27/04/2022

Vài hình ảnh về cố Công nương Diana

 


Diana là cháu nhiều đời của vua Charles II. Ngoài ra Công nương của Hoàng gia Anh trước đây đã từng có quan hệ với gia đình Hoàng gia. Bà của Diana, bà Lady Ruth Fermoy là bạn thân thiết với Nữ hoàng Elizabeth. Nhiều người cho rằng quan hệ giữa bà Lady Ruth Fermoy đã dẫn đến mối quan hệ giữa Charles và Diana sau này.

Giống như nhiều trẻ em thuộc tầng lớp thượng lưu khác, Diana được dạy học tại nhà cho đến 9 tuổi với gia sư riêng. Sau đó cô được gửi tới trường công lập West Health. Năm 16 tuổi cô rời trường West Health rồi sau đó ghi tên vào vào học viện Alpin Videmanette. Nhưng sau đó cô đã khăng khăng đòi về nhà và không học nữa. Mặc dù không phải là học sinh giỏi nhưng cô lại nổi trội trong các hoạt động khác như bơi lội, lặn, khúc côn cầu.




Váy cưới dài nhất lịch sử Hoàng gia Anh









Chợ Hà Nội xưa

Những tấm ảnh quý này nằm trong bộ sưu tập được lưu giữ tại Viện Thông tin Khoa học Xã hội (chuyển giao từ Viện Viễn Đông Bác Cổ).

Phía trước khu chợ trên phố Huế chụp tháng 12/1926. 

Xưa kia Thăng Long (Hà Nội) còn được gọi là Kẻ Chợ - nơi hội họp buôn bán đông đúc của cả vùng, với mạng lưới chợ được hình thành ở khu phố cổ và các vùng lân cận. Paul Bourde - thông tin viên Thời báo ở Bắc Kỳ năm 1883 - mô tả: "Hà Nội không có chợ mái che, cũng không có nơi quy định để họp chợ. Cả thành phố biến thành một cái chợ mênh mông ngoài trời. Cứ sáu ngày lại có một phiên chợ. Lái buôn, thợ thủ công đủ các loại từ làng mạc xung quanh kéo tới. Mặt phố tràn ngập người".

Gánh tiết canh lòng lợn ở khu chợ Đồng Xuân năm 1925. Paul Bourde viết: "Trên những con đường nhỏ hẹp, gập ghềnh, sự náo nhiệt vốn đã rất lớn vào ngày thường lại càng lớn hơn vào những ngày phiên chợ".

Một phiên chợ nhỏ ở bên hông ngôi chùa. Ngày xưa, mọi người thường đựng và bán hàng trong rổ, quang gánh và dùng lá để gói hàng.

Những gánh hàng rong trên phố Hà Nội. Theo mô tả của Baron - một du khách người Anh đến Hà Nội thế kỷ 17: "Thăng Long có nhiều chợ nhưng vẫn có người bán hàng rong. Họ bán các mặt hàng do chính họ làm ra". Thông tin tại triển lãm ghi Pháp đánh chiếm Hà Nội năm 1882 nhưng đến năm 1885, an ninh vẫn phức tạp. Các quy định do chính quyền ban hành chưa nhiều nên hàng rong khá tự do. Hà Nội đã đổi khác khi trở thành nhượng địa của Pháp vào năm 1888, chính quyền quản lý xã hội theo luật của Pháp. Trong giai đoạn này, thu ngân sách nhiều nhất là thuế chợ gồm: thuế hàng hóa, chỗ ngồi nên Hội đồng thành phố đã quyết định tăng số phiên các chợ. Thành phố cũng ra quyết định đánh thuế người bán hàng rong bằng cách thu theo ngày và cấm bán hàng trên vỉa hè.

Gánh hàng phở bên Hồ Hoàn Kiếm. Phía xa là Thê Húc dẫn đến đền Ngọc Sơn qua cổng Đắc Nguyệt Lâu (lầu được trăng) nằm chếch dưới những tán đa cổ thụ. Thời xưa, những gánh hàng rong bị cấm bán trên vỉa hè nên thường xảy ra tình trạng người bán chạy trốn quan tuần tra. Phóng viên Charles Labarthe từng viết: "Đột nhiên ở đầu phố, theo bước chân chạy đều của hai lính mặc quần áo đỏ, ngay lập tức mọi tiếng động ngừng hẳn. Những người bán hoa quả, thịt lợn và hàng hóa biến mất như có phép lạ. Mọi người chen nhau vào những nhà xung quanh. Những người không tìm được chỗ thì quỳ rạp xuống. Tất cả thể hiện sự khiếp sợ cùng cực... Viên quan vừa đi qua, chợ trở lại bình thường".

Phở gánh Hà Nội xưa. Tiệm phở được xếp gọn gàng trong hai đầu quang gánh, một bên là nồi nước dùng, một bên đựng bát, đùa, thìa, âu... Các gánh phở thường được gọi theo tên phố như phở phố Ga, phố Ô Quan Chưởng... hoặc theo đặc trưng của người bán phở như: phở anh trọc, phở mũ dạ...


Chợ hoa ven Hồ Gươm. Các cô gái từ làng hoa Ngọc Hà ngồi thành dãy bên phía bờ hồ. Năm 1952, chính quyền từng thông báo đấu thầu những chỗ ngồi trong quán bán hoa của thành phố, tại góc đại lộ Đinh Tiên Hoàng và phố Anh quốc. Có 22 chỗ ngồi, giá tối thiểu đặt cho một chỗ là 400 đồng một tháng.

Chợ Đồng Xuân với mặt tiền mang lối kiến trúc Pháp gồm năm phần hình tam giác có trổ lỗ như tổ ong, lợp mái tôn. Dưới thời Pháp thuộc, các chợ cũ vẫn được duy trì. Chính quyền cho xây dựng cầu chợ để gom các chợ nhỏ thành một chợ lớn. Chợ Đồng Xuân được xây dựng từ năm 1890 để gom chợ Bạch Mã, Cầu Đông, trở thành một trong những chợ lớn nhất thời bấy giờ. Bài "Xẩm chợ Đồng Xuân" có viết: "Hà Nội như động tiên sa/ Sáu giờ tắt hết đèn xa đèn gần/ Vui nhất có chợ Đồng Xuân/ Mùa nào thức nấy, xa gần xem mua...". 

Cửa chợ Đồng Xuân trong những ngày giáp Tết khoảng năm 1955. Ban đầu, chợ chỉ họp hai ngày một phiên, nhưng về sau do sự phát triển kinh tế thương mại, chợ họp hàng ngày từ sáng đến tối.

Quầy bán hoa cúc ở chợ Đồng Xuân.

Ông đồ mặc áo the, khăn xếp ngồi cho chữ trên hè phố - nét đặc trưng của Tết Hà Nội xưa.  


26/04/2022

Cuốn “Kama Sutra phong cách Liên Xô”

Nhẽ ra phải đăng bài này ở blog khác, nhưng vì có chữ Liên Xô nên mạnh dạn trưng ở đây để mọi người thưởng lãm. Ai đó nhạy cảm thì xin mau "xuất chuồng" luôn ạ.

Để đấu tranh chống nạn mù chữ ở người trưởng thành trên khắp các lãnh thổ rộng lớn của Liên bang Xô viết, Nghệ sĩ Nhân dân Xô viết Sergey Merkurov đã nhận sứ mệnh thiết kế một cuốn sách học 36 mẫu tự Kirin trong Tiếng Nga theo một cách thức “hấp dẫn” và “dễ tiếp thu” nhất.
Và cuốn cuốn sách học chữ minh họa bằng màu nước có tên là "Bảng chữ cái gợi tình Xô viết" (Советская эротическая азбука) đã được xuất bản năm 1931 và phổ biến đến các vùng quê Liên Xô. Mỗi chữ cái trong cuốn sách được cách điệu thành hình những người đàn ông, phụ nữ và cả các vị thần đang giao hoan với nhau trong đủ mọi tư thế mà con người có thể tưởng tượng ra. Cuốn “Kama Sutra phong cách Liên Xô” này quả thực có sức cuốn hút rất lớn, khiến việc học thuộc bảng chữ cái tiếng Nga vốn khó khăn trở thành một điều vô cùng hứng thú.
Tác giả cuốn sách, nghệ sĩ người dân tộc Armenia gốc Hilạp Sergey Merkurov (1881—1952) vốn được biết đến như nhà điêu khắc vĩ đại nhất của Liên bang Xô viết, người đã thiết kế nhiều tượng đài lớn lãnh tu về V. I. Lenin và Joseph Stalin.
Tác phẩm để đời của Sergey Merkurov xứng đáng được ghi vào lịch sử nhân loại như một biện pháp xóa mù chữ “kinh điển”. Đến tận ngày nay, cuốn sách này vẫn là công cụ hiệu quả dành cho những ai muốn học thuộc bảng chữ cái Kirin của Nga một cách nhanh chóng.
Chỉ có một điểm yếu duy nhất của "Bảng chữ cái gợi tình Xô viết", đó là nó không dành cho trẻ em dưới 18 tuổi.


Theo KIẾN THỨC

VỢ CŨ



Đoàn Thắng
Trở lại thăm vợ cũ
Vào một chiều cuối đông
Nhìn Em tôi khẽ hỏi
Sao Em chưa lấy chồng
Thoáng buồn trong khóe mắt
Em nhìn về xa xăm
Chắc là thương con nhỏ
Nó chưa đầy hai năm
Cháu bi bô tập nói
Gặp tôi khoanh tay chào
Thằng bé thật kháu khỉnh
Lời nói rất ngọt ngào
Nó nhìn tôi, hỏi Mẹ
Sao Bố mãi chưa về
Chắc Bố đi công tác
Để đong gạo nuôi Bi
Tôi thấy lòng ngèn ngẹn
Vợ cũ nhìn sang tôi
Bố -Con ở bên cạnh
Mà cách biệt phương trời
Em nhìn tôi khẽ nói
Thôi anh hãy về đi
Mẹ Con em muốn được
Yên ổn như mọi khi
Con và Em vẫn khỏe
Con mình nó rất ngoan
Vừa làm Mẹ, làm Bố
Em gắng sẽ chu toàn
Anh về đi không muộn
Vợ mới chắc đang mong
Kẻo cô ấy sẽ lạnh
Hoặc suy nghĩ phiền lòng
Em thấy mình rất ổn
Lấy thêm chồng mà chi
Thực lòng em rất sợ
Thêm một lần chia ly
Em tỏ ra mạnh mẽ
Cúi đầu khẽ cắn môi
Trong lòng Em đau khổ
Hay là Em đang vui..?
Tôi đến bên thằng bé
Muốn ôm nó vào lòng
Nhưng rồi lại chẳng dám
Mình đâu xứng đàn ông
Lặng lẽ tôi quay bước
Trào dâng nỗi ê chề
Dọc đường về văng vẳng
"sao Bố mãi chưa về "
15/03/2020


NGŨ HÀNH

Nguyên lý ngũ hành tương sinh là:
Hình ảnh có liên quan

KIM sinh THỦY 
 THỦY sinh MỘC 
 MỘC sinh HỎA 
 HỎA sinh THỔ 
 THỔ sinh KIM.
    Kim sinh Thủy không phải là vì Kim bị đốt nóng sẽ chảy ra thành nước, vì Kim lúc đó tuy ở dạng thể mền lỏng, nhưng đỏ chói, nóng bỏng nên sao có thể gọi là “Thủy” được.

Thật ra, nguyên lý Kim sinh Thủy của cổ nhân là vì lấy quẻ CÀN là biểu hiện của Trời, mà Trời sinh ra mưa để tưới nhuần vạn vật, nên Thủy được phát sinh từ Trời. Mà quẻ CÀN có hành Kim nên mới nói Kim sinh Thủy là vậy. Mặt khác, trong Hậu thiên Bát quái của Văn Vương, Thủy là nguồn gốc phát sinh của vạn vật. Nếu không có Thủy thì vạn vật không thể phát sinh trên trái đất. Cho nên khi lấy CÀN (KIM) sinh KHẢM (THỦY) cũng chính là triết lý của người xưa nhìn nhận nguồn gốc của sự sống trên trái đất là bắt nguồn từ Trời, là hồng ân của Thượng Đế. Do đó, trong các nguyên lý tương sinh của Ngũ hành, Kim sinh Thủy là 1 nguyên lý tâm linh, triết lý và vô hình, và cũng là nguyên lý tối cao của học thuyết Ngũ hành tương sinh, vì nó là sự tương tác giữa Trời và Đất để tạo nên vạn vật. Còn những nguyên lý tương sinh còn lại chỉ là sự tương tác giữa những vật thể với nhau trên trái đất để duy trì sự sống mà thôi, nên cũng dễ hiểu và dễ hình dung hơn.

Mối quan hệ ngũ hành tương khắc: Mọi vật thể khi bị sát phạt, khắc chế sẽ đi đến chỗ tàn tạ, thoái hóa. Do đó, quan hệ tương khắc là để biểu hiện quá trình suy vong và hủy diệt của sự vật.


     Nguyên lý của Ngũ hành tương khắc là:



 KIM khắc MỘC. 

 MỘC khắc THỔ. 

 THỔ khắc THỦY. 

 THỦY khắc HỎA. 
 HỎA khắc KIM.
    Trong những nguyên lý tương khắc chỉ là sự tương tác giữa những vật thể với nhau để đi đến sự hủy diệt. 

   Như vậy, trong nguyên lý tương sinh, tương khắc của Ngũ hành, người xưa đã bao hàm cả triết lý sự sống là bắt nguồn từ Trời, nhưng trường tồn hay hủy diệt là do vạn vật trên trái đất quyết định mà thôi. Ngoài ra, nó cũng bao hàm hết cả quá trình Sinh-Vượng- Tử- Tuyệt của vạn vật rồi vậy.

   - Ngũ hành phản sinh: Tương sinh là quy luật phát triển của vạn vật, nhưng nếu sinh nhiều quá đôi khi lại trở thành tai hại. Điều này cũng tương tự như 1 em bé cần phải ăn uống cho nhiều thì mới mau lớn. Nhưng nếu ăn nhiều quá thì đôi khi có thể sinh bệnh tật hoặc tử vong. Đó là nguyên do có sự phản sinh trong Ngũ hành. 

 Nguyên lý của Ngũ hành phản sinh là: 

  - Kim cần có Thổ sinh, nhưng Thổ nhiều thì Kim bị vùi lấp.

- Thổ cần có Hỏa sinh, nhưng Hỏa nhiều thì Thổ thành than. 

 - Hỏa cần có Mộc sinh, nhưng Mộc nhiều thì Hỏa bị nghẹt. 

 - Mộc cần có Thủy sinh, nhưng Thủy nhiều thì Mộc bị trôi dạt. 

 - Thủy cần có Kim sinh, nhưng Kim nhiều thì Thủy bị đục.

Ngũ hành phản khắc: Khác với quy luật phản sinh, Ngũ hành phản khắc là khi một hành bị khắc, nhưng do lực của nó qúa lớn, khiến cho hành khắc nó đã không thể khắc được mà lại còn bị thương tổn, gây nên sự phản khắc. 

Nguyên lý của Ngũ hành phản khắc là: 

-  Kim khắc được Mộc, nhưng Mộc cứng thì Kim bị gãy. 

-  Mộc khắc được Thổ, nhưng Thổ nhiều thì Mộc bị gầy yếu. 

-  Thổ khắc được Thủy, nhưng Thủy nhiều thì Thổ bị trôi dạt. 

-  Thủy khắc được Hỏa, nhưng Hỏa nhiều thì Thủy phải cạn. 

-  Hỏa khắc được Kim, nhưng Kim nhiều thì Hỏa sẽ tắt.

   Chính vì vậy trong sự tương tác giữa Ngũ hành với nhau không chỉ đơn thuần là tương sinh hay tương khắc, mà còn có những trường hợp phản sinh, phản khắc sẽ xảy ra nữa.      Biết rõ được các mỗi quan hệ đó sẽ biết được sự tinh tế trong mối quan hệ của vạn vật, của trời đất, và con người..



"Theo Dịch lý thì âm dương có tính cách tương đối, không có vật gì độc âm hay cô dương mà tồn tại, vì độc âm thì bất sanh, cô dương thì bất trưởng. Âm Dương lại hổ căn chuyển hóa lẫn nhau, hễ Dương cực thì Âm sinh, Âm cực thì Dương sinh, trong Thái âm có Thiếu dương, trong Thái dương có Thiếu âm ... Nên mọi người, mọi vật, mọi hiện tượng, cũng chỉ là sự đấu tranh, chuyển hóa và thống nhất, giữa hai mặt đối lập là âm dương. Đây là phép biện chứng của triết học Đông phương."

Hoàng đế nội kinh tố vấn, âm dương ứng tượng đại luận” có nói:“Dương thắng tắc âm bệnh, âm thắng tắc dương bệnh. Dương thắng tắc nhiệt, âm thắng tắc hàn.Trọng hàn tắc nhiệt, trọng nhiệt tắc hàn”.

Có nghĩa là trong cơ thể con người nếu dương khí quá mạnh thì âm khí sẽ yếu, ngược lại nếu âm khí quá mạnh thì dương khí cũng yếu. Dương khí mạnh sẽ sinh bệnh về nhiệt, âm khí mạnh sẽ sinh chứng bệnh về hàn, hàn đến cực điểm sẽ sinh bệnh về nội nhiệt, nhiệt đến cực điểm cũng sinh chứng nội hàn.

Thiên địa là tự nhiên, vô vi vô tạo, vạn vật tự có sự kết nối. Cơ thể người cũng như vậy, cũng giống như tự nhiên, nếu giữ được sự cân bằng thì làm sao mà có bệnh? Ngươi luyện Dịch Cân kinh, quả thật là phương pháp rèn luyện dưỡng sinh đã qua thiên chuy bách luyện của đạo gia

Thái âm phế kinh ở tay là từ Trung Phủ, Thiếu Thương ở ngón tay, tổng cộng mười một huyệt đạo.

Thái Uyên huyệt này là nguyên huyệt phế kinh, bổ trung khí lực cực mạnh, trung phủ tên cũng như ý nghĩa, chính là phủ trong khí, là nơi trung khí hội tụ, cũng là yếu huyệt điều bổ trung khí, xoa bóp ngải cứu đều có hiệu quả bổ khí. Có thể xoa bóp hai huyệt đạo này thường xuyên, đối với thân thể phục hồi như cũ có lợi thật lớn, trung khí đầy đủ, lệ khí khó lưu

Mộc khắc thổ là tài, thủy sinh mộc là quý, mộc gặp mộc là vượng, mộc sinh hỏa là loạn, kim khắc mộc là sát.

Thái Uyên huyệt vốn là nguyên huyệt phế kinh, huyệt tính thuộc thổ, thổ có thể sinh kim, năng lực bổ trung khí cực mạnh. Dùng ngải cứu có thểấm cơ tán hàn, sơ phong giải biểu, nếu có thể đối chứng thi pháp, có thể sinh hiệu quả rất lớn Vô cực thế hư khí trung lý, thái cực thái hư lý trung khí, thiên địa chi đạo, lấy hai khí âm dương tạo hóa vạn vật, thiên địa, nhật nguyệt, lôi điện, mưa gió... Vạn sự vạn vật, cái nào cũng phân âm dương, đạo lý của cuộc sống cũng là lấy hai khí âm dương trường dưỡng bách hài, kinh mạch, xương thịt, lưng bụng, lục phủ ngủ tạng, thậm chí bảy hại tám lợi. Trong một cơ thể, cái nào không hợp lý lẽ của âm dương.... 

Hùng thức có thể cường tỳ vị, tăng thể lực; Hạc thức điều khí huyết, thông kinh mạch; Hổ thức điền tinh ích tháo, giúp thận khỏe; Lộc thức có thể giãn gân, giãn cốt; Viên thức giúp tứ chi linh hoạt. 

Mắt nhìn mũi, mũi nhìn miệng, miệng nhìn tim, lương thiện chẳng khác nào lão tăng nhập định.

"hai viên" này có thể tăng cường sức mạnh ở tay, kích thích mạch máu, tăng cường khí huyết.

Tứ chi và toàn thân của con người là một chỉnh thể.

Mười bốn điều trong đại kinh mạch, trừ hai mạch nhâm đốc ra, mười hai kinh mạch liên hệ chân tay với các phần ngự,c bụng và đầu của cơ thể, trong đông y hậu thế, gọi là nội liên tạng phủ, ngoại lạc tứ chi. Tục ngữ nói rất hay, tay đứt ruột xót. Ý chỉ mười đấu ngón tay có liên hệ chặt chẽ với các tạng phủ khí quan trong cơ thể. Bằng cách kích thích học vị trên tay, có thể truyền lại đến tạng khí tương ứng, cũng ảnh hưởng đến toàn thân. Còn song hoàn này hoàn toàn có thể đạt tới hiệu quả thần kỳ.

Thiên Cương- Địa Sát: Tam Viên 60 chòm hơn 220 sao, Nhị thập bát Tú hơn 160 sao, còn lại hàng ngàn vì sao khác được nhóm thành các chòm và một số sao độc lập. Các chòm này được gọi chung là các chòm Thiên Cương tinh và Địa Sát tinh. Để cho đẹp đẽ con số và phù hợp với cơ số 9 vốn được coi là cơ số hoàn thiện của trời đất, người ta thường nói là 36 Thiên cương và 72 Địa sát. Thực tế số lượng các chòm sao lớn hơn thế, và cũng không phải chỉ đặt tên với chữ Thiên hoặc Địa.

Đồng môn là bằng, cùng lý tưởng là hữu.

Tất cả chỉ đơn giản có ba điều: Luyện tinh hóa khí, luyện khí hóa thần và luyện thần hoàn hư. Lại có ba bước công phu là dịch cốt, dịch cân và tẩy tủy. Còn có ba loại luyện pháp đó là Minh kính, ám kình và hóa kình. Nhưng cơ sở này có thể nói là một bước vô cùng quan trọng.

Khí đi vào qua da, kinh lạc, gân, kinh mạch. Lực xuất phát từ cơ bắp, xương cốt.

Người bên ngoài có lực gọi là hình. Người có khí nội liễm trong gân mạch gọi là tượng.

Có câu trăm ngày Trúc Cơ, mười tháng Dịch cốt, ba năm dịch cân.


Căn bệnh tấn công mạnh dân văn phòng và người trẻ tuổi: Đây là giải pháp! - Ảnh 2.

Con người có tứ hải ngũ tạng, mười hai kinh mạch. Tứ hải phân thành tủy hải, huyết hải, khí hải và thủy cốc chi hải, thì não chính là tủy hải

'Tâm tàng thần, can tàng hồn, phế tàng phách, tỳ tàng ý, thận tàng chí.'

Ngũ Hành được gọi là ngũ tạng, lá gan thuộc mộc, tâm thuộc hỏa, tỳ thuộc thổ, phổi thuộc kim, thận thuộc thủy. Ngũ Hành thiếu thủy là nói thận của đại nhân yếu.

Tử Phủ là cung bảo mệnh, ấn đường, thiên đình, và đan điền đối ứng với nhau tạo thành một huyệt khiếu