03/06/2016

Đi Chùa phải hiểu Phật.

Hiện nay, đi chùa lễ Phật đã trở thành một tục lệ tốt đẹp được nhiều người duy trì. Nhưng đi lễ Phật mà chưa hiểu Phật, thì cầu cúng cũng chẳng để làm gì.
Đi chùa lễ Phật, trước tiên phải hiểu rõ, Phật là bậc Đại từ bi (muốn giải thoát chúng sinh thoát khỏi khổ đau), Đại minh triết (giáo lý nhà Phật nhân văn, sâu sắc). Ngài không “cho” (ban phát), mà chỉ “dạy” (giác ngộ).
Vì thế, đi chùa mà dâng mâm cao cỗ đầy, cầu xin điều này việc kia thì tốt nhất không nên đi. Đi lễ Phật là thành tâm, hãy nhớ kĩ những điều sau:
1. Từ bỏ tham – sân – si: Bởi phiền não của con người cũng từ đây mà ra. Vì thế Phật dạy: “Tri túc tâm thường lạc” (Biết đủ thì lòng mới vui). Vậy đi chùa đừng “xin” Phật quá nhiều thứ, mà nên chú ý đến việc niệm Phật và lễ Phật, bởi “Niệm Phật một câu Phúc sinh vô lượng” và “Lễ Phật một lạy tội diệt hà sa”.

2. Phát tâm từ bi hỷ xả: Từ bi là lòng thương người, không chỉ thương người hoạn nạn, mà thương cả kẻ đã gây hoạn nạn cho ta. Bởi theo Luật nhân quả của đạo Phật thì “Nếu bạn gieo lòng tốt – Bạn sẽ gặp thân thiện, Nếu bạn gieo tha thứ – Bạn sẽ gặt hòa giải”.
Hỷ xả là vui mừng và buông bỏ. Hai hành động này có tác động tương hỗ lẫn nhau. Muốn được vui mừng (hỷ) thì phải biết buông bỏ (xả).

3. Hiểu tác dụng của việc bố thí, cúng dường: Không phải đi chùa cứ dâng lễ lớn, đốt nhiều vàng tiền, đồ mã là được nhiều Phúc đức, được Phật độ cho nhiều việc, ban cho nhiều thứ.
Làm như vậy, tức vẫn còn nặng lòng tham, thì Phúc đức rất ít.
Vì Đức Phật đã dạy: “Phúc báu nhiều hay ít là do Tâm bố thí nhiều hay ít, chứ không phải của bố thí nhiều hay ít”. Vậy chỉ cần lòng thành, tâm tốt thì việc cúng lễ dù ít, dù nhiều cũng đều được Phúc lớn. Cúng theo khả năng của mình, chân tâm dâng lên là được.

4. Hiểu nguyên lý Nghiệp (báo), Duyên (khởi) và quy luật Nhân quả: Triết lý Phật giáo về ác giả ác báo, có nhân ắt có quả, tạo duyên ác ắt gặp nghiệp ác ai cũng nên hiểu. Vì thế đi chùa phải song hành với thanh tâm. Người làm việc xấu nhận thức ra, biết hối lỗi, đi lễ Phật, sám hối lỗi lầm, xả bỏ vô minh, làm việc thiện tránh việc ác thì chắc chắn sẽ được đức Phật chứng giám và độ cho để chuyển hóa nghiệp.
Phật tử hay người bình thường có thể cầu Phật độ cho Quốc Thái – Dân An, bản thân và gia đình được bình an, thân tâm an lạc, phúc đức đủ đầy, công việc hanh thông viên mãn…hoặc sám hối lỗi lầm trước Tam Bảo để xin chuyển Nghiệp từ xấu sang tốt, từ nặng thành nhẹ.

Hiểu được đạo Phật từ bi, công bằng, minh triết và nhân văn như vậy để làm theo lời Phật dạy thì việc đi chùa lễ Phật mới thực sự có ý nghĩa và tác dụng.


Hà Nội 1977

Hà Nội năm 1977 hiện lên thật mộc mạc và thân thương qua ống kính phi công CHDC Đức Gerd Spriess.

Ha Noi nam 1977 trong anh cua phi cong Dong Duc (2)

Tàu điện ở Hà Nội

Ha Noi nam 1977 trong anh cua phi cong Dong Duc (2)-Hinh-2

Xe bò chờ vật liệu xây dựng gần đê sông Hồng.


Ha Noi nam 1977 trong anh cua phi cong Dong Duc (2)-Hinh-3

Công viên Thống Nhất một ngày mưa.

Ha Noi nam 1977 trong anh cua phi cong Dong Duc (2)-Hinh-4

Trẻ em Hà Nội.

Ha Noi nam 1977 trong anh cua phi cong Dong Duc (2)-Hinh-5

Sân bóng đá Long Biên ngày lụt


Ha Noi nam 1977 trong anh cua phi cong Dong Duc (2)-Hinh-6

Bán hoa trên phố Đồng Xuân


Ha Noi nam 1977 trong anh cua phi cong Dong Duc (2)-Hinh-7

Nhà thờ Lớn nhìn từ phố Nhà Thờ.

Ha Noi nam 1977 trong anh cua phi cong Dong Duc (2)-Hinh-8

Tượng quan võ ngoài một đền thờ ở phố cổ.

  Ha Noi nam 1977 trong anh cua phi cong Dong Duc (2)-Hinh-9

                    Khuê Văn Các ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Ha Noi nam 1977 trong anh cua phi cong Dong Duc (2)-Hinh-10

                                                                         Một góc Văn Miếu.

Ha Noi nam 1977 trong anh cua phi cong Dong Duc (2)-Hinh-11

                                                            Con nghê sứ trang trí ở Văn Miếu.

Ha Noi nam 1977 trong anh cua phi cong Dong Duc (2)-Hinh-12


                                                                               Chậu hoa trong Văn Miếu.

Ha Noi nam 1977 trong anh cua phi cong Dong Duc (2)-Hinh-13

                                                                                   Trên phố Hàng Đường.

Ha Noi nam 1977 trong anh cua phi cong Dong Duc (2)-Hinh-14

                                                                            Cổng đền Ngọc Sơn.


01/06/2016

Tướng mặt

ST trên Net.



Mũi, gò má, ấn đường đầy đặn, nhân trung rộng mở, lông mày cong đẹp...là những đặc điểm tốt của tướng mặt đem lại nhiều điều tốt lành.
Mũi dài đầy đặn: Hình mũi dài, thẳng, cánh mũi đầy đặn sẽ được quý nhân khác giới giúp đỡ, cả đời giàu có. Người có tướng mặt hình mũi dài biểu thị năng lực tư duy tốt, làm việc gì cũng suy nghĩ kỹ càng mới làm, đồng thời tâm tư tình cảm ít thổ lộ cho người khác biết.
Gò má đầy đặn: Khi làm việc rất tự tin và quyết đoán, có ý đồ rõ rệt và chí tiến thủ. Chỉ cần cố gắng vươn lên, bạn sẽ được người quyền quý nâng đỡ.
Cằm dài và lẹm: Cằm thể hiện vận may lúc về già. Cằm dài và lẹm thể hiện về cuối đời thanh thản, không cần phải lo lắng tới cuộc sống.
Nhân trung rộng mở: Thể hiện bạn là người bao dung, rộng rãi, quan hệ bè bạn và xã hội nói chung tốt và được mọi người tôn trọng. Nhờ vào khả năng bản thân, ở tuổi trung niên và khi về già sẽ được quý nhân phù trợ để đi tới thành công.
Ấn đường đầy đặn: Vị trí giữa hai lông mày gọi là ấn đường. Ấn đường đầy đặn sẽ được quý nhân phù trợ nên nguyện vọng dễ đạt được, khả năng thích nghi với hoàn cảnh và sự vật mới rất tốt.
Lông mày cong đẹp như trăng non đầu tháng: Là người coi trọng tình cảm, dễ được quý nhân hoặc người già đề bạt, cất nhắc. Đồng thời, họ cũng dễ kết bạn với người khác giới và được họ giúp đỡ.
Hai mép vểnh lên: Môi và mép hướng lên trên và hơi cong, đồng thời môi màu đỏ là miệng phú quý. Loại người có hình môi như vậy thường được người khác giúp đỡ. Họ có khả năng dùng trí tuệ và nắm vững cơ hội biến ước mơ thành sự thật.


31/05/2016

Kiến thức về kinh A Di Đà - Phần 1

   
   
Để giúp thêm các bạn đồng đạo tại gia hiểu thêm về bản Kinh A Di Đà, Vô Lượng Thọ, Diệu Pháp Liên Hoa cũng như các bản kinh khác Tông Tịnh Độ, mình xin giới thiệu bài viết dưới đây - Mong mọi người bổ khuyết. Mình sẽ cố gắng tìm kiếm giới thiệu thêm ở các phần sau.


Hoà thượng Tuyên Hóa

Hoà thượng Tuyên Hóa, pháp danh là An Từ, tự Độ Luân; sinh ngày 26 tháng 4, 1918  nhập diệt ngày 7 tháng 6 năm 1995, là một tu sĩ Phật giáo gốc Trung Quốc, hoằng pháp chủ yếu ở phương Tây, người kế thừa đời thứ 9 của Quy Ngưỡng tông.

"Phật" là gì?
Phật là bậc đại giác, giác ngộ tất cả pháp không có mảy may mê lầm. Phật là bậc nghiệp hết tình không, nghiệp chướng đã hết, tình cũng khô cạn. 
Phàm phu là kẻ nghiệp nặng tình mê, đắm trước tình ái nên gọi là chúng sinh. 
Phật có đủ ba giác ngộ nên là bậc đại giác. Ba giác ngộ là:
1. Bản giác: Vốn đã là giác ngộ.
2. Thỉ giác: Mới giác ngộ.
3. Cứu cánh giác: Giác ngộ đến cực điểm.
Ba giác ngộ này có thể nói là: Tự giác, Giác tha, Giác hạnh viên mãn.
Hàng phàm phu chúng ta là bất giác, một ngày từ sáng đến tối tự cho là thông minh, nhưng kỳ thực là kẻ ngu si không biết gì cả.
Cũng giống như người đánh bạc tự cho mình là thắng bạc, nhưng sự thực là thua. Tại sao lại điên đảo như thế? Tại vì quá mê lầm. Biết rõ việc ấy sai mà vẫn cứ làm, đó là vì quá mê vậy. Càng mê càng lún sâu, càng lún sâu càng mê thêm.
Phải làm sao đây?
Cần phải giác ngộ mới được.
Phật cũng là một phần tử trong chúng sinh, cũng là một chúng sinh, nhưng Ngài không mê. Ngài giác ngộ, đó là tự giác. Người tự giác không giống với phàm phu, cũng chính là người Nhị thừa:
 Thanh văn, Duyên giác.
Người Nhị thừa là bậc tự ngộ, tự giác mà không giác tha, cho nên gọi là Thanh văn thừa.
Giác tha chính là Bồ tát.
Bồ tát không phải vì chính mình, không giống với hàng Nhị thừa là bậc tự liễu ngộ, tự mình giác ngộ rồi không có phát tâm làm cho người khác cũng giác ngộ. 
Bồ tát phát tâm không giống như thế, Bồ tát phát tâm muốn làm lợi ích cho tất cả chúng sinh mà không cần chúng sinh làm lợi ích cho chính mình. Ðó là dùng phương pháp tự mình giác ngộ đem giáo hóa chúng sinh, khiến cho tất cả chúng sinh cũng đều giác ngộ không còn mê mờ nữa, đó là thực hành Bồ tát đạo.
Người Nhị thừa tu tứ diệu đế Khổ, Tập, Diệt, Ðạo và mười hai nhân duyên.
Thế nào là mười hai nhân duyên?
Mười hai nhân duyên là Vô minh duyên hành, Hành duyên Thức,Thức duyên Danh Sắc, Danh sắc duyên Lục nhập, Lục nhập duyên Xúc, Xúc duyên Thọ, Thọ duyên ái, ái duyên Thủ, Thủ duyên Hữu, Hữu duyên Sinh, Sinh duyên Lão tử.
Mười hai nhân duyên này từ đâu mà có?
Từ Vô minh mà có.
Nếu ta không có Vô minh thì mười hai nhân duyên này không thể phát sinh tác dụng được. Tại vì ta có Vô minh nên cái này kéo theo cái khác mà có.
Hàng Nhị thừa tu chính là những pháp này.
Còn Bồ tát thì vượt qua giai đoạn này, các Ngài tu Lục độ vạn hạnh, như:
1. Bố thí độ tham lam: Nếu người muốn hết tham lam thì phải bố thí, bỏ không được cũng phải bỏ. Không bỏ chính là tham lam nên bỏ không được. Cho nên nói bố thí độ tham lam.
2. Trì giới độ hủy phạm.
3. Nhẫn nhục độ giận dữ: Nếu tính tình hay giận, thì phải nên tu hạnh nhẫn nhục. Phàm gặp việc phải nhẫn nại, không nên cả ngày giống như A tu la, không nói được lời nào hòa nhã, nói ra thì mắt trợn trừng giống như mắt bò. Ðó đều là cảnh giới A tu la.
4. Tinh tấn độ giải đãi: Nếu giải đãi cần phải tu tinh tấn để đẩy lùi giải đãi đi.
5. Thiền định độ tán loạn: Nếu mình cứ vọng tưởng lung tung thì phải tu Thiền định. Nếu không có vọng tưởng thì tán loạn cũng không, điều cần nhất là phải có trí huệ.
6. Trí huệ độ ngu si: Có trí huệ thì không còn ngu si nữa, nếu ngu si thời không có trí huệ. Trước không có trí huệ, mà nay có trí huệ, chính là độ ngu si đấy, như ánh sáng đẩy lùi bóng tối vậy. ánh sáng là trí huệ, bóng tối là ngu si.
Bồ tát tu Lục độ vạn hạnh, tự giác giác tha, khác với hàng Nhị thừa là chỗ này.
Giác mãn chính là diệu giác, là Phật.
Phật tự giác, cũng giác tha, cho nên Phật là giác hạnh viên mãn.
Phật nếu nói đầy đủ là Phật-đà-gia, vì người Trung Hoa thích nói gọn cho nên gọi tắt là Phật.
Người Tây phương nói Buddha cũng là nói tắt của Phật-đà-da.
Có người lại nói: Thầy giảng tới giảng lui về Phật nhưng tôi vẫn không biết Phật là ai?
Tôi xin nói cho bạn biết: Bạn chính là Phật đó!
Hỏi: Sao tôi lại không biết?
- Bạn không biết đó chính là Phật. Nhưng Phật của bạn không phải là Phật đã thành, mà là Phật chưa thành.
Ðến đây quý vị mới hiểu: A! Thì ra Phật là người phàm tu mà thành, vậy ai ai cũng có thể tu hành thành Phật được. Là người nếu giác ngộ thì chính là Phật; trái lại thì là chúng sinh.
Phật còn có Ba Thân, Bốn Trí, Năm Nhãn, Sáu Thông.
Chúng ta là chúng sinh, dù có tính Phật, đều có thể thành Phật, mà vì chưa chứng được quả Phật nên không có ba thân, bốn trí, năm nhãn, sáu thông này.
Phật là từ phàm phu tu hành đến quả vị Phật mới có đầy đủ những thứ kể trên. Cho nên có người nói: "Tôi đây chính là Phật", đó thiệt là si mê quá mức! Chưa thành Phật mà lại nói ta đây là Phật, rõ ràng là dối mình dối người. Thật là kẻ đại si mê trên thế gian.
Tuy mọi người đều có thể thành Phật, nhưng ai nấy đều phải tu hành, có đủ Ba Thân, Bốn Trí mới có thể thành Phật, chẳng phải chỉ có Năm Nhãn hoặc một ít thần thông mà thành Phật được.
Ba Thân là:
1/ Pháp thân;
2/ Báo thân;
3/ Hóa thân.
Bốn Trí là:
1/ Ðại viên cảnh trí;
2/ Diệu quan sát trí;
3/ Thành sở tác trí;
4/ Bình đẳng tính trí.
Sáu thông là:
1. Thiên nhãn thông: Có thể thấy được tất cả hành động của trời và người.
2. Thiên nhĩ thông: Có thể nghe được những tiếng nói và thanh âm của người ở trên trời.
3. Tha tâm thông: Có thể biết được những ý tưởng trong lòng người khác.
4. Túc mạng thông: Chẳng phải chỉ biết hiện tại, mà cả đến quá khứ cũng biết nốt.
5. Thần túc thông: (Còn gọi: Thần cảnh thông) Thứ thần thông này không thể nghĩ bàn, cảnh giới rất vi diệu.
6. Lậu tận thông: Giống như là dưới đáy bình nước có một lỗ hổng, nước đều từ lỗ hổng đó chảy ra hết. Nay không còn chảy nữa, vì lỗ hổng ấy đã bị bịt kín, nên gọi là lậu tận.
Những gì là lậu tận? Tức là không có tâm dâm dục thì là không có lậu; không có tâm tham lam cũng là không có lậu; không có tâm si cũng là không có lậu. Tóm lại, tám vạn bốn ngàn những tập khí, lỗi lầm đều không có, gọi là Vô lậu.
Năm nhãn là:
1/ Thiên nhãn;
2/ Nhục nhãn;
3/ Huệ nhãn;
4/ Pháp nhãn;
5/ Phật nhãn.
Có bài kệ nói về năm nhãn như thế này:
Thiên nhãn thông không ngại,
Nhục nhãn ngại không thông,
Pháp nhãn chỉ quán tục,
Huệ nhãn rõ chơn không,
Phật nhãn ngàn mặt nhật:
Chiếu khác, thể lại đồng.
1. "Thiên nhãn thông không ngại": Thiên nhãn thông suốt không ngăn ngại, cho nên gọi là "thông không ngại". Người ấy có thể nhìn thấy sự việc trong tám vạn đại kiếp, nhưng không thể thấy được ngoài tám vạn đại kiếp.
2. "Nhục nhãn ngại không thông": Nhục nhãn có thể nhìn thấy cảnh tượng có chướng ngại. Trái lại, Thiên nhãn có thể nhìn thấy cảnh tượng không chướng ngại.
3. "Pháp nhãn chỉ quán tục": Pháp nhãn là quán Tục đế, quán sát tất cả Tục đế ở thế gian, đạo lý thế tục.
4. "Huệ nhãn rõ chơn không": Huệ nhãn còn kêu là trí huệ, hay rõ rành Chơn không.
5. "Phật nhãn ngàn mặt nhật: Chiếu khác, thể lại đồng": Phật nhãn không phải chỉ ở trên mặt Ðức Phật mới có, mà mỗi chúng ta đều có Phật nhãn, chỉ có điều mở hay không mở mà thôi. Khi Phật nhãn mở ra, khác nào ánh sáng ngàn mặt trời, có thể chiếu soi vạn sự vạn vật, nhưng bản thể lại là đồng nhau.
Phật có đủ Ba Thân, Bốn Trí , Năm Nhãn, sáu thông; nếu ta nói mình là Phật thì phải đủ những thứ trên mới có thể nói là thành Phật được, bằng không chỉ là phàm phu. Nếu muốn làm người tốt thì không nên lừa người khác.
Phật Thích Ca Mâu Ni là Giáo chủ của thế giới Ta Bà. Thế giới Cực Lạc mà Ngài nói đến có Giáo chủ là Phật A Di Ðà. Cõi nước ấy rất trang nghiêm, mặt đất bằng vàng ròng.
Thế nào gọi là thế giới Ta Bà? Ta Bà là tiếng Ấn Ðộ, dịch sang tiếng Trung Hoa là Kham Nhẫn, có nghĩa là thế giới Ta Bà khổ như thế, chúng sinh cũng kham nhẫn thọ những khổ ấy. Thế giới Ta Bà chính là thế giới mà chúng ta đang ở, có Ðức Thích Ca Mâu Ni Phật làm Giáo chủ.
Thích Ca là họ của Phật, Mâu Ni là tên của Phật, đều là tiếng Phạn, dịch sang tiếng Trung Hoa là Năng Nhân?
Năng Nhân là gì?
Là hay dùng lòng nhân ái thương người để giáo hóa chúng sinh, cũng chính là lòng từ bi. Từ hay cho vui, Bi hay cứu khổ, dứt trừ nỗi khổ của chúng sinh mà ban cho họ niềm an lạc.


30/05/2016

Nhay bấm huyệt Đại Lăng chữa hôi miệng

Theo Tinh hoa.

Hôi miệng khiến người ta thấy thật phiền toái và mất tự khi cần giao tiếp với người khác. Đông y cho rằng, hôi miệng nguyên nhân từ hỏa khí tâm tỳ thái quá, là “vị hỏa vượng, tràng vị nhiệt” (dạ dày quá nóng, ruột nóng).
Trong Đông y, nhiều vấn đề có thể được xử lý thông qua xoa bóp bấm huyệt. Phát hiện khi bản thân bị hôi miệng, xoa bóp huyệt Đại Lăng, có thể đạt được thanh nhiệt tả hỏa, tiêu trừ chứng hôi miệng.
Huyệt Đại Lăng có nhiều tác dụng như chủ trị: 
- Trị cổ tay đau, khớp cổ tay viêm, hồi hộp, động kinh, mất ngủ.
- Tại chỗ: Đau cổ tay, lòng bàn tay nóng.
- Theo kinh: Khuỷu tay co, đau vùng tim, đau sườn ngực, tâm phiền,
- Toàn thân: Nôn, đầy chướng bụng, tiêu hóa kém, điên cuồng, cười mãi không hết, dễ sợ hãi, bệnh nhiệt.
Huyệt Đại Lăng, từ thời xưa đã biết đến là huyệt đặc hiệu cho trị liệu chứng hôi miệng.
Theo sách cổ “Thắng ngọc ca” ghi lại: “tâm nóng nhiệt miệng thối đại lăng khu”.
Đông y cho rằng, hơi thở hôi xuất phát từ trái tim có hỏa khí quá mạnh, kinh tâm bào tích nhiệt lâu ngày, tổn thương huyết lạc; hoặc do tỳ hư ẩm ướt sinh hơi thối bốc lên, khử mùi ở lưỡi, trong cổ họng gây ra bằng cách nhấn huyệt Đại Lăng ở cổ tay, sẽ “tả hỏa khứ thấp” tốt nhất.
Kinh tâm bào đi qua huyệt Đại Lăng, vì màng ngoài tim (tâm bào) thuộc hành hỏa, Đại Lăng thuộc thổ, yếu tố “Thổ khắc chế thủy”.
Theo nguyên lý Đông y “hư bổ mẫu và thực tả tử” (hư chứng thì bổ hành mẹ, thực chứng kìm chế hành con), vì vậy huyệt Đại Lăng có thể thanh tâm tả hỏa, bình hòa nhiệt khí của tỳ vị mà điều trị chứng hôi miệng do hỏa khí tâm tỳ quá mức.
Phương pháp tìm huyệt:
vị trí số 4
 Vị trí huyệt Đại Lăng
Huyệt ở vị trí nhô cao (đại) ở cổ tay, có hình dáng giống gò mả (lăng), vì vậy gọi là Đại Lăng.
Ở ngay trên lằn nếp cổ tay, khe giữa gân cơ gan tay lớn và bé, hoặc gấp các ngón tay vào lòng bàn tay, đầu ngón tay giữa chạm vào lằn chỉ (văn) tay ở đâu, đó là huyệt.
Mát xa huyệt Đại Lăng
Đầu tiên, dùng đầu ngón cái tay phải ấn lên huyệt Đại Lăng, dùng sức thẳng đứng nhấn xuống, đồng thời day nhẹ tại điểm đó, và sau đó vừa ấn vừa hoạt động cổ tay cùng các ngón tay trái, cho phép đáp ứng đầy đủ kích thích đến các mô cơ sâu, sản sinh các loại cảm giác đau, tê, sưng, đau nhức, nhiệt chạy thoát ra.
Tiếp tục 20~30 giây sau, dần dần giảm lực ấn, và sau đó xoa nhẹ nhàng tại chỗ 3-5 phút. Đầu tiên ấn ở tay bên trái sau đến bên phải, rồi tiếp tục luân phiên, 1-2 lần một ngày. Mát xa huyệt Đại Lăng còn có thể giảm bớt đau nhức gót chân.
Tuy là do tâm tỳ hỏa vượng có thể qua xoa bóp huyệt Đại Lăng mà cải thiện chứng hôi miệng, nhưng cũng cần chú ý đến sinh hoạt hàng ngày, giảm ít các loại tỏi, hành tây, rượu và các loại thực phẩm khác dễ kích thích mùi vị.
Ăn nhiều rau, trái cây, uống nước và thực phẩm nhiều chất xơ để ngăn chặn táo bón cũng là phương pháp để cải thiện tình trạng hơi thở có mùi.
Ngoài ra, hơi thở hôi đôi khi có thể gây ra bởi một số bệnh lý, chẳng hạn như hơi thở hôi mang hương vị của quả táo thối hoặc có mùi tỏi, là dấu hiệu của bệnh tiểu đường axit ketones (DKA); hơi thở có mùi nước tiểu, chức năng thận có thể có vấn đề; bệnh nhân bị bệnh liên quan đến gan hơi thở bình thường là có mùi hôi thối. Do đó, khi có hơi thở bất thường, tốt nhất bạn nên đến bệnh viện để xác định nguyên nhân.