29/02/2016

Ảnh hồ Gươm hồi cuổi TK 19 (Ảnh của bảo tàng Lịch sử VN)

Bảo tàng Hà Nội đang dành một góc nhỏ tập hợp những bức ảnh có chủ đề Hà Nội xưa, nổi bật là một phần không gian hồ Gươm đầu thế kỷ 20. Đây là hình ảnh toàn cảnh trung tâm Hà Nội nhìn từ trên cao, thấy rõ đền Ngọc Sơn và tháp Rùa. 
Một góc chợ hoa bên hồ Gươm xưa kia. Hồ Gươm còn có nhiều tên gọi khác như Lục Thủy, Tả Vọng. Hoàn Kiếm cũng là cái tên thân thuộc của hồ vì gắn với truyền thuyết vua Lê trả gươm cho rùa thần sau khi đánh đuổi giặc Minh ra khỏi bờ cõi đất nước.
Cầu Thê Húc chụp năm 1884 chưa có lan can như ngày nay. Năm 1865, Nguyễn Văn Siêu cho xây dựng cây cầu gồm 15 nhịp nối bờ hồ với đền Ngọc Sơn. "Thê Húc" có nghĩa là "ngưng tụ hào quang".
Tết Nhâm Thìn 1952, cầu Thê Húc bị sập do người đi lễ quá đông, thị trưởng Hà Nội là ông Thẩm Hoàng Tín cho phá bỏ, xây dựng cầu mới.
Cầu Thê Húc dẫn đến đền Ngọc Sơn qua cổng Đắc Nguyệt Lâu (lầu được trăng) nằm chếch dưới những tán đa cổ thụ um tùm. Đây là những địa điểm thu hút nhiều người vào các ngày cuối tuần, lễ Tết.
Khu vực quanh cầu Thê Húc và đền Ngọc Sơn khác rất nhiều so với ngày nay.
Đình Trấn Ba (có nghĩa là đình chắn sóng) cạnh đền Ngọc Sơn là nơi du ngoạn ưa thích của văn nhân Hà Thành.
Hồ Gươm đầu thế kỷ 20 còn nhiều nét hoang sơ.
Toàn cảnh trung tâm Hà Nội nhìn từ Tòa thị chính sang Nhà thờ lớn.
Chùa Báo Ân từng tồn tại bên bờ hồ Hoàn Kiếm. Chùa được xây năm 1842 do Tổng đốc Hà Nội Nguyễn Quang Giai đứng ra quyên góp tiền. Sau khi khánh thành, chùa có quy mô bề thế vào loại bậc nhất Hà thành khi ấy với 36.000 m2 đất, gồm 150 gian, 36 nóc. Năm 1892, chùa bị phá hủy để xây bưu điện và ngân hàng, chỉ còn sót lại tháp Hòa Phong ở sau chùa (trên đường Đinh Tiên Hoàng ngày nay).
Tháp Hòa Phong vào thế kỷ 19. Tranh khắc dựa trên ảnh tư liệu do bác sĩ Hocquard thực hiện năm 1884. Tháp Hòa Phong cao 3 tầng. Tầng 1 có 4 vòm cửa, gọi là tứ môn tháp, tầng 2 có 4 góc xây trụ vuông đặt tượng 4 con nghê hướng về phía Đông, tầng 3 ghi "Hòa Phong tháp".
Trải qua trăm năm lịch sử, hồ Gươm vẫn giữ được nhiều nét đẹp với quần thể công trình trở thành biểu tượng văn hóa của Hà Nội và đi vào trong ca dao:
Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ/
Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn
Đài Nghiên, tháp Bút chưa mòn
Hỏi ai gây dựng nên non nước này...

27/02/2016

Bài tập cho lưng ở bàn làm việc

Dưới đây là một số bài tập lưng rất đơn giản, bạn có thể thực hiện chúng ngay tại bàn làm việc của mình.

1. Nhún vai

9 bai tap hieu qua de co lung khoe dep


   Đây là một bài tập ở vùng lưng trên. Ngồi ngay thẳng với hai chân đặt trên sàn nhà. Thả lỏng hai cánh tay sát bên thân bạn. Nâng cao hai vai về phía hai lỗ tai, đồng thời giữ cho cổ thẳng, đừng cúi đầu. Sau đó, hạ vai của bạn xuống. Lặp lại bài tập này nhiều lần với tốc độ nhanh.

2. Ép bả vai


9 bai tap hieu qua de co lung khoe dep

Ngồi ngay thẳng với hai chân đặt trên sàn nhà và hai bàn tay đặt gần hai bên hông bạn. Giữ cổ thẳng, kéo bả vai của bạn ra sau nhưng không nâng vai lên. Hãy cố gắng ép bả vai của bạn lại gần nhau. Sau đó, kéo vai của bạn về phía trước sao cho chúng gần nhau nhất có thể. Lặp lại bài tập này nhiều lần với một tốc độ vừa phải.

3. Xoay vai


9 bai tap hieu qua de co lung khoe dep
 
Ngồi ngay thẳng với hai chân đặt trên sàn nhà. Giữ đầu gối rộng ngang hông. Đặt hai tay lên vai và cong khuỷu tay, xoay tròn khuỷu tay của bạn về phía trước như khi bạn đang bơi tự do. Lặp lại bài tập này nhiều lần. Sau đó, đảo ngược hướng và lặp lại nhiều lần.

4. Xoay lưng


9 bai tap hieu qua de co lung khoe dep
 
Ngồi ngay thẳng trên cạnh ghế với hai chân đặt trên sàn nhà. Giữ đầu gối rộng ngang hông. Gập khuỷu tay của bạn và đưa hai tay ra sau đầu, giữ cho khuỷu tay dang rộng. Cánh tay của bạn nên để song song với sàn nhà. Xoay phần trên cơ thể của bạn sang trái, sau đó sang phải. Lặp lại nhiều lần với một tốc độ thoải mái.

5. Ngửa lưng

9 bai tap hieu qua de co lung khoe dep
 
Ngồi ngay thẳng trên cạnh ghế với hai chân đặt trên sàn nhà. Giữ đầu gối rộng ngang hông. Đặt hai tay ra sau đầu. Cong lưng của bạn và nhìn lên trần nhà. Đẩy phần giữa lưng của bạn lên trước, trong lúc đó vai, cổ và đầu của bạn thì nhẹ nhàng ngửa ra sau. Cằm của bạn nên ngước lên. Lặp lại bài tập này nhiều lần.

6. Gập người


9 bai tap hieu qua de co lung khoe dep
 
Ngồi ngay thẳng với hai chân đặt trên sàn nhà. Đặt hai đầu gối gần nhau. Giữ đầu gối cong, gập người về phía trước nằm trên đùi của bạn. Lưng giữ thẳng tránh để cong. Bạn có thể tự hỗ trợ bằng cách nắm chặt cẳng chân của mình. Giữ tư thế này lâu nhất có thể. Quay lại vị trí bắt đầu. Lặp lại 1-2 lần.

7. Uốn thân trên


9 bai tap hieu qua de co lung khoe dep
 
Ngồi ngay thẳng trên cạnh ghế với hai chân đặt trên sàn nhà. Giữ đầu gối rộng ngang hông. Đặt hai tay ra sau đầu. Uốn thân trên của bạn sang trái và quay trở lại vị trí ban đầu. Sau đó, uốn thân trên của bạn sang phải. Đừng còng lưng hay nghiêng về phía sau. Uốn thân của bạn sang một bên. Lặp lại nhiều lần.

8. Tư thế cat-cow


9 bai tap hieu qua de co lung khoe dep
 
Ngồi ngay thẳng trên cạnh ghế với hai chân đặt trên sàn nhà. Giữ đầu gối rộng ngang hông. Đặt hai tay lên đầu gối. (tư thế Cow) Uốn phần giữa lưng của bạn ra trước. Cố gắng đừng chuyển động vai và xương chậu. Giữ thân trên thẳng. Sau đó, (tư thế Cat) uốn cột sống của bạn ra sau, hướng đầu và vai về phía trước. Lặp lại bài tập này nhiều lần với tốc độ khác nhau.
 

9. Uốn lưng giữa


9 bai tap hieu qua de co lung khoe dep
 
Ngồi ngay thẳng trên cạnh ghế. Đặt hai tay lên đầu gối. Uốn cong phần giữa lưng của bạn sang bên trái. Sau đó, sang bên phải. Không di chuyển vai và xương chậu của bạn. Lặp lại nhiều lần.

Văn hóa dùng đũa trong ăn cơm

Cho dù là người Việt Nam, người Trung Quốc, người Hàn Quốc hay người Nhật Bản thì đều sử dụng đũa trong bữa ăn hàng ngày. Người Việt Nam chúng ta từ xưa đến nay thông thường khi ngồi ăn thì khoảng cách giữa chỗ ngồi và mâm cơm là tương đối xa. Cho nên, đôi đũa phải có độ dài tương đối. Để thuận tiện trong việc gắp đồ ăn và tránh bị trượt, đôi đũa thường được làm từ tre và gỗ. Ngoài ra, chiếc đũa đối với người Việt Nam cũng có một số điều cấm kỵ thường được nhắc đến như sau:
1. Tuyệt đối không được cắm đũa thẳng đứng trong bát cơm, đây là điều tối kỵ.
2. Tuyệt đối không dùng đũa để gõ lên bát, đĩa và bàn.
3. Không cho đũa vào trong miệng để gặm.
4. Không dùng đũa cắm vào thức ăn để đưa lên miệng.
5. Tránh việc dùng đũa cao thấp khác nhau trong bữa ăn.

6. Không dùng đũa đẩy bát đĩa hay chỉ người này người khác, nối đũa…
Ngoài việc dùng để ăn cơm, đũa còn có tác dụng điểm huyệt, mát xa và cạo gió. Trước đây những người đi lang bạt, đi xa thường mang theo bên mình một đôi đũa, có bệnh gì đều có thể tự mình chữa trị. Nếu như quên mang đũa, người ta chỉ cần bẻ một nhánh cây, tước ra làm hai rồi mài vào đá, rửa một chút là có thể sử dụng được.

Cẩm nang về bệnh "Viêm màng não mô cầu"

Bệnh viêm màng não mô cầu đang có dấu hiệu bùng phát thành dịch với mức độ nguy hiểm cực cao: Khả năng tử vong trong 24h, hơn nữa còn dễ rơi vào người trẻ ở độ tuổi 20.
Ngày 25/02, Bộ Y tế đã gửi văn bản khẩn cấp đến Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trên cả nước chỉ đạo tăng cường các biện pháp phòng chống bệnh viêm màng não mô cầu. Đây là một loại bệnh nhiễm khuẩn nghiêm trọng hơn rất nhiều so với các bệnh viêm nhiễm do virus với tỉ lệ tử vong cao.
Hãy nắm bắt thông tin kịp thời để sớm có biện pháp phòng tránh các  bạn nhé!

26/02/2016

Kinh nghiệm đi Sapa theo kiểu Phủi


Mình đã đi Sapa một mình với số tiền 700k (còn ít hơn) vì bớt được tiền nghỉ (có anh các bạn làm ks, quý nên cho ở nhờ). Ghi lại nhanh lại kinh nghiệm cho bác nào muốn đi Sapa kiểu sinh viên không có nhiều tiền.
Mong các anh chị đi nhiều cho xin thêm gợi ý để có thể tiết kiệm hơn. 
(bài này mình viết sau cả 2 lần đi bằng xe máy và tàu hỏa).

Đi phượt Sapa bằng phương tiện gì?
Mình đi bằng tàu hỏa, xe máy. Tại sao không đi ôtô? Vì giá vé cao (250. - 270.000VNĐ/lượt). Xe máy và tàu hỏa là hai phương tiện hợp lý để tiết kiệm chi phí.
Đi xe máy: Chọn một chiếc xe số (xe honda) chạy quãng đường 300.000 km mất khoảng 150.000VNĐ tiền xăng. Chi phí cả đi, về và chi phí xăng xe khi ở Sapa mất tổng khoảng 300.000 – 400.000 VNĐ (trung bình 350k tiền xăng). Không tính đến những trường hợp hỏng xe dọc đường… Nếu đi hai người, share tiền xăng giá quá tốt, chỉ tốn khoảng 150 – 200.000VNĐ/người.
Đi tàu hỏa: đi tàu chi phí sẽ nhiều hơn, vé tàu Hà Nội – Lào Cai ghế cứng giá 140.000VNĐ/lượt (ngày thường) và 150.000VNĐ/lượt (ngày cuối tuần). Cộng thêm tiền 50.000 VNĐ/lượt bus từ ga Lào Cai đến Sapa (bus 16 chỗ, bus công cộng rẻ hơn 1/2 thì phải - cái này mình chưa check). Cả tiền thuê xe máy 80.000 VNĐ/ngày và đổ xăng 60.000 VNĐ nữa thì tổng cộng tối thiểu chúng ta mất 540.000 VNĐ.
Tuy nhiên việc đi tàu hay xe máy còn tùy thuộc vào sức khỏe và kinh nghiệm. Đi xe máy chặng đường hơn 350km từ Hà Nội tới Lào Cai (hướng Lai Châu hơn 400km) là một trải nghiệm thú vị, nhưng cũng tương đối mệt mỏi với những các bạn không quen đi đường dài. Tuy nhiên nếu các bạn đi được xe máy, thì sẽ có cơ hội tận hưởng những cung đường vô cùng đẹp.

Đi phượt Sapa bằng xe máy
Có 2 đường đi Sapa là đi theo hướng Lai Châu và hướng qua Lào Cai lên Sapa. Tuyến đường đi qua thành phố Lào Cai gần và dễ đi. Nhưng đi theo lối Lai Châu các bạn sẽ được chinh phục hai trong “tứ đại đèo” huyền thoại của Tây Bắc là Khau Phạ dài 30km và Ô Quy Hồ dài hơn 50km. Không chỉ thoải mái chinh phục các con đèo, thoải mái dừng nghỉ ngơi, chụp ảnh… đi xe máy còn giúp các bạn tiết kiệm nhiều chi phí cho việc di chuyển. Chuyến đi lần trước của tôi, chiến mã Dream chỉ mất khoảng 1,5 lần đổ xăng (130k) là có thể đi thoải mái quãng đường gần 400km, quá ổn phải không nào. Ý tôi là: nếu đi xa ta nên chọn loại phương tiện tiết kiệm xăng và ổn định.

Đây là chỉ dẫn đường đi Sapa.
Cách 1 (qua Lào Cai): Hà Nội – Vĩnh Phúc – Việt Trì – Phong Châu – Đoan Hùng – Yên Bái – Lào Cai – Sapa (Tổng đường khoảng 360km).
Cách 2 (qua Lào Cai): Hà Nội – Hòa Lạc – Sơn Tây – Cầu Trung Hà – Cầu Phong Châu – Phong Châu – Đoan Hùng – dọc đường 70 – Lào Cai – Sapa (Tổng đường 370km).
Cách 3 (qua Lai Châu): Hà Nội – Hòa Lạc – Sơn Tây – Thanh Sơn – Dọc QL32 – Sapa (Tổng đường hơn 420km).

Làm thế nào để tìm chỗ nghỉ giá rẻ ở Sapa?
Ở Sapa cách xin nghỉ nhờ là một chỗ nghỉ miễn phí. Chỗ ở miễn phí thì có 2 cách mình hay dùng: xin ngủ nhờ trong bản người dân tộc (nhà trưởng bản) và mang theo đồ (sách vở, quần áo) để tặng cho bọn trẻ trong bản, trong trường học... khi đi thì các bác có kinh nghiệm đã kinh qua nhiều rồi, nhưng với các bác chưa từng thử nên thử để có thêm một trải nghiệm mới - rất hay.

Danh sách nhà nghỉ giá rẻ ở Sapa
Khoảng 120k tiền Việt. 
·     Sapa nhà nghỉ – Phòng giá 5$/1 đêm không bao gồm thêm phụ phí (xem hình chi tiết tại đây)
·     Go Sapa Nhà nghỉ – Phòng dorm giá 5$/1 đêm không bao gồm phụ phí (nhà nghỉ này đẹp, cách nhà thờ đá 400m, dịch vụ rất tốt, xem thêm hình ảnh chi tiết tại đây)
·     Sapa Hotel Travel – Phòng dorm giá 5$/1 đêm (gần trung tâm, hotel mới, các bạn có thể xem hình chi tiết tại đây)
·     Phương Nam Hotel – Phòng dorm giá 8$/1 đêm (có bao ăn sáng, địa điểm nằm gần trung tâm, có view trên ban công đẹp, đây là khách sạn mình vẫn ở khi đi Sapa – các bạn có thể xem thêm hình ở đây)
·     Tavan Ecologic (ngủ homestay tại bản Tả Van) ở đây cảnh rất đẹp – giá phòng 8$/1 đêm (các bạn có thể xem thêm hình ở đây).

*Mẹo: ở Sapa từ ngày đg cao tốc lý thông, giờ giá phòng đắt như tôm tươi. Nhà nhà, người người thi nhau mở phòng. Rồi x2, x3 giá, đó là điều đáng buồn với du lịch ở Sapa, vì cầu nhiều hơn cung, và một phần là người làm du lịch đặt lợi nhuận lên cao quá, thấy nhà khác tăng mình ko tăng không chịu được, vì phòng không có mà bán. Nên tốt nhất, các các bạn làm 1 cái visa (hoặc master, american express) đặt ở mấy trang Agoda, Booking luôn khi nó giá rẻ để giữ chỗ, tới sát ngày đi muốn đổi vẫn được mà không mất phí. Khỏi lo tìm phòng mệt.
Mình toàn dùng Booking vì nó tiện, giá báo là bao gồm tất cả, không có cái kiểu như ông Agoda báo 4$ hí hửng click vào đặt, xong phí của ông lên 5,5$, tụt hứng.

Ăn gì để tiết kiệm khi đi phượt Sapa?
Mì, bánh mì, mì, bánh mì, cơm bụi. Chịu khó làm các bạn với mấy thứ này 2 ngày không ảnh hưởng gì tới sức khỏe đâu. Quy định mỗi bữa chỉ ăn 20k, mỗi ngày bỏ ra 30k tiền nước. Nếu tỉnh táo thì có thể xin nước ngay tại hàng cơm. Mình đi Sapa chuyên trước mua mì và xúc xích về, xin nước ở nhà nghỉ nấu ăn ngon lành. Khéo thì mua thêm rau, trứng nhờ bếp nấu ăn thì xịn hơn cả nhà hàng. Mỗi bữa chi 20k.

Đến Sapa có thể ghé thăm những địa điểm nào?
Mình đi:
1. Tả Phìn (30k) ở đây suối, núi, mây, cỏ cây hoa lá, nhà thờ đổ... một bức tranh không thể đẹp hơn.
2. Lao Chải - Tả Van - Bản Hồ - Thanh Kim (chỗ này cứ đi qua trạm kiểm soát, bảo vào trường tiểu học Thanh Kim chơi sẽ không phải mua vé 40k. Cứ mạnh dạn mà bước qua, đừng nao núng. Hoặc gan lì thì vào thẳng trạm bán vé xin, mình có vài lần dùng cách này, nhớ lần đi vĩ tuyến 17 vào chỗ cột cờ tham quan mua vé, mình nói với anh bán vé là em không có tiền, cho em vào được không? Họ cũng vui vẻ cho, vì bớt một vé của mình không ảnh hưởng gì tới ngân sách tu bổ đâu) - ở đây có thung lũng Mường Hoa với những thửa ruộng bậc thang nằm trong top đẹp nhất TG.
3. Đèo Ô Quy Hồ, thác Bạc, thác Tình yêu, cổng trời Ô Quy Hồ (cổng trời ô Quy Hồ thì quen thuộc với nhiều người rồi) - chỗ này hết tổng 45k tiền vé.
Số tiền tôi bỏ ra mua vé chỉ 75.000 VNĐ. Còn điểm nữa cũng đẹp mà không mất vé là bản Sâu Chua, cách Sapa khoảng 20km, đi lên một ngọn núi cao, trên đấy mùa tuyết là nơi duy nhất còn đóng băng. Ở đấy không có khách du lịch, lang thang chụp ảnh chỉ có đã.

Giá vé các điểm du lịch tại Sapa
- Núi Hàm Rồng 70.000VND
- Bản Cát Cát 40.000VND
- Bản Sín Chải 20.000VND.
- Bản Lao Chải – Tả Van – Bản Hồ 40.000VNĐ (điểm này các bạn cứ đi qua không cần phải mua vé cũng được, cứ nói là đi vào trường tiểu học xã Thanh Kim).
- Bản Má Tra – Ta Phìn 30.000VND.
- Thác Bạc 10.000VND (nên đi)
- Thác Tình Yêu 35.000VND (nên đi, kết hợp với đi cổng trời trên đỉnh Ô Quy Hồ)

Tính tổng chi phí cho một chuyến phượt Sapa (đi phượt đơn)
350.000VNĐ tiền xăng xe nếu đi xe máy (mình ước tính thế trong chuyến đi xe máy, có khi còn rẻ hơn) hoặc 340.000VNĐ nếu đi tàu hỏa ghế cứng và dùng xe bus công cộng.
120.000VNĐ tiền nghỉ 1 đêm tại nhà nghỉ
150.000 VNĐ tiền ăn (ăn 20.000đ/bữa – có thể ăn mỳ, bánh mỳ hoặc cơm bụi trong chợ và dành 30k mua 2 chai nước 1,5l).
75.000VNĐ tiền mua vé du lịch (chỉ đi 3 điểm trong lịch trình).
Tổng tiền 695.000 VNĐ (làm tròn 700.000VNĐ).

Kết
Các bạn đã có thể thu dọn quần áo ngay hôm nay và lên đường trải nghiệm Sapa theo cách của riêng mình, bước đi trên đôi chân của chính các bạn, khám phá những góc khác trong con người các bạn.
Số tiền và bài viết này không hẳn là hướng dẫn các bác cách đi với 700k, hay cách trốn vé…vv Mỗi người một quan điểm, một cách để đi khác nhau.
Với mình thì ở Việt Nam có lúc đi chỉ tiêu 2 -3$/ngày là chuyện bình thường. Nhưng có nhiều người không quen. Điều mình muốn nói là các bạn hoàn toàn có thể đi với kinh phí vô cùng, vô cùng tiết kiệm. Nhất là các em sinh viên, không xin tiền nhà sớm nên để vừa lo cho cuộc sống sinh viên, vừa đi được cũng vật vã, nhiều khi thích quá còn phải vay tiền các bạn.
Nhưng những ngày tháng đấy, những chuyến đi 700k dạy cho mình rất nhiều thứ. Mình luôn cảm ơn quãng thời gian đấy.


LỊCH TRÌNH PHƯỢT SAPA BẰNG XE MÁY
Ngày 1: Hà Nội – Sapa
Cách 1: đi theo đường Yên Bái – Lào Cai: Khởi hành từ Hà Nội – Vĩnh Phúc – Việt Trì – Phong Châu – Đoan Hùng – Yên Bái – Lào Cai – Sapa (Tổng đường khoảng 360km)
Cách 2: đi theo đường Lai Châu: Khởi hành từ Hà Nội – Hòa Lạc – Sơn Tây – Thanh Sơn – Dọc QL32 – Sapa (Tổng đường hơn 420km)
- 6h khởi hành từ Hà Nội 
- 15h có mặt tại Sapa, tới khách sạn gửi đồ, tắm và nghỉ sau một đoạn đường dài
(Nếu đi theo đường Lai Châu bạn nên check in đỉnh đèo Ô Quy Hồ, rẽ vào thác Tình yêu, thác Bạc trước khi về Sapa) sau đó về chỗ nghỉ check-in phòng.
- 17h30 bạn có thể đi ra cuối đoạn đường Fansipan để ngắm hoàng hôn.
- 18h15 ra phố trung tâm thị trấn tìm quá ăn tối (có thể mua mì, bánh mì tại siêu thị ở trung tâm thị trấn. Hoặc có thể ăn cơm bụi trong chợ hoặc ăn đồ ăn đã chuẩn bị sẵn)
- 19h check in Nhà thờ đá, dạo quanh khu vực nhà thờ mua quà tặng (ví, vòng tay…) từ người dân tộc.
- 20h check in phố cổ Cầu Mây
- 21h check in hồ Sapa vào ban đêm
- 22h có thể đi ăn đồ nướng (tùy thuộc vào kinh phí, nên dành khoảng 100k/người để ăn đồ nướng ở Sapa)

Ngày 2: Khám phá Sapa và về lại Hà Nội
- 7h dây ra phố ăn sáng (có nhiều hàng bán xôi, bánh cuốn, bún phở… nhưng giá hơi đắt. Để tiết kiệm bạn có thể mua mì về tự chế tại hostel)
- 7h30: đi bản Tả Phìn chơi (ở đây có nhà thờ đá đổ, suối, cảnh quan rất đẹp, giá vé rẻ 30k/người)
- 9h30 quay lại trung tâm thị trấn, đi xe máy xuống khu vực Lao Chải – Tả Van – Bản Hồ. Ở đây có thung lũng Mường Hoa, có suối, có cầu, có bãi đá cổ… bạn có thể gửi xe và đi bộ vào trong các bản làng để tìm hiểu cuộc sống của người dân (có thể mang đồ ăn đi ăn trên đường hoặc đợi lúc quay về trung tâm ăn)
- 14h quay lại trung tâm thị trấn, lên đường về lại Hà Nội (nên đi một đường về một đường sẽ thú vị hơn)
- 22h có mặt tại Hà Nội.

LỊCH TRÌNH PHƯỢT SAPA BẰNG TÀU HỎA
Đi bằng tàu hỏa tốt nhất nên đi chuyến 10h đêm, mua vé đi tối thứ 6, thứ 7 có mặt ở Sapa, chơi một ngày Chủ Nhật về lại. Đi tàu hỏa có nhiều thời gian hơn xe máy, không tốn sức.
- Mua vé tàu đi Sapa vào tối thứ 6 (chuyến 10 hoặc 11h để đến Lào Cai vào buổi sáng)
Ngày 1:
- Khoảng 5h sáng mua mì trên tàu ăn, hoặc chuẩn bị đồ ăn từ đêm hôm trước để ăn sáng (bánh, sữa…)
- 6-7h sáng có mặt tại Lào Cai, bắt xe bus đi Sapa
- 8h có mặt tại Sapa, check-in khách sạn để gửi đồ. Thuê xe máy lên đường khám khá Sapa. Bạn nên lưu ý, thuê luôn xe tại khách sạn (hoặc hostel) và thương lượng với chủ cho thuê là mình sẽ thuê 1,5 ngày để tiết kiệm được tiền (đừng thuê 2 ngày vì không cần thiết)
- 9h đi Tả Phìn chơi ở nhà thờ đổ, những con suối ở Tả Phìn.
- 11h về lại trung tâm thành phố tìm quán ăn trưa/hoặc mua mì theo nấu trên đường (nếu có đồ nấu trên đường ăn rất thú vị. Hoặc không bạn chỉ cần mua theo bánh mỳ, sữa, xúc xích ăn cũng tiện. Hoặc mua xôi ở chợ Sapa từ buổi sáng mang đi ăn luôn). Đi Tả Van, Lao Chải, Bản Hồ (đi bộ quanh mấy bản này cũng mất cả buổi chiều).
- 16h về lại trung tâm Sapa check-in nhà thờ đá
- 17h về khách sạn tắm, nghỉ
- 19h ra phố ăn tối, có thể đi dạo phố và ăn đồ nướng ở chợ Sapa hoặc trung tâm quảng trường có nhiều quán ngon, giá cũng không quá đắt. 
- 20 đến 22h đi dạo ở phố cổ Cầu Mây, bờ hồ Sapa, trung tâm quảng trường (khu nhà thờ đá) chơi. Nếu đi tối thứ 7 thường có ca nhạc biểu diễn ở quảng trường miễn phí. Nhưng vui nhất vẫn là đi cùng bạn bè, kiếm một quán đồ nướng, gom tiền vào ngồi ăn. Trời lạnh ăn đồ nướng, uống chén rượu vùng cao (táo mèo, sán lìu) thì tuyệt vời.
- Về lại khách sạn nghỉ (nhờ chủ khách sạn đặt vé tàu giúp hoặc tự mua từ hôm trước. Thường tàu về chuyến 18h nên bạn phải có mặt ở khách sạn lúc 16h30 hoặc 17h để xuống Lào Cai)
Ngày 2: 
- 8h: Sáng đi đèo Ô Quy Hồ càng sớm càng tốt
- 8h30: chơi ở thác Bạc
- 9h30: đi đến cồng trời Ô Quy Hồ chơi, chụp ảnh, ngồi uống nước lá và ăn trứng hoặc ngô khoai nướng.
- 10h30 quay lại thác tình yêu chơi
- 12h quay lại trung tâm thành phố tìm quán ăn
- 13h30 trả xe máy, bạn có thể đi chơi quanh thị trấn hoặc leo lên đỉnh Hàm Rồng chơi (vé hơi đắt nhưng đứng trên đây nhìn toàn cảnh thành phố rất thú vị)
- 16h về lại khách sạn/hostel lấy đồ và ra bắt xe bus đi Lào Cai
- Đêm có mặt tại Hà Nội
(bạn có thể chọn về bằng tàu hỏa hoặc bằng xe khách. Xe khách giá vé từ 250- 270k chỉ đắt hơn tàu một chút, nhưng đi giường nằm, và có nhiều khung giờ để đi, kể cả 21h và 22h. Như vậy sẽ có thêm nhiều thời gian ở Sapa hơn)
- Sáng sớm về tới Hà Nội. Ngày hôm sau có thể đi học/đi làm bình thường


Ảnh hiếm trong cuộc kháng chiến chống Mỹ

Loạt ảnh của các phóng viên chiến trường miền Bắc Việt Nam đã đem lại cho phương Tây cái nhìn hiếm có về cuộc chiến tranh Việt Nam từ "phía bên kia".
"Một Việt Nam khác" (Another Vietnam) là tên của một cuốn sách ảnh đặc biệt do nhiếp ảnh gia nổi tiếng Tim Page biên soạn, quy tụ khoảng 150 bức ảnh được thực hiện bởi các phóng viên chiến trường miền Bắc Việt Nam thời kháng chiến chống Mỹ. Xuất bản năm 2002, cuốn sách đã cung cấp cho người phương Tây một cái nhìn hiếm có về cuộc chiến tranh Việt Nam từ "phía bên kia". Mới đây, một số hình ảnh trích từ cuốn sách đã được giới thiệu trên trang Mashable của Mỹ.
Các nữ cán bộ Giải phóng tới một địa điểm họp mặt trong rừng ngập mặn ở Năm Căn, Cà Mau, 1972. Họ đeo mặt nạ để bảo vệ danh tính, tránh bị lộ trong trường hợp có người bị bắt và thẩm vấn. Trong thời kháng chiến chống Mỹ, việc chuyển hình ảnh từ các căn cứ trong rừng rậm đồng bằng sông Cửu Long ra miền Bắc là rất khó khăn, nhiều khi các bức ảnh thất lạc hoặc bị tịch thu trên đường, theo lời của nhiếp ảnh gia Võ Anh Khánh, tác giả bức ảnh.
Những người phụ nữ kéo lưới đánh cá nặng trĩu trên một nhánh thượng nguồn sông Cửu Long, 1974. Đây vốn là một công việc khá nặng nhọc, thường do nam giới đảm nhiệm trong thời bình. Ảnh: Lê Minh Trường.
Các dân quân thu dọn đống đổ nát của một chiếc máy bay Mỹ bị bắn rơi ở ngoại ô Hà Nội, tháng 9/1972. Đây có thể là chiếc A-7C Corsair II do Trung úy Stephen Owen Musselman điều khiển, bị trúng tên lửa SAM ở phía Nam Hà Nội trong khi hỗ trợ hoạt động ném bom của máy bay B-52 vào ngày 10/9/1972. Musselman đã chết trong phi vụ này. Di cốt của ông được chính phủ Việt Nam chuyển giao về Mỹ ngày 7/7/1981. Ảnh: Đoàn Công Tính.
Các chiến sĩ du kích canh gác một tiền đồn ở biên giới Việt Nam - Campuchia, 1972. Khu vực này được được bảo vệ bằng chông tre tẩm độc. Ảnh: Lê Minh Trường.
Một bức ảnh rất hiếm hoi cho thấy các chiến sĩ Giải phóng mặt đối mặt với binh lính Sài Gòn ở đồng bằng sông Cửu Long. Trong trận này, lực lượng Giải phóng tiến đánh từ hai phía và nhanh chóng xóa sổ đối phương. Bức ảnh do nhiếp ảnh gia Hoàng Mai thực hiện.
Dân quân tập bắn máy bay bằng mô hình ở xã Mỹ Yên, Thanh Trì, ngoại thành Hà Nội tháng 9/1965. Nhóm dân quân này đã đạt danh hiệu "Chiến sĩ thi đua" ba năm liên tiếp. Chỉ với những vũ khí có từ Thế chiến II, nhiều máy bay Mỹ đã bị dân quân miền Bắc Việt Nam bắn hạ. Ảnh: Minh Đạo.
Công nhân xây dựng thảo luận về việc sửa chữa cầu Hàm Rồng ở Thanh Hóa năm 1973 sau các trận ném bóm của không quân Mỹ. Là cây cầu duy nhất bắc qua sông Mã dành cho xe tải hạng nặng và xe quân sự, cầu Hàm Rồng đã bị không quân Mỹ đánh phá ác liệt trong chiến tranh Việt Nam. Một số máy bay Mỹ đã bị lực lượng bảo vệ cầu bắn rơi trong cuộc chiến.
Những chiến sĩ hành quân trên đường mòn Hồ Chí Minh xuyên qua dãy núi Trường Sơn năm 1966. Con đường này dài 750 dặm với rất nhiều nhánh trải dài theo vùng biên giới phía Tây Việt Nam, tạo thành xương sống cho các hoạt động của lực lượng Giải phóng trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Ảnh: Lê Minh Trường.
Du kích Lào chở vật tư bằng voi và bằng gùi cho quân đội Giải phóng gần đường 9 Nam Lào trong thời điểm quân đội Sài Gòn với sự yểm trợ của Mỹ đang nỗ lực chia cắt đường mòn Hồ Chí Minh với Chiến dịch Lam Sơn 719, tháng 3/1971. Chiến dịch này đã trở thành một thảm họa, kết thúc với việc quân đội VNCH bỏ chạy trong hoảng loạn. Ảnh: Đoàn Công Tính.
Một chiến sĩ du kích người Khmer có tên Danh Sơn Huol được đưa đến trạm xá dã chiến trong một đầm lầy ngập mặn ở bán đảo Cà Mau để phẫu thuật sau khi bị thương do cuộc oanh tạc của Mỹ, ngày 15/9/1970. Bàn phẫu thuật nằm ngay trên mặt nước đầm lầy, được cách ly bằng vải màn. Ảnh: Võ Anh Khánh.
Các chiến sĩ Giải phóng băng qua bãi đất trống gần đường 9 Nam Lào trong hoạt động quân sự đối kháng với Chiến dịch Lam Sơn 719 của quân đội Sài Gòn, 1972. Ảnh: Nguyễn Đình Ưu.
Vô số đôi giày lính bị quân đội Sài Gòn vứt bỏ cùng quân phục nhằm che giấu thân phận của mình trên một con đường ở ngoại ô Sài Gòn ngày 30/4/1975 - ngày Sài Gòn được giải phóng. "Tôi sẽ không bao giờ quên những đôi giày và tiếng 'thùm, thùm, thùm' của chiếc xe khi chúng tôi lái qua chúng. Nhiều thập kỷ của cuộc chiến đã trôi qua và cuối cùng chúng tôi đã có hòa bình", nhiếp ảnh gia Dương Thanh Phong, người chụp bức ảnh này nhớ lại.
Hai cụ bà, một người miền Bắc và một người miền Nam ôm hôn nhau trong hạnh phục vì đã sống được đến ngày dải đất hình chữ S thống nhất và sạch bóng quân xâm lược nước ngoài, tháng 5/1975. Ảnh: Võ Anh Khánh.