Thần tiên là siêu việt trên sự giàu có,
sẽ không vì danh lợi mà làm những việc tổn hại đến thân tâm của bản thân mình
Theo giải thích
của cuốn “Thuyết văn Giải tự”, thần tiên (神) là chữ
hình thanh (loại chữ được tạo ra trên cơ sở sự kết hợp giữa 1 ký tự biểu thị ý
nghĩa và 1 ký tự biểu thị
âm đọc gần giống) gồm chữ thị (示) và chữ
điền (田) kéo dài nét gạch ở giữa tạo
thành. Chữ thị (示) ở đây có
cách phát âm gần với chữ “thần” nhất nên chỉ có tác dụng biểu thị âm thanh. Còn
chữ điền (田) có nét
gạch kéo dài ở giữa có hàm
ý rằng, thần tiên chính là siêu việt trên sự giàu có, sẽ không vì danh lợi mà
làm những việc tổn hại đến thân tâm của bản thân mình.
Tại sao ký tự
này lại có nghĩa như vậy? Bởi vì trong xã hội nông nghiệp thời xưa, ruộng đất
(điền 田) có giá trị như đất đai, nhà cửa của chúng ta ngày nay, vì
vậy nó được dùng để tượng trưng cho sự giàu có. Nói tóm lại thần tiên (神) chính là từ chỉ những sinh mệnh có cảnh giới tư tưởng
nằm ngoài vật chất của thế gian, họ sẽ không vì danh lợi mà làm những việc tổn
hại đến thân tâm của mình.
Trong nội tâm của Thần Phật tràn đầy thiện tính, còn con người
chính là vừa đồng thời tồn tại ma tính lẫn thiện tính
Bên trên chúng
ta đã giải nghĩa sự khác biệt giữa thần tiên và con người ở góc độ ký tự chữ
hán, còn bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu thông qua quan điểm của Phật giáo.
Trong Phật giáo
giảng rằng, con người ta ai cũng có Phật tính đồng thời tồn tại ma tính. Phật
tính của con người có thể được biểu hiện là: khoan dung, hay giúp đỡ người
khác, chăm chỉ… còn ma tính thì được biểu hiện là: lười biếng, ích kỷ, tham
lam… Cho nên con người ta muốn thành trở thành Phật, thì trong quá trình
tu luyện phải không ngừng trừ bỏ ma tính của mình. Khi không còn ma tính trong
người nữa thì đã tu luyện xong, trở thành một vị La Hán, Bồ Tát hoặc Phật tùy
vào mức độ tâm tính của người đó. Như vậy, sự khác biệt giữa thần tiên và con
người chính là ở cái tâm, trong nội tâm của Thần Phật tràn đầy thiện tính, còn
con người chính là vừa đồng thời tồn tại ma tính lẫn thiện tính.
Trong truyện
Tây Du Ký, chúng ta cũng có thể tìm thấy giải thích tương tự. Cụ thể, ở hồi
“thu phụ Hắc Hùng Tinh (gấu đen)”, lúc Bồ Tát hạ sơn theo Ngộ Không vào hang
gấu hàng ma, đã chiểu theo mưu kế của Ngộ Không mà biến thành yêu quái sói xám.
Ngộ Không khi nhìn thấy liền thích thú cười nói: “Tuyệt quá! Tuyệt quá!
Là yêu tinh Bồ Tát hay Bồ Tát yêu tinh đây?”. Bồ Tát cười điểm ngộ: “Ngộ
Không! Bồ Tát hay yêu tinh, âu chỉ là một niệm. Nếu luận về nguồn gốc, thì đều
thuộc về không có”.
Từ câu nói của
Bồ Tát chúng ta có thể thấy, Bồ Tát không cho rằng mình cao hơn chúng sinh mà
chỉ tự nhận rằng, sự khác biệt giữa ngài và yêu tinh chính là ở một niệm. Có lẽ
đó cũng chính là lý do vì sao Thường Bất Khinh Bồ Tát luôn tâm tâm niệm niệm: “Ai
ai cũng sẽ thành Phật đó mà”. Theo người viết, ở một cảnh giới nào đó, ý
nghĩa của những câu nói này chính là như vậy.
Thần tiên luôn hành xử theo Pháp lý chứ không hành xử theo cảm
tính như con người
Một điểm nữa mà
chúng ta cần nhắc đến ở đây chính là thần tiên luôn hành xử theo pháp lý tương
ứng với cảnh giới mình đang ở, chứ không hành động theo cảm tính như con người
và chức trách của họ chính là duy hộ pháp lý của vũ trụ.
Lấy ví dụ, khi
Bạch Long Thái tử ngỗ nghịch, nổi lửa phóng hỏa đốt Minh Châu Đại điện liền bị
phụ thân là Tây Hải Long Vương tâu lên thiên đình nhờ Ngọc Hoàng trị tội, vốn
là tội chết. Tại sao Long Vương lại làm như vậy? Bởi vì hết thảy đều phải tuân
theo phép trời, Long Vương không thể vì tư tình mà bỏ qua cho con trai, ở khía
cạnh khác mà nói chính là yêu cầu tiêu chuẩn tâm tính ở mỗi cảnh giới đều
vô cùng nghiêm khắc. Sinh mệnh nào tâm tính bất thuần, hành xử không còn phù
hợp với tầng thứ đó thì sẽ bị đánh hạ xuống.
Nói tóm lại, sự khác biệt căn bản giữa con người và thần tiên được tóm
tắt qua 3 điểm:
·
Thứ nhất, thần tiên là siêu việt trên
sự giàu có, sẽ không vì danh lợi mà làm những việc tổn hại đến thân tâm của bản
thân mình.
·
Thứ hai, trong nội tâm của Thần Phật
tràn đầy thiện tính, còn con người chính là vừa đồng thời tồn tại ma tính lẫn
thiện tính.
·
Cuối cùng, thần tiên luôn hành xử theo
Pháp lý chứ không hành xử theo cảm tính như con người.
Nhân đây lại
nói, khi bàn về Thần, Phật, mọi người nhất định cần phải có tâm kính ngưỡng.
Hiện tại nhiều người đốt hương bái Phật, cho dù họ có mục đích gì đi nữa, thì
rốt cuộc cũng là theo hình thức ấy mà thể hiện sự kính ngưỡng đối với chư
Phật. Tuy nhiên hiện tại con người ta ngày càng không tin Thần Phật, coi chùa
chiền như một nơi vui chơi giải trí, không tin nhân quả luân báo, dám làm điều
xấu, phát triển tiếp nữa trở thành không điều ác nào mà không làm, đó chính là
rất nguy hiểm vậy. Do đó hy vọng mọi người sau này khi bàn về Phật, Đạo, Thần
thì cố gắng giữ sự tôn kính tối đa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét