một lúc là tỉnh ngủ liền.
38. Nhảy mũi
Lấy ngón tay trỏ cào từ cửa lỗ mũi xuống đến môi vài chục cái là hết nhảy mũi!
40. Quai bị
Bấm huyệt ngay sát dái tai bên sưng (huyệt 14) rồi hơ dái tai đối xứng độ vài phút. Ngày làm nhiều lần, quai bị tiêu rất nhanh.
41. Nhức răng
Hơ ngải cứu quanh vùng má bên đau độ 1 phút, răng hết nhức liền.
42. Mắt đỏ
Gạch đầu gan bàn tay dưới 3 ngón tay giữa độ vài phút, mắt đỏ hết rất nhanh. Nhớ mắt đỏ bên nào, gạch bàn tay cùng bên.
43. Mắt nhức
Hãy dùng đầu ngón tay trỏ cào đỉnh tai (huyệt 16) bên mắt nhức độ một lúc, mắt hết nhức liền.
44. Mắt nháy (giật)
Dùng đầu ngón tay trỏ cào vào phần dưới (huyệt 179) của đầu lông mày bên mắt bị nháy một lúc, mắt sẽ hết giật.
45. Tê lưỡi, cứng lưỡi
a- Hơ ngải cứu xong rồi vê ngón tay cái bàn tay trái một lúc, lưỡi hết tê.
b- Gõ vào huyệt sát trên dái tai độ 1 phút, hết cứng lưỡi.
46. Khan tiếng
a- Chà xát vùng gáy cho nóng lên độ vài phút là hết.
b- Dùng ngón tay trỏ gõ mạnh vào vùng trước dái tai nhiều lần trong ngày
Hãy chia sẻ cho mọi người cùng biết để cùng chăm sóc sức khoẻ thật tốt nhé.
Sưu tầm


12/01/2016

Bộ ảnh flycam cực đẹp của Thắng Sói - Lê Thế Thắng

Lê Thế Thắng đã bỏ ra hơn 200 triệu đồng sắm các dụng cụ kỹ thuật flycam/drone để chụp ảnh với ước mơ có được một bộ ảnh chụp “Nẻo đường đất nước" Việt Nam từ trên cao, từ bầu trời.
Trong năm 2015, Lê Thế Thắng đã đưa phương tiện flycam/drone của anh "bay gần như dọc biển Đông từ Nam ra Bắc" và chụp ảnh từ cao nguyên Đá nơi địa đầu Tổ Quốc, ruộng bậc thang mùa vàng Tây Bắc, thảo nguyên Mộc Châu, vịnh Hạ Long, hoang mạc Nam Trung Bộ, cố đô Huế, Đà Nẵng, Hội An, thánh địa Mỹ Sơn, tháp Chàm... cho tới những ruộng lúa, hoa màu miền tây bát ngát, cánh đồng cây thốt nốt lừng danh ở An Giang và mũi Cà Mau.
"Việc chụp, quay phim bằng flycam thực sự rất khó khăn, dễ gặp sự cố và rơi thiết bị bay do lỗi kỹ thuật, do thời tiết bất thường hoặc do người điều khiển bất cẩn" - Lê Thế Thắng chia sẻ.
Dù vậy, Thắng vẫn đam mê flycam trong công việc và sở thích riêng của anh bởi chụp bằng phương tiện bay giúp anh có được những bức ảnh tuyệt đẹp với tầm bao quát rất rộng lớn.
Xem một số tác phẩm trong bộ ảnh chụp “Nẻo đường đất nước Việt Nam nhìn từ bầu trời" của Lê Thế Thắng:
Hồ Hoàn Kiếm - Hà Nội. Ảnh: Lê Thế Thắng.
Hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội).
Đường Lâm - Hà Nội.
Làng cổ Đường Lâm (Hà Nội).
Cao nguyên Đá nơi địa đầu Tổ Quốc
Cao nguyên Đá nơi địa đầu Tổ Quốc
Lai Châu
Lai Châu
Mộc Châu
Mộc Châu
Ruộng bậc thang Y Tí (Lào Cai)
Ruộng bậc thang Y Tí (Lào Cai)
Vịnh Hạ Long mùa đông.
Vịnh Hạ Long mùa đông.
Đường lên Đồng Văn
Đường lên Đồng Văn
Vịnh Hạ Long trong làn mây mờ ảo.
Vịnh Hạ Long trong làn mây mờ ảo.
Nhà thờ Lớn Hà Nội
Nhà thờ Lớn Hà Nội
Chương Dương - Hà Nội.
Chương Dương - Hà Nội.
Hồ Tây (Hà Nội)
Hồ Tây (Hà Nội)
Cù lao Chàm ( tỉnh Quảng Nam)
Cù lao Chàm ( tỉnh Quảng Nam)
Sông Hương (Huế)
Sông Hương (Huế)
Lăng Minh Mạng (thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế)
Lăng Minh Mạng (thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế)
Cầu Trường Tiền bắt ngang sông Hương (Huế)
Cầu Trường Tiền bắt ngang sông Hương (Huế)
Cầu Rồng (Đà Nẵng)
Cầu Rồng (Đà Nẵng)
Cầu Rồng (Đà Nẵng) về đêm
Cầu Rồng (Đà Nẵng) về đêm
Hội An
Hội An
Tháp Bánh Ít (Bình Định).
Gềnh Đá Dĩa (Phú Yên)
Gềnh Đá Dĩa (Phú Yên)
Sông Cái Răng (Cần Thơ).
Sông Cái Răng (Cần Thơ).
Đồng bằng Nam bộ.
Đồng bằng Nam bộ.
Mũi Cà Mau.
Mũi Cà Mau.
 Phong Nha (Quảng Bình).
 Phá Tam Giang (Huế).
 Cà Ná (Ninh Thuận).
 Đường lên cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang).
 Bến cá Thọ Quang (Đà Nẵng).
 Người nông dân chăn vịt (Phú Yên).
 Đầm Cù Mông (Phú Yên).
 Chùa Thiên Mụ (Huế).
 Đồi cát Mũi Né (Bình Thuận).
Chợ nổi Phong Điền (Cần Thơ).

07/01/2016

Kiễng chân để điều dưỡng cơ thể hiệu quả

Sưu tầm trên Net.

Chỉ cần làm động tác kiễng chân này 3 phút mỗi ngày, vừa tốt cho thận, tốt cho khí huyết, lại tốt cho tim. Nếu kiên trì làm như vậy một tháng liên tục, thân thể không những được điều dưỡng khỏe hơn mà bệnh phù có thể cũng biến mất!
Động tác “kiễng chân” được thực hiện theo hai bước “Nâng gót chân lên” sau đó từ từ “hạ gót chân xuống”.
Nâng gót chân lên, đến khi thấy cơ căng ra thì lại hạ chân xuống, để cơ bắp được thả lỏng. Làm như vậy thường xuyên sẽ giúp cơ bắp ở chân được rèn luyện và dần dần trở nên dẻo dai. Nó cũng giúp cho đôi chân trở nên thon đẹp hơn. Quá trình này sẽ giúp tăng cường lưu thông khí huyết, do đó cũng tác động đến lưu thông máu qua tim, hiện tượng tăng giảm huyết áp cũng được điều tiết. Ngoài ra nó còn có tác dụng điều tiết sự phân bố và hoạt động của dịch cơ thể, giúp giảm mỡ, loại trừ bệnh phù, bệnh giãn tĩnh mạch. Thông qua kiên trì tập luyện kiễng chân có thể đạt được tác dụng trị bệnh và điều dưỡng thân thể.
Phần giới thiệu ở trên là dựa vào sự tổng hợp  theo y học hiện đại. Nhìn từ góc độ y học truyền thống thì động tác kiễng chân này có lịch sử khá lâu đời.

kiễng chân để điều dưỡng cơ thể hiệu quả (Ảnh: Internet)
Một bộ sách cổ về trung y có ghi lại phương pháp dưỡng sinh quan trọng, đó là “Hướng dẫn dưỡng sinh”, trong ngôn ngữ hiện đại thì gọi là “Vận động khỏe mạnh”. Trong sách có viết “Đôn chủng dĩ lợi hung trung”. “Đôn chủng” chính là để chỉ động tác kiễng chân này. Còn “Lợi hung trung” có thể được nói là tốt cho “nội tâm” hoặc “trạng thái tinh thần”, có tác dụng bảo vệ sức khỏe của tim, gan, phổi. Y học hiện đại cũng nhận thức như vậy. Xét ở một phương diện khác, nó có thể giúp cân bằng trạng thái tinh thần, bớt cảm giác mệt mỏi và và áp lực, đối với phòng bệnh và điều dưỡng thân thể cũng có tác dụng hiệu quả.
Xét từ góc độ kinh mạch, động tác kiễng chân cũng giúp kích thích 3 đường âm kinh; thái âm tỳ kinh; quyết âm gan kinh, thiểu âm thận kinh. Ba bộ phận này đối với thân thể, khí huyết, tinh thần đều có tác dụng quan trọng. Vì thế, kích thích 3 đường âm kinh, đối với dưỡng sinh tăng cường sức khỏe đều có tác dụng rất quan trọng.

kiễng chân để điều dưỡng cơ thể hiệu quả (Ảnh: Internet)

Dưới đây là 5  lợi ích chủ yếu của động tác “kiễng chân”.
1. Thông qua tác dụng của ba đầu kinh mạch, điều chỉnh và cân đối các hoạt chất trong thân thể, đạt tới giảm béo, tiêu bệnh phù, phòng chống các bệnh về tiểu tiện, bệnh đi ngoài ra máu. Đối với đàn ông bị mắc bệnh tiền liệt tuyến, hoặc bệnh ngứa ở cơ quan sinh dục của phụ nữ, tập động tác này thường xuyên cũng có hiệu quả.
2. Thông qua tác dụng của tỳ kinh cùng gan kinh, còn có tác dụng điều chỉnh tâm thái và bệnh đau tức ngực. Có thể kích thích ăn ngon miệng, giảm cơn đau ngực… Đối với phụ nữ, tập động tác này còn giúp cho ngực đẹp hơn.
3. Thông qua kích thích lá lách và gan, để đạt được cân bằng chất béo cơ bắp cho cơ thể, tăng năng lượng, sức chịu đựng, cải thiện hoặc tăng cường chức năng vận động của cơ thể.
4. Thông qua tác dụng kích thích tỳ kinh cùng gan kinh, động tác kiễng chân có thể đạt tới cơ thể cân đối, tăng cường sức sống, sức chịu đựng, tăng cường sự vận động của cơ năng.
5. Thông qua kích thích kinh mạch ở thận, bổ khí huyết ở thận, điều âm dương còn có tác dụng cân bằng, chống nóng, thanh nhiệt, trừ phiền muộn, đầu óc tỉnh táo, tăng trí lực, giữ gìn vẻ đẹp.
Tại văn phòng chúng ta cũng có thể chủ động tập động tác này. Tập động tác kiễng chân đối với dân văn phòng cũng giúp điều dưỡng thân thể, phòng ngừa các bệnh do việc ngồi nhiều gây ra, bảo trì thân hình, giúp tăng cường tinh thần, cân bằng tâm thái.
Khi luyện tập thì cần nhấc gót chân lên và giữ nguyên một khoảng thời gian. Nâng lên và buông xuống phải nhẹ nhàng chậm rãi, không nên làm quá nhanh và dùng lực quá mạnh.

kiễng chân để điều dưỡng cơ thể hiệu quả (Ảnh: Internet)

Thực hiện động tác:
Tư thế chuẩn bị: Hai chân song song, mũi chân hướng phía trước hơi chếch ra ngoài, đầu gối buông lỏng, hơi chùng, toàn thân thả lỏng tự nhiên, bàn chân chạm đất.
(1) Hai gót chân cùng đồng thời nâng lên khỏi mặt đất, hai bàn tay đặt nhẹ sau eo, người thẳng, ngực hơi ưỡn ra, bụng hóp lại, đồng thời hít không khí vào.
(2) Phần cơ bắp ở lưng buông lỏng, gót chân nhẹ nhàng hạ xuống: Hạ xuống, nhưng cũng không hoàn toàn đặt hẳn cả bàn chân xuống mặt đất, đồng thời thở ra.
(3) Làm lại 7 lần. Trở lại tư thế dự bị, khi gót chân đặt xuống đất cần khống chế tốt độ mạnh yếu cùng tốc độ. khi đặt xuống cần thật nhẹ nhàng, như thế sẽ làm giảm áp lực lên cột sống, giống như một phương pháp dưỡng sinh thời cổ đại gọi là “Chấn tủy pháp”.
(4) Toàn bộ bài tập này có thể lặp lại 1 đến 3 lượt.

(Ảnh: Internet)

Nhìn động tác thì đơn giản nhưng hiệu quả không ngờ tới. Kiên trì thực hiện mỗi ngày cũng không phải là việc dễ dàng, nhưng nếu trường kỳ thực hiện sẽ điều dưỡng và giúp  bình ổn khí huyết âm dương, bổ thận, kiện tỳ, mang lại hiệu quả rất to lớn.

01/01/2016

Thói quen xấu tự gây bất lợi cho mình

Mỗi người chúng ta đều mong muốn mình sẽ trở thành một người có sức cuốn hút, lương thiện, biết quan tâm đến người khác. Là người mà ai cũng ngưỡng mộ và yêu mến. Nhưng đối với một số người, thì mục tiêu này quả là khó thực hiện.
Họ hoàn toàn không ý thức được bản thân họ có những hành vi hay tật xấu như: ích kỉ, thô lỗ, nông cạn… Điều này sẽ khiến cho họ mất đi sức hấp dẫn, thậm chí không ai muốn giao tiếp với họ. Dưới đây là 8 thói quen xấu khiến bạn mất đi sức cuốn hút:
1. Lấy mình làm trung tâm
Rất nhiều người không ý thức được điểm này, họ chỉ quan tâm đến bản thân họ, chỉ đàm luận những vấn đề liên quan đến họ, mà không quan tâm đến lời mà người khác muốn nói. Họ thường cho rằng bản thân họ là quan trọng nhất. Nếu như bạn có tật xấu này thì nên thay đổi. Sẽ không có ai muốn làm bạn với người chỉ nghĩ cho mình, luôn cho rằng bản thân mình là quan trọng nhất.
2. Chỉ coi trọng bề ngoài, không chú trọng nội tâm
Sức quyến rũ thực sự đến từ nội tâm, ngoại hình không phải là quan trọng nhất. Một người có thể có những bộ quần áo đẹp, và khuôn mặt xinh xắn, nhưng nếu như họ là người có tâm hồn ích kỉ, xấu xí, thì họ chỉ có thể tạm thời thu hút được ánh mắt của người khác. Còn một người có trái tim thiện lương và chân thành, thì mới có được một tình bạn chân thành và vĩnh cửu.
3. Tâm tranh đấu và hiếu thắng
Những người này có tâm hiếu thắng rất lớn, luôn muốn hơn tất cả mọi người. Nếu như bạn là người có tính cách như này, thì chắc chắn là bạn sẽ không phải là người được người khác yêu quý. Hãy nghĩ cho người khác trước, khi ai đó thành công trong công việc, chúng ta không nên nói: “Tôi có thể làm được tốt hơn”. Mà hãy nói: “Bạn thật giỏi, tôi rất tự hào về bạn.”

4. Coi bạn như kẻ địch
Những người như này thường có tranh chấp với bạn bè. Bạn bè thật sự thì nên tương thân tương ái, giúp đỡ nhau khi hoạn nạn. Nhưng những người này khi bạn bè gặp nạn, họ dường như không biết, thậm chí còn chọc gậy bánh xe. Khi mọi người đều nhìn nhận ra bộ mặt thật sự của những người này, họ sẽ lập tức rời xa. Khi đó những người này chỉ còn cách tận hưởng dư vị của sự cô độc. Xin hãy nhớ, đừng coi bạn bè như kẻ địch, họ chính là đồng minh của bạn.

 

5. Thích ra lệnh
Trong nhóm bạn bè của chúng ta thì mọi người đều bình đẳng. Có người họ rất thích chỉ tay năm ngón, ra lệnh cho người khác làm việc, những người này thường khiến cho bạn bè bất mãn. Cho dù bạn có năng lưc vượt trên người khác, thì cũng nên khiêm tốn và chân thành đối đãi với người khác.

6. Không thành thật
Nếu bạn muốn được người khác yêu mến, thì trước tiên phải thành thật. Thật khó có thể tưởng tượng một người dối trá mà lại được người khác tin yêu. Những người xấu, họ có một điểm chung là không thành thật, bất kể việc gì họ đều có thể nói dối. Những người khiêm tốn và chân thành, thông thường họ thường có biểu hiện rất tốt nhất trong công việc, đồng thời họ có được sự tôn trọng và yêu mến của đồng nghiệp và bạn bè.
7. Thô lỗ và vô lễ
Đôi khi chúng ta có nhưng bất đồng quan điểm với bạn bè, hoặc phải gặp những người mà chúng ta không muốn gặp.  Nhưng chúng ta nhất thiết không được để người khác rơi vào tình thế khó xử, mọi người sẽ đều nhìn thấy cử chỉ thô lỗ của chúng ta. Điều đó có thể khiến cho họ không còn muốn giao tiếp với chúng ta nữa.
8. Bạn hoàn toàn không tin cậy, thậm chí còn dựa dẫm vào người khác
Khi bạn bè của bạn gặp khó khăn và cần sự giúp đỡ của bạn, liệu bạn có ở bên cạnh họ không? Khi người khác cần bạn, có phải bạn luôn luôn bận rộn? Nếu người khác trong khó khăn mà không thể trông chờ vào bạn, đây cũng là một điều khiến bạn kém hấp dẫn đối với người khác.
Để trở thành một người có sức cuốn hút, thì chúng ta phải có một trái tim lương thiện, chân thành và khiêm tốn. Chúng ta không nên chỉ trang trí cho vẻ bề ngoài, mà cũng nên làm phong phú nội tâm của mình hơn nữa.