15/05/2016

Tự làm nước rửa bát, chén, đĩa ở nhà an toàn

   Tự làm nước rửa bát tại nhà là cách đơn giản để bát đĩa sạch bong kin kít nhưng vẫn lành tính vì không có bất kỳ hóa chất nào.
   Nguyên liệu để làm nước rửa bát tại nhà gồm có bồ kết, sả, vỏ bưởi, vỏ chanh, vỏ cam


Tu lam nuoc rua bat, bao ve suc khoe ca nha

   Bước 1Bồ kết rửa sạch, để khô và nướng cho thơm.



Tu lam nuoc rua bat, bao ve suc khoe ca nha-Hinh-2

   Bước 2: Sả đập dập, cắt thành nhiều khúc.



Tu lam nuoc rua bat, bao ve suc khoe ca nha-Hinh-3

   Bước 3: Vỏ bưởi, cam, chanh cắt thành miếng bằng hai đốt ngón tay.

Tu lam nuoc rua bat, bao ve suc khoe ca nha-Hinh-4

   Bước 4: Cho tất cả các nguyên liệu vào nồi, đổ nước ngập mặt nguyên liệu, đun cho đến khi các chất trong nguyên liệu tiết ra nước hết và phần nước sắc đặc lại.

Tu lam nuoc rua bat, bao ve suc khoe ca nha-Hinh-5

   Bước 5: Sau khi đun, đổ qua rây lọc để bỏ bã đi, đổ vào chai dùng dần.

Tu lam nuoc rua bat, bao ve suc khoe ca nha-Hinh-6

   Mỗi lần rửa bát, chỉ cần xả nước qua cho sạch dầu mỡ, sau đó dùng nước rửa bát tự làm vừa làm thấm vào mút rửa bát rồi rửa như bình thường rồi xả lại với nước. Bát đĩa được rửa bằng loại nước rửa bát này vừa thơm vừa sạch, rất lành tính vì không có bất kỳ hóa chất nào.

Tu lam nuoc rua bat, bao ve suc khoe ca nha-Hinh-7


14/05/2016

Tác dụng chữa bệnh của hạt Dưa hấu

Khi ăn dưa hấu, mọi người thường có thói quen vứt bỏ hạt đi vì nghĩ chúng không có chất dinh dưỡng, lại cứng, khó nhai nên không tốt tới dạ dày và hệ tiêu hóa.
Tuy nhiên, sau khi đọc được bài viết này, bạn sẽ phải suy nghĩ và giữ lại những hạt dưa hấu tưởng chừng vô dụng này.
Hạt dưa hấu giàu chất xơ, đáp ứng đầy đủ nhu cầu hàng ngày của cơ thể. Từ đó, giúp hệ tiêu hóa hoạt động bình thường, đào thải các loại ký sinh trùng trong ruột, cũng như góp phần điều trị bệnh viêm gan và viêm nhiễm trong cơ thể.
Hạt dưa hấu còn chứa chất cittrullin, hoạt động tương tự như chất chống oxy hóa, tiêu diệt các gốc tự do, ngăn ngừa ung thư và sự lây lan của các tế bào xấu tới các bộ phận khác trong cơ thể.
Không những thế, nam giới mắc bệnh rối loạn chức năng cương dương cũng nên sử dụng thường xuyên hạt dưa hấu.
Bạn sẽ ngạc nhiên hơn khi biết hạt dưa hấu có thể điều trị bệnh thận và đường tiết niệu. Sử dụng trà hạt dưa hấu tươi có thể đào thải sỏi và cát trong thận.
Không nhất thiết phải nhai sống hạt dưa hấu. Bạn vẫn có thể nhận được vô số lợi ích từ loai hạt này theo công thức sau.
Cách chế biến:
- Lấy 20-30 hạt dưa hấu, rửa sạch và cho vào máy xay sinh tố tán thành bột.
- Cho toàn bộ bột vào trong nồi có 2 lít nước, bắc lên bếp và đun sôi khoảng 15 phút.
- Để hỗn hợp nguội và cho vào chai sử dụng dần.
Và kết quả:
Cách sử dụng:
- Bạn có thể uống thay nước hằng ngày. Tuy nhiên, cứ 2 ngày áp dụng, bạn nên nghỉ 1 ngày rồi tiếp tục thực hiện liệu trình mới.
- Thực hiện trong 3 tuần, tình trạng sức khỏe của bạn sẽ được cải thiện.
Tác dụng của nước hạt dưa hấu:
- Tốt cho tim mạch
Theo các nhà khoa học, 100 g hạt dưa hấu cung cấp 139% nguồn magiê thiết yếu cho cơ thể. Vì giàu khoáng chất này, hạt dưa hấu có thể bảo vệ tim và giúp tim hoạt động bình thường.
Ngoài ra, nó còn ổn định huyết áp và tăng cường quá trình trao đổi chất.
- Cải thiện đời sống tình dục
Đây được xem là một trong những công dụng nổi bật nhất của hạt dưa hấu.
Với hàm lượng lycopene và vitamin cao, hạt dưa hấu làm tăng khả năng sinh sản ở nam giới, duy trì hoạt động của hệ thần kinh và tăng cường hệ miễn dịch.
- Điều trị bệnh tiểu đường
Tiểu đường là căn bệnh có thể gây biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời. Nếu bị mắc căn bệnh nguy hiểm này, bạn có thể uống nước hạt dưa dấu hàng ngày để ngăn ngừa sự phát triển của bệnh.
- Cải thiện bộ nhớ
Nếu thiếu protein quá nhiều, cơ thể có thể bị suy nhược, ốm yếu, khó có khả năng kháng khuẩn. Trong khi đó, hạt dưa hấu rất giàu protein. Một lon hạt chứa khoảng 30,6 g (tương đương 61%) hàm lượng protein cần thiết mỗi ngày.
Vì thế, hạt dưa hấu giúp cơ thể hồi phục nhanh chóng sau khi bị các rối loạn sức khỏe. Tuy nhiên, tác dụng xây dựng một trí nhớ tốt đã khiến loại hạt này trở nên quan trọng.


Những bài thuốc dễ tìm chữa đau lưng

     Đau lưng là một căn bệnh mà khá nhiều người gặp phải. Trong trường hợp như vậy, những bài thuốc, vị thuốc sau đây sẽ giúp bạn không còn e ngại căn bệnh này nữa.

Mẹo trị đau lưng không cần dùng thuốc - Ảnh 2.
Mẹo trị đau lưng không cần dùng thuốc - Ảnh 3.
Mẹo trị đau lưng không cần dùng thuốc - Ảnh 4.
Mẹo trị đau lưng không cần dùng thuốc - Ảnh 5.
Mẹo trị đau lưng không cần dùng thuốc - Ảnh 6.
Mẹo trị đau lưng không cần dùng thuốc - Ảnh 7.
theo Trí Thức Trẻ

12/05/2016

Tìm hiểu về A Tu La

Để giúp các bạn đồng đạo hiểu thêm về kinh Phật, mình xin cung cấp thông tin về A Tu La - một thành viên thường xuất hiện nghe Phật giảng Kinh.

Vị trí của A Tu La trong các Cõi:



Theo Từ điển Phật học Huệ Quang (tr.56), A-tu-la (Phạn ngữ Asura), Hán ngữ còn phiên âm A-tác-la, A-tô-la, A-tố-lạc; Hán ngữ dịch nghĩa là Phi thiên, Phi đồng loại, Bất đoan chính, là một loại thần (1 trong 8 bộ chúng) hiếu chiến, bị xem là ác thần và thường tranh đấu với trời Đế Thích.
Về hình dạng, theo kinh Tăng nhất A-hàm 3, thân hình của A-tu-la cao 84.000 do tuần. Ngoài ra, có thuyết cho rằng A-tu-la có 9 đầu, 1.000 mắt, 990 tay, 6 chân, miệng phun lửa, thân to gấp 4 lần núi Tu-di. Thuyết khác nói A-tu-la có 3 mặt màu xanh đen, giận dữ, lõa hình và có 6 cánh tay. A-tu-la nam có sức mạnh và rất hiếu chiến. Ngược lại, A-tu-la nữ thì rất xinh đẹp, nên A-tu-la nam với Thiên nam thường xuyên đánh nhau để tranh giành các A-tu-la nữ.
Về chủng loại, theo kinh Lăng Nghiêm, A-tu-la có 4 chủng loại: Noãn sinh, thai sinh, thấp sinh và hóa sinh.
1. A-tu-la sinh ra từ trứng (noãn sinh), thuộc về quỷ thần, nhờ phúc giữ gìn Chính pháp nên có thần thông, ăn ở trong hư không.
2. A-tu-la sinh ra từ bào thai (thai sinh), thuộc về loài người, vốn ở cõi trời nhưng do kém đức nên bị đọa.
3. A-tu-la sinh ra từ nơi ẩm ướt (thấp sinh), thuộc về súc sinh. Loại A-tu-la này sống trong biển cả.
4. A-tu-la do biến hóa sinh ra (hóa sinh), thuộc về loài trời. Đây là loài A-tu-la giữ gìn thế giới, có thế lực mạnh mẽ, không sợ sệt, có khả năng tranh đấu với trời Phạm vương, Đế Thích và Tứ thiên vương.
Về nghiệp nhân, tuy có phúc báo nhưng do vẫn nặng nghiệp sân, mạn và nghi nên sinh vào loài A-tu-la. Những ai thường giận dữ, nóng nảy, ưa gây gổ, hung hãn và hiếu chiến; cống cao ngã mạn, tự cao tự đại, khinh khi coi rẻ người khác; luôn nghi ngờ xét nét mọi người, mọi việc, không có lòng tin; là nghiệp nhân tái sinh vào A-tu-la.
Như vậy, A-tu-la là loài thần có phúc báo hơn loài người nhưng kém phúc báo hơn chư Thiên. Tên gọi Phi thiên có nghĩa là không phải trời, chỉ có một số phúc báo gần bằng chư Thiên nhưng không hoàn thiện như họ. Bất đoan chính là ngoại hình hung tợn, tâm địa bất chính, có nhiều tật xấu.
Loài A-tu-la không thọ khổ như những chúng sinh trong địa ngục, ngạ quỷ và súc sinh nhưng chịu nhiều phiền não phẫn nộ tranh đấu. Ngoại trừ loài A-tu-la (noãn sinh) biết hộ trì Chính pháp, ủng hộ người tu còn các A-tu-la khác chỉ lo mải miết đánh nhau, gây chiến tạo binh đao khói lửa triền miên nên rất thống khổ.
Trong kinh điển tiếng Việt vẫn giữ nguyên từ A-tu-la bởi từ này vốn đa nghĩa nên không dịch, chỉ phiên âm mà thôi. Có thể tạm dùng từ Thần hay Phi thiên để gọi loài này.


08/05/2016

Hình ảnh hiếm về Đông Dương trước năm 1880

Hình ảnh được trích từ bộ sưu tập ảnh "Chuyến đi từ Ai Cập tới Đông Dương" (Voyage de l'Égypte à l'Indochine) của hai nhà nhiếp ảnh Hippolyte Arnoux và Emile Gsell, xuất bản năm 1880. Bản điện tử được giới thiệu trên trang Gallica.bnf.fr.
Phố Hàng Chiếu ở Hà Nội.
Toàn cảnh thành Hà Nội .
Cửa Bắc thành Hà Nội.
Khu nhượng địa của Pháp tại Hải Phòng trong quá trình xây dựng.
Sông ở Nam Định.
Chùa Báo Ân , Hà Nội.
Làng Gò Vắp, đặt tên dựa theo vùng đất mọc nhiều cây vắp, gần Sài Gòn.
Thác Trị An trên sông Đồng Nai.
Rừng rậm bên sông Sài Gòn.
Xe bò trong rừng cây dầu, Nam Kỳ .
Thân cây bằng lăng cổ thụ bị đốn hạ ở rừng Phước Linh.
Làng ven sông ở Nam Kỳ khi thủy triều xuống.
Toàn cảnh sông Sài Gòn và rạch Bến Nghé nhìn từ nóc Nhà Rồng.
Một ngôi làng ở Nam Kỳ.
Bờ sông Sài Gòn.
Một góc Phnom Penh, Campuchia.
Xóm làng ven sông ở Nam Kỳ.
Đồn bốt của Pháp ở Vĩnh Long.
Bến thuyền ở Sa Đéc, Đồng Tháp.
Sông nước Vĩnh Long.
Lò vôi của người Hoa ở Chợ Lớn.
Chợ ven sông ở Mỹ Tho.
Chùa của người Hoa ở Chợ Lớn.
Dinh Toàn quyền, Sài Gòn.
Khu phố Tây ở Sài Gòn.
Doanh trại trong thành Sài Gòn.
Khu vực cảng Sài Gòn.
Một góc khác của cảng Sài Gòn.
Xóm chài ở Nam Kỳ.
Những con thuyền đã xếp buồm nằm trên bến, Nam Kỳ.
Bến cảng ở Bắc Kỳ .
Khung cảnh Tây Nam Bộ.

03/05/2016

Phân biệt Tam Thất Bắc và Nam

Mình vừa đi vùng Hoàng Liêm Sơn tỉnh Lào Kay về, có tìm hiểu thực địa và học hỏi đồng bào H'Mong và Dao đỏ về cây Tam thất, thấy nhiều điều thú vị, viết ra đây mong cung cấp cho các bạn những thông tin tối thiểu về Tam thất để mong mọi người không bị lạm dụng.

Hiện nay trên thị trường, có nhiều địa chỉ bán củ tam thất nam nhưng với giá rất cao, có những nơi bán đến cả triệu đồng, khiến người dùng tưởng đây là vị thuốc bổ (tam thất).

Tam thất bắc  tam thất nam là hai loại dược liệu có tên gọi gần giống nhau nhưng khác nhau hoàn toàn về đặc điểm thực vật và tác dụng chữa bệnh.
Hiện nay trên thị trường, có nhiều địa chỉ bán củ tam thất nam nhưng với giá rất cao, có những nơi bán đến cả triệu đồng, khiến người dùng tưởng đây là vị thuốc bổ (tam thất). Nguy hiểm hơn, khi mua bột tam thất nghiền sẵn, rất nhiều nơi quảng cáo bán bột tam thất bắc, nhưng bên trong chỉ toàn bột của củ tam thất nam loại rẻ tiền. Khiến ta mua nhầm phải một loại cây thuốc với giá quá đắt lại không có giá trị.
Ở đây mình xin trình bày những kiến thức về 2 loại cây thuốc này.
Tam thất bắc còn gọi là sâm tam thất, điền thất nhân sâm, kim bất hoán (vàng cũng không đổi được), tên tiếng Anh là Panax pseudoginseng, thuộc họ Nhân sâm (họ cuồng cuồng) (Araliaceae). Loài này được (Burkill) F.H.Chen miêu tả khoa học đầu tiên năm 1975. Tam thất là tên gọi từ tiếng Trung san qi (三七) hoặc điền thất là tên gọi có nguồn gốc từ 田七.
Tam thất,cây tam thất,tam thất bắc,tam thất nam,sâm tam thất,điền thất nhân sâm,kim bất hoán,Panax pseudoginseng,tam thất gừng,khương tam thất,ngải năm ông,thổ tam thất,bạch truật nam,Stahlianthus thorelii,zingiber ginseng,họ nhân sâm,Araliaceae,họ cuồng cuồng,họ gừng,Zingiberaceae

Cây tam thất bắc

Cây thân nhỏ, sống lâu năm. Cây cao khoảng 30 - 60 cm, thân mọc đứng, vỏ cây không có lông, có rãnh dọc, lá mọc vòng 3 - 4 lá một. Lá kép kiểu bàn tay xòe. Tam thất trồng từ 3 đến 7 năm mới thu hoạch rễ củ để làm thuốc.
Tam thất,cây tam thất,tam thất bắc,tam thất nam,sâm tam thất,điền thất nhân sâm,kim bất hoán,Panax pseudoginseng,tam thất gừng,khương tam thất,ngải năm ông,thổ tam thất,bạch truật nam,Stahlianthus thorelii,zingiber ginseng,họ nhân sâm,Araliaceae,họ cuồng cuồng,họ gừng,Zingiberaceae
Củ tam thất bắc

Phần lớn củ Tam thất bắc đều có hình con quay hay hình thoi, độ dài trung bình là khoảng 3cm, đường kính trung bình 1.5cm, không phân nhánh, đầu củ sần sùi, thành nhiều mấu, có nhiều vết vằn dọc theo hết củ, vỏ ngoài cứng mầu xám hoặc xám đen (dạng sống) sau chuyển màu đen (dạng sơ chế), ruột đặc màu xám, chắc nặng, vị ngọt nhạt, hơi đắng, mùi thơm nhẹ. Cắt ngang củ thì sẽ thấy được phần thịt màu xám xanh. Nếm một tý sẽ có cảm giác vị đắng hơi ngọt kèm theo một ít mùi thơm.
Tam thất,cây tam thất,tam thất bắc,tam thất nam,sâm tam thất,điền thất nhân sâm,kim bất hoán,Panax pseudoginseng,tam thất gừng,khương tam thất,ngải năm ông,thổ tam thất,bạch truật nam,Stahlianthus thorelii,zingiber ginseng,họ nhân sâm,Araliaceae,họ cuồng cuồng,họ gừng,Zingiberaceae

Củ tam thất bắc


Sơ chế tam thất
Để đảm bảo hiệu quả cao trong chữa bệnh, trước hết phải rửa thật nhanh củ tam thất bằng nước đun sôi để nguội vài lần, không cho nước kịp ngấm vào ruột. Phơi nắng hoặc sấy ở nhiệt độ 50 - 60 độ C. Tuyệt đối không rang tam thất trực tiếp trên chảo hoặc tẩm dược liệu với mỡ gà rồi phơi, sấy khô. Khi dùng mới thái lát hoặc tán bột, dùng đến đâu làm đến đó.
Tam thất,cây tam thất,tam thất bắc,tam thất nam,sâm tam thất,điền thất nhân sâm,kim bất hoán,Panax pseudoginseng,tam thất gừng,khương tam thất,ngải năm ông,thổ tam thất,bạch truật nam,Stahlianthus thorelii,zingiber ginseng,họ nhân sâm,Araliaceae,họ cuồng cuồng,họ gừng,Zingiberaceae

Củ tam thất bắc

Tác dụng của tam thất
- Tam thất có tác dụng bổ dưỡng: tăng lực, tăng sức đề kháng, điều hòa miễn dịch.
- Kích thích tâm thần, chống trầm uất.
- Bảo vệ tim chống lại những tác nhân gây loạn nhịp. Chất noto ginsenosid trong tam thất có tác dụng giãn mạch, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, tăng khả năng chịu đựng của cơ thể khi bị thiếu ôxy.
- Cầm máu, tiêu máu, tiêu sưng: Chữa các trường hợp chảy máu do chấn thương (kể cả nội tạng), tiêu máu ứ do phẫu thuật, va dập gây bầm tím phần mềm. Bột tam thất rắc giúp cầm máu nhanh các vết thương.
- Giảm sinh khối u, do đó làm giảm tốc độ phát triển u, hạn chế sự di căn của tế bào ung thư, kéo dài cuộc sống cho bệnh nhân ung thư.
Tam thất có vị đắng ngọt, tính ấm, vào các kinh can, thận. Có tác dụng hoạt huyết, bổ huyết, cầm máu, tiêu ứ huyết, tiêu sưng, giảm đau.

Cách dùng tam thất
- Dùng sống dưới dạng bột, dạng lát cắt ngậm, nhai, hoặc mài với nước uống
- Dùng chín trong những trường hợp thiếu máu, suy nhược, phụ nữ sau khi đẻ.

Liều lượng
Dùng cầm máu, giảm đau nhanh, mỗi ngày uống 10 -  20 g, chia làm 4 - 5 lần. Để bổ dưỡng, mỗi ngày người lớn 5 - 6 g, chia hai lần. Trẻ em tuỳ tuổi dùng bằng 1/3 - 1/2 liều người lớn.

Một số bài thuốc có tam thất bắc:
- Chữa băng huyết. Băng huyết là một hiện tượng vô cùng nguy hiểm ở phụ nữ sau sinh. Biến chứng tiền sản này rất có thể gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe sản phụ trong tương lai thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Ngoài cách sắc thuốc uống, bạn cũng có thể nghiền thành bột và pha nước sôi để uống.
- Chữa các vết bầm tím do ứ máu. Tích tụ máu là một hiện tượng vô cùng nguy hiểm. Khối máu tích tụ có thể nhỏ. Tuy nhiên, nếu ở kích thước đủ lớn chúng có thể chèn ép các dây thần kinh hay hạn chế sự hoạt động của các cơ quan xung. Việc lấy máu tụ bằng phẫu thuật, hút hay các biện pháp Tây y rất phức tạp và có độ nguy hiểm cao. Bạn có thể chữa việc máu bầm hay cả những vết máu ứ bằng cách uống bột tam hất 3 lần/1 ngày mỗi lần từ 2-3g. Mỗi lần cách đều nhau từ 6-8 giờ.
Tam thất Bắc có tác dụng tốt nhất khi uống với nước ấm 4 phần.
- Chữa đau thắt lưng. Bạn nên uống 4g  1 ngày và chia làm 2 lần với nước ấm. Ngoài việc chữa đau thắt lưng, tam thất còn có tác dụng rất tốt trong việc bồi bổ sức khỏe cho người mới ốm dậy, người bị suy nhược thần kinh hay phụ nữ sau sinh.
- Chữa thổ huyết, băng huyết, rong kinh, chảy máu cam, máu hôi khi đẻ, kiết lỵ ra máu. Những căn bệnh trên đều là những căn bệnh nguy hiểm liên quan đến máu. Để chữa những căn bệnh này bạn có thể uống sống tam thất Bắc dưới dạng bột (mỗi ngày 20g).
- Để cầm máu bạn cũng có thể rắc trực tiếp tam thất vào vết thương.
- Đau thắt ngực do bệnh mạch vành. Đau thắt ngực là chứng bệnh phổ biến ở người cao tuổi. Để giảm tình trạng này bạn có thể uống hoặc nấu cháo 20g tam thất trong vài tháng. Tình trạng đau thắt ngực chắc chắn sẽ được cải thiện.
- Giảm tốc độ phát triển của khối u và sự di căn của các tế bào ung thư. Một số trường hợp mắc các loại ung thư như ung thư phổi, ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư phổi, ung thư vú, ung thư máu đều có kết quả tích cực khi điều trị kết hợp với Tam thất Bắc.
- Chữa thống kinh (đau bụng trước kỳ kinh): Ngày uống 5 g bột tam thất, uống 1 lần, chiêu với cháo loãng hoặc nước ấm.
- Phòng và chữa đau thắt ngực: Ngày uống 3-6 g bột tam thất (1 lần), chiêu với nước ấm.
- Chữa thấp tim: Ngày uống 3 g bột tam thất, chia 3 lần (cách nhau 6-8 giờ), chiêu với nước ấm. Dùng trong 30 ngày.
- Chữa các vết bầm tím do ứ máu (kể cả ứ máu trong mắt): Ngày uống 3 lần bột tam thất, mỗi lần từ 2-3 g, cách nhau 6-8 giờ, chiêu với nước ấm.
- Chữa đau thắt lưng: Bột tam thất và bột hồng nhân sâm lượng bằng nhau trộn đều, ngày uống 4 g, chia 2 lần (cách nhau 12 giờ), chiêu với nước ấm. Thuốc cũng có tác dụng bồi bổ sức khỏe cho người suy nhược thần kinh, phụ nữ sau sinh, người mới ốm dậy.
- Chữa bạch cầu cấp và mạn tính: Đương quy 15-30 g, xuyên khung 15-30 g, xích thược 15-20 g, hồng hoa 8-10 g, tam thất 6 g, sắc uống.
Ngoài những phương thuốc trên còn có rất nhiều cách chữa trị khác lấy tam thất Bắc là chủ đạo. Tuy nhiên, hãy chú ý rằng tam thất đặc biệt tốt cho máu và các bệnh về máu. Nếu có vấn đề về đường máu, bạn hãy tìm đến tam thất như một dược liệu bổ dưỡng.

2. Tam thất nam
Tam thất nam còn gọi là tam thất gừng, khương tam thất, ngải năm ông, tên khoa học: Stahlianthus thorelii, tên tiếng Anh: zingiber ginseng, là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng (Zingiberaceae). Loài này được Gagnep. miêu tả khoa học đầu tiên năm 1907.
Tam thất,cây tam thất,tam thất bắc,tam thất nam,sâm tam thất,điền thất nhân sâm,kim bất hoán,Panax pseudoginseng,tam thất gừng,khương tam thất,ngải năm ông,thổ tam thất,bạch truật nam,Stahlianthus thorelii,zingiber ginseng,họ nhân sâm,Araliaceae,họ cuồng cuồng,họ gừng,Zingiberaceae

Cây tam thất gừng

Cây thảo không có thân, có thân rễ dày bao bởi những vết của lá đã rụng thường phân nhánh mang nhiều củ nhỏ bằng quả trứng chim xếp thành chuỗi, có rễ con dạng sợi. Lá mọc rời, 3-5 cái, có cuống dài, xuất hiện sau khi cây ra hoa. Phiến lá thuôn dài, chóp nhọn, màu lục, lục pha nâu hay nâu tím, mép nguyên, lượn sóng. Cụm hoa ở gốc, nằm ở bên lá; cuống hoa dài 6-8cm, ở phía cuối có một lá bắc hình ống, bao lấy hoa. Hoa 4-5 cái, có lá bắc và lá bắc con dạng màng. Tràng hoa màu trắng, họng vàng. Bầu nhẵn, chia 3 ô.
Tam thất,cây tam thất,tam thất bắc,tam thất nam,sâm tam thất,điền thất nhân sâm,kim bất hoán,Panax pseudoginseng,tam thất gừng,khương tam thất,ngải năm ông,thổ tam thất,bạch truật nam,Stahlianthus thorelii,zingiber ginseng,họ nhân sâm,Araliaceae,họ cuồng cuồng,họ gừng,Zingiberaceae

Cây tam thất gừng

Tam thất,cây tam thất,tam thất bắc,tam thất nam,sâm tam thất,điền thất nhân sâm,kim bất hoán,Panax pseudoginseng,tam thất gừng,khương tam thất,ngải năm ông,thổ tam thất,bạch truật nam,Stahlianthus thorelii,zingiber ginseng,họ nhân sâm,Araliaceae,họ cuồng cuồng,họ gừng,Zingiberaceae

Củ tam thất gừng

Củ Tam thất gừng có hình trứng hoặc hình trong thuôn một bên.
Phần vỏ có màu trắng vàng. Dùng dao cắt vào bên trong ta thấy có màu trắng ngà. Nếm một ít thì cảm thấy cay nóng và có mùi như gừng.

Nơi sống và thu hái
Loài của Nam Trung Quốc, Việt Nam, Lào. Ở nước ta, cây mọc hoang ở chỗ ẩm mát, ven bờ suối, hốc khe. Thường được trồng lấy củ làm thuốc. Mặt ngoài của củ có vằn ngang màu đen, trong có chất bột trắng ngà như màu của củ Tam thất.
Tính vị, tác dụng
Vị cay, hơi đắng, tính ấm; có tác dụng tán ứ, tiêu thũng, thông kinh, hoạt huyết, chỉ thống.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Thường được dùng chữa:
1. Ðòn ngã sưng đau, phong thấp đau nhức xương;
2. Thổ huyết, chảy máu cam, kinh nguyệt quá nhiều;
3. Trùng độc cắn và rắn cắn. Cũng dùng chữa hành kinh chậm kỳ, máu xấu lởn vởn không tươi, ăn kém tiêu, nôn đầy. Liều dùng 4-8g, sắc nước hoặc ngâm rượu uống. Dùng ngoài lấy củ tán bột rắc, đắp.
Đơn thuốc:
Chữa kinh nguyệt không đều, loạn kỳ, vòng kinh dài ngắn không chừng, người gầy da xanh sạm, hoặc sau khi sinh rong huyết kéo dài, kém ăn, chóng mặt, đau đầu mỏi mệt. Tam thất gừng, Hồi đầu, hai vị bằng nhau, tán nhỏ, dùng mỗi lần 2-3g, ngày uống 2-3 lần, với nước chín, vào khoảng giữa buổi, và trước khi đi ngủ. Uống 5-7 ngày liền (Lê Trần Ðức).
Ghi chú: ở Trung Quốc, người ta sử dụng một loài khác gọi là Tam thất khương - Stahlianthus involucratus (King ex Baker) Craib., mà rễ có vị cay, tính hàn; có tác dụng hoạt huyết tán ứ, tiêu sưng giảm đau, dùng trị thổ huyết, ói ra máu, kinh nguyệt quá nhiều và đòn ngã tổn thương.