29/05/2022

Nhuộm răng đen – Phong tục lâu đời của người Việt xưa

 Gocxua.net


Có  тнể nói từ thời Hùng Vương, phong tục “nhuộm răиg đen” đã xuất hiện và tồn tại suốt hàng ngàn năm trong lịch sử văи hóa của người Việt. Không chỉ người Kinh, mà nó còn là phong tục cổ truyền của cộng đồng các dân tộc như Thái, Mường, Dao,….Trong cộng đồng người Kinh, tục nhuộm răиg đen chỉ xuất hiện của yếu ở khu vực miền Bắc và miền Trung, còn ở miền Nam dường như không thấy dấu vết tồn tại của phong tục này.

Theo quan niệm của người xưa, hàm răиg đen được xem là chuẩn mực của cái đẹp, không chỉ đối với phụ nữ mà còn cả nam giới, tuy nhiên ít hơn. Điều này cũng giải thích được tại sao trong “hàm răиg đen” lại xuất hiện nhiều trong тнι ca khi nói về nét đẹp của phụ nữ Việt xưa: 

Răиg đen ai nhuộm cho mình

Cho duyên mình đẹp, cho  тìɴн anh say?

Được xếp thứ 4 trong 10 chuẩn mực đo nét duyên của người con gái:

Một thương tóc bỏ đuôi gà

Hai thương ăи nói mặn mà có duyên

Ba thương má lúm đồng tiền

Bốn thương răиg láng hạt huyền kém thua


Không chỉ là chuẩn mực của cái đẹp mà “nhuộm răиg đen” còn là tiền đề của chuẩn mực đạo đức. Bởi, trong thời bấy giờ, người ta cho rằng, răиg trắng đại diện cho loại người không тử tế: “Song tục quen đã lâu, đàn ông trắng răиg thì chẳng sao, chứ đàn bà nhà тử tế bây giờ mà trắng răиg thì coi cũng  κнí ngộ một đôi chút”.

Từng dẫn lời của một nhà báo, Phan Kнôι nói về vấn đề này rằng: “Tôi từng đi đủ Trung – Bắc hai kỳ, tôi thấy những nhà тнι lễ, tức là bậc thượng lưu trong xứ, thì đàn bà con gái của họ cũng đen răиg, cho như thế là  тʀᴀɴԍ nghiêm mỹ lệ; còn trái lại, răиg trắng thì cho là đồ ăи chơi đĩ thõa. Coi đó thì biết cái tục răиg đen của người Nam là từ các đấng tiên dân bày ra và đã lâu đời lắm rồi, chẳng những cho là đẹp mà cũng lấy đó tỏ ra là nề nếp con nhà nữa…. Khắp nước Việt Nam, trừ xứ Nam kỳ ra, thì tôi thấy đâu đâu đàn bà con gái cũng đen răиg hết, duy có những hạng vợ tây, vú, bồi, bếp gái ở với Tây thì mới hay để răиg trắng mà tнôι, thế thì cái tục ấy xấu tốt thế nào cũng đủ biết”.

Có  тнể là do lẫn lộn giữa ta và Tàu, nên nhiều người vẫn cho rằng tục “nhuộm răиg đen” có nguồn gốc từ Trung Quốc, vì người Tàu muốn phân định dân tộc để dễ bề cai trị nên buộc người Việt nhuộm răиg. Nhưng cнíɴн những người Trung Quốc cũng phải ngạc nhiên khi nhìn thấy những chiếc răиg đen của người Việt. Đã thế, nhiều người vẫn nhập nhằng giữa tục nhuộm răиg với tục ăи trầu, họ nghĩ rằng do ăи trầu nên răиg bị đen mà không hề xem nhuộm răиg là một phong tục cổ truyền. Tuy nhiên, ăи trầu thì răиg có màu đỏ sẫm như màu мáυ chứ không hề có màu đen nhánh như được nhuộm. Và nhuộm răиg đen cнíɴн là nét văи hóa  тнể hiện cái đẹp của Việt và để có được hàm răиg đen huyền phải trải qua rất nhiều giai đoạn công phu, chứ không đơn giản như việc ăи trầu. 



Lịch sử tục nhuộm răиg đen của người Việt

Theo nhiều tài liệu lịch sử văи hóa ghi chép lại thì tục nhuộm răиg có từ thời sơ sử (cách đây khoảng 4000 năm) tức là giai đoạn hình thành nước sơ khai Văи Lang – Âu Lạc. Ví dụ như trong phần “Diện mạo văи hóa Đông Sơn” có ghi nhận: “Tục ăи trầu, nhuộm răиg đen và tục xăm mình rất phổ biến”. Hoặc Trần Quốc Vượng có đề cập: “Phong tục  тậᴘ quán của người Đông Sơn rất đa dạng ví như tục nhuộm răиg, ăи trầu”. Đặc biệt, trong các mộ thuyền, nhiều nhà khảo cổ học Việt tìm thấy người Đông Sơn đều nhuộm răиg đen. 

Đến thời Bắc thuộc, tục nhuộm răиg đen vẫn được duy trì: “Nhiều phong tục  тậᴘ quán tốt đẹp của thời kì Văи Lang, Âu Lạc vẫn được giữ gìn như tục nhuộm răиg, ăи trầu”. Trong giai đoạn này, cùng với tục nhuộm răиg thì nhiều tục lệ khác như xăm mình, búi tóc,…cũng được xem là nét văи hóa đặc trưng của người Việt, giúp định hình bản sắc so với nhiều dân tộc khác. Vậy nên, dù đã qua ngàn năm Bắc thuộc thì người Việt vẫn cố gắng gìn giữ nét văи hóa riêng.

Đến tận thế kỷ 18, trong lời hiệu triệu tướng sĩ đánh quân Thanh, Quang Trung – Nguyễn Huệ đã kêu gọi “Đánh cho để dài tóc, Đánh cho để đen răиg” là ý muốn khẳng định chủ quyền dân tộc, bảo vệ phong tục cổ truyền của đất nước. Điều này góp phần chúng minh rằng, đến tận thời nhà Lê, tục nhuộm răиg đen vẫn rất được coi trọng, không chỉ phổ biến ở phụ nữ mà còn cả nam giới, chẳng những tầng lớp bình dân mà quý tộc hoàng gia cũng rất ưa chuộng.

Mãi đến cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, đứng trước sự xâm lược mạnh mẽ của nền văи minh phương Tây thì Việt Nam mới dần bước vào thời kỳ biến đổi xã hội. Nhiều phụ nữ cũng bắt đầu theo xu hướng “hàm răиg trắng”, có người còn cạo đi lớp răиg đen mất bao công sức nhuộm nên để hòa mình vào “công cuộc cải cách xã hội”. Thậm chí, ở thời điểm đó, những ai còn để tóc củ hành, hàm răиg đen, mặc quần vải áo the,…sẽ bị coi là hủ lậu, kém văи minh: “..tại các thành thị, do ảnh hưởng của làn sóng Âu hóa những năm 1930-1940, nam giới đã bắt đầu cắt tóc ngắn và tнôι nhuộm răиg đen”Như vậy, tục nhuộm răиg đen vẫn tồn tại cho đến tận đầu thế kỷ 20 thì người Việt mới dần phá bỏ tục lệ này. 


Các công đoạn trong quá trình nhuộm răиg đen

Theo phong tục của người Việt, răиg chỉ được nhuộm khi đã thay xong răиg sữa và đã có một số răиg hàm. Và quá trình nhuộm răиg được chia làm 4 công đoạn:

1. Rửa sạch răиg, việc này được kéo dài khoảng 3 – 5 ngày. Sau mỗi bữa ăи, hàm răиg sẽ được đánh sạch bằng vỏ cau khô có khi còn dùng bột than củi. Sau đó, xúc kỹ bằng chanh hoặc dấm vì loại này có tính axit cao. Người Huế sẽ lựa chọn ngậm nước lá cây son đem nấu (loại này nấu lên sẽ ra thứ nước chua như chanh). Trước khi ngủ phải ngậm thêm vài lát chanh mỏng. Tất cả những điều này, chủ yếu là muốn làm lớp men răиg để тнuốc nhuộm dễ kết bám khi nhuộm.

2. Công đoạn nhuộm răиg đỏ: Dùng bột nhựa cnahs kiến, tán nhỏ, vắt thêm chanh và giữ kín trong 7 ngày để nước chanh thấm đều vào bột cánh kiến (có  тнể thay chanh bằng giấm gạo hoặc rượu gạo). Quét đều hỗn hợp trên lên một mảnh lá dừa hoặc lá cao, sau đó áp vào hàm răиg mỗi tối khi ngủ. Việc này sẽ được lặp lại đến khi màu răиg chuyển sang đỏ thẫm là được.

3. Khi răиg đã lên được màu đỏ như ý muốn, người ta sẽ tiếp tục dùng bộ cánh kiến hòa với phèn đen, sau đó quét đều hỗn hợp lên lá dừa hoặc lá cau và áp lên hàm răиg lúc ngủ. Lần nhuộm này chỉ cần khoảng 2 đêm là màu răиg đã lên màu đen.

4. Cuối cùng là công đoạn chiết răиg: Bước này sẽ giúp giữ màu răиg. Người ta sẽ lấy gáo dừa già đã phơi phô để lên một con dao, sau đó đem đốt lên cho đến khi gáo dừa chảy ra một thứ nhựa màu đen sền sệt, nhựa đó sẽ được phết vào răиg để răиg bóng màu và lâu phai.

Giai đoạn nhuộm răиg trải ra rất nhiều công đoạn phức tạp và mất nhiều thời gian cùng công sức, người nhuộm còn phải chịu nỗi đau  тнể xác vì những chất nhuộm hầu hết đều nồng và cay nên sẽ khiến cho môi, lưỡi, lợi bị sưng tấy, rất vất vả trong chuyện ăи uống. Bên cạnh đó, vì giữ cho màu răиg lâu trôi trong quá trình nhuộm mà người nhuộm buộc phải kiêng rất nhiều thứ, chẳng hạn như đồ ăи nóng, cứng,…Phải đợi đến khi chiết răиg hoàn thành thì mới dám ăи uống bình thường,

Tuy chiết răиg nhưng màu sắc răиg lâu ngày cũng sẽ bị phai bớt, nên để giữ mãi màu đen bóng cho răиg thì người ta phải tiến hành nhuộm lại. Đàn ông thì độ 1-2 lần, còn phụ nữ thì mỗi năm mỗi nhuộm nhưng khi qua tuổi 30 thì không cần nhuộm lại nữa.

Trải qua mấy ngàn năm lịch sử, nhuộm răиg đen đã trở thành một trong những phong tục cổ truyền góp phần định hình bản sắc văи hóa Việt. Tuy hiện đại tục nhuộm răиg hầu như là không còn tồn tại, nhưng ở một số dân tộc như người Mường ở Hòa Bình hay người Lự ở Lai Châu,…vẫn còn duy trì nét văи hóa ấy. Phong tục cổ truyền mất đi, ta không nên trách do người thay đổi mà do quan niệm mỗi thời đại là khác nhau và quan niệm về cái đẹp cũng như thế. Bởi văи hóa chẳng bao giờ bất biến, không có bất kỳ nền văи hóa nào đứng yên nhất là nền văи hóa nằm trong vòng xoay của sự giao lưu và tiếp biến. 

 

28/05/2022

Hình ảnh hiếm về Hà Nội 100 năm trước (Kỳ 2)

 chuyenxua.vn

 

Share Bài thứ 2 của loạt bài về những hình ảnh được chụp tròn 100 năm trước ở Hà Nội (thập niên 1910 và 1920). Lúc này toàn bộ Bắc và Trung kỳ nằm dưới sự đô hộ của Pháp quốc. 


Xe điện trên La rue de la Soie, nay là phố Hàng Đào ở khu phố cổ Hà Nội. Tên đường tiếng Pháp được dịch từ tên tiếng Việt, de la Soie nghĩa là Lụa (Hồng Đào). Ngôi nhà ở bìa phải hình là nhà của Lương Văn Can (số 4 Phố Hàng Đào). Ngôi nhà màu trắng (số 10 Phố Hàng Đào) là nơi ông mở trường Đông Kinh Nghĩa Thục để khai trí cho dân, dạy học không lấy tiền. 


Phố Hàng Đào từng được xem là con đường tơ lụa. Từ thế kỷ 15, 16 người dân ở nhiều nơi, đặc biệt từ Đan Loan Hải Dương, tới Hà Nội đã lập nên phường Đại Lợi chuyên nghề nhuộm tơ lụa. Hàng Đào lúc bấy giờ trở thành một trung tâm tơ lụa sầm uất của kinh thành Thăng Long. 


Ga Hàng Cỏ nằm trên đường Mandarine (đường cái quan), nay là đường Lê Duẩn. Năm 1902, ga Hàng Cỏ được khánh thành và đưa vào khai thác cùng với cầu Long Biên, là nhà ga xuất phát của con đường sắt Hà Nội – Lạng Sơn thuở ban đầu, rồi đường sắt Hà Nội – Hải Phòng (1903), đường sắt Hà Nội – Lào Cai (1905) và đến năm 1936 là đường sắt xuyên Việt (1936). Ban đầu, ga xe lửa này mang tên là ga Trung tâm Hà Nội, nhưng vì tên quá dài và dân chúng gọi là ga Hàng Cỏ (nay là ga Hà Nội). Cái tên này xuất xứ từ vùng đất này từ cuối thời Hậu Lê là nơi những người làm nghề cắt cỏ quanh vùng mang ra đây bán cho các chủ ngựa và người nuôi bò trong thành, nên gọi là Hàng Cỏ. 


Từ thời vua Tự Đức, vì đoạn đường gần Cửa Nam nằm trên đường Cái Quan (từ Huế ra thành Hà Nội) có nghề làm lọng nên con đường Lê Duẩn ngày nay con được gọi là Hàng Lọng. Khi người Pháp chiếm Hà Nội, họ đổi tên Hàng Lọng thành đường Cái Quan (Route Mandarine). Năm 1947, sau khi Pháp tái chiếm Hà Nội, họ đổi tên đường thành Delatte Sir. Sau năm 1954, chính quyền thành phố Hà Nội của VNDCCH đổi thành đường Nam Bộ. Năm 1986, đường đổi tên thành Lê Duẩn cho tới nay. 


Đại lộ Puginier, nay là đường Điện Biên Phủ ở Ba Đình và Hoàn Kiếm. 


Năm 1909, đường được mở rộng và đặt tên là đại lộ Puginier, theo tên của giám mục địa phận Tây Đàng Ngoài, thành viên của Hội Thừa sai Paris, người – thành lập xứ đạo Hạnh Thông Tây ở Gò Vấp. Năm 1945, sau cách mạng tháng 8, đại lộ Puginier đổi thành phố Dân Chủ Cộng Hòa, đến năm 1949 thì đổi thành đại lộ Nguyễn Tri Phương. Dù vậy, nhưng dân chúng vẫn quen gọi là đường Cột Cờ vì Cột Cờ Hà Nội nằm trong khu vực này. Đến ngày 7/5/1964, kỷ niệm chiến thắng Điên Biên Phủ, chính quyền thành phố Hà Nội đổi tên thành Điện Biên Phủ cho đến nay. 


Rue Paul Bert 100 năm trước. Trước khi Pháp chiếm Hà Nội, con phố này mang tên Tràng Tiền, và ngày nay cũng mang tên nguyên thủy là Tràng Tiền. Đây là con phố nổi tiếng nằm ở khu trung tâm, có từ lâu đời, chạy từ đông sang tây. Phố Tràng Tiền xưa kia là một con đường dài, phía tây giáp phủ Chúa Trịnh, phía đông giáp với cửa ô Tây Long, tức là Nhà hát Lớn Hà Nội ngày nay, thông ra căn cứ Đồn Thủy và bến sông Hồn. Khoảng năm 1808, một xưởng đúc tiền được vua Gia Long nhà Nguyễn cho lập ra ở đây, tên chữ là Bảo Tuyền Cục, dân quen gọi là Tràng Tiền, từ đó xuất xứ tên gọi cho tên của phố này suốt 200 năm qua.



Thời thuộc Pháp phố này có tên là rue Paul Bert, đặt tên theo Thống sứ Bắc kỳ Paul Bert, bắt đầu từ khu vực Hồ Hoàn Kiếm ở phía tây, nối với phố Hàng Khay. Còn phía đối diện là phía đông kéo dài tới Nhà hát Lớn Hà Nội. 

Phố Tràng Tiền (rue Paul Bert) nhìn từ Nhà Hát Lớn


Phố Tràng Tiền (rue Paul Bert) nhìn từ Nhà Hát Lớn – Bên trái là rue Paul Bert (phố Tràng Tiền), bên phải là Grands Magasins Reunis, nay là Tràng Tiền Plaza. Được người Pháp xây dựng lần đầu vào năm 1901 với tên gọi Maison Godard, tòa nhà này được xem là bước ngoặt cho thương mại Hà Nội vốn trước đó chỉ có các chợ truyền thống. Sau khi đi vào hoạt động, trung tâm thương mại đầu tiên của Sài Gòn này phục vụ các khách hàng người Pháp và người Việt giàu có. Đến năm 1960, tòa nhà được đổi tên thành Bách hóa Tổng hợp và trở thành cửa hàng lớn nhất miền Bắc thời bao cấp. Sau đó, tòa nhà được xây dựng lại và đổi tên thành Tràng Tiền Plaza vào năm 2002. 


Trụ sở đồn cảnh sát quận 1 thời Pháp thuộc hơn 100 năm trước, nằm ở góc đường Borgnis Desbordes, Jules Ferry, Gia Long và Paul Bert. Ngày nay tòa nhà này vẫn còn, là trụ sở công an quận Hoàn Kiếm, nằm ở góc phố tương ứng là Tràng Thi, Lý Thái Tổ, Bà Triệu và Hàng Khay, ngay bên cạnh hồ Hoàn Kiếm. 


Thư viện Pierre Pasquier ở đường Borgnis Desbordes, được xây dựng vào năm 1917, ngày nay là Thư viện Quốc gia Việt Nam, nằm trên đường Tràng Thi. Con đường này ban đầu tên là Tràng Thi, xuất phát từ việc nó nằm trên nền đất xưa là nơi thi Hương, gọi là Trường Thi, sau nói thành Tràng Thi. Ở đây ngày xưa là nơi sĩ tử của các tỉnh từ Thanh Hoá trở ra đến thi Hương. Khi Pháp chiếm Hà Nội, họ đặt tên đường là rue du Camp des Lettres, rồi đổi nên rue Borgnis Desbordes, đến thời bị tạm chiếm thì đổi tên nên United States of America street (phố Mỹ quốc). Sau này đường lấy lại tên xưa là Tràng Thi cho đến nay.


Tháp nước Hàng Đậu xây năm 1894 nằm trên đường des Graines, nay là đường Hàng Đậu. Ngày nay, tháp nước này vẫn còn nằm giữa khu đất nhỏ nằm lọt thỏm giữa 4 con phố Hàng Đậu, Hàng Cót, Hàng Than và Quán Thánh. Sở dĩ có tên Hàng Đậu là xưa kia có nhiều cửa hàng bán các thứ đậu hột như đậu xanh, đậu nành, đậu đen… Người Pháp gọi tên phố này là rue des Graines, dịch nghĩa là các hạt (hạt đậu), cũng là dịch thì tên nguyên thủy là Hàng Đậu. 

Đông Kha – chuyenxua.vn Hình ảnh: manhhai flickr

 

Mẹo Nhỏ Cứu Người

 st trên net


Nghẹn cổ, sái cổ, chuột rút, tê chân… thi thoảng những biến cố này đột nhiên xuất hiện, nhưng nếu xử trí không kịp thời cũng có thể gặp nguy hiểm. Tuy nhiên, thực ra chỉ cần một vài mẹo nhỏ là bạn có thể “thoát nạn” trong gang tấc, còn chờ gì mà không xem thử nhỉ?

Dưới đây mình chia sẻ một số mẹo nhỏ để xử trí rắc rối trong cuộc sống. Nó hoàn toàn là tri thức để có thể cứu người mà mình nhặt trên net.

1. Phương thức xử lý khi bị nghẹn đồ vật


– Chỉ cần “giơ tay lên”

2. Bị sái cổ

Bạn thỉnh thoảng có bị cứng cổ khi thức dậy buổi sáng không? Là sái cổ.

Một khi bị sái cổ, bạn xử lý như thế nào?

Đơn giản thôi, bạn chỉ cần nhấc chân lên!

Kéo ngón chân cái ra, lấy tay xoay tròn từ từ theo chiều kim đồng hồ hoặc ngược chiều kim đồng hồ.

3. Chuột rút ở chân

Khi chân trái bị chuột rút thì giơ tay phải lên, ngược lại thì giơ tay trái trong khi chuột rút chân phải của mình, ngay lập tức nhẹ nhàng.

4. Tê chân

Nếu tê chân trái, dùng sức vung tay phải của bạn. Nếu chân phải bị tê thì dùng sức vung tay trái.

5. Chiếc kim khâu gia dụng cũng có thể trở thành dụng cụ hữu ích trong việc cứu người. Ta cần nhất định nhớ kỹ 3 phép cứu mạng dùng kim khâu quần áo.

• Đầu tiên, liệt nửa người hay bán thân bất toại (không phân biệt xuất huyết não hay tắc máu), mắt miệng nghiêng lệch, ngay lập tức lấy kim khâu quần áo châm vào điểm thấp nhất dái tai bệnh nhân, đến khi nhỏ ra một giọt máu, bệnh nhân ngay lập tức được phục hồi, hơn nữa có thể không để lại bất kỳ di chứng nào.

• Thứ hai, bệnh tim đột tử phát sinh, lập tức cởi bít tất người bệnh, tương tự lấy kim châm lên mười ngón chân, ra một giọt máu, lần lượt bóp hết mười ngón chân, người bệnh có thể lập tức tỉnh táo lại.

• Thứ ba, dù là hen suyễn thở khò khè hay viêm thanh quản cấp tính các loại… phát hiện người bệnh thở không ra hơi, đến mức mặt đỏ tía tai, hãy nhanh chóng dùng kim châm lên chóp mũi, rồi thì có thể bóp ra hai giọt máu đen (máu độc).

Ba phương pháp “hồi dương cứu nghịch” trên không có bất kỳ nguy hiểm gì, hãy yên tâm là có hiệu quả trong vòng 10 giây.

Hãy ghi nhớ! Đừng chỉ lưu trong điện thoại, trong tình thế cấp bách đừng ngại lấy ra thử một lần!

 

27/05/2022

Một vài hình ảnh về trường PTTH Trần Phú Hà Nội

Thật ra hồi bọn mình học những năm đầu 80 của TK trước thì còn giữ nhiều cấu trúc của thuở Pháp như bục giảng gỗ lim, bảng đen...


Trường THPT Trần Phú - Hoàn Kiếm (Hà Nội) được xây dựng năm 1907 với kiến trúc địa phương vùng Paris và phía Bắc của Pháp.



Trường THPT Trần Phú vốn là trường Petit Lycée do kiến trúc sư C.G. Lichtenfelder thiết kế, được xây dựng năm 1907. Ban đầu đây là trường tiểu học dành cho nữ, sau thành trường trung học. Năm 1960, trường chia thành hai ca học, buổi sáng là trường THPT Hoàn Kiếm, buổi chiều là trường THPT Trần Phú. Năm 1995, hai trường sáp nhập, lấy tên là trường THPT Trần Phú. Đến tháng 2/2009 trường đổi tên thành THPT Trần Phú - Hoàn Kiếm (để phân biệt với một trường cùng tên trên địa bàn Hà Nội).


Trường học gồm hai khối nhà, trong đó khối hai tầng hướng ra phố Hai Bà Trưng; khối xưởng trường và các phòng thí nghiệm một tầng nằm đối diện, cách một khoảng sân rộng.

 


Nhà học chính hình chữ U gồm hai tầng, với hai cánh mở rộng về phía trước. Chính giữa có hành lang cầu mái ngói đón từ cổng trường dẫn vào chính sảnh.


 

Nhà được cấu trúc theo kiểu hai hành lang phía trước và phía sau, mỗi hành lang rộng 2 m, có hệ thống cửa sổ gồm cửa kính trong, cửa chớp bên ngoài.


 

Phòng học ở cuối hành lang, nơi tòa nhà nhô ra phía trước, tạo thành hai cánh chữ U. Bao quanh phòng học này là hành lang.


 

Các cửa sổ dạng cuốn vòm với bán kính cong nhỏ dần theo phương đứng, dãy cửa thông gió trang trí bằng gạch hoa kết hợp với hàng côngson bằng gỗ đỡ bờ mái nhô ra làm tăng thêm vẻ kỳ thú và rõ nét phong cách kiến trúc địa phương vùng Paris và phía Bắc của Pháp.


 

Khối trung tâm được nhấn mạnh bởi chiều cao nổi trội với tháp đồng hồ trang trí cầu kỳ, tạo điểm nhấn cho cả tòa nhà.

 


Cầu thang cuốn dẫn lên tầng 3, thực chất chỉ là tầng chống nóng cho khu vực trung tâm.


 

Trường THPT Trần Phú là số ít trường thời Pháp thuộc còn giữ được hệ cầu thang và sàn phòng học bằng gỗ lim.


 

Trường THPT Trần Phú có rất nhiều nhân vật nổi tiếng từng theo học như: cố Tổng bí thư Trường Chinh, hoàng thân Lào Souphanouvong, giáo sư Hồ Đắc Di, nhà văn Thạch Lam, Vũ Bằng...


Nước mắm cá đồng miền Tây

 rezoman


Năm ngoái đi thăm miền Tây, những nơi tôi đến, hầu hết là nước mắm nhà làm, nhà dùng. Sao vậy? Có còn bao nhiều cá linh nữa đâu mà làm mắm...

Tôi hỏi bà Út Trai ở Thốt Nốt, bà biết làm nước mắm cá linh từ hồi nào. Từ hồi lấy chồng, má chồng dạy, bả chỉ sao làm vậy. Lại hỏi tiếp, bà có biết làm mắm cái không? Không, làm mắm cái khó lắm, má chồng chưa kịp dạy thì bả mất.

Bà Út Trai xấp xỉ 60, quê Thốt Nốt (Cần Thơ), lấy chồng cũng Thốt Nốt, tới giờ vẫn gắn bó với Thốt Nốt. Mỗi năm đến mùa nước nổi, bà mua chừng vài trăm ký cá linh, chượp vào lu làm nước mắm ăn dần cả năm, không bán buôn gì cả.

Tây Nam Bộ là vùng đất mới khai phá được vài trăm năm, giáp biển ít, giáp sông nước nhiều. Kinh rạch chằng chịt, chim trời cá nước là lộc trời. Lộc trời cho có mùa, mùa nước nổi tôm cá đầy đồng, ăn không hết, đem làm khô làm mắm để dành.


Khô - Mắm là những cách bảo quản thực phẩm lâu đời. Khô ướp muối phơi nắng, rút độ ẩm và dùng độ mặn để bảo quản. Mắm chượp muối lên men, cũng là cách bảo quản. Lâu dần những món Khô - Mắm này đi vào văn hóa ẩm thực của nhân loại.

Đi tìm gốc gác của Mắm, của Khô từ đâu, chỉ là chuyện miễn cưỡng. Có ai dám nói, thịt trâu gác bếp Tây Bắc là bắt chước thịt xông khói của Tây phương? Bảo quản bằng cách dùng khói  và hơi nóng chỉ là chuyện tình cờ ở khắp mọi nơi.

Tùy khí hậu và tài nguyên vùng miền mà Khô - Mắm, thứ nào lên đời. Miền Tây Nam Bộ, mùa nước cạn, tát đìa tát mương bắt cá lóc, cá trê, cá rô, cá bổi… Mùa nước nổi thì vô vàn đủ loại cá, cá linh, cá mè, cá trèn, cá kết, cá chạch, cá cơm… Khí hậu Tây Nam Bộ lại nắng nóng quanh năm. Khô - Mắm cá đồng đều lên ngôi. Thế còn nước mắm cá đồng thì sao?

Cá lớn đem làm mắm (cái), cá nhỏ làm nước mắm. Lý thuyết là thế. Thật ra ban đầu, lưu dân chỉ làm mắm (cái). Mắm rỉ ra nước. Thứ nước "tinh túy" này có thể làm nước chấm, nhưng gọi đó là nước mắm thì có chút gì đó miễn cưỡng, vì nó có mùi và vị của mắm gốc.

Rốt cuộc, ủ mắm (cái) chủ yếu là để tạo hương hơn là tạo vị. Làm mắm, vì vậy thường bổ sung thêm thính, chanh, ớt tỏi, đường, thơm (dứa)… tùy vùng, tùy bí quyết gia truyền, để vị mắm thêm đậm đà. Bà Út Trai chưa kịp lĩnh hội cái tinh xảo của làm mắm (cái) từ má chồng là thế.

Làm nước mắm đơn giản hơn, chỉ có cá và muối. Cá bớt tươi đi một chút, lượng muối ít đi một chút, rồi cứ thế ủ chượp chờ ngày chín ngấu, ra vị ra hương.

Đơn giản, nhưng lại cầu kỳ về nguyên liệu. Miền Tây mùa nước nổi, cá về ngập cánh đồng vô số loại, nào là cá linh, cá trèn, cá trạch, cá rô, cá sặc, cá lòng tong… gọi chung là cá đồng. Nước mắm làm từ cá đồng gọi là nước mắm cá đồng. Nhưng biết chọn loại nào để làm nước mắm? Thôi thì cứ cá nào nho nhỏ đều đem ủ chượp làm nước mắm hết.

Nước mắm cá đồng cũng trải qua quá trình đào thải và chọn lọc như vậy. Cá thì vô số loại, nhưng dần dà người ta thấy cá linh cho ra nước mắm đậm đà hương vị nhất. Và thế là nước mắm cá linh trở thành đặc sản của miền Tây Nam Bộ.

Còn loại cá nước ngọt khác cũng được "tuyển" làm nước mắm, đó là cá cơm sông (khác cá cơm biển). Nhưng chỉ rải rác vài nơi như Cồn Sơn (Cần Thơ) còn làm nước mắm cá cơm với sản lượng rất ít.

Cá linh đâu chỉ đem làm nước mắm, mà còn được chế biến ra nhiều món ăn ngon lắm: Cá linh kho mía, cá linh kho tiêu, lẩu cá linh rau điên điển, cá linh chiên giòn… Cá linh trở thành linh vật ẩm thực, bởi vậy mới có câu ca:

Nước không chân sao kêu nước đứng

Cá không thờ sao gọi cá linh.

Tôi đến Cần Đăng (An Giang) thăm ông Sáu Ni, 88 tuổi. Đời ông, đời cha, rồi tới cháu chắt ông vẫn loanh quanh ở Cần Đăng. Tới thăm để nghe ông già kể chuyện nước mắm cá đồng, nhưng ông rành đờn kìm hơn chuyện nước mắm. Ông vừa chơi đờn, vừa ca Dạ cổ hoài lang "đãi" khách, giọng ca còn khỏe lắm.


Ông Sáu đờn kìm - Xứ này, đàn bà truyền đời nhau nghề làm nước mắm, còn đàn ông chơi đờn kìm. Hỏi qua chuyện nước mắm, ông Sáu Đờn Kìm chỉ nói lan man, nhớ là từ hồi bà nội ông đã làm nước mắm, rồi tới má ông, rồi tới vợ ông - Chết hết rồi. Bây giờ tới con Út nhà ông, lấy chồng gần đó làm nước mắm mang qua cho ba xài. Hỏi, làm từ cá gì - Cá gì nhỏ nhỏ là đem làm nước mắm.

Cả đời ông chỉ biết ăn nước mắm nhà làm, không biết thứ nước mắm nào khác. Xứ này, đàn bà truyền đời nhau nghề làm nước mắm, còn đàn ông chơi đờn kìm. Phúc phận đàn ông con trai miền Tây sao mà lớn thế!

Đến gặp cô Út nhà ông để hỏi chuyện. Cô nói, hồi đó má cô đã biết chọn cá linh lớn đem làm mắm, cá nhỏ hơn một chút thì làm nước mắm. Tới mùa nước về, cá nhiều lắm, tha hồ chọn. Tỷ lệ cá linh càng nhiều, nước mắm càng thơm ngon. Chượp cá với muối trong lu chừng 7-8 tháng, đến khi có mùi thơm, chín ngấu là xài được. Hỏi, có kho không? Có, thời bà nội thì không biết, nhưng má cô đã bắt đầu kho nước mắm. Dân miệt này gọi "kho" là chỉ đem nấu nước mắm cả nước lẫn cái. Kho xong rồi lọc, bỏ cái lấy nước.

Tôi đến quán Nhi Ô Môn. Quán có làm nước mắm cá linh, nhưng chỉ để làm nước chấm cho món ăn của quán, chứ không bán ra ngoài. Ô Môn là tên một quận ở Cần Thơ, Nhi là tên chủ quán.

Kho quẹt thử thách nước mắm cá linh

Bà chủ dẫn đi thăm hàng chục lu chượp nước mắm trong vườn, có lu đã được một năm, lu hai năm, ba năm… Tôi nếm thử, vị đậm đà, nhưng mùi còn hơi ngai ngái. Tôi hỏi, có kho không? Có chớ, nước mắm kho để trong quán.

Bà chủ quán xinh đẹp khoe, em làm nước mắm còn ngon hơn má em. Khen bà chủ xinh đẹp cho bả thích, chứ trên đường trở về quán, bả ghé tai tôi nói nhỏ, em có cháu nội rồi.

Chủ quán mời nhậu. Dân miền Tây là thế, mời thiệt bụng chứ không mời lơi. Nước mắm ba miền Nam- Trung- Bắc, tôi sục sạo, nếm thử gần hết, nhưng chỉ là nước mắm làm từ cá biển. Bây giờ là nước mắm cá đồng, tôi ngần ngừ, chẳng lẽ lại thử bứt gân. Rồi tôi cũng buột miệng, bà chủ làm nước mắm cá linh kho quẹt chấm rau luộc được không? Được chớ.

Nói là làm, bếp cồn nổi lửa, niêu đất mang lên, nước mắm đổ vào, thêm vài miếng tóp mỡ… Hương nước mắm tỏa lên ức chế đủ thứ. Tuyệt! Tôi thấy không cần phải nói thêm về hương vị nước mắm cá linh kho quẹt nữa.

Cả bà Út Trai, cô Út của ông Sáu Đờn Kìm và cô Nhi Ô Môn đều than thở, mua cá linh về làm nước mắm vất vả lắm, phải đặt trước, mua thành nhiều lần mới có đủ cá, dù chỉ là với số lượng ít, nước mắm nhà làm, nhà ăn.

Bà Út Trai cặm cụi kho nước mắm, vớt bọt gìn giữ di sản nước mắm cá linh của má chồng

Chẳng biết từ hồi nào, dân miệt này đã nghĩ ra cách "kho" nước mắm (cả nước lẫn cái). Đun như vậy, chất béo và những tạp chất sẽ nổi lên theo bọt. Chỉ cần vớt bọt kỹ, rồi lọc bỏ xác thì mùi nước mắm sẽ đằm lại, không còn ngai ngái.

Hương vị nước mắm cá đồng, thứ gì cũng nhè nhẹ. Từ nhẹ tới mạnh, mùi vị nước mắm chưa có thước đo, nhưng tôi cảm nhận như thế.

Nước đổ từ thượng nguồn về hạ nguồn, đến đồng bằng sông Cửu Long từ tháng 8 đến 11 dương lịch, ít khi là thiên tai với người dân Nam Bộ mà là mùa thu hoạch tôm cá trời cho. Ăn không hết, làm mắm để dành.

Tôi hỏi chú nhóc 5-6 tuổi, gọi ông Sáu Đờn Kìm là ông cố nội, cháu có ăn nước mắm bà Út làm không? – Không, con ăn xì dầu. Nước mắm cá đồng rồi sẽ chỉ còn trong ký ức của những người già và sắp già, với tuổi thơ một thời cơm nguội chan nước mắm.

Hóa thạch (foosil) là thuật ngữ của ngành khảo cổ để chỉ di tích của sinh vật để lại trên đá. Tôi e rằng, nước mắm cá đồng đang trên đường hóa thạch.