11/01/2023

Vỗ tay chữa bệnh

Âu cũng là chữa bệnh không thuốc mà thôi. Nếu áp dụng được và thấy hay thì các bạn dùng để khỏi phải dùng thuốc hại gan, thận.
Đông y quan niệm rằng, bàn tay là hình ảnh thu nhỏ của các cơ quan nội tạng trong cơ thể. Nhiều loại bệnh tật phát sinh trong nội tạng có thể được loại bỏ và tự biến mất nếu chúng ta tác động đến các huyệt vị trên bàn tay một cách có chủ ý.
Đặc biệt các bệnh liên quan đến nội tạng, tê phù, đau tim, viêm phổi, các bệnh về mắt sẽ được cải thiện rất nhiều chỉ bằng cách vỗ tay 36 cái mỗi ngày theo hướng dẫn sau đây.
Cách thực hiện:
Vỗ 36 lần/động tác như mô tả trên hình ảnh vào thời gian bất kỳ trong ngày. Tiện nhất là làm vào buổi trước khi ngủ hoặc buổi sáng sau khi thức dậy.
1. Chữa các bệnh trên khuôn mặt như mờ mắt, viêm mũi, đau răng, phòng chống cảm lạnh.
Vỗ tay 36 cái: Cách chữa bệnh nổi tiếng Trung Quốc vì chữa nhiều bệnh không dùng thuốc - Ảnh 4.
Nắm tay lại và vỗ 2 ngón cái chạm nhau
2. Ngăn chặn sự thoái hóa xương như nhức đầu, đau cổ, phòng chống yếu xương; thoái hóa xương.
Vỗ tay 36 cái: Cách chữa bệnh nổi tiếng Trung Quốc vì chữa nhiều bệnh không dùng thuốc - Ảnh 5.
Ngửa bàn tay, vỗ 2 ngón út chạm nhau
3. Phòng và chữa bệnh liên quan đến tim phổi như bệnh tim, đau ngực, đau thắt vùng phổi và lồng ngực.
Vỗ tay 36 cái: Cách chữa bệnh nổi tiếng Trung Quốc vì chữa nhiều bệnh không dùng thuốc - Ảnh 6.
Vỗ cổ tay, đường chỉ cổ tay chạm nhau
4. Chữa các vấn đề về tay chân như tê mỏi, đau nhức, các vấn đề về tuần hoàn, thần kinh ngoại biên.
Vỗ tay 36 cái: Cách chữa bệnh nổi tiếng Trung Quốc vì chữa nhiều bệnh không dùng thuốc - Ảnh 7.
Vỗ đan chéo các ngón tay giao nhau
5. Điều trị các bệnh về tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng
Vỗ tay 36 cái: Cách chữa bệnh nổi tiếng Trung Quốc vì chữa nhiều bệnh không dùng thuốc - Ảnh 8.
Vỗ đan chéo ngón trỏ và ngón cái
6. Chữa các triệu chứng mệt mỏi, loại bỏ căng thẳng, giúp minh mẫn, tỉnh táo, vui vẻ trở lại, giảm lo lắng
Vỗ tay 36 cái: Cách chữa bệnh nổi tiếng Trung Quốc vì chữa nhiều bệnh không dùng thuốc - Ảnh 9.
Vỗ lòng bàn tay bọc nắm đấm tay còn lại, đổi bên
7. Chữa trị các vấn đề liên quan đến nội tạng như bệnh tiểu đường, điều chỉnh chức năng cơ quan nội tạng.
Vỗ tay 36 cái: Cách chữa bệnh nổi tiếng Trung Quốc vì chữa nhiều bệnh không dùng thuốc - Ảnh 10.
Vỗ cho 2 sống lưng tay chạm nhau
8. Mát xa tai thúc đẩy tuần hoàn máu, điều chỉnh và cải thiện việc lưu thông máu trên khuôn mặt, giúp ngăn ngừa các cục máu đông.
Vỗ tay 36 cái: Cách chữa bệnh nổi tiếng Trung Quốc vì chữa nhiều bệnh không dùng thuốc - Ảnh 11.
Mát xa tai từ trên xuống dưới
9. Dùng bàn tay xoa nóng, che mắt để chữa mỏi mắt, phòng chống cận thị, giảm tác hại cho người thường xuyên dùng điện thoại di động, máy tính, nhân viên văn phòng làm việc lâu khiến thị giác mệt mỏi.
Vỗ tay 36 cái: Cách chữa bệnh nổi tiếng Trung Quốc vì chữa nhiều bệnh không dùng thuốc - Ảnh 12.
Xoa nóng bàn tay, che ốp lên mắt
Bài tập vỗ tay 36 cái đang nổi tiếng khắp Trung Quốc và cộng đồng Hoa kiều, những người thích theo phong trào "sức khỏe xanh" chữa bệnh không dùng đến thuốc.

04/01/2023

Ngoại thành Hà Nội đầu thế kỷ 20

dinhhop - baothudo.xyz


Cảm nhận nét thôn dã và bình yên của khu vực ngoại thành Hà Nội năm 1914-1915 được ghi lại qua ống kính nhiếp ảnh gia người Pháp Léon Busy.

Ngoai thanh Ha Noi dau the ky 20 qua loat anh mau tuyet dep (1)

Đứa trẻ ngồi dưới gốc cây bên rìa một ngôi làng ở ngoại thành Hà Nội năm 1914-1915. Ảnh: Léon
Ngoai thanh Ha Noi dau the ky 20 qua loat anh mau tuyet dep (1)-Hinh-2

Trên lối mòn rợp bóng tre. Một người phụ nữ đang bước đến từ phía xa.
Ngoai thanh Ha Noi dau the ky 20 qua loat anh mau tuyet dep (1)-Hinh-3

Một nhóm dân làng ở sân trong của một ngôi nhà.
Ngoai thanh Ha Noi dau the ky 20 qua loat anh mau tuyet dep (1)-Hinh-4

Người dân phơi lúa trong sân sau khi thu hoạch.
Ngoai thanh Ha Noi dau the ky 20 qua loat anh mau tuyet dep (1)-Hinh-5

Ao nước, bụi tre và những ngôi nhà lá. Người phụ nữ và hai đứa ngồi bên bờ ao.
Ngoai thanh Ha Noi dau the ky 20 qua loat anh mau tuyet dep (1)-Hinh-6

Những đứa trẻ đứng bên ao rau muống.
Ngoai thanh Ha Noi dau the ky 20 qua loat anh mau tuyet dep (1)-Hinh-7

Ngôi nhà bên bờ ao. Trên cầu ao có người ngồi.
Ngoai thanh Ha Noi dau the ky 20 qua loat anh mau tuyet dep (1)-Hinh-8

Cậu bé chăn bò tò mò nhìn về ống kính máy ảnh.
Ngoai thanh Ha Noi dau the ky 20 qua loat anh mau tuyet dep (1)-Hinh-9

Đàn trâu bò nghỉ ngơi dưới bóng mát bên bờ sông.
Ngoai thanh Ha Noi dau the ky 20 qua loat anh mau tuyet dep (1)-Hinh-10

Cậu bé ngồi thơ thẩn ở khu lăng mộ bề thế.
Ngoai thanh Ha Noi dau the ky 20 qua loat anh mau tuyet dep (1)-Hinh-11

Đám trẻ con đứng trước cổng một khu lăng mộ.

25/12/2022

Tết Hà Nội thuở còn ông bà ta

TTXVN


Ký ức không thể quên về Tết thời bao cấp của người Hà Nội ảnh 1

Chợ Đồng Xuân những ngày Tết đến. (Ảnh: TTXVN)

Ký ức không thể quên về Tết thời bao cấp của người Hà Nội ảnh 2

Các cửa hàng đông đúc người dân đi mua sắm hàng Tết. (Ảnh: TTXVN)

Ký ức không thể quên về Tết thời bao cấp của người Hà Nội ảnh 3

Mua đồ chơi cho bé nhân dịp Tết Nguyên đán. (Ảnh: TTXVN)

Ký ức không thể quên về Tết thời bao cấp của người Hà Nội ảnh 4

Một gia đình tại khu Phúc Xá gói bánh chưng Tết. (Ảnh: TTXVN)

Ký ức không thể quên về Tết thời bao cấp của người Hà Nội ảnh 5

Nông dân làng Ngọc Hà chăm sóc hoa để chuẩn bị bán ra thị trường Tết. (Ảnh: TTXVN)

Ký ức không thể quên về Tết thời bao cấp của người Hà Nội ảnh 6

Đi chợ hoa ngày Tết. (Ảnh: TTXVN)

Ký ức không thể quên về Tết thời bao cấp của người Hà Nội ảnh 7

Cô gái Hà Nội tại làng hoa Nhật Tân, năm 1963. (Ảnh: TTXVN)

Ký ức không thể quên về Tết thời bao cấp của người Hà Nội ảnh 8

Cô gái Hà Nội tại làng hoa Nhật Tân, năm 1963. (Ảnh: TTXVN)

Ký ức không thể quên về Tết thời bao cấp của người Hà Nội ảnh 9

Một gia đình lao động công giáo ngoại thành Hà Nội chuẩn bị gói bánh chưng Tết. (Ảnh: TTXVN)

Ký ức không thể quên về Tết thời bao cấp của người Hà Nội ảnh 10

Cửa hàng mậu dịch phục vụ Tết Bính Thân 1956 tại Hà Nội. (Ảnh: TTXVN)

Ký ức không thể quên về Tết thời bao cấp của người Hà Nội ảnh 11

Công ty Bách hóa Bán lẻ Hà Nội tổ chức đóng gói hàng Tết đúng tiêu chuẩn định lượng và điều vận tốt hàng hóa đến bán tại các cửa hàng bách hóa và các quầy hàng tập thể ở cơ quan, xí nghiệp, phục vụ nhân dân trong dịp Tết Canh Tuất 1970. (Ảnh: Trần Phác/TTXVN)

Ký ức không thể quên về Tết thời bao cấp của người Hà Nội ảnh 12

Mua hàng Tết thời bao cấp. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Ký ức không thể quên về Tết thời bao cấp của người Hà Nội ảnh 13

Công ty Bách hóa Bán lẻ Hà Nội tổ chức đóng gói hàng Tết đúng tiêu chuẩn định lượng và điều vận tốt hàng hóa đến bán tại các cửa hàng bách hóa và các quầy hàng tập thể ở cơ quan, xí nghiệp, phục vụ nhân dân trong dịp Tết Canh Tuất 1970. (Ảnh: Trần Phác/TTXVN)

Ký ức không thể quên về Tết thời bao cấp của người Hà Nội ảnh 14

Cho dù Tết có như thế nào đi nữa thì việc thức đêm canh nồi bánh chưng trong tiết trời se lạnh vẫn luôn là điều vô cùng tuyệt vời, đong đầy cảm xúc với mỗi người khi Tết đến Xuân về. (Ảnh: TTXVN)

Ký ức không thể quên về Tết thời bao cấp của người Hà Nội ảnh 15

Xếp hàng mua hàng Tết. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Ký ức không thể quên về Tết thời bao cấp của người Hà Nội ảnh 16

Quầy bán hoa ở Bờ Hồ, góc Hàng Khay-Đinh Tiên Hoàng luôn nhộn nhịp khách đến mua, nhất là các thiếu nữ mỗi độ Tết đến. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Ký ức không thể quên về Tết thời bao cấp của người Hà Nội ảnh 17

Tổ lưu động bán thịt lợn của Công ty thực phẩm Hà Nội tại khu Lương Yên phục vụ người dân mua sắm Tết Canh Tý 1960. (Ảnh: Lâm Hồng/TTXVN)

Ký ức không thể quên về Tết thời bao cấp của người Hà Nội ảnh 18

Chợ Đồng Xuân những ngày Tết đến. (Ảnh: TTXVN)

Ký ức không thể quên về Tết thời bao cấp của người Hà Nội ảnh 19

Chợ Đồng Xuân những ngày Tết đến. (Ảnh: TTXVN)

Ký ức không thể quên về Tết thời bao cấp của người Hà Nội ảnh 20

Trang hoàng bàn thờ Tổ quốc cho thật đẹp và trang nghiêm để đón Tết. (Ảnh: TTXVN)

Ký ức không thể quên về Tết thời bao cấp của người Hà Nội ảnh 21

Người dân tấp nập đi chợ hoa ngày Tết. (Ảnh: TTXVN)

Ký ức không thể quên về Tết thời bao cấp của người Hà Nội ảnh 22

Người dân dạo chơi trong Công viên Thống Nhất sáng mùng một Tết Canh Tý 1960. (Ảnh: Minh Trường/TTXVN)

Ký ức không thể quên về Tết thời bao cấp của người Hà Nội ảnh 23

Phiên chợ Bưởi ngày cuối năm. (Ảnh: TTXVN)

Ký ức không thể quên về Tết thời bao cấp của người Hà Nội ảnh 24

Sáng mùng một Tết, cả gia đình ngồi trước bàn thờ Tổ quốc nghe đọc thư chúc Tết của Chủ tịch Hồ Chí Minh. (Ảnh: TTXVN)

Ký ức không thể quên về Tết thời bao cấp của người Hà Nội ảnh 25

Viết câu đối, thơ và khẩu hiệu trong dịp Tết Nguyên đán là một nét văn hoá của người Hà Nội. (Ảnh: TTXVN)

Ký ức không thể quên về Tết thời bao cấp của người Hà Nội ảnh 26

Ký ức không thể quên về Tết thời bao cấp của người Hà Nội ảnh 27

Bộ đội và nhân dân đi mua sắm hàng Tết. (Ảnh: TTXVN)

Ký ức không thể quên về Tết thời bao cấp của người Hà Nội ảnh 28

Chợ hoa còn có khu vực bán cá vàng để phục vụ người dân trong dịp Tết. (Ảnh: TTXVN)

Ký ức không thể quên về Tết thời bao cấp của người Hà Nội ảnh 29

Người dân tấp nập đi mua hoa Tết. (Ảnh: TTXVN)

22/12/2022

Lời tựa - Trích tùy bút "Hà nội băm sáu phố phường" - Nhà văn Thạch Lam

 


Trong tôi mãi in sâu con phố nhỏ Hàm Long, trải dài qua những cây cơm nguội mùa Đông xơ xác; dãy sấu sần sùi, gân guốc phố Trần Hưng Đạo...Bến tàu điện Hàng Bài, đối diện hiệu Nghi Sương. Những mùa Đông thật rét thuở trẻ dại, nhưng bây giờ mong, mong lắm gặp lại tha thiết mà khó được. Hà Nội với tôi chỉ vụn vặt, nhỏ bé và thân thương gắn liền với người thân, bạn bè đến lạ. Giá thời gian trở lại để tôi được yêu thương, cảm ơn người thân đã ra đi quá, những cảnh đã mất quá. (Tuấn Long)

Người Pháp có Paris, người Anh có London, người Tàu có Thượng Hải... Trong các sách vở, trên các báo chí, họ nói đến thành phố của họ một cách tha thiết, mến yêu... Ta phải nghe người Pháp nói đến Paris, người ở Paris, mới hiểu được sự yêu quý ấy đến bực nào.

Chúng ta cũng có Hà Nội, một thành phố có nhiều vẻ đẹp, vì Hà Nội đẹp thật (chúng ta chỉ còn tìm những vẻ đẹp ấy ra), và cũng vì chúng ta yêu mến. Yêu mến Hà Nội với tâm hồn người Hà Nội, cũng như người Parisien chính hiệu yêu mến Paris... Trong những cuộc phiếm du, - phiếm du ngoài các phố Hà Nội là một cái thú vô song chỉ người Hà Nội có - ta nên chú ý đến những nét đổi thay của thành phố, nên nhận xét những vẻ đẹp cũng như vẻ xấu của phố phường, thân mật với những thú vui chơi hay những cảnh lầm than, với những người Hà Nội cũng như ta.

Hà Nội có một sức quyến rũ đối với các người ở nơi khác... Ở những hang cùng ngõ hẽm của làng xa, hay ở những nương mật thẳm trong rừng núi, ban chiều vẫn có nhiều người ngóng về một phương trời để cố trông cái ánh sáng mở của Hà Nội chiếu lên nền mây. Để cho những người mong ước kinh kì ấy, và để cho những người ở Hà Nội, chúng ta khuyến khích yêu mến Hà Nội hơn, chúng ta nói đến tất cả những vẻ riêng của Hà Nội, khiến mọi sự đổi thay trong ba sáu phố phường đều có tiếng vang ra khắp mọi nơi.

 

19/12/2022

Hàng Ngang - Hàng Đào

 


Nhìn bản đồ hẳn các bạn rất ngạc nhiên. Tôi cũng vậy; ta không thể hình dung ra những tên phố phường bây giờ, hồi TK19 vốn là hồ - lòng hồ (nhớ là Khâm thiên cũng vậy, mặt sau phố toàn là hồ đầm - bây giờ thế nào?). Hồ Lục Thủy (Hồ Gươm hiện nay đã bị thu hẹp đến thảm hại tựa Hồ Tây tương lai vậy). Các bạn nhìn cái cầu phía dưới sẽ hình dung ra, đó là phố Cầu Gỗ bây giờ đấy ạ.
Ở đây tôi chỉ có thể cung cấp chút thông tin do năng lực có hạn, nhằm hiểu rõ sự xâm lấn là thế nào mà thôi. Tuy thông tin còn tản mạn, nhưng cũng mạnh dạn cung cấp để các bạn tham khảo.
Hồ Thái Cực trước khi bị lấp nằm trong khu tứ giác hình thang, hai cạnh là Phố Hàng Đào và Hàng Bè, đáy ngắn là phố Cầu Gỗ, đáy dài là phố Hàng Bạc.
Phố Gia Ngư và Đinh Liệt ngang dọc, cắt đôi nhau đi qua chỗ lòng hồ Thái Cực cũ, tức là hai đầu phố nguyên vẫn có sẵn hai đoạn đường làng, hai con đường đất đi vào các xóm bên trong mép hồ và nối với đường làng Trung Yên. Phố Gia Ngư và Đinh Liệt hình thành sau khi lấp hồ và hai đoạn đường cũ ở hai đầu được đắp nối lại với nhau.
Tên Gia Ngư gốc là Làng Cá, một làng bên hồ Thái Cực, sống bằng nghề chài lưới, đánh bắt cá. Thôn Hương Mính ở sát ngày bờ nam hồ, ngăn hồ Thái Cực và Hồ Gươm.
Khi Pháp mới chiếm Hà Nội, Hồ Thái Cực vẫn còn. Mãi đến cuối thế kỷ 19 bị lấp dần. Khoảng năm 1920, hồ bị lấp hoàn toàn và hình thành mấy đường phố ngày nay.
Bài viết không mạch lạc, do mình cũng không thể hình dung phố phường bây giờ với bản đồ trên. Mong các bạn thông cảm.

12/12/2022

Tráng sĩ

Tuấn Long



Chuyện kể rằng, ngày chưa xa, có một tráng sĩ lạc đến thôn nhỏ ven núi.

Chàng mệt mỏi và thoái chí lắm rồi. Trên đời lẽ có nhiều, nhưng thời cuộc làm cho tráng sĩ rơi rụng dần, gục ngã cả. Họ. Bất lực trước cường quyền và tiền tài, mỹ nữ... Có lẽ chàng là người cuối cùng còn lại. 

Để rồi sao?

Thân thể cường tráng đã hao mỏi. Ánh mắt rực sáng đang mờ đục dần. 

Một thân cường tráng, ý chí mạnh mẽ vô song. Kiêu ngạo - Ngông cuồng để rồi đấu với Đời gian nan, khúc khuỷu và ngạo nghễ đến bây giờ cô độc, hão huyền.

Bất lực, không còn đồng đội, không còn đường đi. Thanh kiếm đã mẻ, cùn.

Nước hoài chảy mãi

Trên sông không thuyền, cũng chả có cá.

Lão chài đành lên bờ rượu suông, thở dài.

Biển xa quá, sao tới?

Nàng thiếu nữ bước tới. Thân mộc mạc, thanh thoát, giọng như chim vành khuyên:

- Người lạ, mời vào nhà nghỉ ngơi. Mẹ con em mời.

Cạn đường, trôi xuôi, nhìn thấy bến đỗ, Tráng sĩ gật đầu.

Rượu nồng, men cay

Chí ngút Trời mây

Đất kia yên lặng

Lời hào sảng nay còn đâu?

Lời thùy mỵ, dáng nết na khiến tráng sỹ rung động. Đã lâu lắm rồi, thuở trẻ thơ mới có được mái nhà tranh yên ấm và nụ cười ấm áp của người thân.

Chàng bàng hoàng, hóa ra đã mất đi nhiều thứ quá, trong đó có tình yêu thương của gia đình nhỏ bé. Không có được trách nhiệm của người đàn ông đối với người thân.

Chàng tráng sỹ dừng lại nơi xóm núi, cưới cô thôn nữ xinh đẹp và an ổn sống đời giản dị.

Từ đó trên đời không còn Tráng sỹ nữa.


Đàn ông khóc

 


Nam nhân hãy khóc đi

khóc đi khóc đi!

Không phải tội! !

Người có mạnh mẽ đến đâu cũng có quyền đi mỏi mệt!

Sau lưng nụ cười chỉ còn lại cõi lòng nát tan!

Làm người sao phải chống đỡ chật vật như vậy!

Nam nhân hãy khóc đi...

Cho dù trời mưa cũng là một loại mỹ,

Không bằng nắm lấy cơ hội này,

Khóc rống một hồi đi,

Không phải tội...

Gió lạnh đêm nay xé nát lòng ta,

Liêu xiêu cước bộ ta không say không về,

Mưa phùn mông lung có mông lung đẹp...

Vì sao ta lại khóc đến chật vật như vậy,

Có phải ta có chút không muốn rời xa em hay không...

Khóc rống, khóc rống, người khóc rống.

09/12/2022

Hạnh phúc

 Nhặt trên net



Gia đình nghèo kia có 3 người: Bố – Mẹ – và Con trai. Họ sống âm thầm và bình lặng trong một thôn làng hẻo lánh, người Bố đi làm thuê để kiếm cơm gạo nuôi gia đình, người mẹ lo việc bếp núc, trồng mấy luống rau, và chăm sóc con.
Một buổi trưa hè nắng nóng, người mẹ trên đường từ chợ về nhà chợt nhặt được một trái cam ai đó đánh rơi bên đường, cơn khát và mệt nhọc dường như tiêu tan khi bà nghĩ đến miếng cam ngọt lịm và mọng nước. Nhưng nghĩ đến đứa con ngoan ngoãn chẳng mấy khi được ăn hoa trái thơm ngon, bà liền lau sạch trái cam và cất vào túi.
Bước chân vào nhà, bà gọi: Con trai ngoan của mẹ, nhìn xem mẹ cho con gì đây này!
Đang học bài, cậu bé ngước đôi mắt trong veo nhìn trái cam như một báu vật: Ôi, mẹ mua cho con ạ? Trái cam ngon quá, con cám ơn mẹ.
Người mẹ cảm động: Con học bài ngoan, mẹ đi nấu cơm nhé.
Vừa làm công việc bếp núc, người mẹ vừa thầm cảm ơn ai đó đã vô tình đánh rớt trái cam để bà được tận hưởng niềm vui sướng hạnh phúc khi đã biết nhịn cơn khát và dành phần trái cam ngon ngọt cho con mình.
Còn cậu bé, vừa hít hà hương thơm dịu dịu, vừa ngắm nghía màu sắc vàng tươi của trái cam, cậu nghĩ: Mẹ thương mình biết bao khi mua trái cam ngon ngọt dường này, mình phải ngoan ngoãn vâng lời mẹ. Chợt nghĩ đến Bố giờ này đang vất vả làm việc, cậu ngập ngừng đôi chút rồi nhẹ nhàng xé tờ giấy đôi trắng tinh trong tập vở, cậu vụng về nét bút: “Bố ơi, con yêu Bố lắm, chắc Bố đang làm việc mệt lắm phải không Bố, Bố ăn trái cam này cho đỡ mệt Bố nhá.”
Viết xong cậu mở trang giấy, gói trái cam rồi rón rén đặt ở góc tủ, nơi mỗi khi đi làm về Bố sẽ cởi áo khoác và cất mũ tại đó.
Chiều tối dần, người đàn ông cố dấu sự mệt nhọc khi bước chân vào ngôi nhà ấm áp của mình, cởi áo khoác ngoài, đặt mũ xuống, bỗng tay anh chạm phải một vật gì tròn tròn được gói trong tờ giấy vở.
Mắt ông nhòa lệ khi đọc những nét chữ ngây thơ của cậu bé, ông hôn cả mảnh giấy và trái cam xinh xắn như muốn cảm ơn đứa con yêu quý.
Nhìn xuống bếp, thấy vợ đang lúi húi công việc, ông thấy thương người phụ nữ nhỏ bé, suốt ngày bận rộn để chăm sóc cho hai bố con mà không bao giờ phàn nàn kêu ca, ông cảm thấy mình mang ơn vợ biết bao.
Nhẹ nhàng đến bên cạnh và choàng tay ôm vợ, ông ghé tai nói nhỏ: Cám ơn em, cha con anh cám ơn em, anh cho em này. Và ông đưa trái cam cho vợ. Người vợ bật khóc khi nhận ra đây chính là trái cam mình đã đưa cho cậu con trai…
Trái cam tròn nên lăn qua lăn lại – Tình yêu nồng nàn nên rực rỡ sắc màu . Yêu thương tràn đầy nên cho đi thì lại được nhận lại.

08/12/2022

Trộm lòng người



Thứ khó trộm nhất trên Đời là gì ?

- Lòng người.

Người cần cái gì?

- Ăn, ở, mặc để tồn tại trước thiên nhiên và thời cuộc, rồi mới mong cầu đến độc lập - tự do và hạnh phúc.

Đàn ông cầu mong gì?

- Sức mạnh và quyền lực.

Đàn bà cần cái gì?

- Tình yêu thương và an ổn.

...

Cứ dựa vào vậy mà thu xếp sẽ trộm được Lòng người.

Nhưng có phải ai cũng biết - rồi biết mà làm được đâu?

Anh hùng chỉ phổi bò  với triết lý: Thắng mình là Anh - Thắng người là Hùng.

Chỉ có Kiêu hùng mới trộm được lòng người để chiếm cả Thiên hạ với triết lý: Kiên trì đến cùng và không biết xấu hổ.

Thời thế tạo Anh Hùng - Kiêu Hùng tạo thời thế.

Giá xăng năm 2022 - Để tham khảo