11/08/2022

Kẻ đạo đức giả thường nói 3 câu này, nên cận thận các bạn nhé

 Nhìn và ngẫm.


 Thái Căn Đàm có câu: ‘Kết giao với người, thà lúc đầu khó gần gũi, còn hơn về sau xa cách’. Vì vậy, khi chọn người nào để kết giao, nhất định cần phải xem kỹ tính cách của người kia.

Những người có tính xấu thể hiện rõ nhất qua lời ăn tiếng nói. Con người càng đạo đức giả càng thích nói những lời sau, nếu gặp thì không nên kết giao, nhất định cần tránh xa.

 

1. "Tôi biết nó sẽ như thế này từ lâu rồi"

Người xưa nói: Giúp người đúng lúc, chớ nói vuốt đuôi

Giang tay khi người khác gặp khó khăn luôn tốt hơn những lời vô ích sau khi sự việc trôi qua.

Kết giao bạn bè, chỉ có những người sẵn sàng giúp đỡ nhau mới là bạn bè thực sự.

Khi có chuyện gì xảy ra với bạn, họ sẽ đứng sang một bên để ý sự náo nhiệt, để ý chán rồi, họ sẽ đến “quan tâm” bằng cách đá thêm một cước.

Kỳ thực họ không có thực lực gì cả, chỉ là khua môi múa mép mà thôi.

Trong cuộc sống, bạn cần nhận ra loại người đạo đức giả này, đừng để anh ta trà trộn vào, nếu không, khi có vấn đề, trách nhiệm sẽ được đẩy về phía bạn.

Đối với những người thấy chuyện tốt thì kể công, gặp chuyện xấu thì trốn tránh trách nhiệm, thì hãy tránh họ xa xa.

Trong xã hội này, không có ai ngốc cả, chỉ là có những người nhìn thấu nhưng không nói mà thôi.

Những kẻ cơ hội thì sớm muộn gì bạn bè cũng tránh xa, kẻ chỉ thích cao giọng nói suông cũng sẽ chẳng có ai dám giao phó tấm chân tình.

‘Tặng than khi tuyết rơi’ vĩnh viễn có giá trị hơn việc ‘thêu hoa lên gấm’, đối xử chân thành với nhau sẽ luôn được trân trọng hơn là đi ‘thêm dầu vào lửa’.

 

2. Người thích cao giọng, hứa hão: ‘Hôm khác đi’, ‘Nói sau đi’

Một nhà văn nói: "Sinh mệnh là một chiếc áo choàng lộng lẫy được bao phủ bởi những con rận."

Dù lớp lót có bị bong tróc đến đâu, vẫn luôn giữ cho bề ngoài luôn hào nhoáng.

Những người không xứng đáng là bạn thân thì hiếm khi đối xử chân thành với bạn. Họ luôn lợi dụng bạn dưới vỏ bọc bạn bè.

Trong cuộc sống, rất nhiều những câu như: ‘Hẹn một hôm khác’, ‘nói chuyện sau’, ‘hẹn gặp lại khi có thời gian’ ... Nhưng ‘hôm khác’ đó là hôm nào, lúc nào?

Lão Tử nói: "Con người nếu không tin thì không thể thể đứng vững, nghề nghiệp nếu không có niềm tin thì sẽ không hưng thịnh".

Kẻ đạo đức giả là “bề ngoài thơn thớt nói cười, mà trong nham hiểm giết người không dao”, lời nói không có giá trị, thái độ không chân thành, bạn coi họ như người của mình, nhưng anh ta lại coi bạn như kẻ ngốc.

‘Có việc thì tìm đến, không có việc thì không màng đến’, kết bạn với kiểu người này chẳng những không có chỗ tốt, ngược lại sẽ tổn hại lợi ích của bản thân.

Vì vậy, những người thực sự xứng đáng với tình bạn sâu sắc của bạn sẽ cố gắng đảm bảo rằng mọi lời nói đều xuất phát từ trái tim.

Những người thích cao giọng, nói chuyện hàm hồ, kỳ thực đều rất có kỹ năng giả vờ, đặc biệt đạo đức giả. Nếu bạn gặp, xin vui lòng rời xa càng sớm càng tốt!

 

3. Người thích nói những lời nịnh nọt, những lời tâng bốc: ‘Bạn nói thật là đúng’

Trong truyện ngụ ngôn của Krilov có câu chuyện "Con quạ và con cáo".

Chuyện kể về một con quạ ăn trộm được một miếng thịt, đang đứng trên cây nghỉ ngơi, bị một con cáo dưới gốc cây nhìn thấy. Cáo rất muốn lấy được miếng thịt đó từ miệng quạ, bèn đảo mắt khen quạ: “thân hình chắc khỏe, lông thật đẹp, nhưng phải biết kêu thì mới xứng là vua của các loài chim”!

Con quạ nghe xong vô cùng đắc ý, không thể chờ đợi được nữa, muốn thể hiện giọng hát của mình, liền cao hứng cất giọng.

Không ngờ vừa há miệng, miếng thịt rơi ra khỏi miệng.

Cáo thấy quạ mắc lừa thì nhanh chóng vồ lấy miếng thịt và chui vào hang.

Lúc còn nhỏ khi tôi đọc câu chuyện này, tôi chỉ nghĩ rằng con quạ quá viển vông, mất bình tĩnh khi gặp phải sự xu nịnh.

Đến khi lớn lên, tôi mới nhận ra rằng ai cũng thích nghe những lời khen, đó là điều dễ hiểu, nhưng khi gặp những người đang tâng bốc mình một cách mù quáng thì bạn phải cẩn thận.

Như Carnegie đã nói: "Lời tâng bốc lọt qua từ kẽ răng, còn lời khen ngợi đến từ trái tim."

Những người xu nịnh trước mặt thường một kiểu, sau lưng lại một kiểu, họ sẽ không thẳng thắn chỉ ra lỗi sai của bạn, thậm chí còn biện hộ cho những khuyết điểm của bạn, và khiến bạn đắc ý tự mãn.

Làm bạn với một người như vậy, bạn rất dễ rơi vào vòng luẩn quẩn cảm thấy hài lòng về bản thân mà không hề hay biết, để rồi lại phạm phải sai lầm.

Chúng ta thường nói rằng con người cần hiểu bản thân mình. Người khác khen ngợi thì cứ nghe, nhưng đừng tin điều đó là thật.

Những kẻ đạo đức giả đôi khi còn đáng sợ hơn những người phản đối.

Trong cuộc đời này, bạn gặp người như thế nào thì bạn sẽ trở thành người tương tự như thế.

Kết bạn với người có đức tính tốt sẽ tốt cho bạn cả đời; kết bạn với người xấu tính, bạn có thể dễ dàng bị lừa dối, bị lợi dụng, thậm chí bị tổn thương.

Người đáng tin cậy, nói chuyện thường chân thành, làm mọi việc đều có lời giải thích, mọi việc đều lợi lạc, sự sự đều có hồi âm.

Kẻ đạo đức giả, nói chuyện thường có sự tính toán, mặc dù lời nói nghe có vẻ dễ nghe, nhưng đó không phải là lời chân thành.

Mặt khác, những kẻ đạo đức giả nói chuyện thường chủ động, lời nói khéo léo, nhưng họ không chân thành.

Vì vậy, bất kể bạn đang ở bên ai, đừng nghe những gì họ nói, hãy nhìn những gì họ làm.

Lời thề dù tốt đẹp đến đâu, nếu không được thực hiện thì cũng là lừa dối, lời hứa dù chân thành đến đâu mà không được thực hiện thì cũng là lừa gạt.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét