12/03/2023
Tác dụng của vỏ bưởi
11/03/2023
Bài tập Dịch cân kinh (?)
Nhặt trên net.
Bài tập Dịch cân kinh lấy sự lưu thông khí huyết
làm cơn nguồn, khi khí huyết được lưu thông, máu sẽ mang đi nuôi dưỡng toàn bộ
cơ thể, đẩy lùi mọi chất cặn bã ứ đọng và giúp cơ thể phòng, chữa nhiều căn bệnh.
👉 Đối với bài tập vẩy tay Dịch
cân kinh, đòi hỏi cần có sự điều hòa và nhịp nhàng giữa động tác tĩnh và động,
thần và khí, khí và lực, từ đó giúp khí huyết lưu thông, kinh mạch điều hòa, tạng
phủ trong cơ thể được nuôi dưỡng đầy đủ, đưa oxy đến các tế bào và loại trừ các
chất đ ộc hại.
👉 Bài tập vẩy tay chữa bách bệnh
từ Dịch cân kinh giúp nâng cao sức đề kháng, cải thiện xương khớp, suy nhược thần
kjnh, hen suyễn, tăng huyết áp,…
👉 Hướng dẫn thực hiện:
- Bước 1: Đứng thẳng người, dang hai chân khoảng
cách bằng vai, đầu ngón chân bấm chặt trên mặt đất.
- Bước 2: Hai cánh tay duỗi thẳng, thả lỏng,
ngón tay xòe thẳng, lòng bàn tay hướng ra sau.
- Bước 3: Bắt đầu thực hiện vẩy tay. Trước hết
đưa hai bàn tay úp ngang tầm mắt, sau đó vẩy xuống hết cỡ ra phía sau lưng.
👉 Chú ý động tác vẩy thật mạnh
ra sau hết mức có thể để tăng lực co bóp của hai lá phổi và xương khớp được khỏe
mạnh, linh hoạt.
10/03/2023
Chức tước, cấp bậc Chư hầu, quan lại trong xã hội phong kiến
Sưu tầm và biên tập
(Ở đây mình chỉ đề cập đến TQ và VN thôi)
Tước vị chư hầu:
– Vương:
dùng để phong cho những người thuộc hoàng tộc và anh em trực hệ với vua, các
hoàng tử.
Gồm có:
+ Quốc
Vương: đứng đầu một nước.
+ Thân
Vương: anh em của vua.
+ Quận
Vương: con cháu thuộc hoàng tộc.
+ Vương:
con hoặc anh em vua.
*Vương có tên
ba chữ có vị trí thấp hơn Vương có tên hai chữ.
VD: Thanh Đô
Vương sau khi lập nhiều chiến công mới được phong lên làm Thanh Vương.
*Một số trường
hợp Vương cũng được phong cho người ngoài tộc, nhưng đa số vì người đó có công
quá lớn và dưới sự bức bách của nhân dân.
– Công: (Thấp hơn Vương) Dành cho các con
hoàng thái tử và thân vương.
Gồm có:
+ Quốc
công: Phong cho những người có binh quyền lớn hoặc thế tử của các
Vương.
+ Quận
công: Phong cho những người có binh quyền và công lao lớn không có huyết
thống hoàng tộc.
– Hầu:
(Thấp hơn Công) Phong cho những người có công lao hoặc danh vọng lớn, hoặc con
trưởng của các quốc công hoặc vương.
– Bá:
Phong cho cháu đời ba trong hoàng tộc (Tức là cháu của các vương), hoặc con trưởng
của các công chúa.
– Tử:
Phong cho quan lại nhất phẩm, con thứ của công chúa, con trưởng của Hầu, Bá.
– Nam:
Phong cho quan lại phó nhất phẩm, con thứ của công chúa, con trưởng của Hầu,
Bá.
*Nói chung tước
thường đi kèm với quan chức, tuy nhiên về mặt quan trường thì có khi Nam tước
còn cao hơn cả quan Thượng Thư.
Cấp bậc quan lại
Quan lại là
những người trong bộ máy nhà nước phong kiến và bộ máy nhà nước ở Việt Nam thời
thuộc Pháp từ cấp huyện trở lên, gồm người điều hành là “Quan” và những người
thừa hành là “Lại”.
Quan lại được
thay đổi qua nhiều triều đại, cấp bậc cũng từ đó thay đổi theo, nhưng tên và
quyền hạn của các chức quan đó đa số đều không có nhiều thay đổi, trong đó có
những cấp bậc chủ yếu sau:
1. Quan ở trung ương:
Các quan cao
nhất chuyên phụ giúp cho vua có:
- Tể tướng (qua các triều đại còn có tên
Bách quỹ, Thừa tướng, Tướng quốc): Người đứng đầu của các quan văn trong triều,
có thể thay mặt vua xử lý mọi việc hành chính quốc gia.
- Thái sư, Thái phó, Thái bảo: thầy, nuôi
nấng, dạy dỗ vua, ba chức lớn nhất, gọi là Tam Công.
- Thiếu sư, Thiếu bảo, Thiếu phó: quan dưới
một bậc, chuyên giúp đỡ Tam Công, gọi là Tam Thiếu.
- Thái tể, Thái tông, Thái sử, Thái chúc,
Thái sĩ, Thái bốc: giúp vua xử lý chính vụ, đứng hai bên tả hữu vua, gọi là
Lục Thái.
- Ngũ Tư có:
+ Tư Đồ:
giữ việc nông thương, cảnh sát, giáo dục, rèn đúc dân.
+ Tư Khấu:
coi về hình phạt, kiện tụng.
+ Tư Mã:
thống sáu quân, dẹp yên trong nước.
+ Tư Thổ:
giữ lễ của nước (tế tự, triều sinh...).
+ Tư Không:
khuyến công, nông, việc thổ mộc, xét địa lợi, thiên thời.
- Thái úy: coi binh quyền, quân sự, là chức
quan tổng thống việc binh (là quan võ ngang với Tể tướng).
- Đại học sĩ: là cố vấn của vua trong những
việc trọng đại. Ở Trung Quốc, từ nhà Minh chức Tể tướng bị xóa, chỉ còn lại Đại
học sĩ là cao nhất.
- Ngự sử đại phu: chuyên can gián, kiểm
soát các quan.
- Đứng
đầu các bộ là Thượng thư, giúp việc có Tả thị lang, hữu thị lang. Gồm có 6
bộ, hay Lục bộ:
+ Lại bộ:
bổ nhiệm quan chức, phong tước, xét công, bãi nhiễm và thăng chức cho các quan
lại, quản lý quan lại.
+ Lễ bộ:
lo việc tổ chức yến tiệc, thi cử, lễ nghi trong triều đình, chuẩn bị áo mũ, ấn
tín, tấu chương v.v... Quản lý các lễ cống nạp của chư hầu, cũng như lo việc
bói toán, đồng văn nhã nhạc.
+ Hộ bộ:
quản lý ruộng đất, thu phát bổng lộc liên quan đến đất đai như thóc gạo, hay
hôn nhân, hộ khẩu. coi phép lưu thông tiền tệ, vật giá đắt rẻ...
+ Binh bộ:
quản lý cấm vệ quân, xe ngựa, vũ khí đạn dược cũng như mọi thứ liên quan tới
quân sự, bảo vệ đất nước.
+ Hình bộ:
chính lệnh về pháp luật, xét lại những án nặng, tội còn ngờ.
+ Công bộ:
phụ trách mọi việc xây dựng cầu cống, đường xá, cung đình, sửa sang việc thổ mộc,
đắp thành, đóng thuyền bè.
- Dưới bộ còn có các Ty. Đứng đầu mỗi ty
là Lang trung với Viên ngoại lang và Chủ sự phụ giúp.
- Tiếp theo là các Tự. Ðứng đầu là các tự
là Tự khanh, rồi đến Thiếu khanh, Tự thừa, Viên ngoại, Chủ sự, Tư vụ, thư lại.
Gồm có các tự sau:
- Hồng lô
tự: tổ chức, sắp xếp thể thức lễ nghi tiếp đón sứ giả nước ngoài, lễ Xuớng
danh thi Ðình...
- Quang lộc
tự: cung cấp, kiểm tra rượu lễ, thực vật trong các buổi tế tự, triều hội, yến
tiệc.
- Ðại lý tự:
Cơ quan xét xử tối cao, xét lại các án còn ngờ.
- Thái thường
tự: trông coi đền chùa, thi hành thể thức lễ nghi, điều khiển ban âm nhạc.
- Thái bảo
tự: đóng ấn quyển thi Hội.
Bên cạnh đó
còn có các chức quan khác, đó là:
- Thượng
thư tỉnh: giúp Tể tướng điều khiển trăm quan liên lạc với Thượng thư các Bộ.
- Trung
thư tỉnh: là cơ quan quyết định chính sách, phụ trách thảo luận, soạn thảo,
ban hành chiếu lệnh của Hoàng đế.
- Môn hạ tỉnh:
chuyển lệnh vua đến các quan, tâu vua việc các quan thi hành lệnh vua, điều khiển
lễ nghi trong cung.
- Khu mật
sứ: Cơ mật viện, coi việc cơ mật, nắm quyền binh.
- Ngự sử
đài: cơ quan giám sát, can gián các quan ở triều đình, sau còn được gọi là
Đô sát viện.
- Hàn lâm
viện: lo biên soạn văn thư.
- Quốc tử
giám: lo dạy dỗ đào tạo con em giới cầm quyền, đứng đầu là Tế tửu.
- Tư thiên
giám / Khâm thiên giám: coi thiên văn, lịch pháp.
- Thái y
viện: lo việc thuốc men, chữa bệnh cho hoàng tộc, quan lại.
- Nội các:
là văn phòng vua, ghi chép tấu, sớ các nha dâng lên, khởi thảo chiếu, chế, sắc
ban ra các cơ quan, thi Ðình thì đằng lục các chế sách và cấp quyển thi.
- Tôn nhân
phủ: là cơ quan quản lý nội bộ hoàng tộc, trông nom sổ sách, ngọc phả, đền
miếu trong hoàng tộc; giải quyết các vấn đề có liên quan đến các thân vương,
công tử, công tôn...
- Nội vụ
phủ: là nơi quản lý các thái giám, cũng như công việc hành chính ở hậu
cung.
2. Quan ở địa phương:
- Thứ sử:
giám sát, coi việc hành chính đứng đầu một quận quốc, hay một tỉnh, dù dưới quyền
Thái thú, nhưng là người đại diện cho Thái thú khi vào kinh, sau khi chức Thái
thú được bỏ thì Thứ sử là cao nhất.
- Thái thú:
quan đứng đầu một quận, nhiệm vụ là thu nạp các cống phẩm của địa phương, nếu
quận loạn lạc, sẽ được bổ nhiệm thêm một Đô úy có nhiệm vụ phụ trách quân sự,
còn không Thái thú quản cả quân sự và dân sự của quận đó.
- Tổng đốc:
là viên quan đứng đầu một vùng bao gồm nhiều tỉnh thành, trông coi cả về dân sự
và quân sự.
- Tuần phủ:
là người lãnh đạo một tỉnh hoặc một bộ phận của tỉnh lớn, có quyền bổ nhiệm,
bãi nhiệm các chức quan dưới quyền ở địa phương mình quản lý, có quyền lãnh đạo
về hành chính, tài chính, quân sự cùa tỉnh. Nếu ở tỉnh đó có Tổng đốc, thì Tuần
phủ phải nghe theo Tổng đốc.
- Tri phủ
(tứ phẩm): Đứng đầu một phủ hoặc châu, có quyền cả dân sự và quân sự.
- Phủ doãn:
quan thuộc cấp huyện, đàn áp cường hào, xét những vụ kiện do quan huyện xử mà
kêu lại ở bản hạt, hàng ngũ phẩm.
- Án sát sứ:
coi việc hành chính, kiện tụng, tư pháp, phong hóa, kỷ cương ở các tỉnh, dưới
quyền Tổng đốc, Tuần phủ.
- Tri huyện
(bát phẩm): đứng đầu một huyện.
- Huyện thừa
(cửu phẩm): lo công văn, sổ sách trong huyện, phụ giúp Tri huyện.
- Xã trưởng:
là người đứng đầu một xã, giúp các quan lại quản lý việc thu thuế của dân, giữ
gìn an ninh trật tự, chọn lính nhập ngũ hoặc chọn thí sinh đi thi cử.
- Thượng tướng quân: quan ngoài, coi việc
binh.
- Ðô hộ phủ
Sĩ sư : (Ðường) coi phiên quốc, sau cải là Tiết độ sứ.
- Lãnh
binh: võ tướng, chỉ huy quân đội cấp tỉnh.
- Ðô đốc:
người trực tiếp điều khiển 5 quân.
- Thiếu úy:
là chức quan tổng thống việc binh, coi cấm quân.
- Bá hộ:
cũng gọi là Bách hộ, quan võ cầm 100 binh.
- Biền
binh : một hạng lính không thường trực ở các tỉnh và kinh thành, chia ba
ban thay nhau trực trong quân đội.
- Tiết độ
sứ : là Ðô hộ phủ, quan võ coi ngoài biên ải.
- Vũ vệ
: quân hộ tống khi vua đi ra ngoài.
- Vệ :
cấm quân, bảo vệ quanh vua.
- Thị vệ:
lính hộ vệ nhà vua.
- Thân vệ:
vệ binh của vua.
- Ðốc trấn:
giữ yên địa phương.
- Cẩm y vệ:
đi tuần cảnh, cấm binh.
- Lính lệ
: làm tạp vụ ở huyện.
- Ðô thống
ngũ quân (tiền, hậu, tả, hữu, trung) : quan võ, bảo vệ vua, hoàng tộc và
kinh thành. Chỉ huy 5 binh chủng : Bộ binh, Thủy binh, Pháo binh, Tượng binh, Kỵ
binh.
- Ðề lãnh:
tuần hành xem xét các địa phận trong thành, xét hỏi những vụ kiện do Ngự sử đài
quản lý.
- Vệ úy:
người quản lý cửa cung, cửa thành.
3. Phẩm hàm:
Về cơ bản
quan lại các triều đại về sau đều được chia ra làm chín phẩm, mỗi phẩm lại có
hai cấp bậc là Chính và Tòng (phó), cấp Tòng thường là người phò tá cho Chính,
có lương bổng thấp hơn một chút nhưng cùng phẩm quan.
- Nhất phẩm:
Quan văn: Tể tướng, Tư đồ; Thái sư, Thái phó,
Thái bảo, Đại học sĩ cần chánh điện, Thái tử thái sư (phó).
Quan võ: Thái úy, Tư mã, Đô thống, Đô đốc,
Thượng tướng quân.
- Nhị phẩm:
Quan văn: Thiếu sư, Thiếu phó, Thiếu bảo, Thượng
thư (đứng đầu các bộ), Tổng đốc (đứng đầu hai, ba tỉnh), Tuần phủ (đứng đầu một
tỉnh).
Quan võ: Thiếu úy, Đề đốc, Đề lãnh, Tham đốc,
Đại Tướng quân.
- Tam phẩm:
Quan văn: Tổng thái giám, thứ sử (đứng đầu các
Châu) , Thị lang (Phó của Thượng thư), Ngự sử đại phu (chuyên can giám, kiểm
soát các quan).
Quan võ: Nhất đẳng thị vệ, Vệ úy thị nội, Vệ
úy giám thành, Vệ úy các quân, Tổng chỉ huy sứ (nắm quyền chỉ huy quân đội), Tổng
binh sứ. Các quan võ cấp này thường được gọi là Tướng quân, trừ Thị vệ.
- Tứ phẩm:
Quan văn: Học sĩ (trong viện Hàn lâm), Thái
giám, Trường sử (Thư ký về văn thư), Phó tổng ngự sử, Tham tri.
Quan võ: Nhị đẳng thị vệ, Thành thủ úy, Cai
đội nội các, Chỉ huy sứ, Tiết độ sứ. Các quan võ cấp này còn được gọi là Giám
quân.
- Ngũ phẩm:
Quan văn: Phủ doãn, Đại sứ Thái y viện, Thị
giảng trong Hàn Lâm Viện, Đông các Đại học sĩ.
Quan võ: Hiệu úy Cấm vệ quân, Tam đẳng thị vệ,
Tứ đẳng thị vệ (cấp Phó), Đội trưởng các quân, Cai đội giám thành.
- Lục phẩm:
Quan văn: Thị thư trong Hàn Lâm Viện, Ngự y
chính trong Thái y viện, Giám trưởng Tư thiên giám, Lang trung (mỗi bộ có 4 Ty,
Lang trung đứng đầu các Ty), Tri phủ, Viên ngoại lang (trong lục bộ, cấp phó).
Quan võ: Ngũ đẳng thị vệ, Cai đội các thành
trấn, Cai đội thổ binh, Đội trưởng chư quân.
- Thất phẩm:
Quan văn: Ngự sử giám sát, Trường sử ở Vương
phủ, cấp phó trong Thái y viện, Giám phó Tư thiên giám, Tri huyện, Tri châu,
Thông phán (quan chuyên xét xử)
Quan võ: Tiểu đội trưởng Cấm vệ quân, Tiểu đội
trưởng Giám thành, Tiểu đội trưởng Chư quân.
- Bát phẩm:
Quan văn: Tu soạn trong Hàn Lâm Viện, Giám thứ
trong Tư thiên giám, Huấn đạo, Huyện thừa (lo công văn), Tri sư các phủ.
Quan võ: Đội trưởng trạm dịch, Đội trướng
các trấn đạo, binh ở Đại lý tự, Đội trưởng binh lính ở địa phương.
- Cửu phẩm:
Quan văn: Các quan lo công văn ở các chợ, bến
đồ, trạm dịch; Y sinh Thái y viện, Điển bạ Quốc tử giám, Đãi chiếu Hàn lâm viện.
Quan võ: Cai tổng, Cai huyện.
08/03/2023
Mùa Đông cần làm
Sưu tầm, biên tập.
(thật ra tôi chưa dịch thoát được chữ lạp bát - laba trong bài nên đành gọi là tiết Đông - mùa Đông vậy. Mong thông cảm)
Trong Mộng Lương Lục quyển 6,
Ngô Tự Mục có chép: Vào ngày này, hầu hết các tự viện (chùa - viện...Phật giáo) đều thiết bày cháo Ngũ Vị còn có tên là
cháo Lạp Bát sau đó cháo Lạp Bát cũng được gọi thành cháo
Thất Ngọc. Cháo Lạp Bát là một loại cháo nấu bằng gạo đỗ cùng củ quả
như: táo, hạt dẻ, hạt sen để cúng Phật. Bát cháo này được dùng làm phẩm
vật cúng dường Đức Phật, vào ngày Ngài thành đạo(?) (mùng 8
tháng 12 Âm lịch), sau thành tục lệ lưu truyền trong dân
gian Trung Hoa.
Uống một bát cháo Lạp bát bốc khói không chỉ có
thể giữ ấm cho cơ thể, tăng khả năng chống lạnh mà còn ngăn ngừa các cảm giác
lạnh, tà bên ngoài, điều hòa đường ruột và dạ dày của bạn.
Có rất nhiều nguyên liệu để nấu cháo Lạp bát,
bạn có thể lựa chọn theo sở thích của mình như: gạo: kê, gạo vàng, gạo
tẻ, gạo giang, v.v.
Đậu: đậu đỏ adzuki, đậu xanh, đậu đen,
v.v.
Các loại hạt: đậu phộng, hạnh nhân, chà
là đỏ, kẹo chà là, quả óc chó, v.v.
Trái cây sấy khô: nho khô, trái cây sấy
khô, v.v.
Lạp bát ăn với "tỏi Lạp bát" ngâm
Như người xưa có câu "Lạp bát không dùng
tỏi, cả năm không khô(?)".
Có thể chọn tỏi tía hoặc tỏi trắng, nhưng điều
quan trọng là không được có tỏi xấu, và hãy nhớ rằng "tất cả mọi thứ
đều có màu trắng".
Ta chỉ cần cắt bỏ đầu và đuôi củ tỏi.
Tỏi có thể chuyển sang màu xanh do giấm ngấm vào
tỏi và phá hủy cấu trúc bên trong của tỏi.
Cắt đầu và đuôi của tỏi có thể làm tăng diện
tích tiếp xúc giữa tỏi và giấm, để cho tỏi, và phản ứng hóa học với giấm, do đó
tỏi nhanh chóng chuyển sang màu xanh.
Cho một thìa muối và một thìa đường vào tỏi đã
băm nhỏ, sau đó đảo đều và ướp trong 30 phút.
Mục đích của bước này là làm mềm lớp vỏ ngoài
của tỏi để tỏi nhanh chóng chuyển sang màu xanh.
Ngoài ra, việc sử dụng giấm để ngâm tỏi Lạp bát
rất quan trọng.
Lấy một nửa giấm gạo và một nửa giấm
trưởng thành, tỷ lệ giấm với tỏi là 1: 1.
Sau đó cho chúng vào nồi cùng với một ít đường
phèn để tỏi ngâm chua có vị thơm hơn.
Sau khi đun sôi, hãy để khô tỏi với không khí ở
nhiệt độ phòng. Đổ tép tỏi đã chế biến và giấm đã đốt vào một lọ không chứa
nước và không có dầu. Đậy kín lọ. Tỏi thường bắt đầu chuyển sang màu xanh sau
hai hoặc ba ngày, tỏi sẽ hoàn toàn chuyển sang màu xanh lục.
Lạp bát, làm tốt ba việc
và năm sau sẽ hết ốm
Cách đầu tiên: uống thêm trà
Có một câu nói trong dân gian rằng "Lạp
bát Lạp bát, đóng băng cằm".
Có thể thấy, cái rét mùa Lạp bát cộng với đợt
rét đậm, rét hại và mưa phùn càng làm tăng thêm cái rét sâu hơn.
Lại nữa, thời tiết lúc này cũng tương đối hanh
khô, hanh khô rất dễ gây tổn hại đến sức khỏe của con người, cần phải đề phòng.
Nếu bạn muốn thoát khỏi cái lạnh và khô, pha một
tách trà nóng là một lựa chọn tốt, nó có thể giúp bạn tránh khỏi cái lạnh và
làm ấm cơ thể, và nó cũng có thể dưỡng âm và giảm khô.
Vào mùa đông lạnh giá, uống trà hoa cỏ dịu nhẹ
thay trà là một lựa chọn tốt.
Trà hoa hồng có tính chất dịu nhẹ, ngâm nước
uống thay trà, làm ấm bụng và giảm đau, chăm sóc dạ dày và đường ruột.
Hồng gai là một loại hoa hồng dại nhỏ, có thể ăn
được, có thể phơi khô trong bóng râm nấu canh thay trà, có tác dụng giảm đau
gan, dạ dày, bổ tỳ vị, hạ hỏa, chữa đau bụng do lạnh. và lạnh bụng. Điều hòa
khí huyết, làm dịu thần kinh, thư giãn nhu động ruột, giảm kích thích, điều hòa
khí huyết, thúc đẩy tuần hoàn máu, thúc đẩy tuần hoàn máu và loại bỏ huyết ứ,
làm dịu cảm xúc.
Trà lá mè đỏ ngâm nước thay trà có tác dụng xua
tan cảm lạnh và thúc đẩy tiêu hóa, đồng thời cũng giúp ngăn ngừa lạnh.
Đông Y cho rằng lá vừng đỏ có thể làm ấm dạ dày,
làm dịu tỳ vị và dạ dày ứ trệ, tức ngực, tiêu chảy và nôn mửa. Nó cũng có thể
thúc đẩy nhu động của thành ruột và giúp tiêu hóa. Đây là một lựa chọn tốt để
bảo dưỡng dạ dày.
Ngoài ra, lá lộc vừng đỏ còn có thể làm ra mồ
hôi và giải cảm bề mặt, xua tan phong hàn, giúp phòng và cải thiện cảm gió, cảm
mạo.
Phần thứ hai: bảo vệ đầu và bàn chân
Khi Lạp bát gặp phải một đợt rét đậm, rét hại,
mặt đất lạnh cóng, cái ác lạnh lùng xâm nhập vào con người và gây hại cho sức
khỏe.
Lúc này, chúng ta phải làm tốt công tác chống
rét, chống rét và quan trọng nhất là phải bảo vệ đầu và bàn chân.
Đầu là nơi hội tụ các kinh mạch dương và là nơi
năng lượng dương của con người mạnh nhất.
Một khi đầu bị tổn thương, khí huyết lưu thông
không thông suốt, huyết áp dễ lên cao, dễ dẫn đến đột quỵ.
Nhớ bảo vệ đầu khỏi lạnh, quàng khăn và đội mũ
khi ra ngoài, giữ ấm cho đầu.
Khi rảnh rỗi, bạn có thể thường xuyên dùng lòng
bàn tay xoa bóp đỉnh đầu.
Vào mùa đông lạnh giá, để chăm sóc cho năng
lượng dương của cơ thể con người, việc xoa đỉnh đầu thường xuyên là một lựa
chọn tốt.
Ngoài ra, khi đủ nắng, có thể cho đỉnh đầu tiếp
xúc với ánh nắng mặt trời để thông kinh mạch và điều hòa, tăng cường sinh lực
cho dương khí.
"Cái lạnh bắt đầu từ dưới chân",
bạn phải chăm sóc bàn chân của mình để tránh bị nhiễm lạnh.
Ngoài việc đi tất, đi giày ấm, bạn cũng có thể
dùng nước nóng để ngâm chân.
Ngâm chân trong nước nóng không chỉ giúp thư
giãn toàn thân mà còn cảm nhận được dòng điện ấm áp truyền xuống chân đến toàn
bộ cơ thể.
Nếu có thể cho thêm ngải cứu, gừng, quế,… vào
nước ngâm chân thì hiệu quả chống cảm sẽ tốt hơn.
Mục thứ ba: Giữ ấm khỏi lạnh, có bốn điểm
Lạp bát là loài dễ bị tổn thương nhất trong thời
tiết lạnh giá và khắc nghiệt.
Vì vậy, một trong những điểm mấu chốt của việc
giữ gìn sức khỏe lúc này là “giữ ấm tránh rét” và chú ý đến “bốn yêu
cầu”.
Ngủ đủ.
Lúc này, hãy chú ý đi ngủ sớm và dậy muộn, đợi
đến khi mặt trời mọc mới dậy.
Đặc biệt là những người thích tập thể dục buổi
sáng, không nên dậy quá sớm, nên nghỉ ngơi một lúc.
Vào mùa đông lạnh giá, ngoài việc đảm bảo giấc
ngủ ban đêm, bạn cũng có thể chợp mắt vào buổi trưa, nhưng tránh bị cảm lạnh.
Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý.
Thuốc bổ trong mùa đông lạnh giá, hãy chú ý đến
chế độ ăn uống, nhưng nhớ rằng chế độ ăn uống phải hợp lý và đừng mù quáng dùng
thuốc bổ.
Bạn cần hiểu rõ về vóc dáng của mình và cách
nuôi dưỡng vóc dáng để có thể thực hiện đúng ý mình và đạt được hiệu quả gấp
bội với một nửa nỗ lực.
Đối với những người có thể chất yếu hơn, việc bổ
sung một cách mù quáng rất dễ dẫn đến bệnh tật.Vì vậy, thuốc bổ tốt nhất là bạn
nên điều chỉnh chế độ ăn uống và khởi động từ từ sau khi hiểu rõ tình trạng của
bản thân.
Ăn trái cây làm ít lạnh hơn.
Khi ăn hoa quả vào mùa đông, bạn nên chú ý ăn
một số loại nhẹ và ít lạnh.
Nhiều loại quả có tính lạnh, lạnh tỳ vị, người
yếu sinh lý nên thận trọng trong việc ăn uống.
Bạn có thể hấp trái cây để giảm lạnh, đây
là một lựa chọn tốt cho lá lách và dạ dày.
Tập thể dục.
Mặc dù mùa Lạp bát lạnh nhưng bạn phải tập thể
dục đúng cách và không được lười biếng.
Một khi cơ thể thiếu vận động, tĩnh hơn và ít
vận động, sẽ dư thừa khí âm, làm hại dương khí của cơ thể.
Mặt bạn hướng về phía mặt trời mọc, để tay chân vận
động. Có thể tập từng bước một số bài tập aerobic như đi bộ nhanh, nhảy dây, đá
cầu, Taijiquan, Baduanjin,… đến mức đổ mồ hôi nhẹ, không vận động cho
đến khi mồ hôi đầm đìa.