st trên net
11/09/2023
5 lầm tưởng về vũ trụ
08/09/2023
Truyện Ba Giai - Tú Xuất 2: Tao Bóp Ngay Ðây Cho Mà Coi
Nguồn etruyen.com
Ba Giai đến cô hàng chim ở cửa Bắc. Ba Giai ăn mặc lịch sự lắm, nên nhác thấy, cô hàng đã đon đả chào mời:
- Chim này béo lắm, còn
non, mời ông khách mua đi !
Ba Giai thừa dịp tươi
cười đáp:
- Chim à, nào bắt đưa đây một cặp, xem có béo không?
- Ai mà lại nói dối
ông khách.
Vừa nói, cô hàng vừa bắt ra một cặp. Ba Giai sờ đôi chim, lại
bảo:
- Cô bắt tôi cặp kia nữa ! Cô hàng chim lại bắt ra cặp nữa,
hai tay cô nắm hai cặp chim, Ba Giai cứ sờ mó cặp chim mãi, rồi chê lên chê xuống,
không hỏi giá cả gì cả, đã thế lại khoắng tay vào lồng, bắt thêm mấy cặp đưa
cho cô hàng:
-Cô cầm giùm tôi thêm cặp này nữa !
Rồi Ba Giai lại sờ bóp cặp chim. Thấy thế cô hàng cả giận, nổi
giọng đanh đá:
-Trả giá không trả, cứ bắt hết cặp này cặp nọ, mà nắn với
bóp, hư cả chim người ta, muốn bóp thì về nhà mà bóp !...
Tức thì, Ba Giai nổi nóng lên:
- Tao nói cho mày hay, con phải gió, mày đừng có giở giọng chua
ngoa, mày đã nói thế, thì tao chẳng cần phải về nhà mới bóp, mà bóp ngay đây
cho mày coi.
Cô hàng định cất giọng chua ngoa, nhưng chưa kịp, Ba Giai đã
đưa mạnh hai bàn tay vào hai gò ngực của cô mà bóp. Cô ả vì thình lình, lại bị
hay tay mắc giữ mấy cặp chim, chả lẽ vất chim đi, nó bay mất, mà càng la hét,
người ta càng đổ đến xem, thành ra bị Ba Giai chơi cho một vố nên thân ở trước
đám đông trong chợ. Cô ả tức quá, chỉ còn nói được một câu:
- Bữa nay, bà không tiếc mấy con chim, thì bà sẽ kẹp cho mày
vỡ sọ ra ...
Nhưng lúc cô ta bỏ được chim vào lồng, thì Ba Giai đã đi mất
hút trong đám đông đời nào rồi.
07/09/2023
Truyện Ba Giai - Tú Xuất 1: Gặp Cô Hàng Mắm Tôm Chợ Ðồng Xuân
Nguồn: etruyen.com
Sau khi về nhà cúng giỗ bố xong, Ba Giai khăn áo chỉnh tề ra Hà Nội. Ba Giai vào trọ một nhà hàng cơm nọ.
Trong lúc chuyện trò, bà chủ nhà hàng cho biết:
- Chẳng giấu gì ông, lẽ ra tôi còn bán hàng ở chợ Ðồng Xuân nữa,
nhưng không thể nào chịu được mấy con ả cực kỳ đanh đá chu ngoa, mỗi đứa một
phách, nhất là cô ả hàng mắm tôm.
Ba Giai ra vẻ anh hùng đáp:
- Có gì mà phải sợ, nó đã chu ngoa đanh đá, thì mình phải có cách trị nó, bà
hiền quá chứ vào tay tôi thì...
Bà chủ quán nguýt một cái trả lời:
-Thôi, ông ơi, tôi cũng van ông thôi, du côn ở đây còn kiêng
mặt bọn chúng, chứ người như ông, chúng nó coi ra gì.
- Bà nói thế, nếu tôi trị được chúng nó thì bà mất gì đây?
- Trị chúng nó à? Ông mà trị được thì tôi cho không ông hẳn một
phòng để ở, & nuôi luôn cơm rượu mãn đời, không bao giờ lấy tiền.
- Bà nói chơi hay nói thật?
- Tôi nói thật đấy. Nếu không tin tôi thề có trời đất &
quỷ thần chứng giám.
- Thôi, thế thì được,
sáng mai, bà sẽ xem tôi sẽ vào cuộc ngay.
Ngày mai, vào lúc gần trưa, Ba Giai cởi trần, chỉ mặc một cái
quần "vận", không giây lưng, hay dải rút, rồi gài mấy đồng tiền kẽm
bên lưng quần, ra đi. Tới ngoài đường, Ba Giai nhặt một miếng lá chuối bên đường,
phủi sạch đất, bụi, rồi tới chỗ cô hàng bán mắm tôm ở cửa nam.
- Cô bán cho hai đồng mắm tôm !
Cô hàng bảo:
- Lấy cái gì mà đựng?
Ba Giai chìa miếng lá
chuối ra:
- Cô đổ vào đây, tôi
đùm lại tạm vậy.
Cô hàng sơ ý, lại cũng rắn mặt, nên chẳng ngần ngại liền múc
ngay mắm tôm đổ vào miếng lá chuối được đặt giữa lòng hai bàn tay ông khách.
Xong, ông khách bảo:
- Phiền cô lấy hộ tiền,
tôi dắt nơi cạp quần đây này.
Cô hàng tưởng ông khách quê mùa chất phác, không dè vừa đưa
tay vào cạp quần lấy tiền, Ba Giai thót bụng lại, tức thì chiếc quần tụt xuống
ngay. Ba Giai la ầm ĩ:
- Chết chửa, sao giữa thanh thiên bạch nhật, cô lại cởi quần
tôi ra thế này, "của" tôi cũng như "của" người khác, có gì
lạ đâu?
Cô hàng mắm xấu hổ đỏ mặt, vội kéo quần Ba Giai lên, vặn lại,
Ba Giai lại thót bụng, quần lại tụt, & ông lại kêu lên:
- Cô làm gì thế này? Tôi đã bảo "của" tôi cũng như
"của" người khác, chẳng có gì lạ mà !
Cứ như thế đến mấy lần,
sau cô ta phải đổ mắm tôm trở lại, rồi chạy đi lấy nước rửa tay cho Ba Giai để
ông tự vặn lấy quần lại, rồi cầm tiền ra đi. Lúc ấy, các bạn hàng & người
mua bán bu lại xem đông, làm cô hàng mắm càng ngượng ngùng, xấu hổ thêm. Sau
đó, cô phải nghỉ luôn cả mấy ngày, & từ đó cũng bỏ bớt tính chua ngoa, đanh
đá. Trưa hôm ấy về, bà chủ hàng cơm nghe người thuật lại, liền thết Ba Giai một
bữa thật say.
06/09/2023
2 bài học kinh nghiệm dành cho người già
Nhặt trên net
Có một Cụ Ông và một Cụ Bà đang sống ở Viện Dưỡng Lão. Chiều
chiều họ đều ra ghế đá ngồi, mắt nhìn về hướng con cháu đang ở nhà, suy nghĩ gì
đó mà chẳng ai hay...
Một hôm, Cụ Ông lấy hết can đảm hỏi Cụ Bà:
- Tại sao Bà lại vào đây, con cháu chúng ở đâu ?
Cụ Bà chỉ biết ngậm ngùi trả lời:
- Tôi có thằng con trai học và làm ở thành phố. Tôi sống ở
quê cách đây cũng không xa. Trước đây vài lần nó có về thăm, rồi lúc sau này nó
nói bận việc không về thăm nữa, chỉ thỉnh thoảng gọi điện hỏi thăm. Rồi một hôm
nó về đưa tôi lên thành phố, nó nói thôi mẹ lên ở với con cho vui, có mẹ có con
cũng tốt hơn. Nghe lời con, tôi thu xếp bán hết gia tài lên ở với con. Mới đầu
tôi lo cơm nước nó còn ăn, sau này đợi hoài nó không về ăn. Một hôm nó nói với
tôi: Con chở Mẹ đi dòng dòng thành phố nhìn cho đỡ buồn và nó chở Tôi vào đây đấy...
Cụ Bà hỏi Cụ Ông:
- Thế còn ông, sao ông vào đây?
Ông cũng suy tư rồi trả lời:
- Chẳng có gì lớn! Tôi dắt đứa cháu đi chơi, thấy sạp báo bên
đường, tôi bảo cháu, con đứng đây để ông mua tờ báo, nhưng chẳng may thằng bé
chạy nhảy té bị trầy chân chảy máu... Về nhà, xót con, hai vợ chồng nó chửi tôi
đủ điều, đứa con dâu nói: Ở nhà chỉ biết ăn; có mỗi đứa cháu coi sóc cũng không
xong. Tôi nghe buồn quá thu xếp tự vào đây đó...
Qua lời tâm sự của cụ ông, cụ bà, có thể rút ra được 2 bài
học kinh nghiệm dành cho người cao tuổi:
1. Không bán nhà để ở với con.
2. Không chăm sóc cháu thay con.
05/09/2023
Thưởng thức điếu cigar
Trước đây, chắc thế, đa phần người Việt mình biết đến cigar là qua
hình ảnh Thủ tướng xứ Ănglê thời thế chiến 2 Winston Churchill. Ngài
nghiện cigar La Habana - Cuba. Và cũng từ đó mới biết
Cigar
là một trong những thứ chơi xa xỉ dành cho giới thượng lưu trên thế giới,
việc hút cigar được coi là thể hiện độ sang trọng và sành điệu của giới nhà
giàu.
Đúng là vậy, nhưng không hợp với nay vì người
dân mình giờ có tiền nhiều nên họ có thừa khả năng để tiếp cận món hàng xa xỉ
này.
Có điều, phân biệt cigar ngon quý và cách thưởng
thức lại không hẳn những người có thể dùng biết. Vì theo
mình tìm hiểu, ít nhất 90% cigar Cuba có ở Việt Nam là hàng face.
Ở Việt nam mình đã có nhiều loại cigar trên thế
giới như Cuba, Nicaragua, Honduras, Dominica... với nhiều thương hiệu nổi tiếng
như Cohiba, Montecristo, Romeo y Julieta, Partagas...có hương vị
đa dạng và có giá cả từ vài trăm đến gần chục triệu đồng 1 điếu.
Mình cũng dùng cigar nhưng thi thoảng thôi và
tạp nên không dám bi bô, đành mạo muội học hỏi và nhặt trên net về để trình
bày. Âu cũng là cho mình và các bạn mới tập làm quen, biết vậy.
1) TRƯỚC KHI HÚT
– Khi bắt đầu thưởng thức một điếu cigar, đầu tiên hãy ấn nhẹ lên
điếu thuốc để kiểm tra độ đàn hồi và quan sát lá quấn xem có nguyên vẹn không.
Nếu điếu thuốc đàn hồi tốt (không quá mềm, không quá cứng), có thể nhìn
thấy lớp tinh dầu bóng trên lá và lá quấn còn nguyên vẹn không rách nghĩa là
điếu thuốc được ủ ẩm tốt, có thể hút. Trong trường hợp ngược lại thì điếu có
thể bị khô, hoặc quá ẩm, cần ủ cân bằng ẩm thêm.
– Cần cắt xì gà dứt khoát bằng kéo, lưỡi dao bấm xỏ ngón, đục hoặc
cắn bằng răng đều được. Cần cắt dứt khoát để đảm bảo không làm hỏng cấu trúc
điếu.
– Khi châm cigar không nên châm bằng cách đốt giấy báo vì hóa chất
có thể ảnh hưởng đến vị của xì gà, nên dùng gỗ hoặc gas như vậy có thể bảo
quản được hương vị.
– Khi châm lửa, không nên đưa ngọn lửa trực tiếp tiếp xúc với điếu
thuốc, hãy giữ ngọn lửa và để cho điếu xì gà bắt đầu cháy từ từ. Đây là
điều cần lưu ý và nó không những giúp bạn trải nghiệm điếu xì gà tốt hơn mà còn
giúp bạn thể hiện sự hiểu biết của mình, cũng giống như việc bạn nên tránh cầm
ly rượu vang bằng cả lòng bàn tay vì nhiệt độ của bàn tay có thể ảnh hưởng đến
vị của rượu.
2) TRONG KHI HÚT
– Khi thưởng thức cigar, không nên rít khói vào phổi. Hãy rít khói, ngậm vài giây trong miệng và nhả khói qua mũi hoặc miệng. Đây là kĩ thuật retrohale khi hút cigar.
– Hút chậm với tâm trạng thư thái. Không nên kéo hơi liên tục,
tránh làm nóng điếu, như vậy sẽ tạo vị đắng nhưng vẫn phải kiểm soát nhiệt
trong toàn bộ quá trình hút để tránh thuốc tắt và giúp hương vị xì gà ổn định
xuyên suốt điếu.
– Mùi vị xì gà sẽ biến chuyển từ đầu đến cuối điếu khi hút chứ
không phải luôn cố định. Nhất là với các loại xì gà ngon, chất lượng tốt. Nắm
rõ các giai đoạn hút kết hợp giữa đọc review và thực hành nhận biết vị sẽ giúp
bạn tăng khả năng nhận biết mùi vị thuốc. Tìm hiểu thêm về các giai đoạn trong
hút xì gà
– Nên giữ tàn vì tàn giữ nhiệt. Khi tàn quá dài thì hút một hơi
rồi dùng tay gõ nhẹ cho tàn rụng tránh rơi vào quần áo.
– Không nên chọn đồ uống kèm cigar có độ mạnh hơn cigar vì nó sẽ
làm hỏng vị của điếu xì gà. Đồ uống sẽ ảnh hưởng đến vị và độ đậm nhạt vì vậy
lần đầu thưởng thức 1 loại cigar mới bạn nên uống nước lọc. Như
mình, thường dùng cà phê và cognac và thấy hợp.
3) SAU KHI HÚT
– Không nên dập thuốc sau khi hút xong mà cứ để nó vào gạt tàn vì
điếu thuốc xì gà sẽ tự tắt lửa nếu bạn không hút.
– Nếu bạn hút nhiều loại xì gà thì nên uống nước táo để xóa vị
giữa 2 lần hút và nhớ là nên hút điếu nhẹ trước
– Không nên làm cho vị giác của bạn quá tải, hút điếu mạnh liên
tục làm cho vị giác mất cảm nhận đối với các loại xì gà nhẹ và trung bình
03/09/2023
Nghệ thuật thưởng thức rượu vang
st trên net
Rượu vang sinh ra không phải để uống theo kiểu “nốc rượu” mà phải tận hưởng thật từ từ để cảm nhận bằng hết màu sắc, mùi vị, hương thơm và cả độ đắm của nó. Và để thưởng thức và cảm nhận giá trị của một ly rượu vang, hãy tuân thủ 5S bạn nhé!
1. Từng bước ngắm, lắc, ngửi, nếm và nhấm nháp
S thứ nhất là SEE (nhìn ngắm): Rượu được rót ra tối đa không quá ½ ly. Rượu phải được rót vào trong một cốc thủy tinh mỏng trong veo để có thể quan sát màu sắc, độ đặc cũng như độ kết dính của rượu. Với những loại vang đỏ cao cấp để lâu năm, chất lượng vẫn hoàn hảo (loại này rất hiếm và rất đắt) thì thường có màu đỏ nâu. Những loại thông dụng và ít năm hơn thường có màu đỏ ruby.
S thứ hai là SWIRL (lắc nhẹ): Hãy lắc nhẹ cho rượu sóng sánh lên thành ly để quan sát kỹ hơn độ kết dính và giúp ta cảm nhận đầy đủ nhất bước tiếp theo.
S thứ ba là SMELL (mùi vị): Sau khi rượu vang được lắc nhẹ sánh lên thành ly và từ từ trôi xuống, bạn hãy ghé mũi vào miệng ly để ngửi và cảm nhận hết những hương vị đặc trưng và hoàn toàn thiên nhiên chỉ có ở rượu vang. Có thể bạn sẽ ngửi thấy mùi khói từ thùng ủ rượu làm từ gỗ sồi được hun khói; mùi da đã thuộc, mùi khói thuốc lá, mùi cam, táo hay một loại quả nào đó.
Đó là do rượu vang được làm 100% từ nho, được lên men tự nhiên của chính nó và phần lớn được làm thủ công. Điều đó cũng khiến việc thưởng thức rượu vang thú vị hơn vì những hương vị thân thuộc nhất của tự nhiên lắng đọng trong rượu.
S thứ tư là SNAP (nếm): Sau khi nhận biết hương vị, bạn bắt đầu cảm nhận rượu vang bằng vị giác. Hãy để một chút không khí tràn vào miệng cùng với rượu vang, bởi như thế vị rượu sẽ đậm đà hơn rất nhiều. Nhớ là trong bước này, bạn chỉ ngậm một chút rượu trong vòm miệng thôi nhé. Đôi khi, trong những tiệc nếm rượu, bạn sẽ bắt gặp hình ảnh một người sành rượu mắt lim dim, ngửa cổ ra phía sau. Đừng ngạc nhiên bởi đó là một cách để cảm nhận hương vị rượu vang tốt nhất, hãy để cho những giọt rượu từ từ lan tỏa khắp lưỡi trước khi trôi vào cuống họng.
S thứ năm là SAVOUR (nhấm nháp): Từ từ mở mắt trong tư thế hơi ngả đầu, bạn có thể cảm nhận, đánh giá được hương vị của rượu vang còn đọng lại sau khi uống. Có thể là vị chát nhẹ, chát nồng hơn hay cũng có thể là vị ngọt khó tả, thoảng nhẹ không thể nắm bắt. Và cũng chỉ trong bước này, bạn mới thấy hương vị mật ong hoặc vani trong một số loại rượu.
Còn ngần ngại gì mà bạn không thử tuân thủ 5 S để tận hưởng trọn vẹn thứ rượu tinh tế, thanh khiết và tự nhiên nhất này!
Thưởng thức rượu vang cũng là một nghệ thuật, một niềm đam mê. Cầm ly rượu vang, người sành rượu vang sẽ sử dụng nhiều giác quan để thưởng thức thật chậm rãi, từ màu sắc cho đến hương vị.
2.Thưởng thức rượu vang ở nhà hàng :
Hãy nắm chắc những bước phục vụ rượu vang của nhà hàng, nhất là khi bạn muốn tỏ ra là một người sành sỏi trước mặt ‘đối tác”.
- Giới thiệu chai: Đầu tiên, người phục vụ sẽ cho bạn xem chai rượu chưa mở để bạn kiểm tra xem đã đúng loại gọi hay chưa. Đây là bước khá quan trọng vì rất có thể, người phục vụ lấy nhầm rượu hoặc nhà hàng đã hết loại đó mà mang loại khác thay thế. Hãy nhìn kỹ nhãn hiệu cũng như năm sản xuất. Nếu chấp nhận được, chỉ cần gật nhẹ đầu!
- Giới thiệu nút: Giờ là lúc người phục vụ mở chai và đưa nút bần cho bạn. Làm ơn đừng …ngửi nó nếu không muốn lộ ra bạn chẳng biết gi về rượu vang cả! Đơn giản chỉ cần nhìn nút bần, đảm bảo rằng nó không bị vứt hay khô nứt. Nếu nút gỗ liège bị khô nứt, nó sẽ quắt queo lại và không khí lọt vào làm hỏng rượu. Không khí bên trong chai cũng có thể làm nút bần có những vệt trắng nhưng đây chưa phải là dấu hiệu rằng chai rượu đã hỏng và nó vẫn hoàn toàn ổn.
- Thử mùi: Kế tiếp, người phục vụ sẽ rót một chút vào ly của bạn và lùi lại phía sau. Bạn nâng ly lên, tốt nhất là cầm tay vào chân ly và nhấc lên để thân nhiệt bàn tay không làm ấm rượu, và lắc vào quanh giúp ngửi dễ dàng hơn. Sau đó bạn đặt mũi phía trên cốc, hít một hơi. Hãy kiểm tra mùi thơm, cố cảm nhận hương vị đặc biệt của nhãn hiệu bạn gọi. Nếu không chắc, hãy hỏi người phục vụ.
- Thử vị: Nhấp một ngụm nhỏ, cử động hàm tới lui để rượu lan tỏa khắp các nụ vị giác trên lưỡi. nếu bạn hài lòng với chất lượng của rượu, chỉ cần đơn giản quay lại người phục vụ và gật đầu biểu thị “nó ổn đấy”. Giờ thì người phục vụ sẽ chắt rượu ra bình (nếu cần) và rót đầy ly của bạn.
- Đổi rượu: Các nhà hàng “chuẩn” sẽ đồng ý đổi rượu cho bạn, đặc biệt trong trường hợp bạn cảm thấy chất lượng loại vừa thử đáng ngờ. Nếu bạn lần đầu tiên nếm thử loại rượu đó và không chắc về nó, hãy hỏi ý kiến người phục vụ trước khi đề nghị đổi rượu.
02/09/2023
Vài nét về ấm trà tử sa
Mình thấy rất nhiều bạn uống trà đang dành sự quan tâm đặc
biệt đến loại ấm này, và mình sẽ nói về ấm tử sa với những vấn đề cốt lõi và
thực tế nhất của nó, tránh cho các bạn khỏi rơi vào sự mơ hồ hay huyễn hoặc khi
mới bắt đầu.
Ấm đất : Ngày trước, ở
việt Nam, những chiếc ấm tử sa được gọi đơn giản là ấm đất. Vì bản chất cốt lõi
những phẩm chất nó có được đến từ việc không tráng men: sự tinh tế, chính xác,
tương tác với trà trong quá trình pha.
Ấm da chu: là một tên gọi
khác về tấm tử sa tại Việt Nam trước đây, nói về những chiếc ấm đất có da màu
đỏ. (người Việt thấy nó màu đỏ, người Hoa thấy nó mầu tím)
Ấm tử sa độc ẩm: là loại ấm da chu uống một người,
rất nhỏ, rất được ưa chuộng tại Việt Nam thời trước.
Tên gọi ấm tử sa có lẽ chỉ xuất hiện gần đây tại Việt Nam, thông
qua các tiệm buôn ấm tử sa Trung Quốc.
Nói đến ấm tử sa là nói đến một loại ấm pha trà làm bằng đất
nung ở nhiệt độ cao, không tráng men. Gọi là tử sa vì nó thường có màu tím,
xuất phát từ vùng Nghi Hưng (Giang Tô, Trung Quốc).
Có một vài điểm có thể giúp định nghĩa ấm tử sa là gì ?
1.
Ấm được làm từ loại
đất đặc biệt từ vùng Nghi Hưng (gọi là đất tử sa).
2.
Làm thủ công từ phôi
đất mềm (như đất nặn tượng), giúp tạo hình khéo léo và đa dạng.
3.
Ấm không tráng men,
giữa lại sự thẩm thấu tự nhiện giữa nước trà pha và chất đất.
4.
Nung ở nhiệt độ cao,
tạo nên chất ấm chắc như sứ.
Tuy nhiên trên thực tế, một bình trà tử sa được bán có thể thiếu
một hay nhiều yếu tố trên: Làm từ một loại đất khác tử sa Nghi Hưng, có thể từ
cấp phối đất nhão trên bàn xoay, tệ hơn là nung ở nhiệt độ thấp gây mùi đất
mạnh. Nhưng tuyệt đối không ai chấp nhận
một ấm tráng men gọi là ấm trà tử sa.
1.
Phải phân biệt ấm
pha trà và ấm trang trí. Chính nhờ đặc
tính dễ tạo hình và kỹ thuật nung khéo léo giúp đất tử sa có thể tạo hình rất
đa dạng. Có rất nhiều những kiểu ấm cầu kỳ hoa mỹ như giả gốc cây, con thú, lá
cây, hoa quả… Nhưng nó chỉ thích hợp để sưu tập và trưng bày. Những ấm pha trà
tốt nhất thường có hình dáng đơn giản, dễ thao tác, thành ấm đồng đều, giúp ổn
định và cân bằng nhiệt độ trong ấm.
2.
Ấm tử sa pha ngon
hơn ấm trà gốm sứ? Không hoàn
toàn như vậy. Các khoáng chất thường làm giảm độ gắt, khô của nước trà, giúp
nước trà mềm và hương dịu, điều này rất thích hợp với những loại trà có hương
vị quá mạnh. Nhưng với các loại trà có hương vị tinh tế như trà xanh, nó thường
làm giảm chất lượng của trà. Cơ hội để bạn tìm được ấm trà cung cấp khoáng
thích hợp là rất thấp.
3.
Mỗi ấm chỉ pha
một loại trà? Thật tuyệt vời nếu bạn có rất nhiều ấm
và đủ thời gian dùng chúng mà không “bỏ bê” cái nào quá lâu, nhưng phần lớn các
bạn và cả tôi đều không như vậy. Bạn thường có ít ấm hơn số các loại trà, và
không phải loại trà nào cũng được dùng thường xuyên. Vậy hãy điều chỉnh một
chút “Mỗi ấm chỉ pha một nhóm trà cùng
nguồn gốc”, ví dụ các loại trà từ Thái Nguyên, các loại trà từ gốc cổ thụ,
các loại trà ô long tứ quý…
4.
Ấm tốt là số một? Rất
nhiều bạn đầu tư tối đa vào ấm trà và thiếu hẳn sự quan tâm đến trà, nước, kỹ
thuật pha. Với kinh nghiệm của mình, các bạn nên ưu tiên thế này: trà,
nước, kỹ thuật pha, ấm. Mà trong ấm mình còn ưu tiên các loại ấm có tráng men trước. Ấm tử sa chỉ là một sự khám
phá của những người rất sành trà thôi.
5.
Ấm tử sa thật
phải là đất làm từ đất Nghi Hưng? Nếu các bạn
theo cách tiếp cận thiên về công dụng như mình, thì điều đó không quan trọng.
Những loại ấm nào giúp bạn cải thiện hương vị trà bằng cách cung cấp thêm
khoáng vi lượng vào nước trà thì nó đều tốt. Ở Nhật Bản và Đài Loan có những
loại ấm gốm pha kim loại – một cách rất hay để áp dụng nguyên lý bổ sung
khoáng. Nhưng các bạn cũng phải hiểu Nghi Hưng là thành phố cổ rất giàu kinh
nghiệm về ấm đất. Họ có thợ giỏi, đất tốt và lịch sử lâu đời, bạn dễ tìm được
loại ấm tốt từ đây.
Do
vậy, không có bộ ấm chén tử sa Nghi Hưng nào cả (một cách nghiêm túc và chính
thức). Dù thực tế, đôi khi bạn vẫn thấy người ta bán vài “chén tử sa Nghi Hưng”,
bộ ấm chén tử sa Trung Quốc, hay thâm chí là “bộ ấm trà tử sa cao cấp” nữa cơ.
31/08/2023
Lưu manh không đáng sợ, chỉ sợ lưu manh có tri thức!
st trên net.
Nhà tư tưởng người Pháp, Charles de Secondat
Montesquieu, người nổi tiếng với thuyết tam quyền phân lập có ảnh hưởng lớn tới
sự hình thành Hiến pháp Hoa Kỳ, đã từng trình bày và phân tích về 10 tội ác,
trong đó ông cho rằng tri thức không có lương tri chính là một tội
trong số đó. Montesquieu nói: mục
đích học tri thức là nhằm cải thiện hiện trạng của con người và cuộc sống, mà
việc cải thiện cuộc sống nên nằm dưới sự chỉ dẫn của lương tri thì mới có thể
hoàn thành một cách tốt đẹp hơn.
Tri thức không có lương tri tức là tri thức làm tổn
hại con người, nắm giữ chúng càng nhiều thì nguy hại càng lớn. Ví như những tri
thức và kỹ năng về lừa gạt, làm giả, trộm cắp... đều thuộc loại này. Tri thức
không có lương tri chỉ có thể mang lại cho con người nguy hại và tai họa. Trong
lịch sử nhân loại tràn ngập những giáo huấn như vậy.
Người
sáng lập Andover, trường tư thục độc lập danh giá hàng đầu Hoa Kỳ, đã viết: “Trọng tâm chính trong công việc của hiệu
trưởng là chú ý đến sự phát triển tâm linh và đạo đức của những đứa trẻ mà ông ấy
chịu trách nhiệm, điều này là cao hơn bất kỳ trách nhiệm nào khác”.
Trong thế giới của thế kỷ 21,
văn minh nhân loại đã nhận thức được rằng lương tri quan trọng hơn tri thức.
Đáng tiếc là ở nhiều nơi, trong
hệ thống giáo dục lấy thi cử lấn át chất lượng giáo dục, giáo dục đã trở thành
một nấc thang trong hệ thống thứ bậc và điểm số đã trở thành mục tiêu cao nhất
của việc học. Đây là một khuyết
thiếu trầm trọng.
Nhưng khi lương tri khuyết thiếu
ở bình diện rộng trên xã hội, mỗi chúng ta đều có thể là nạn nhân. Thậm chí tội
phạm công nghệ cao nổi lên không ngừng, mà căn nguyên của nó là khiếm thiếu của hệ thống giáo dục nêu trên.
Kỳ thực lương tri là ngọn nến được
Đấng tối cao đặt sâu vào tâm linh con người, là tình cảm cao quý của con người.
Lương tri là tiền đề của sự ăn năn, không có lương tri và sự ăn năn thì con người
sẽ không điều ác nào mà không dám làm.
Sử học gia Tư Mã Quang nói rằng: “Có đức có tài là thánh nhân, có đức
không tài gọi là quân tử, không đức không tài là người tầm thường, có tài không
đức là tiểu nhân. Kẻ tiểu nhân vì lợi ích thì không từ bất cứ việc ác nào”.
Montesquieu nói tri thức là của
cải quý giá tạo phúc cho nhân loại, nếu nó không được sử dụng vào mục đích tốt
mà rơi vào tay những kẻ chà đạp lên điều thiện thì sẽ gây nguy hại cho lẽ phải,
cho chính nghĩa. Nếu nền giáo dục chỉ chú trọng đến lợi ích vật chất mà bỏ qua
việc hướng dẫn, uốn nắn tình thương và lẽ phải cho trẻ em thì sẽ tạo thành nguy
hại và hậu họan vô cùng cho nhân loại và xã hội. Ngày nay, chúng ta có thể tổng
kết sự nguy hại đó bằng một câu: Lưu manh không đáng sợ, chỉ sợ lưu manh có văn hóa!
29/08/2023
Chuyện kể trước rằm tháng Bảy
Chuyện
này là tôi phịa nên mọi người chớ nghe:
Hồi
nhỏ, đâu như 5 - 6 tuổi thì phải, được đọc quyển sách dạy Luân Lý in thời Pháp
thuộc - sách thời này, bố tôi giữ được nhiều lắm, đủ loại, nhưng phải giấu diếm
vì thời thế không dung. Trong đó, có một câu chuyện, kể rằng:
“Một người bị tội phải giam
trong ngục. Lính gác đưa vào cho người tù tô canh hẹ. Anh ta cầm tô canh không
ăn, chỉ nức nở khóc. Anh lính hỏi vì sao, người tù trả lời, ở nhà tôi thích
canh hẹ, mẹ tôi thường nấu cho tôi ăn. Nhìn tô canh hẹ này, tôi chắc mẹ tôi nấu
canh lặn lội đường xa đến thăm nuôi tôi. Tôi chưa báo hiếu ngày nào, lại để mẹ
già khổ cực vì tôi thế này, nên tôi khóc.”
Truyện chỉ có thế, hai trang: một trang in chữ to, trang kia
là hình minh họa. Tôi còn nhớ tranh vẽ người lính mặc đồ như lính thú ngày xưa,
đội nón lá đứng nhìn, còn người tù ngồi bệt dưới đất, mặc áo rách, một chân co
lên, hai tay bưng tô canh trước mặt, nước mắt rơi lã chã.
Thuở đó tôi không biết rau hẹ thế nào, đọc truyện thấy cảm
động nên nài nỉ mẹ tôi nấu canh hẹ ăn thử. Mẹ tôi ngạc nhiên, thằng con thường
ngày một cọng hành cũng hớt ra khỏi bát canh, nay tự nhiên lại đòi ăn rau.
Mẹ nấu canh hẹ với đậu phụ, tôm khô. Vị chẳng có gì đặc biệt, nhưng mùi dễ chịu. Tôi ăn
thấy tạm được, không thích lắm. Lỡ đòi ăn thì phải cố nuốt cho hết, không bày
tỏ khen chê một lời. Cái dại “sĩ diện” không bày tỏ khen chê cũng là chuyện di
họa. Sau này mỗi khi thấy tôi ít ăn, mẹ lại nấu canh hẹ. Tôi miễn cưỡng ăn vì
hiểu tại sao mẹ lại nấu, nhưng mẹ lại cho tôi ăn canh hẹ cả tuần đến độ tôi nài nỉ làm món
khác.
Sau này lớn khôn, đi làm rồi, đôi khi mẹ tôi lại hỏi, có ăn
canh hẹ không, bà nấu. Tôi lại miễn cưỡng gật đầu. Già yếu, không làm gì được
nữa, thì mẹ tôi nhắc nhở người nhà, nấu canh hẹ cho tôi ăn. Lúc nào mẹ cũng
nghĩ canh hẹ là món ăn tôi thích, mà thích từ hồi nhỏ.
Hồi nhỏ tôi thường ra ngoài phá phách, hàng xóm đến nhà mắng
vỏng. Cũng có khi trong lớp tôi bị phạt, đứa bạn ghé nhà mách lẻo. Gặp tình
huống này mẹ tôi rất nhanh nhẩu phạt tôi ngay, chứ không chờ “bạo chúa” ra tay.
Bố tôi sắm cái roi mây – có nhẽ tập cách các cụ
xưa. Tôi sợ chết khiếp.
Nhưng “bạo chúa” chỉ bạo… miệng chứ chưa bao giờ xử thằng con
bằng roi mây, chỉ
có mẹ tôi phết vào mông tôi bằng cán chổi. Gãi ngứa! Có lần bà mạnh tay. Tôi
khóc òa. Đau không đáng kể, nhưng ấm ức, vì sao hôm nay lại đánh mạnh thế! Tôi
giận. Hôm sau bà dỗ dành tôi bằng canh hẹ. Giận một buổi không ăn cơm cũng đủ
biến tô canh hẹ thành sơn hào hải vị.
Đời phong ba khó nói hết… Sống trong một xã hội mà hành lang
pháp luật rộng rãi, ngút ngàn như đường cao tốc, con người thường xuyên phải
đối mặt với chuẩn mực đạo đức khác thường và gọi đó là “thức thời để thích nghi”,
nhưng thích nghi ở mức nào đây? Tự mình biện hộ cho chính mình thì ngôn ngữ lập
luận thuyết phục vô cùng. Mỗi khi rơi vào tình huống như thế, tôi lại nhớ đến
hình ảnh người tù bưng bát canh hẹ…
Vâng, bát canh hẹ là tấm lòng Bố Mẹ đối
với con cái.
Mà nhớ về nó và biết ơn, là tấm lòng của những đứa con....