Tỏi có rất nhiều công dụng
trong việc chữa bệnh và được ứng dụng khá nhiều trong các bài thuốc cổ phương
cũng như các bài thuốc chữa theo kinh nghiệm dân gian. Nhưng càng ngày người ta
càng thấy rằng những công dụng của tỏi vẫn chưa được tận dụng hết.
Trong cuốn “Dược
học cổ truyền” do PGS.TS Phạm Xuân Sinh chủ biên có ghi lại một số cách
dùng tỏi chữa bệnh rất đơn giản và hiệu quả. Các bạn có thể tham khảo và áp
dụng thay cho những cách thông thường vẫn sử dụng.
– Sát trùng, trị giun: Dùng trong trường hợp
có giun kim hoặc trùng roi âm đạo gây viêm, hoặc giun móc câu. Ngoài ra còn
dùng trị bệnh lỵ amip.
Cách
dùng: Tỏi bóc vỏ ngoài 100g, giã nát, thêm 1000ml nước, ngâm trong vòng 24h. Bỏ
bã, trước khi đi ngủ dùng nước đó rửa hậu môn. Làm liền 7 ngày sẽ trị được giun
kim và bệnh ngứa hậu môn.
– Kiện
tỳ vị: Dùng
khi ăn uống không tiêu.
Dùng
4 – 5 nhánh tỏi sống mà nuốt hoặc lấy 1 củ tỏi bóc vỏ ngoài nhét vào hậu môn
gây trung tiện là khỏi trướng bụng.
– Trừ
đờm, chỉ ho (còn dùng để chữa ho gà, viêm khí quản mạn tính): Dùng
1 củ tỏi, sắc (sấp 2 lần) chừng 5 phút, lọc thêm chút đường cho uống ngày 2 – 3
lần.
Cũng
có thể đem tỏi giã nát, trước khi đi ngủ dán vào 2 lòng bàn chân, làm 3 – 5
tối. Nhất là người đang ho nặng vào ban đêm thì nên dùng cách này.
– Hạ áp: Dùng
cho người bị cao huyết áp. Mỗi ngày vào buổi sáng, lúc đói ăn vài nhánh tỏi, ăn
xong uống chút nước, chút giấm và đường. Ăn liền 10 – 15 ngày huyết áp sẽ hạ
xuống.
– Phòng
bệnh cúm: Dịch ngâm tỏi, nhỏ mũi hàng ngày vào
buổi sáng và tối. Cách này còn dùng phòng bệnh sốt rét.
– Cầm
máu: Dùng
trong trường hợp chảy máu mũi, chảy máu bộ phận phía trên đường tiêu hóa (thực
quản, dạ dày).
Cách
dùng: Tỏi sống 2 – 3 nhánh giã nát, cho vào miếng vải, đặt vào huyệt dũng tuyền
ở 2 lòng bàn chân. Chảy ở lỗ mũi bên nào thì băng vào lòng bàn chân bên đó.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét