21/09/2016

Sơ lược về rèn


   Rèn là một phương pháp gia công được dùng từ lâu. Rèn là nung nóng phôi thép tới nhiệt độ trên 900oC để cho kim loại chuyển sang trạng thái dẻo rồi đặt lên đe và dùng búa đập để có được hình dáng cần thiết của sản phẩm.



Dụng cụ nghề rèn



a. Chồn: là nguyên công rèn làm cho tiết diện của phôi tăng lên, do chiều cao giảm xuống. Có ba kiểu chồn: chồn toàn phần, chồn đầu và chồn giữa. Khi chồn đầu hay chồn giữa, chỉ cần nung nóng một phần của phôi (ở đầu hay giữa), phần đó sau khi chồn sẽ có tiết diện lớn hơn.
b. Vuốt: là một nguyên công rèn để kéo dài phôi và làm cho diện tích mặt cắt ngang của nó nhỏ xuống. Những kiểu vuốt khác nhau là:
+ Vuốt phẳng (dàn phẳng): là đập dẹp phôi bằng một dụng cụ dát phẳng làm cho chiều rộng của phôi lớn lên và chiều cao giảm xuống.
+ Vuốt rộng lỗ: là nguyên công dùng trục gá để giảm chiều dày và tăng đường kính của ống.
+ Vuốt dài ống: là nguyên công dùng trục tâm làm tăng chiều dài của ống và làm giảm đường kính ngoài cùng chiều dày của ống.
c. Đột: là một nguyên công rèn làm cho phôi có lỗ hoặc có chỗ lõm sâu xuống. Dụng cụ để tạo lỗ gọi là mũi đột.
d. Chặt: là một nguyên công của rèn dùng để cắt phôi liệu thành từng phần. Có thể tiến hành ở trạng thái nguội hoặc trạng thái nóng.
e. Uốn: là một nguyên công rèn ở trạng thái nguội hay nóng để đổi hướng thớ của phôi.

Tôi thép
- Tôi thép là phương pháp nung nóng thép lên cao quá nhiệt độ tới hạn để làm xuất hiện tổ chức Austenit giữ nhiệt rồi làm nguội nhanh thích hợp để austenit chuyển thành mactenxit hay các tổ chức không ổn định khác với độ cứng cao.
- Mục đích của tôi thép là: Nâng cao độ cứng và tính chống mài mòn của thép.
- Có hai hình thức tôi là: tôi xuyên tâm và tôi mặt ngoài.
+ Tôi xuyên tâm
Chọn nhiệt độ để tôi thép theo thành phần cacbon trên giản đồ:
Thép trước cùng tích: 
Thép sau cùng tích:   
Giữ nhiệt và làm nguội nhanh hợp lý (làm nguội trong nhiều môi trường khác nhau). Chi tiết cứng cả trong lẫn ngoài. Để đánh giá hiệu quả của các phương pháp tôi người ta đưa vào chỉ tiêu độ thấm tôi.
+ Tôi mặt ngoài
Tôi mặt ngoài thực hiện bằng cách nung nhanh và làm nguội lớp mặt ngoài của chi tiết. Bề mặt chi tiết sau khi tôi có độ cứng cao còn phần lõi vẫn mềm và dẻo. Tôi mặt ngoài thường dùng để tôi bánh răng, các trục truyền động xoắn. Các phương pháp tôi mặt ngoài thường được sử dụng:
·   Tôi cao tần: là sử dụng dòng điện xoay chiều có tần số cao để nung nhanh bề mặt ngoài của chi tiết.
·     Tôi bằng ngọn lửa ôxy - axêtylen:
Nung nhanh chi tiết bằng ngọn lửa ôxy - axêtylen để bề mặt đạt đến nhiệt độ tới hạn A3 và làm nguội nhanh trong nước hay dung dịch hóa chất.
 Ram thép
Ram là phương pháp nhiệt luyện nung nóng thép đã tôi dưới các nhiệt độ nhiệt độ tới hạn (AC1), giữ nhiệt độ ở một thời gian và làm nguội. Nhằm để mactenxit và austenit dư phân hóa thành các tổ chức thách hợp phù hợp với điều kiện làm việc quy định.
     Mục đích của ram thép là làm giảm hoặc làm mất các ứng suất dư sau khi tôi đến mức cần thiết để đáp ứng điều kiện làm việc lâu dài của sản phẩm cơ khí mà vẫn duy trì cơ tính sau khi tôi.
- Có 3 cách ram:
+ Ram thấp là phương pháp nung nóng thép đã tôi trong khoảng 150 - 2500C tổ chức đạt được là mactenxit ram.
+ Ram trung bình là phương pháp nung nóng thép đã tôi trong khoảng 300 - 4500C tổ chức đạt được là troxit ram.
+ Ram cao là phương pháp nung nóng thép đã tôi trong khoảng 500 - 6500C, tổ chức đạt được là xoocbit ram.

19/09/2016

Trung thu xưa


Chùm ảnh này nằm trong một bộ sưu tập do Viện Viễn Đông Bác cổ của Pháp (École Francaise d’ Extrême - Orient) hiện lưu tại Thư viên Khoa học Xã hội. Đó là những tấm ảnh chụp về những sinh hoạt trong ngày Tết Trung thu cách đây chừng 70, 80 năm, những hình ảnh ở đầu thế kỷ XX khi đời sống đô thị đã hình thành tạo ra những nét sinh hoạt thời cận đại.
Tết Trung Thu đối với trẻ nhỏ trước hết là những bánh trái đặc trưng bởi hai món chính là bành dẻo và bánh nướng mà tập trung nhất là trên các cửa hàng ở phố Hàng Đường (của người Việt) và Hàng Buồm (của Hoa kiều). Điều hấp dẫn đối với lũ trẻ là đứng nhìn những người thợ đóng bánh ngoài quầy tạo nên những âm thanh rộn ràng khi khuôn bánh gõ mạnh trên mặt bàn theo những nhịp điệu khoan nhặt rất đặc trưng trên đường phố.
Trẻ con tò mò nhìn những người thợ làm bánh Trung thu.
Sau bánh trái là những đồ chơi mà tiêu biểu nhất là các loại đèn được thắp sáng trong đêm Trung Thu khi đợi trăng lên hay rước rong ngoài phố. Những cửa hàng bán các loại đèn làm bằng nan lợp giấy bóng kính hình các con vật mà nhiều nhất là thỏ và cá.
Ngoài ra còn các loại đèn lồng xếp bằng các loại giấy màu và cầu kỳ nhưng cũng gây hấp dẫn nhất là đèn kéo quân với rất nhiều tích truyện được thể hiện bằng những bóng hình xoay tròn nhờ sức nóng của những ngọn nến tạo ra những luồng khí đẩy những cái vòng quay tròn theo trục đèn. Các loại đèn này tập trung nhiều trên phố Hàng Mã những còn được bày bán ở Hàng Gai...
Đèn lồng xếp bằng nhiều loại giấy màu sắc cầu kỳ.
Đèn kéo quân cũng thu hút trẻ con.
Ngắm nghía những cái đèn (hình con cua) được người lớn mua cho là cái thú âm ỉ đối với lũ trẻ trong những ngày chờ Trung Thu đến.
Lại thêm “ông tiến sĩ giấy” gửi gắm lòng cầu mong của đấng sinh thành đối với con cái của mình lấy danh vị “tiến sĩ’ làm mơ ước. Có người bảo rằng cái ông tiến sĩ bằng giấy có bộ mặt non choẹt nhưng đáng yêu ấy chính là hình ảnh ông Trạng trẻ Nguyễn Hiền có thật trong lịch sử (!?).
Chắc từ thời Tây sang mới có một loại đồ chơi mới vì nó làm bằng một thứ vật liệu được gọi là “sắt Tây”. Nó có thể cắt ra từ những tấm kim loại hoặc tận dụng các loại bao bì bằng sắt Tây như hộp sữa bò, thùng dầu hoả...
Cái khéo léo của người thợ trên phố Hàng Thiếc với cái kéo cắt săt và những mỏ hàn bằng thiếc tạo ra những con giống đặt trên các bánh xe và nhờ những liên kết khéo léo của các tay đòn bằng giây thép cứng mà nó cử động được như con thỏ đánh trống hay con bướm đập cánh.
Rồi hợp với thời thượng là những chiếc ôtô, tàu bay bên cạnh cái xe kéo cũng mới có từ khi Tây sang. Xem kỹ ảnh thấy rất nhiều đồ chơi loại này, nào là Hai bà cưỡi voi, vinh quy bái tổ, con lân, con phượng , Tôn Ngộ Không và rất nhiều nhân vật làm hình nhân.
Đồ chơi bằng thiếc từ ô tô xe kéo...
Đến con lân, con phượng, Tôn Ngộ Không, Hai Bà cưỡi voi...
Nhưng có thể nói cái gây hứng thú nhất cho lũ trẻ là những chiếc tàu thuỷ làm bằng sắt Tây bên trong có cái phao dầu khi đốt cháy đẩy khí nóng thổi mạnh vào nước kêu “pành- pạch” đẩy con tàu về phía trước và trong những cái chậu tôn được lũ trẻ hình dung là biển cả. Hẳn là món đồ này có muộn hơn thời điểm chụp những tấm ảnh này (?).
Còn những lũ trẻ năng động nhất thì thích ở ngoài đường với cái đầu sư tử bồi bằng giấy. Chúng hợp thành những đoàn có trống, xèng xèng và thế nào cũng có một chú phỗng múa may làm vui. Chúng múa chơi đôi khi đòi những cửa hàng nơi chúng đến múa phải treo giải...
Múa lân vẫn là hoạt động được lũ trẻ yêu thích.
Cuối cùng là cái phút chờ đợi nhất, trong sự ấm cúng của gia đình xoay quanh nơi bày cỗ. Những món đồ ăn và đồ chơi được bày biện trong nhà hay ngoài trời phô bày sự chăm sóc của gia đình với con trẻ trong ngày Tết được chờ đợi nhất trong năm, lại vào lúc tiết trời đẹp nhất: gió mát trăng trong.
Bàn cỗ Trung thu với nhiều bánh trái, hoa quả.
Chưa thật đầy đủ, nhưng những tấm ảnh này giúp bạn trẻ biết được cảnh xưa và người già có dịp hồi nhớ quá khứ và so sánh với Trung thu hôm nay.

14/09/2016

Chữa 46 loại bệnh tật bằng mẹo đơn giản


1. Bụi hoặc muỗi bay vào mắt, mắt bị cay xè:
Chớ có dụi mắt mà tổn thương đến giác mạc. Chỉ cần thè lưỡi liếm mép vài cái, nước mắt sẽ ứa ra “lùa vật lạ” ra khỏi mắt! Nên nhớ một điều: nếu bị mắt phải thì liếm mép bên trái và ngược lại.

02. Mắt nhắm không khít:
Một mắt nhắm không khít (do bị liệt dây thần kinh số 7 chẳng hạn), hơ ngải cứu bên mắt đối xứng. Ngày hơ nhiều lần, mỗi lần hơ độ vài phút, mắt sẽ dần dần nhắm khít.

03. Mũi nghẹt cứng:
Dù mũi bị nghẹt (tắc hoặc tịt) đến mức nào và đã bao lâu rồi, chỉ cần hơ ngải cứu vào đồ hình mũi trên trán – từ giữa trán (huyệt 103) đến đầu đôi lông mày (huyệt 26), độ một phút thôi, mũi sẽ thông thoáng ngay. Thật là một phép lạ đến khó tin.

04. Bả vai đau nhức, không giơ lên cao được:
Dùng đầu ngón tay trỏ gõ vài chục cái vào đầu mày (huyện 65) cùng bên đau. Vai hết đau và tay lại giơ lên cao được ngay.

05. Bong gân, trật khớp cổ tay:
Hãy bình tĩnh dùng ngón tay trỏ gõ mạnh độ vài chục cái vào sát đuôi mày cùng bên đau, cổ tay sẽ trở lại bình thường (muốn tìm điểm chính xác cần gõ, hãy lấy ngón tay miết nhẹ vào đuôi mày, thấy chỗ nào hơi lõm xuống, đấy là điểm chính xác – huyệt 100 – phản chiếu đúng cổ tay).

06. Bong gân, trật khớp vùng mắt cá chân:
Mắt cá chân bên nào bị trật khớp, hơ vùng mắt cá tay cùng bên. Mắt cá chân bị đau dù đã lâu ngày cũng lành trong vài phút. Các vận động viên quốc gia, các cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp hãy nhớ lấy mẹo này để tự cứu mình và giúp người.

07. Bắp chân bị vọp bẻ (chuột rút):
Dùng cườm tay day mạnh vào bắp tay độ vài chục cái, vọp bẻ hết liền. Nhớ vọp bẻ chân bên nào thì day mạnh bắp tay bên đó.

08. Gai gót chân:
Nhớ hơ đúng điểm tương ứng bên gót chân đối xứng, chỉ vài phút thôi, gót chân hết đau liền. Hết sức cẩn thận kẻo bị phỏng.

09. Đầu gối đau nhức:
Hơ vùng khuỷu tay (cùi chỏ) cùng bên, chỉ độ vài phút đầu gối (khuỷu chân) hết đau liền.

10. Bị táo bón lâu ngày:
Dùng hai ngón tay (ngón trỏ và ngón giữa) lăn quanh miệng độ vài ba phút – khoảng độ 200 vòng, táo bón sẽ được giải quyết.
Cách lăn như sau: lăn từ mép phải vòng lên môi trên sang mép trái. Lăn tiếp vào phía dưới và giữa môi dưới rồi kéo thẳng xuống ụ cằm (hình thành một dấu hỏi lớn chiếm 3/4 quanh miệng). Nhớ lăn từ phải qua trái mới nhuận tràng, hết táo bón. Ngược lại lăn từ trái qua phải, sẽ càng táo bón hơn đấy!

11. Nhức đầu
a. Bất cứ nhức ở bộ phận nào trên đầu, mới nhức hay đã lâu, nặng hay nhẹ, chỉ cần hơ mu bàn tay trái (đã nắm lại) trên điếu ngải độ vài phút, nhức đầu như búa bổ cũng hết ngay. Nào! Thử làm xem.
b. Nếu nhức nửa đầu bên phải, hơ nửa mu bàn tay phía bên phải.
c. Nếu nhức nửa đầu bên trái, hơ nửa mu bàn tay phía bên trái.
d. Nếu nhức sau gáy, hơ phía cổ tay trên.
e. Nếu nhức đỉnh đầu, hơ ụ xương gồ cao nhất của ngón tay giữa.
f. Nếu nhức thái dương, chỉ cần hơ thái dương đối xứng 1 phút là hết ngay.
g. Nếu nhức cả hai bên thì hơ đi hơ lại.
h. Nếu nhức trán, hơ hết các đốt cuối của 4 ngón tay đã nắm lại.
i. Nếu chỉ nhức nửa trán bên phải, hơ 2 ngón tay bên phải.
k. Nếu chỉ nhức nửa trán bên trái, hơ 2 ngón tay bên trái.
l. Nếu chỉ nhức giữa trán, chỉ cần hơ 2 ngón giữa độ 1 phút là hết ngay.
k. Nếu nhức quanh đầu, hơ quanh mu bàn tay.

12. Mất ngủ
Bất kể mất ngủ vì nguyên nhân gì, xin nhớ không nên dùng thuốc ngủ vừa tiền mất vừa tật mang. Bí quyết đơn giản để có giấc ngủ ngon là: trước khi ngủ, hãy xoa đôi bàn chân cho ấm. Chân ấm là bụng ấm, thân ấm. Đó là điều kiện đầu tiên để ngủ ngon. Sau đó, dùng đầu ngón tay giữa bên trái gõ vào huyệt An thần (tức Ấn đường của Đông y hoặc huyệt 26 của Diện Chẩn – đầu đôi lông mày) độ vài phút sẽ làm nhịp tim ổn định và tinh thần được thư thái. Tay trái phản chiếu tim, Đầu ngón tay giữa phản chiếu cái đầu. Tâm và Thân an lạc – đó là những điều kiện cần thiết để ngủ ngon.

13. Sình bụng (do ăn không tiêu)
Nếu ở nhà, hãy lấy ngải cứu hơ vào rốn và quanh vùng rốn độ vài phút, bụng sẽ xẹp dần. Nếu đang ở bữa tiệc đông khách, hãy lặng lẽ đi ra ngoài đến chỗ vắng người, lăn bờ môi trên một lúc: trung tiện bùng phát, bụng hết sình ngay!

14. Bí tiểu
Người lớn hoặc các cháu nhỏ có lúc bí tiểu, hãy bình tĩnh vuốt cằm độ vài phút, “cơn bí” hết liền! Cách vuốt như sau: ngón tay cái giữ chân cằm, ngón tay trỏ vuốt ụ cằm từ trên xuống dưới nhiều lần. Bàng quang sẽ được tháo nút, nước tiểu tự do chảy (theo Diện Chẩn, ụ cằm phản chiếu bàng quang – huyệt 87). Các cụ già hay đi tiểu đêm, các cháu nhỏ hay đái dầm, trước khi ngủ độ 15 phút hãy tự vuốt cằm đi, các “tật” trên sẽ tự biến rất nhanh!

15. Nấc cụt
Đây là bệnh thông thường nhưng lại gây nhiều khó chịu, làm cho người bệnh mất ăn, mất ngủ. Ăn sao được khi vừa nâng bát cơm lên đã bị cơn nấc trào ngược rồi; ngủ sao được khi vừa nằm xuống, cơn nấc đã rộ lên âm vang khắp nhà! Có người phải nằm bệnh viện nhiều ngày mà vẫn không dứt căn. Chỉ cần làm một trong các hướng dẫn dưới đây, nấc cụt sẽ phải “đầu hàng”:
a- Dùng đầu ngón tay trỏ gõ mạnh vào đầu sống mũi nằm giữa cặp lông mày (huyệt 26 và312) độ 15 cái. Nấc cụt biến mất đến khó tin (huyệt 26 là an thần và huyệt 312 thông nghẽn nghẹt).
b- Dùng đầu ngón tay trỏ vuốt mạnh từ đầu cánh mũi bên trái xuôi xuống chân cánh mũi độ 10-15 cái. Nấc cụt chịu phép phải nằm im, không dám ló mặt ra!
c- Dùng 4 đầu ngón tay (từ ngón trỏ đến ngón út co sát lại với nhau thành một đường thẳng) vạch dọc giữa đầu (từ trán ngược lên đỉnh đầu) độ 15 cái là hết nấc cụt! Xin hãy thử làm xem!

16. Đau bụng
Có thể khỏi nhanh bằng một trong những cách chữa đơn giản sau:
a- Hơ (bằng điếu ngải) hai lòng bàn tay độ 10 phút.
b- Hơ hai lòng bàn chân độ 10 phút.
c- Hơ rốn và lấy tay lăn quanh miệng.

17. Đau tử cung:
a- Gạch rãnh nhân trung từ đầu rãnh (sát mũi) đến cuối rãnh (sát bờ môi trên) nhiều lần.
b- Gạch hai bờ nhân trung và bờ môi trên nhiều lần.

18. Đau đầu dương vật:
Chỉ cần hơ đầu mũi độ 1 phút, đầu dương vật sẽ hết đau.

19. Đau khớp háng:
Gạch và hơ đường viền cánh mũi một lúc, khớp háng hết đau. Nhớ đau khớp háng bên nào thì gạch đường viền cánh mũi cùng bên.

20. Đau gót chân:
Hơ và gõ gót chân đối xứng độ vài phút, gót chân đang đau hết ngay.

21. Đau bụng kinh:
Hãy vuốt môi trên vài phút, đau bụng kinh hết liền.

22. Ho ngứa cổ:
a- Chà xát hai cổ tay vào nhau nhiều lần. Nhớ hai bàn tay phải nắm lại đã trước khi cọ xát vào nhau.
b- Hơ cổ tay trong của bàn tay trái đã nắm lại vài phút, ho và ngứa cổ hết rất nhanh. Xin chú ý, bàn tay trái nắm lại, lật úp xuống: mu bàn tay phản chiếu đầu não, cổ tay phản chiếu cổ gáy. Bàn tay trái nắm lại, lật ngửa ra: lòng bàn tay phả chiếu trái tim, cổ tay phản chiếu cổ họng.

23. Huyết áo cao:
Hãy lấy đầu ngón tay út bấm vào huyệt (huyệt 15) nằm sâu sau loa tai bên trái nhiều lần (độ 1 phút), huyết áp sẽ hạ liền.

24. Huyết áp thấp:
Vẫn dùng đầu ngón tay út bấm sâu vào huyệt (huyệt 19) đầu nhân trung sát với mũi nhiều lần, huyết áp sẽ được nâng lên liền.

25. Huyết trắng:
Dùng hai đầu ngón tay – ngón trỏ và ngón giữa – để nằm ngang chà xát hai bờ môi một lúc.

26. Bế kinh:
Dùng lăn đôi lớn lăn xuôi từ rốn xuống háng cho đến khi bụng nóng lên. Ngày lăn nhiều lần; độ 3-5 ngày, kinh nguyệt sẽ trở lại bình thường.

27. Lẹo mắt (lên chắp)
Chỉ cần bấm vào chân mụn lẹo vài lần, mụn lẹo sẽ tiêu rất nhanh. Nhớ phát hiện càng sớm, chữa càng khỏi nhanh.

28. Liệt mặt (Thần kinh số 7 ngoại biên)
Chỉ cần nhìn qua bên mặt bị liệt đã thấy hai triệu chứng rõ rệt: mắt nhắm không khít và một bên mép bị méo xệch xuống. Cách chữa hết sức đơn giản đến mức khỏi rồi mà vẫn tưởng như nằm mơ. Nhanh độ 3 ngày, chậm độ 7 ngày là khỏi.
a. Lấy điếu ngải cứu đốt hơ bên mắt lành độ vài phút, mắt có bệnh cứ từ từ nhắm lại. Mỗi ngày hơ vài lần, mắt nhắm lại dần dần.
b. Lấy tay hoặc lăn đôi nhỏ (trong bộ dụng cụ lăn, day huyệt) lăn chéo từ mép bị méo lên phía đỉnh tai. Ngày lăn nhiều lần, mỗi lần lăn độ vài phút. Chẳng bao lâu mép sẽ được kéo lên cân bằng với mép lành.

29. Mắt không di động được
Chỉ cần gõ vài chục lần vào huyệt nằm ở phía trước và dưới bình tai, mắt sẽ chuyển động bình thường. Huyệt này nằm ở ngay chỗ lõm sát bình tai, khi há miệng là sờ thấy ngay. Đây là huyệt số 0 của diện chẩn và đồng thời cũng là huyệt Thính hội của Đông y.

30. Đắng miệng
Dùng ngón tay trỏ gõ mạnh vào huyệt lõm kề sát bên dưới môi dưới (huyệt 235) độ vài chục cái, miệng hết đắng liền!

31. Hàm mặt đau cứng (Thần kinh số 5)
Lấy điếu ngải cứu hơ mặt ngoài ngón tay cái (cùng bên đau) từ ngón đến giáp cổ tay. Nhớ khi hơ bàn tay phải xòe ngửa ra. Chỉ cần hơ độ vài phút, hàm mặt đau cứng sẽ mềm dần và trở lại bình thường.

32. Hắt hơi liên tục
Sẽ hết ngay trong 1 phút nếu biết lấy ngải cứu hơ dọc từ giữa trán (huyệt 103) thẳng xuống đến giữa đôi lông mày (huyệt 26).

33. Ho khan lâu ngày
Lấy ngải cứu hơ hai bên sườn mũi, hai bên mang tai (từ đỉnh tai xuống đến dái tai), cổ tay trong (của bàn tay trái đã nắm lại) và trực tiếp cổ họng.

34. Hóc (hạt trái cây, xương)
Bấm hoặc gõ vào huyệt sát đầu nhân trung (huyệt 19) nhiều lần.

35. Các khớp ngón tay khó co duỗi
Lấy ngải cứu hơ đầu xương các đốt ngón tay rồi lăn, vê các đốt đó nhiều lần.

36. Mắt quầng thâm
Lấy ngải cứu hơ trực tiếp vào mắt, quầng thâm sẽ tan dần.

37. Buồn ngủ nhíu mắt lại
Vò hai tai một lúc là tỉnh ngủ liền.

38. Nhảy mũi
Lấy ngón tay trỏ cào từ cửa lỗ mũi xuống đến môi vài chục cái là hết nhảy mũi!

40. Quai bị
Bấm huyệt ngay sát dái tai bên sưng (huyệt 14) rồi hơ dái tai đối xứng độ vài phút. Ngày làm nhiều lần, quai bị tiêu rất nhanh.

41. Nhức răng
Hơ ngải cứu quanh vùng má bên đau độ 1 phút, răng hết nhức liền.

42. Mắt đỏ
Gạch đầu gan bàn tay dưới 3 ngón tay giữa độ vài phút, mắt đỏ hết rất nhanh. Nhớ mắt đỏ bên nào, gạch bàn tay cùng bên.

43. Mắt nhức
Hãy dùng đầu ngón tay trỏ cào đỉnh tai (huyệt 16) bên mắt nhức độ một lúc, mắt hết nhức liền.

44. Mắt nháy (giật)
Dùng đầu ngón tay trỏ cào vào phần dưới (huyệt 179) của đầu lông mày bên mắt bị nháy một lúc, mắt sẽ hết giật.

45. Tê lưỡi, cứng lưỡi
a- Hơ ngải cứu xong rồi vê ngón tay cái bàn tay trái một lúc, lưỡi hết tê.
b- Gõ vào huyệt sát trên dái tai độ 1 phút, hết cứng lưỡi.

46. Khản tiếng
a- Chà xát vùng gáy cho nóng lên độ vài phút là hết.
b- Dùng ngón tay trỏ gõ mạnh vào vùng trước dái tai nhiều lần trong ngày


10 điều không nên làm quá

Bài viết này có tính tham khảo


Danh sách "10 điều không nên làm quá" dưới đây chính là một số những nguyên tắc dưỡng sinh tiêu biểu của Đạo gia.

Đạo gia cho rằng “đạo” là nguồn gốc của vũ trụ, điều khiển mọi sự vận động của vạn vật. Do đó, chủ trương dưỡng sinh của các đạo sĩ hướng về những điều tự nhiên, “vô vi”, không màng danh lợi…

Dựa vào thể chất, tinh thần và sinh hoạt hằng ngày, Đạo gia đã đặt ra 10 nguyên tắc “không nên làm quá” để dưỡng sinh – dưỡng thần hiệu quả.

Mặc không cần quá ấm

Đạo gia chủ trương ăn vận đơn giản, thoải mái. Trang phục tùy vào thời gian, thời tiết và địa điểm, công việc mà thay đổi sao cho phù hợp.

Vào những ngày đông, nếu mặc trang phục vừa đủ, thoải mái, khí huyết trong kinh mạch của cơ thể sẽ được thông suốt, ắt không sinh ra cảm giác lạnh.

Ngược lại, khi “mặc quá ấm”, khả năng giữ ấm trở nên ỷ lại vào trang phục, khiến cho sức chịu lạnh của cơ thể cũng theo đó mà bị suy giảm.

Vì thế, Đạo gia khuyên chúng ta “mặc không cần quá ấm” để đề cao sức sống và cải thiện sức đề kháng tự nhiên của cơ thể. Đạo lý “mặc ấm bảy phần, tinh thần minh mẫn, tâm cũng thấy an” là từ đó mà ra.

Ăn không nên quá no

Người tu hành theo môn phái Đạo gia không bao giờ “ăn chán chê” hay “ăn không ngồi rồi". “Ăn không nên quá no” khuyên chúng ta ăn uống một cách điều độ, có chừng mực.

Ăn quá no sẽ gây ra bất lợi đối với sức khỏe và quá trình dưỡng sinh. Bởi vậy, Trung Y mới có quan niệm: “thường ngày đói ba phần, bách bệnh không tìm đến.”

Ở không cần quá xa hoa

Trong quá trình dưỡng sinh, Đạo gia từng đưa ra quan niệm “cửu thủ”. Trong “Cửu thủ” có “thủ giản” – cần kiệm, không tham lam; “thủ dịch” – không cần quá coi trọng ngoại cảnh; “thủ thanh” – thuận theo tự nhiên.

Ba yếu tố này đề xuất cách sống giản dị, thanh liêm, khuyến khích con người ta sống hòa thuận với thiên nhiên, sống đúng với bản thân, tránh việc xa hoa, lãng phí.

Sống trong môi trường giản đơn sẽ khiến tinh thần được thư giãn, cơ thể thoải mái, sức khỏe cũng nhờ vậy mà tốt lên đáng kể.

Tiền không cần quá nhiều

Quan điểm này của Đạo gia không mang ý nghĩa bài xích tiền bạc hay những người giàu có. “Tiền không cần quá nhiều” khuyên chúng ta không nên truy đuổi theo tiền tài, danh vọng, cũng không vì tiền bạc mà u sầu.

Theo phiên âm Hán Việt, “tiền không quá nhiều” là “hành bất quá phú”. Chữ “hành” có nghĩa là đi, bên cạnh đó còn chỉ hành vi, hành sự.

Quan niệm trên của Đạo gia đề cập đến tiền bạc trong hành vi và cách hành sự của con người. Cụ thể là không nên có hành vi vung tiền như rác, trong lúc hành sự không vì coi trọng tiền bạc mà xem nhẹ đạo đức.

Chưa dừng lại ở đó, Đạo gia còn chỉ ra rằng “tài có thể phá khí". Theo đó, truy đuổi danh lợi, phú quý một cách thái quá sẽ ảnh hưởng đến việc dưỡng sinh, thậm chí khiến cho “tinh khí phân tán”.

Làm việc không nên quá lao lực

Trong quá trình dưỡng sinh, Đạo gia chủ trương “làm việc có độ, không để thương thần”. Việc tổn thương do lao lực quá độ là điều tối kỵ đối với việc tu hành của môn phái này.

Làm việc quá cật lực sẽ gây ra “ngũ lao, thất thương”. Trong đó, "ngũ lao" chỉ sự thương tổn của ngũ tạng gồm tim, gan, tì, phổi, thận.

"Thất thương" chỉ sự thương tổn của ngũ tạng nói trên về hình (thân thể) và chí (ý chí).

Đó là quá no thương tì, giận dữ thương can, vác nặng ngồi lâu thương thận, mình rét uống lạnh thương phế, lo buồn suy nghĩ thương tâm, mưa gió nóng rét thương hình, lo sợ không điều độ thương chí.

Bởi vậy, để tránh cho khí huyết, ngũ tạng, kinh mạch và gân cốt bị tổn thương, ta cần làm việc điều độ, tránh lao lực, mệt mỏi.

Không sống quá an nhàn

Tục ngữ Trung Hoa có câu: “Sinh vu ưu hoan, tử vu an nhạc”. Nghĩa là người có thể sinh tồn vì cuộc sống có gian nan, khổ cực; nếu chỉ biết chìm đắm trong yên vui ắt sẽ nhanh chóng suy vong.

Do đó, Đạo gia cho rằng con người sống ở trên đời nếu quá nhàn hạ, rảnh rỗi ắt nội tâm sẽ trống rỗng.

Ngược lại, nếu ta có ta có thể vượt qua hiện thực, chiến thắng bản thân, thể chất và tinh thần sẽ như được thanh lọc, khiến cho trí tuệ và sức khỏe càng thêm vượt bậc.

Không nên vui quá đà

“Vui” là một trạng thái cảm xúc thuộc về “thất tình” của con người. “Thất tình” gồm mừng, giận, thương, ghét, buồn, sợ và ham muốn.

Thành ngữ Trung Hoa lại có câu “vật cực tất phản” (cái gì quá cũng không tốt). Bởi vậy, vui quá có thể hóa thành buồn. Do đó mới có trạng thái “mừng chảy nước mắt”.

“Không nên vui quá đà” nhắc nhở chúng ta cần kiềm chế cảm xúc ở mức độ vừa phải, ngay cả khi đó là cảm xúc tích cực. Việc cảm xúc vượt quá giới hạn của tâm lý và tinh thần sẽ gây nên một phản ứng tiêu cực đối với sức khỏe con người.

Không cần giận dữ quá độ

Lịch sử Trung Hoa từng ghi nhận không ít bi kịch của cá nhân, quốc gia bắt nguồn từ những cơn giận không đáng có. Tức giận nếu ở mức nhẹ sẽ hại mình, hại người, nặng thì hại dân, hại nước. Đây là trạng thái cảm xúc “lợi bất cập hại” đối với cơ thể.