31/08/2022

BẠN CÓ BIẾT VỚI TỪNG PHẦN THỊT BÒ, CHẾ BIẾN NHƯ THẾ NÀO MỚI LÀ NGON NHẤT?

 Nhặt được trên net.


Cứ đến những ngày thời tiết Thu như thế này, người ta lại nhớ đến các món beefsteak nóng hổi, nghi ngút khói sực mùi thơm; không thì cũng là những món hầm, ninh nhừ mềm rục, thịt tách khỏi xương dễ dàng.



Thịt bò được xem như là một loại protein rất được ưa chuộng và hầu như có thể chinh phục tất cả các món ăn trong ẩm thực. Mỗi phần thịt lại có một ưu điểm riêng, phù hợp với khẩu vị mỗi cá nhân và đôi khi chỉ thích hợp để chế biến theo một kiểu duy nhất. Chính vì vậy, chọn phần thịt như thế nào để món ăn đạt được vị ngon tuyệt đối mà không cần chế biến quá kì công?

Nạc vai - beef chuck: phần thịt này khá dai, nắm nhiều mối nối vì nằm giữa nách, xương vai và chân phía trên. Vì vậy, để chế biến thịt nạc vai hiệu quả nhất, người ta thường dùng để làm các món hầm để làm mềm thịt. Do nhiều mỡ nên phần này cũng có thể dùng để làm thịt xay, bò viên.

Đối với phần thịt này có thể mang đi nướng hoặc làm bò viên cũng đều rất ổn.
Thịt sườn - beef rib: thịt sườn khá mềm nên luôn được ưu ái sử dụng vào các món nướng hoặc chiên, chế biến đơn giản nhưng vẫn đạt độ ngon tuyệt đối.

Vốn dĩ phần thịt đã mềm sẵn nên không cần phải chế biến cầu kì hoặc tẩm ướp trong thời gian dài. Càng làm theo cách đơn giản, phần thịt lại càng ngon đúng vị.
Ức - beef brisket: phần thịt này có lẫn cả gân, khi ninh nhừ thì hay được gọi là nạm. Phần ức có nhiều mỡ và gân hơn nữa thì gọi là gàu. Ức bò khá dai nên thường được hầm, là phần thịt luôn dễ tìm thấy trong các quán phở truyền thống của người Việt.

Hình ảnh những chiếc biển hiệu đề phở tái-nạm-gàu-gân không hề xa lạ với người Sài Gòn, hầu như quán phở nào cũng phục vụ đầy đủ.
Thịt ba chỉ - beef plate: phần thịt gồm cả nạc lẫn mỡ nhưng mỡ chiếm nhiều hơn nằm ngay dưới xương sườn, gồm các xương sườn cụt và đôi khi kèm theo sụn. Đây là phần thịt được ưa chuộng nhiều nhất và khá dễ chế biến, dù là món lẩu, món nướng hay thịt xay thì đều phù hợp.

Đặc biệt trong hầu hết các nhà hàng bán đồ nướng hoặc lẩu, thực khách luôn thuận miệng gọi một phần thịt ba chỉ vì phần thịt mềm, mọng nước, không khô chút nào.
Thịt chân giò - beef shank: chân giò bò khá dai, được chia ra thành hai phần cho dễ phân biệt đó là thịt bắp chân trước và chân sau. Phần bắp nhỏ nằm ở chân trước gọi là bắp hoa, phần nằm giữa lòi bắp đùi ở chân sau được gọi là bắp rùa, mềm hơn bắp hoa. Được ưa chuộng nhiều nhất vẫn là kiểu hầm hoặc luộc để giữ được độ ngon có sẵn của thịt bắp.

Bắp bò cũng không phải là một phần thịt quá khó để chế biến, thường được kết hợp cùng nguyên liệu gừng, xả hoặc làm gỏi cũng rất ổn.
Thịt thăn vai - beef short loin: phần thịt lưng bò luôn được đánh giá là một trong những phần thịt hảo hạng, thơm ngon nhất. Để chế biến phần thịt này, chỉ cần ướp chút gia vị cơ bản muối, tiêu, đường và nướng lò là đúng vị.

Thịt thăn ngoại - beef sirloin: là phần thịt được cắt từ thăn vai, khá ít mỡ và cơ, vị rất mềm. Phần thăn ngoại được dùng làm bít tết là chủ yếu vì có các phần mỡ nhỏ khiến thịt không bị khô khi chiên hoặc nướng. Bò lúc lắc cũng là một sự lựa chọn thích hợp đối với thịt thăn ngoại.

Chế biến phần thịt này khá nhanh, ít tốn thời gian do bản chất thịt đã mềm sẵn. Dù nướng, hay chiên cũng không sợ món ăn bị khô.
Thịt thăn nội (hay còn gọi là thăn chuột) - beef tenderloin: là phần thịt sáng giá nhất của con bò. Sớ thịt nhỏ, mềm, ít mỡ, ngay cả khi chỉ cần chế biến cơ bản cũng có thể toát ra hương vị ngon đặc biệt. Nổi tiếng nhất trong việc sử dụng phần thịt này phải kể đến món thịt bò Beef Wellington của đầu bếp trứ danh Gordon Ramsay.

Trong giới ẩm thực, không ai là không biết đến món ăn trứ danh này của đầu bếp Gordon Ramsay. Công phu từ khâu chuẩn bị nguyên liệu ban đầu đến quá trình chế biến và bày trí đều rất khéo léo, làm dậy lên toàn bộ vị ngon vốn có của miếng thịt.
Thịt bụng ( hông/thịt bò sườn) - beef flank: là phần thịt khá giống thịt ba rọi, có mỡ và gân xen kẽ. Dùng trong các món ninh hay bò viên là một sự lựa chọn tối ưu. Nếu chế biến theo kiểu nướng thì nên ướp trước để phần thịt không bị dai.

Thịt bụng tuy khá giống thịt ba rọi nhưng không được mềm bằng. Phần thịt này cần phải được ướp trước để miếng thịt không bị dai và khô.
Thịt mông - beef round: là phần thịt ít được sử dụng nhiều do chế biến khá khó, nhiều nạc nhưng lại dai. Tuy nhiên, phần thịt mông sẽ mềm hơn nếu được dùng cho các món hầm.

Phần thịt khá thích hợp với những người ngại ăn mỡ. Cách hầm hoặc ninh vẫn là hai phương án tối ưu nhất để chế biến chúng.
Xương sườn và thịt thăn được biết đến như là phần thịt mềm và dễ cắt nhất của bò, trong khi phần cơ vai và cơ chân là những bộ phận khá dai và kén chọn do thường xuyên vận động. Nhìn chung, các phần thịt cứng ở những bộ phận hoạt động nhiều sẽ ưu tiên chế biến bằng cách hầm hoặc ninh; những phần mềm có thể linh hoạt chế biến theo sở thích cá nhân mỗi người nhưng được ưu ái nhất vẫn là cách nướng hoặc áp chảo nhanh để không bị dai thịt.

Một khi đã hiểu rõ được những ưu - nhược điểm của các phần thịt thì sẽ có cách chế biến phù hợp mà không cần tốn nhiều thời gian và công sức mà món ăn vẫn ngon, đầy đủ hương vị nhất.

30/08/2022

Tốt với người ngoài mà khó với người thân

 rezoman


Ở bên người thân, chúng ta tự cho phép mình sống thực với bản thân nên dễ dàng nổi nóng, to tiếng thậm chí là coi thường. Mà chúng ta thường vô cùng niềm nở, chu đáo và thân thiện với bạn bè, người ngoài.

Có lẽ ai cũng từng nghe những câu như: "Tại sao tốt với người ngoài mà khó với người thân". Cái này xảy ra do 1 số nguyên nhân sau.

Chúng ta nghĩ rằng mối quan hệ của mình đủ mạnh

Chúng ta thường cố gắng thể hiện sự vui vẻ, lịch thiệp, chu đáo để tạo dấu ấn tốt với bạn bè, người ngoài. Nhưng khi ở nhà, chúng ta lập tức thả lỏng bản thân, sẵn sàng bộc lộ bản chất, bao gồm cả tính tốt lẫn tính xấu.

Chúng ta muốn giải phóng sự tức giận một cách vô thức sang người thân vì tin rằng mối quan hệ của mình đủ mạnh để chịu đựng điều đó. Mối quan hệ càng gần gũi, càng tin tưởng thì càng dễ bị đẩy đến giới hạn. Chúng ta nghĩ rằng dù thế nào người kia cũng không rời bỏ mình nên thoải mái trút mọi nỗi bực bội.

Thiếu an toàn khi ở bên người ngoài hoặc bạn bè

Khi người ngoài làm những điều gây khó chịu chúng ta có xu hướng nhẫn nhịn, bỏ qua vì cảm giác thiếu an toàn. Vì không biết họ sẽ phản ứng ra sao nếu được góp ý nên hay chọn cách im lặng hoặc như tán dương.

Ngược lại, gia đình đã quen thuộc nên chúng ta sẵn sàng nêu ra những điểm xấu của họ, đôi khi còn nói quá.

Thiếu khoan dung

Không ai đột nhiên ghét các thói quen của gia đình, người thân. Thực chất, chúng ta đã không thích những thói quen đó ngay từ đầu và càng dành thời gian bên người kia, chúng ta càng khó chịu và ít khoan dung hơn.

Điều này không xảy ra với người ngoài, đơn giản vì bạn không dành đủ thời gian cạnh họ. Kể cả khi khó chịu, bạn cũng nhanh chóng trở lại bình thường.

Thiếu trân trọng những gì mình đang có

Một lý do quan trọng khác là chúng ta thường không trân trọng những gì mình đang có, coi đó là điều đương nhiên và nghĩ rằng nó sẽ kéo dài mãi, cho dù đó là mối quan hệ vợ chồng, con cái cũng giống như những thứ miễn phí thường không được chúng ta trân quý.

Để cải thiện mối quan hệ với gia đình và bạn bè, mỗi người thỉnh thoảng tự cho mình khoảng thời gian riêng. Đôi ngày xa nhau sẽ giúp chúng ta suy ngẫm về mối quan hệ, nhìn lại những điểm tốt đẹp thay vì chỉ tập trung vào cái xấu.

Nếu cảm thấy quá khó để cùng người thân làm hoạt động nào đó, bạn có thể nhờ người lạ tham gia cùng. Sự xuất hiện của người lạ sẽ khiến đôi bên cư xử lịch sự, tử tế hơn và làm dịu những căng thẳng đang có.

Bất cứ mối quan hệ tốt đẹp nào cũng đòi hỏi chúng ta phải tôn trọng, nuôi dưỡng. Trên thực tế, đôi khi chúng ta không những không trân trọng, nâng niu các mối quan hệ thân thiết của mình mà còn lạm dụng chúng một cách vô thức. Chúng ta cần tỉnh táo để không mắc phải sai lầm này, để sống hạnh phúc hơn.

29/08/2022

Rất tốt khi thường xuyên xoa bóp bàn tay



Bàn tay là phần mở rộng của bộ não và tất cả các bộ phận trên cơ thể của bạn.

Vì vậy, hãy thường xuyên xoa bóp tất cả các phần của bàn tay để có một cơ thể khỏe mạnh toàn diện

28/08/2022

Vợ vắng nhà...............

Ăn cắp trên web


Những gã giai trưởng thành sướng nhất khi nào? Thưa ngay, khi vợ vắng nhà. Tôi cũng như bao gã giai khác nhưng tận hưởng sự vắng vẻ đó theo lối riêng của mình.
Việc đầu tiên là dậy muộn và đánh một phát ... thật to, sau đó moi máy nhá tin cho một cô nàng đỏng đảnh hẹn hò nhau đi cafe hoặc đi ăn hoặc đi... ngủ tiếp, tùy vào cái sự vắng vẻ lâu mau của vợ.
Vợ tôi vắng nhà không mấy lâu. Thường thì ả công tác công toi hai đến ba ngày là về tắp lự, năm cũng chỉ dăm bận, còn thì hết 8 giờ vàng ngọc bấm nút chơi game, online mua sắm là ả xăm xăm về với tôi. Thế nên sự vắng nhà của ả cho tôi nhiều hân hoan và giá trị bởi đời tôi, suy cho cùng chả khác mẹ thằng tù và ả là tên quản giáo tận tâm nhưng tàn ác. Thực ra thì tôi muốn kể những gì thuộc về tôi khi vợ vắng nhà nhưng tự thấy không có gì đáng kể khi tôi tham dự một bữa tiệc tại gia mà bạn tôi tổ chức. Hắn gọi tôi từ đầu chiều, rằng thì là mà có con lợn còi, đôi chai diệu ngon, vài bần nông mắt toét ngoi lên tự ở quê cùng năm - ba cộng sự ở hãng luật theo cách hắn đọc là Bờ - Dót en Phát - Lờ. Kể ra thì thành phần và cơ cấu mồi nhậu thế cũng ổn nên tôi hăm hở nhận lời ngay và lon ton đến sớm, lúc ông mặt giời thẹn thùng mất dạng.
Hắn đón tôi vồn vã, thay câu chào là một tuyên bố hân hoan rằng hôm nay vợ tao vắng nhà. Tôi hỏi đi công tác à? Hắn nói đéo đâu, dẫn hai đứa chọi con sang thăm ông bà ngoại. Há há há, hóa ra cái sự vợ vắng nhà của hắn không hoành tráng như tôi tưởng mà chỉ là việc dịch đít sang ngang. Hắn khuyến cáo tôi, cơ mà hôm nay anh em mình hơi vất vả bởi phải tự nấu, tự nâng và tự gắp. Ngó gian bếp lạnh và hai bần nông một già một trẻ đang loi choi nhặt rau, rửa thịt tôi ngộ ra ngay. Nhưng có hề chi khi tôi chào hai bần nông kia bằng một câu cực kỳ rắm rít rằng chả hay các bác ngoi ở quê lên này lâu chưa? Họ dạ ran và gần như đồng thanh là chúng em vửa tới. Thế thôi rồi tôi ra sa lông nằm, hút xì - gà đá với ổi xanh không biết ai kháo còn nham nhở.
Khi mọi thứ đã dậy mùi và thơm nhức mũi mà vưỡn chửa thấy đám cộng sự của cái Bờ - Dót en Phát - Lờ tới tôi tỏ ý sốt duột nhưng hắn đã đập tan tâm trạng ấy ngay bằng việc mâm bát sẵn sàng và giục ra đánh chén. Tôi lại tỏ ý hay ho và biết điều rằng hãy chờ cho đông đủ. Hắn bảo đéo cần, tại sao chúng ta lại phải chờ những con người chậm trễ và kém văn minh trong phép hẹn hò uống ăn. Tôi sướng quá.
Rồi chúng đến. Sự nhàn nhã uống ăn của hắn tiệt hẳn bởi theo sau dăm ba đứa kia tuyền những ách và đuôi. Ý tôi là vợ con chúng nó. Hắn biến thành một gã bồi chuyên nghiệp và nhiệt thành với câu cửa miệng không biết moi ra ở đâu hay tự nghĩ là hãy để cho tôi làm một người đàn bà khi vợ vắng nhà. Hắn làm mọi sự chuyên nghiệp và mau lẹ, từ việc kê thêm bàn, bê thêm bát cho đến việc bố trí đít đoi chỗ ngồi.
Tôi chưa thấy gã đàn ông nào yêu bạn và những gì thiết thân của bạn như hắn. Bằng chứng là suốt bữa ăn ngoài việc hầu hạ dạ vâng lũ nhóc, gắp thức ăn cho các phu nhân, rót diệu cho bạn mỗi khi cạn hắn còn làm một việc mà tôi không ngờ tới là đi dọn chiếu giải chăn rằng ai say cứ ở lại, mai về. Tôi thì tôi đoán lo toan cho hai bần nông kia thôi bởi họ vửa ngoi ở quê lên chắc có việc gì nhờ vả hoặc thăm thú hoặc chỉ để uống một bữa diệu. Chứ như bọn tôi sức mấy và hơi đâu.
Bọn cộng sự lục tục ra về khi cuộc vui đến độ. Việc đi ăn uống tiệc tùng đưa ách và đuôi đi kể ra cũng hay ho nhưng ý thức trách nhiệm phải tăng - bo bỏ mẹ. Sự trách nhiệm không phải khi nào cũng tốt bởi nó phá hỏng những cuộc vui và vài phút thăng hoa. Mà đời người trong ngày có những lúc như thế đâu nhiều. Tôi không phải là thằng vô trách nhiệm nhưng nếu có những lúc như thế tôi sẽ tống cổ lũ kia đi. Có gì là khó khăn khi gọi một con taxi, đưa dăm đồng lẻ cùng mớ chìa khóa két, khóa nhà. Tất nhiên sau đó lại là những ủ ê, trách cứ nhưng có hề gì, bản chất của các bà vợ là thế, vấn đề là dám chơi dám chịu thôi. Cái gì cũng có giá của nó, vấn đề là hãy cố gắng đổi chác cho nó công bằng, đừng hớ quá và cũng đừng thiệt thòi quá.
Chúng về bọn tôi đâm vui hơn, sự nhàn nhã trở lại nhưng nhìn đống bát đĩa và sự bầy bừa thì tôi hiểu hãy còn nhiều gian lao lắm. Nhưng tôi hiểu sự gian lao kia sẽ thuộc về cô vợ hắn. Nhưng lại cũng oái oăm cho cái suy nghĩ của tôi khi vợ hắn a lô thông báo sẽ ở lại bên ngoại mai về bởi lũ trẻ ngủ tít mù không nỡ đánh thức giấc thần tiên. Thế cũng tốt, bọn tôi cũng đang thích lên tiên.
Tôi hợp với bần nông và thích nghe chuyện của họ. Hắn cũng thế. Suốt cả buổi hai bần nông ngồi bẹp dí chẳng biết nói chuyện gì. Thì một đằng tuyền những chuyện đến như tôi nghe nhiều khi còn đéo hiểu thì hai bần nông tối ngày cua cáy đầm phá kia hiểu được nhẽ thành bố của thiên tài. Nay họ được mở lời và nói những câu chuyện gần gũi thì phấn khởi lắm, nói cứ choang choang. Phải nói sự chịu đựng rồi bùng nổ của họ là vô đối khà khà...
Tôi nốc nhiệt tình khi hắn động viên say ngủ mẹ đây đi, tao sẽ gọi báo vợ mày một tiếng. Thằng điên, tao mà đã uống, đã say thì đéo phải báo ai hết. Cả ngày tỉnh táo phải báo cáo, giờ say cũng bắt báo cáo là thế chồn nào hả hả? Thích thì tao ngủ, không thích tao vìa. Thế thôi, sợ lồn gì buồi anh Bín nhở?
Tôi không nhớ về nhà bằng cách nao và vào lúc nào. Chỉ thấy sáng mai trở dậy lưng có vài vết xước, đùi có vài vết thâm, ngực cũng phập phồng ít vết bầm. Tôi bị ai đánh? Chả phải. Hay vợ hành? Có thể lắm, nhân lúc mình bất tử say sưa ả giả thù cũng nên. Nhưng làm gì có chuyện đó, ả yêu tôi còn chưa hết nữa là. Tôi gọi cho hắn xem chuyện gì đã xảy ra. Hắn mắng tôi bằng câu cũ rích là máy hỏi tao thì tao hỏi ai. Bỏ mẹ thật!
Nhưng có điều này hắn nói vanh vách cho tôi: vỡ 6 ly uống vang, 7 đĩa sứ loại to, gẫy 18 chiếc đũa tráng i-nox Hàn Quốc, bát không đếm được bao nhiêu vì mảnh vỡ quá nhiều, 3 chai Ông Gìa Chống Gậy đen thủng đít, thùng bia 333 còn nguyên từng ấy lon nhưng rỗng ruột, tất cả đều bị bóp bẹp theo kiểu đồng nát, mặt sàn nhà lát gỗ bị thủng nhiều chỗ. Ngoài ra còn mấy miếng lòng non dính trên đèn trần, nhiều cơ số xương vương vãi và măng miến có rất nhiều trên tường nhà. Rồi hắn kết luận mày say ngã và đi về nhà còn bọn tao lao đầu vào dọn dẹp với kết quả như vửa nêu trên ( dừng tí, đi ...).
Khà Khà.

26/08/2022

Sau núi có gì anh ơi ? (chuyến đi dở dang) - Phần 2

Tuấn Long


(Tới tận năm 2012 mình vẫn dùng máy chụp phim, phần lớn là chưa số hóa, nên ảnh trong thời gian này mình phải mượn trên net để minh họa).

Núi xanh, đá xanh, thiếu nữ hồn nhiên.



Phải nói bé gái cũng bạo, đường nảy xóc như vậy mà em vẫn ngồi vững. Hỏi mới biết em đã ngồi ngựa nhiều rồi nên quen. Thứ nữa, nói xin lỗi người dân tộc trên này, họ thường rất hôi do ít tắm giặt - nước đâu mà dùng, hiếm lắm (Dù mưa nhiều, mát ẩm nhưng độ dốc cao, không có bể ao trữ nước nên nước sinh hoạt là một khó khăn cho bà con nơi này). Đồ đẹp mặc đi chợ, đi hội về, dũ mạnh một cái rồi vắt lên sào để ở chái nhà, đâu có giặt (dạo này cũng khác rồi, do nhà nước làm nhiều hồ, bể chứa nước để bà con sinh hoạt). Nhưng em gái không có hôi, có lẽ dưới trường huyện có nước và được giáo dục vệ sinh.

Bao quanh bản là những ruộng ngô tốt tươi. Dưới ánh chiều tà, xanh vàng rực lên một bức tranh đẹp dữ dội. Trong thung lũng không có hoàng hôn, bóng núi đổ sập khi mặt trời khuất sau ngọn thấp nhất  Bóng núi xám đen của đá tai lừa trải xuống làm sự tương phản càng rõ nét. Vài cây samu cao vút, đen sẫm đặc trưng loài cây vùng núi Hà Giang cao vút, đơn độc.

Đường vào bản lúc này tương đối dễ đi dù vẫn ngoắt ngéo, sóc nẩy nhẹ. Người dân nghe tiếng xe và ánh đèn thì túa ra xì xồ, xôn xao. Em gái cũng đáp lại tiếng dân tộc, vẫn chỉ đường để mình đến nhà.

Bản độ 30 chục nóc, nhà em to nhất giữa bản. Nhà ở đây tựu chung đắp bằng đất, tre nứa vầu lợp ngói âm dương hoặc cỏ gianh, có nhà thưng ván gỗ hoặc nứa to nhỏ không đồng đều. Trước nhà là cái sân rộng, lổn nhổn đá, mé bên trái là dãy chuồng trại, bên phải là khu vườn được rào chắn bằng đá. Tường bao quanh nhà cũng bằng đá xếp cao ngang đầu người. Nhà cách nhà khá xa.

ảnh st - minh họa

Ra đón là người đàn ông trạc 30, dáng lực lưỡng, gương mặt có vẻ già dặn, từng trải, hao hao giống người Kinh. Lấp ló sau lưng là người phụ nữ và 2 đứa con trai. Em gái líu lo tiếng dân tộc một lúc rồi giới thiệu đó là bố, mẹ, anh trai và em trai của em. Mình chào và nói tên, lý do đến nhà. Bố em tên Nỏ Hành, Trưởng bản; em gái tên Su Ni... 
Người đàn ông niềm nở nói tiếng Kinh và bảo mình cất xe vào khu chuồng trại (có mái che). Trong chuồng có tới 4 con bò, 2 con ngựa, đàn lợn, mấy con dê, gà, ngan, vịt thấy đủ cả. Nhà này kinh tế có vẻ khá giả. Bản làng không có điện lên tối thui. Trong nhà thắp sáng bằng đèn dầu.
Ở đây không có tiết mục rửa ráy nhé. Được hộ giúp gỡ đồ và đem vào nhà luôn. Nhà đang nấu đồ ăn tối. Có khách nên tíu tít thêm. Ông bố là dân Biên phòng xuất ngũ nên thạo tiếng Kinh, cũng như giao tiếp nên niềm nở mời vào ngồi cạnh bếp ngay giữa gian giữa ngôi nhà, trước bàn thờ. Hỏi han chuyện mình. Lại sai đứa bé trai cái gì đó, có vẻ đi mời thêm khách vì thấy nó tót ra ngoài cửa. Bé Su Ni thì nhanh chóng cùng mẹ làm bếp, nom có vẻ đảm đang lắm.
Lúc sau có mấy người đàn ông vào nhà, líu ríu tiếng dân tộc. Nỏ Hành giới thiệu đó là trưởng tộc, thầy cúng và 2 người bạn cùng tuổi; lại nói chúng nó không biết nói tiếng phổ thông, thông cảm. Có lẽ thấy mình nói ở thủ đô lên nên họ coi mình là cán bộ, thành ra cách tiếp đãi mới trang trọng vậy. Người H'mong sống tách biệt với mọi người nhưng họ rất hiếu khách. Không chỉ lần này, mình đã tiếp xúc và chứng kiến nhiều lần mới dám kết luận như vậy.
Bát đĩa và đồ ăn được nhanh chóng dọn ra - người H'mong khi nhà có khách chỉ có đàn ông được ngồi ăn uống, đàn bà con gái ăn sau. Nhưng vì Nỏ Hành đã là người từng trải, nên bữa ăn mọi người đều cùng ngồi quanh mâm (nói mâm là quen miệng chứ thật ra đồ ăn đặt trên mấy tàu lá chuối dưới đất, mọi người ngồi trên ghế con xung quanh).
Hôm nay có khách nên ngoài mèn mén, canh rau đắng thì có thêm thịt lợn, thịt bò gác bếp và nhất thiết có thêm can rượu ngô 10l. Xôm quá.
(Nói thêm là, đặc sản vùng Mèo Vạc là lợn đen và bò vàng nổi tiếng. Bò Mông ở Mèo Vạc thịt rất ngọt, mềm; bò dáng cao to, bình quân nặng từ 450 đến 500 kg, cá biệt có con đực nặng tới 700 kg, trông giống như bò tót. Còn lợn đen Lũng Pù – một giống lợn quý chỉ có ở Mèo Vạc. Giống lợn này được thuần hóa và nuôi dưỡng từ lâu đời, có sức đề kháng cao, chất lượng thịt rất thơm ngon.)


Bé Su Ni được bố chiều, nên giành quyền ngồi cạnh mình kiêm phiên dịch luôn. Trên này việc uống rượu không gò bó lứa tuổi và giới tính nên cả nhà đều uống. Không khí vui vẻ lắm. Trước đó mình đã đem  1 nửa số mỳ gói và bánh kẹo đem đi đợt này đưa cho mẹ Su Ni - Vậy mà chị ấy cũng chỉ dám đem 1 gói mỳ thận trọng nấu cùng rau đắng với vẻ quý báu lắm. Mọi người nhìn nồi rau với vẻ chăm chú. Khổ thế, có lẽ mai đưa nốt chỗ còn lại ra vậy, trên đường mua sau. 
Trưởng tộc và thầy cúng nói về phong tục, tập quán người H'mong ở đây. Người dân ở đây chỉ có mỗi nghề đi nương, làm rẫy, tự cung tự cấp, hãn hữu lắm mới đi xuống xã hoặc có lễ hội, hay cần chút đồ như dầu hỏa, muối ăn... mới đi chợ phiên. Đây cũng là dịp hiếm có để người dân giao lưu, qua lại... Người dân nơi đây nổi tiếng với truyền thống canh tác nương đá trồng ngô, lúa, dược liệu và hoa màu. Họ đạt đến trình độ khá cao về dệt vải, đan lát, làm đồ gỗ, rèn đúc, chạm khảm vàng bạc...Người dân hầu như không biết đến bệnh xá, bưu điện. Người phụ nữ đi nương sinh con rồi đem về là chuyện bình thường nơi đây nên những đứa trẻ ở đây có bản năng sinh tồn mãnh liệt. Họ chủ yếu sống dựa vào những kinh nghiệm cha ông để lại, sử dụng cây thuốc rừng để chữa bệnh và nếu không thì là đến thầy mo cúng bái... Ý thức sống cộng đồng chi phối nếp sống bà con nơi đây
Bé Su Ni chợt hỏi: Ở sau núi có gì anh ơi ?
Khổ nhìn ngoài trời tối đen như mực, nghĩ núi non cao ngất, trùng điệp kéo dài như vô tận. Điện không có nên làm gì có TV..., người dân ngay cả như Nỏ Hành, Su Ni cũng chỉ đi xa đến chợ huyện, hoặc có hơn thì sang đến Đồng Văn, chứ ngay cả thị xã Hà Giang cũng chưa có tới thì sao biết sau núi có gì. Có lẽ ánh sáng văn minh cũng chỉ xoay quanh sách báo và đài truyền thanh dưới huyện.
Mình kể cho em cũng như cả nhà những chuyện dưới xuôi, chuyện ở thủ đô, chuyện lăng Bác Hồ, hồ Hoàn Kiếm... Rồi đọc hát bằng giọng vịt đực bài Người Hà Nội, Bài ca Hà Nội... để thuyết minh. Su Ni và mọi người mê mải nghe, ánh mắt sang ngời, háo hức... rồi hỏi những câu rất khó như: Bãi ngô rộng thế hả anh mà không có đá, vậy thì thu được nhiều lắm ?Kẹo bánh ở Hà nội nhiều loại lắm ạ, anh kể đi ? mọi người không ăn mèn mén sao ?... Bố Nỏ Hành cười gượng lúng túng (dù sao cũng đã trong lính nên biết nhiều hơn mà). Em bé nhẩm hát theo rồi bảo mình chép lời bài hát để học thuộc. May mình có đem theo mấy quyển Kiến thức ngày nay và mấy cuốn sách văn học để đọc trên đường, mình hứa sẽ tặng em hết...
Rượu vào, nhời ra, thế mà cũng vãn can tầm 9h - mấy ông khách bật đèn pin ngật ngưỡng ra về. Nỏ Hành thu xếp chỗ ngủ cho mình ở cái sạp nứa riêng... Cũng chửa muốn ngủ, mình rủ Nỏ Hành ra ngoài sân ngắm cảnh khuya và uống rượu tiếp. 
Nỏ Hành vui lắm, đã lâu không có dịp nói tiếng phổ thông, lại được ôn thời lính nên bảo vợ sắm mâm thịt rượu cùng ngồi. Su Ni cũng ra ngồi sát hóng chuyện; mấy đứa con trai sau lúc ngập ngùng cũng ra ngồi cùng nên càng vui. 2 lão ngồi uống tận hứng, 2 thằng con trai lúc sau vào nhà, chắc đi ngủ. Bé Su Ni thì gối đầu lên đùi mình rồi ngủ lúc nào chả biết...
Sáng sau, quen thói, tầm 4h30 đã tỉnh. Rượu tốt nên thức dậy sảng khoái không à. Do đã soạn trước theo cách lính nên mình mặc thêm áo, đi giày, xách bộ đồ chụp ảnh ra ngoài. Mấy chú chó chắc đã quen hơi nên vẫy đuôi mừng mà không sủa. 
Trời vùng cao, buổi sớm vẫn mù sương lạnh, không khí tươi mát, dạy mùi cỏ cây thơm ngát, thật sảng khoái. Trời trong xanh, không còn tối nữa, đã nhìn thấp thoáng đường đi và cảnh vật. Mình đi tầm 15 phút, chọn được nơi có tầm nhìn thoáng đãng thì bố trí máy ảnh, đợi sáng để chụp. Hứng chí vận động rồi hô to hít thở: Một...hai..ba..bốn - Hai...hai..ba..bốn.. như thời trong quân ngũ thật sướng. Tiếng hô vọng vang, hào hùng thỏa chí. Mấy khi được như vậy. Thoáng sau, cũng tiếng hô như vậy lan đến. Nỏ Hành đã thức, chạy tìm đến nơi mình mặt hào hứng: Đã lâu, không được như này rồi, sướng quá...
Lúc xong việc về nhà thì đã có mâm rượu thịt mỳ chờ sẵn. (người phụ nữ H'mong rất chiều chồng, nín nhịn phục vụ dù chồng lắm khi vũ phu - nên các bạn đi vùng cao thường thấy, người vợ che ô cho chồng say rượu, ngủ gục bên đường với dáng vẻ cam chịu...). Trên này, sáng nhà có khách là mời rượu, vất lắm. Thôi thì uống chút nhưng cũng dặn là hôm nay mình lên đường sang Đồng Văn, rồi Yên Minh... Vậy mà cũng phải hết chai 65 mới yên.
Như đã hứa, mình để lại hết sách, kẹo bánh và mỳ tôm cho gia đình và Su Ni... Mình nhận lời, đưa Su Ni đến trường dưới huyện - Bố, mẹ Su Ni vui lắm. 
Nhẹ đi chút đồ nhưng lại thêm cái gùi to tướng đựng đồ cho Su Ni, nên thêm chút thời gian mới bố trí được chỗ ngồi cho 2 người...
Nỏ hành đem ra can rượu 10l và 1 túi dược thảo nói: Chút quà anh đem về xuôi. Khổ xe còn chỗ nào đâu mà chứa, nói mãi đành san ra 1 chai 1,5l để mình treo ở yếm.
Dắt ra đến cổng thì lại thấy ông tộc trưởng và mấy người đàn ông đem đến nào thịt gác bếp, nào thảo dược... Từ chối mãi không tiện đành treo lủng lẳng sau xe như ông đi buôn gà vậy.
Chào hỏi, dặn dò mãi rồi 2 chú cháu cũng đi được.
Ra đến ngã ba cũng tầm hơn 9h, nghĩ hôm nay đường thông, định trưa sẽ nghỉ ở Đồng Văn. Nào ngờ, đường cấm chưa dỡ do đá hôm qua phá quá nhiều, công nhân không dọn kịp, phải gọi xe từ nơi khác đến nên xe máy và ô tô đến ngày mai mới qua được. Thôi tạch.
Đành chia tay bé Su Ni ở đây vậy. Mình san hết đồ ăn dự trữ và bánh kẹo cho em, kể cả thịt, chỉ giữ lại chai rượu và ít thảo dược làm quà. Em bịn rịn mãi mới chia tay được. 
Nhìn dáng người nhỏ bé cõng cái gùi to đùng, nặng trĩu, lầm lũi đi mà thấy thương quá, chả giúp được.
Đành quay xe xuôi thủ đô thôi vậy - Đêm hôm ấy về tới Hà Nội.
Một chuyến đi dở dang nhưng cũng nhiều kỷ niệm đẹp.

Vĩ thanh:
Cô bé Su Ni mấy năm sau vào ngành an ninh, công tác ở huyện, rồi tỉnh. Em nhớ số xe của mình, bằng nguồn nghiệp vụ đã liên lạc được với mình qua net và mail. Em lấy chồng người Kinh Phú Thọ, sinh được 2 con trai hiện đang sống và công tác trong ngành văn hóa và giáo dục ở Hà Nội. Giờ Su Ni đang là sĩ quan an ninh cấp cao công tác tại BCA.

Tuấn Long

19/08/2022

Hồng trần muôn trượng ba chén rượu

 Nhân gặp câu thơ hay, tám về rượu vậy



Đời người từ nhỏ đến già, trải qua những tháng năm mưa gió, bãi bể nương dâu, cho đến cuối cùng tựu chung lại một câu:

Hồng trần muôn trượng ba chén rượu

Đại nghiệp nghìn thu một ấm trà.

Có người vì cơ địa, có người vì thể trạng…mà không uống được rượu. Nếu dừng ở đấy có lẽ là hay ho. Nhưng không, họ lại lên mặt dạy đời, chê bai, dè bỉu thẩm chí coi thường người uống rượu. Âu cũng là lẽ đời thôi.

Cuộc sống giống như uống rượu, từ từ thưởng thức dư vị, mới có thể thưởng thức được lẽ đắng say của rượu.

Uống rượu là một loại tâm cảnh. Nhân sinh một đời cùng với xuân hạ thu đông, phong hoa tuyết nguyệt, đắng cay ngọt bùi. Có thành công, cũng có thất bại; có vui cười, cũng có đẫm lệ; có thuận cảnh, cũng có nghịch cảnh. Điều quan trọng là chúng ta đối đãi với hết thảy bằng tâm thái nào.

Có người nói, những ai thường uống rượu không phải là họ thích rượu, mà là thích cảm giác uống rượu.

Uống rượu là để giãi bày tình cảm. Uống say là để khiến cho cái thân tâm mệt mỏi này được giải tỏa áp lực, được an ủi.

Khi gặp gỡ người khác, có lúc có thể giãi bày tâm sự, có lúc lại không thể mở lời. Có những lời không thể nói ra khi gặp mặt nhau, cũng có những lời không thể nói vào lúc tỉnh táo, chỉ khi ý thức mơ hồ thì mới có thể nói ra. Lúc uống say mới có thể nói ra những điểm không đúng của đối phương, lúc uống say nói ra thì không bị người ta trách tội.

Cũng có người uống rượu vào rồi nhưng cũng không cách nào thổ lộ hết tâm sự với người khác, càng uống càng thêm phiền muộn, càng uống càng sầu muộn, không say không dừng, như thế họ mới không cảm thấy đau khổ nữa.

Có người lại nói, người không uống rượu không hiểu được cái tình, bởi vì uống rượu là dùng rượu để nói ra những điều cất giấu trong lòng. Bao nhiêu tâm sự đều hòa vào trong men rượu, một khi đã say thì không còn buồn đau nữa.

Khi uống rượu, rượu đựng trong chén, chén cầm trong tay, lời ở trong rượu, tâm tình ở trong lòng. Có người trong tiệc rượu náo nhiệt vẫn giữ được sự ngay thẳng chính trực, có người qua 3 tuần rượu rồi say khướt, mất kiểm soát. Người quân tử khiêm nhường, kẻ tiểu nhân hay lo lắng ưu sầu. Thói đời nóng lạnh, đều hiển rõ trong từng chén rượu kia.

Tiệc rượu giống như sân khấu thu nhỏ của kiếp nhân sinh. Có kẻ say vẫn nói mình tỉnh, vì họ muốn chứng minh rằng mình vẫn có thể uống. Có người tỉnh lại nói mình đã say, vì họ không muốn tiếp tục uống nữa.

Nhân sinh thăng rồi lại trầm, tựa như việc uống rượu vậy. Chén đầu tiên còn tỉnh, khí độ ngạo nghễ vạn trượng, ta vẫn còn trẻ. Chén thứ hai đã hơi say nhưng vẫn muốn uống, như say như không say, nhìn lại đã sang trung niên. Chén thứ ba là đã say, tỉnh lại thì hối hận ta đã già rồi.

Người quân tử khiêm nhường, kẻ tiểu nhân hay lo lắng ưu sầu, thói đời nóng lạnh, đều hiển rõ trong từng chén rượu kia.

Rượu là một loại tâm tình, là sự trầm mặc muốn nói nhưng lại thôi; là sự cô đơn sau khi đã trải qua “ngàn hồng một chén, muôn thắm cùng lò".

Vạn trượng hồng trần tam bôi tửu,

Thiên thu đại nghiệp nhất hồ trà.

Những ưu tư trong chốn hồng trần sẽ rơi vào lãng quên trong vài ba chén rượu, cơ đồ bá nghiệp trên thế gian đều trở nên nhạt nhòa trong ấm trà chiều. Nhưng ấm trà này nên uống cùng ai? Chén rượu này để cho ai uống? Thấu hiểu được điều này mới có thể một đời an vui.

Ai nói ta say, thây kệ.

Sự khác biệt giữa tiếng chuông nhà thờ với tiếng chuông chùa.

 St và số hóa.


Một bên hướng ngoại và một bên hướng nội.

Nếu để ý nhắm mắt lắng nghe sẽ thấy có sự khác biệt thú vị trong tiếng chuông chùa và nhà thờ. Cả hai đều là chuông đồng, loại khí cụ dùng với mục đích gây sự chú ý của con người, hướng suy nghĩ tập trung về nơi đức tin mình có, xả bỏ những áp lực lo lắng hiện tại và chữa lành thân tâm.

Thiết kế và cơ cấu hoạt động:

CHUÔNG NHÀ THỜ :



Nguyên chất từ đồng đỏ và đồng vàng, chế tạo khó hơn chuông chùa, thời gian nóng chảy khi đúc lâu hơn, chiều dài của chuông ngắn hơn nhưng độ dày và trọng lượng nặng hơn. Phần miệng loe ra, hoạt động bằng cách rung đẩy chuông để con lắc tác động vật lý từ bên trong... Đặc biệt chuông luôn được đặt rất cao so với mặt đất.

Phân tích ngũ hành có:

Con lắc (kim) + chuông (kim) + hành động rung lắc nhịp càng nhanh về sau theo thể động (Thủy ) + vị trí trên cao giúp khuếch đại âm thanh vang xa theo chiều hướng ngang (hỏa) = Âm Chủy vang nhiều vọng ít kết thúc nhanh - sự Hỉ lạc

Tiếng chuông sẽ giống như : Đi... đi.. đi.. ta đi.. ta đi.

"Hãy xin, sẽ được; hãy tìm sẽ gặp; hãy gõ cửa, sẽ mở cho. Bởi vì, hễ ai xin thì được; ai tìm thì gặp; ai gõ cửa thì được mở_Trích kinh thánh Mt 7:7 ".

Tiếng chuông thúc giục con người hãy thay đổi đi, mở lòng ra, đi tìm chân lý, học hỏi và thực hành đức tin của mình - hướng Ngoại.


CHUÔNG CHÙA:



Chế tác từ đồng có khi pha trộn thêm thiếc,thời gian nóng chảy đúc nhanh hơn.kết cấu thân dài không loe vành, sử dụng chày gỗ tác động từ bên ngoài và treo không quá cao so với mặt đất .

Ngũ hành ta có: Chuông (kim) + chày (mộc) nhịp không nhanh chuông đứng im không rung lắc theo thể tĩnh nên âm thanh theo chiều hướng thẳng đi xuống ( thổ ) = Âm Thương trầm độ vang ít nhưng độ vọng nhiều kết thúc lâu - sự Định tâm

Khi nghe sẽ giống như: Vô... vô... đi vô... đi vô.

"Canh phòng tâm thật kỹ càng,hãy tự mình cứu lấy mình, mỗi người hãy tự thắp đuốc mà đi _ trích kinh Pháp cú từ 155 -327".

Tiếng chuông là lời nhắc nhở mỗi người hãy thực hành thiền minh sát Vipassana mỗi ngày để quán chiếu bản thân trên con đường giác ngộ - hướng nội.

Hai tiếng chuông thoạt nghe thì giống nhau nhưng thực ra lại khác nhau.

Trong 6 tần số điện từ âm thanh Solfeggo:

- Chuông chùa âm hưởng Rê - Mi từ 417 - 569hz giúp loại tắc nghẽn tâm thức, cân bằng ADN, thôi thúc tình cảm và xả bỏ phức tạp.

- Chuông nhà thờ âm hưởng Sol-La từ 529 - 890hz đánh thức giác quan, kết nối cộng đồng, tăng cảm xúc và cân bằng suy nghĩ hướng tích cực.

Tùy vào cơ chế hoạt động mà tạo ra tần số tác động riêng biệt.

Lắng nghe âm thanh, hiểu về cuộc sống.. sẽ thấy cuộc đời này đẹp làm sao!


18/08/2022

Sau núi có gì anh ơi ? (chuyến đi dở dang) - Phần 1

Tuấn Long

ảnh st để minh họa (ảnh chụp lúc này bằng phim)


Cái thời trẻ trâu, bận công việc, không có thời gian nhưng lại có sức khỏe thành ra đi nhiều. Bây giờ có tuổi, rỗi rãi lại chả có sức đi đành nhớ và biên để nhắc và nhớ để hối tiếc vậy.

Hà Giang, vào những năm 90 của TK trước còn xa lạ với dân du lịch, chỉ có một ít dân Phượt chuyên nghiệp mới biết như Ta Balo, Du Già, Cao Sơn... 

Nói xa lạ vì thật sự là rất xa, đường xấu, thông tin không đầy đủ, không có cơ sở hạ tầng cho dân du lịch (dân nhà giàu như Ta Balo mới có ĐTDĐ và GPS) còn đa phần như mình cũng chỉ có con Nokia cùi, tấm bản đồ rách và cái miệng hỏi đường thôi.

Năm đó, mình lên Hà Giang theo tuyến đường 4 từ Lạng Sơn qua Thất Khê, Đông Khê, qua Cao Bằng sang Mèo Vạc bằng xe Dream.

Xe Dream có nhiều ưu điểm như không ngốn xăng, phụ tùng thay thế rẻ, dễ sửa chữa... thì có nhược điểm chí mạng: Một là đèn pha sáng theo tay ga, đi đường xấu, dốc đèo, trời tối là như không có đèn luôn. Hai là bình xăng dưới yên liền, mỗi lần đổ xăng lại phải dỡ đồ xuống; đổ đầy lại phải chằng buộc lại, nhiêu khê lắm. 

Mà đi Phượt đường xa đâu ít đồ: Máy ảnh, ống kính, chân máy; Quần áo chống rét, chống ướt; đồ sửa xe gồm cả bơm, dây phanh, săm dự phòng. Tăng - võng, túi ngủ; đồ nấu, lương khô, thịt hộp, nước uống, thuốc tăng lực, mỳ tôm...Chưa kể can xăng dự phòng (hồi ấy cây xăng ít lắm, gần hết xăng gặp là đổ đầy chứ không thì dắt bộ hàng chục cây số nếu không gặp lái xe tốt bụng bán cho mấy lít xăng)...

Đường 4 trải nhựa nhưng do lâu không được duy tu bảo trì nên lồi lõm xấu lắm, nhất là từ đoạn qua Bảo Lạc (Cao bằng) trở đi sang Mèo vạc. Trước khi đi mình đã thay dầu và lốp sau nên xe đi rất ổn.

Đến địa bàn Niêm Sơn tầm 17h, do đang sửa đường, công nhân chuẩn bị nổ mìn phá đá nên cấm mọi phương tiện đi lại đến tận sáng hôm sau. Quay xe lại đến thị trấn gần nhất cũng tầm 6 - 70km, không khả thi. Đường vắng hoe, ngoài lán công nhân (họ không đồng ý cho ở nhờ vì lý do an toàn) thì chả có mống người, xe nào cả. Có lẽ phải tìm nơi dựng lều qua đêm vậy.

Cũng chả lo, mình có con dao Mèo tốt cộng với tấm tăng QĐ rộng thì làm lều cũng nhanh thôi; lưu huỳnh có mấy lạng, thoải mái chống rắn; thuốc Dep mấy hộp vô tư tránh muỗi và côn trùng; nước lọc còn gần 2l, ăn thì có bộ đồ rồi, gom củi lại là có bát mỳ nóng thịt hộp thôi; pin dự trữ cho đèn thoải mái; ngủ đã có túi nên cũng không phải lo nghĩ nhiều, ví lại ngủ ngoài trời như thế đâu chỉ lần này. Chỉ tội lọ rượu còn nhõn 0,5l sợ tối buồn khó ngủ.

Đang láo lơ thì có bé gái người H'Mong lại gần hỏi: - Về đâu anh ơi

Ngạc nhiên quá, các bạn phải biết là đa số người dân tộc ở đây đều không biết hoặc bập bõm tiếng Kinh. Em gái nói tương đối sõi là hiếm lắm. Mình bảo: Anh đang định sang Đồng Văn, nhưng đường cấm cũng chưa biết đi đâu. Em gái nói: - Về nhà em đi, cũng gần đây thôi. Mình nói: Đến nhà em xe anh sao leo tới được ? Em bảo: - Nhà em dời núi xuống đây mấy năm rồi. (người H'Mong thường ở trên núi cao chót vót, xa lánh hẳn các tộc người khác. Nhà nước vận động nhiều lần để họ xuống thấp canh tác ngô và lúa nước; nhưng hết tiền tài trợ họ lại kéo nhau lên núi). 

May cho em nó, học nội trú dưới trường Huyện, về nhà lấy gạo góp cho nhà trường, đi qua đoạn đèo trước mắt thì bắt đầu cấm đường mà vì thế mình gặp em.

Đến nhà em là lựa chọn hợp lý, nên mình đồng ý, bảo em lên xe chỉ đường mình đèo đến.

 Đường vào nhà em dốc không cao, nhưng dài. Đá tảng bằng cái mũ cối lô nhô, vặn vẹo, trơn như nhớt mũi do chiều có mưa. Đường trơn quá! Bùn phủ một lớp mỏng trên đá như đánh đổ cháo ra bàn. Bánh xe quay tít, đít văng lung tung như đuôi chó vẫy chủ.

Hà giang là cao nguyên đá. Đọc sách thấy các nhà văn gọi: đá tai mèo. Mình nghĩ là đá tai lừa mới đúng. Đá nhọn hoắt, lô nhô xỉa lên trời như chông, nhìn buốt mắt. Xen kẽ các mỏm đá là những vốc đất. Vốc bằng cái mâm, vốc bằng cái chiếu. Cây ngô ở đây tranh cướp từng nắm đất với đá tai lừa, khắc khoải ra bắp.

Cũng may trời chưa tối hẳn, vẫn nhìn rõ đường nên vất vả 30' cũng đã nhìn thấy thấp thoáng mấy nếp nhà. Em bảo: Bản em đó.

Tuấn Long

17/08/2022

Bấm huyệt vùng bàn chân phòng và chữa nhiều bệnh không cần thuốc


 Xoa bóp hai bàn chân không những thúc đẩy máu cục bộ lưu thông, cải thiện việc trao đổi chất dinh dưỡng, làm cho cơ, xương, khớp mềm mại, dẻo dai, mà còn làm thông kinh hoạt lạc, tăng cường sức đề kháng và chống các bệnh tật của toàn thân.

Đôi bàn chân còn có mối liên quan mật thiết tới lục phủ ngũ tạng, ảnh hưởng tới sức khỏe của con người:

Gan bàn chân có liên hệ tới lưng đau, mỏi, ù tai, nghễnh ngãng.

Lòng bàn chân có liên quan đến thận.

Ngón chân cái có liên quan đến gan, tì.

Ngón thứ tư có liên quan đến gan (xát ngón này có thể chữa được táo bón, lưng vai đau mỏi).

Mu ngón chân thứ hai có liên quan đến dạ dày (xát ngón 2 có thể chữa được chứng trướng bụng, đầy hơi, ợ chua).

Mu ngón chân út có liên quan đến bàng quang (xát ngón chân út có thể chữa được chứng bí đái, đái són, đái buốt).

Theo y học hiện đại xoa bóp - bấm huyệt có những tác dụng:

- Kích hoạt tuần hoàn máu.

- Phát huy hiệu lực của thần kinh hưng phấn để giải tỏa các ảnh hưởng tiêu cực của thần kinh ức chế tạo nên các kích thích của các hệ nội tiết, các hệ lympho tiết ra các hợp chất hóa chất như endorphin có tác dụng giảm đau, tăng cường các chất nội sinh có tác dụng chữa bệnh, loại trừ các oxy tự do hoặc các acid béo chứa nó gây bệnh…, tăng khả năng miễn dịch của cơ thể.

- Khi xoa bóp, những vảy sừng của biểu bì bị bong ra; đồng thời tạo điều kiện cho tuyến mồ hôi, và tuyến mỡ bài tiết tốt hơn; tức là làm cho quá trình đào thải những sản phẩm cuối cùng của quá trình chuyển hoá được tốt hơn.

- Khi xoa bóp, da được cung cấp máu tốt hơn, đồng thời loại trừ những khả năng ứ đọng ở tĩnh mạch; sự chuyển động của bạch huyết cũng gia tăng, chẳng những tại chỗ mà còn ở vùng lân cận nữa.

- Giúp giải tỏa các tiêu cực tâm lý (stress, các cảm xúc tiêu cực, nóng giận, buồn, ghen…).

- Đối với gân: xoa bóp làm tăng tuần hoàn qua cơ nhờ đó gân được dinh dưỡng tốt hơn, làm gân mềm mại, tăng tính đàn hồi, tăng tầm hoạt động của khớp trong trường hợp co rút gân và dây chằng của khớp .

- Đối với khớp: tác dụng của xoa bóp khớp cũng được tăng cường dinh dưỡng bao hoạt dịch tăng tiết chất nhờn làm trơn ổ khớp.

- Đối với xương: tuần hoàn cơ được cải thiện khi xoa bóp làm xương được nuôi dưỡng tốt hơn, xoa bóp làm tan tụ máu cơ, chống kết dính các sợi cơ, gân trong chấn thương.

Như vậy, xoa bóp - bấm huyệt bàn chân có tác dụng rất lớn đối với sức khỏe, không chỉ mang lại cảm giác thư giãn mà còn tác động đến toàn bộ cơ thể qua hệ thống kinh lạc, huyệt vị, các đường phản xạ...