CHÙA KEO THÁI BÌNH
Hay còn gọp là chùa Keo Duy Nhất
Chùa Keo (tên chữ: Thần
Quang tự 神光寺) là một ngôi chùa ở xã Duy Nhất, huyện Vũ
Thư,
tỉnh Thái Bình, Việt
Nam.
Đây là một trong những ngôi chùa cổ ở Việt Nam được bảo tồn hầu như còn nguyên
vẹn kiến trúc 400 năm tuổi.
Tương truyền, nguyên thủy chùa do Thiền sư Dương Không Lộ xây dựng ở ven sông Hồng từ năm 1061 dưới thời Lý Thánh Tông, tại hương Giao Thủy, phủ Hà
Thanh (nay thuộc huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định).
Ban đầu, chùa có tên là Nghiêm
Quang tự, đến năm 1167 mới đổi thành Thần Quang tự. Vì Giao Thủy có
tên Nôm là Keo, nên ngôi chùa này cũng được gọi là chùa Keo.
Sau gần 500 năm tồn tại, năm 1611, nước sông Hồng lên to, làm ngập làng Giao Thủy, nơi
có chùa. Một bộ phận dân cư dời đi nơi khác, lập thành làng Hành Thiện, xây
dựng nên ngôi chùa Keo mới, thường được gọi là chùa Keo Dưới (Keo
Hạ) hay chùa Keo Hành Thiện (nay ở xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, Nam Định).
Một bộ phận dân cư dời sang tả ngạn sông Hồng, lập làng Dũng Nhuệ trên đất Thái Bình và cũng dựng lên một ngôi chùa, gọi là
chùa Keo Trên (Keo Thượng), chính là ngôi chùa Keo đang nói tới ở đây.
Công việc xây dựng ngôi chùa
Keo Thượng được bắt đầu từ năm 1630 và hoàn thành vào năm 1632 theo phong cách kiến trúc thời Lê, nhờ
sự vận động của bà Lại Thị Ngọc, vợ Tuần Thọ hầu Hoàng Nhân Dũng và Đông Cung
Vương phi Trịnh Thị Ngọc Thọ. Chùa do Cường Dũng hầu Nguyễn Văn Trụ vẽ kiểu,
phỏng theo kiến trúc của chùa Keo Hành Thiện. Sau khi xây dựng xong, chùa được
trùng tu nhiều lần, vào các năm 1689, 1707, 1941... Lần trùng tu năm 1941, có sự giúp đỡ của Trường Viễn Đông Bác Cổ Pháp.
Văn bia và địa bạ chùa Keo còn ghi lại diện
tích toàn khu kiến trúc chùa rộng khoảng 58.000 m², gồm nhiều ngôi nhà làm thành những cụm
kiến trúc khác nhau. Hiện nay toàn bộ kiến trúc chùa còn lại 17 công trình gồm
128 gian xây dựng theo kiểu "Nội công ngoại quốc".
Từ cột cờ bằng gỗ chò thẳng tắp cao 25 m ở ngoài cùng, đi qua một sân lát đá, khách sẽ đến tam quan ngoại, hồ sen,
tam quan nội với bộ cánh cửa, cao 2 m, rộng 2,6 m, chạm một ổ rồng với rồng mẹ
và rồng con, chầu mặt nguyệt. Nếu đôi cánh cửa ở chùa Phổ Minh tiêu biểu cho kiến trúc đời nhà Trần thì
đôi cánh cửa chùa Keo tiêu biểu cho kiến trúc đời nhà Lê.
Qua tam quan, đi tiếp vào chùa, gặp ở hai bên
24 gian hành lang là khách hành hương sắm lễ vào Chùa lễ Phật và lễ Thánh.
Đi đến phần chùa thờ Phật, gồm ba ngôi nhà nối vào nhau. Ngôi
nhà ở ngoài, gọi là chùa Hộ, ngôi nhà ở giữa gọi là ống muống và ngôi nhà trong
là Phật điện. Đặc biệt ở đây có tượng Thích Ca nhập Niết bàn, tượng Bồ Tát Quan Âm Chuẩn Đề đặt giữa tượng Văn Thù Bồ Tát và Phổ Hiền Bồ Tát. Toàn bộ khu thờ Phật của
Chùa Keo có gần 100 pho tượng.
Chùa ngoài thờ Phật, còn thờ Không Lộ - Lý Quốc Sư.
Toàn bộ công trình đều làm bằng gỗ lim và là
nơi được các nghệ nhân điêu khắc thời nhà Hậu Lê chạm khắc rất tinh xảo.
Sau khu thờ Phật là khu thờ thánh. Tại hội
chùa Keo, sau khi đã có những nghi lễ như mọi hội chùa khác, thì diễn ra trò
chơi kéo nứa lấy lửa, nấu xôi, nấu chè và nấu cơm chay để mang cúng Thánh. Phía
ngoài có một giếng nước. Thành giếng xếp bằng 36 cối đá thủng đã từng dùng giã gạo nuôi
thợ xây chùa từ xưa.
Đáng kể và tiêu biểu nhất ở đây là kiến trúc
tòa gác chuông chùa Keo. Gác chuông chùa Keo là một kiến trúc đẹp, cao 11,04 m,
có 3 tầng mái,kết cấu bằng những con sơn chồng lên nhau. Bộ khung gác chuông
làm bằng gỗ liên kết với nhau bằng mộng, nâng bổng 12 mái ngói với 12 đao loan
uốn cong dáng vẻ thanh thoát, nhẹ nhàng. Gác chuông được dựng trên một nền gạch
xây vuông vắn. Ở tầng một có treo một khánh
đá cao
1,20 m. Tầng hai có quả chuông đồng lớn đúc năm 1686 cao 1,30 m, đường kính 1 m. Hai quả
chuông nhỏ treo ở tầng ba và tầng thượng cao 0,62 m, đường kính 0,69 m đều được
đúc năm 1796.
Hai hành lang chạy dài từ chùa Hộ nối với nhà
tổ và nhà trai sát gác chuông, bao quanh toàn bộ chùa.
Đến thăm chùa, ta có thể nhìn thấy những đồ
thờ quý giá tương truyền là đồ dùng của Thiền sư Không Lộ như bộ tràng hạt bằng ngà,
một bình vôi to và ba vỏ ốc lóng lánh như dát vàng mà
tương truyền rằng chính do Không Lộ nhặt được thuở còn làm nghề đánh cá và giữ
làm chén uống nước trong những năm tháng tu hành.
Trải qua gần 400 năm tu bổ, tôn tạo, chùa Keo
vẫn giữ nguyên bản sắc kiến trúc độc đáo của mình. Gác chuông với bộ mái kết
cấu gần 100 đàn đầu voi là viên ngọc quý trong gia tài kiến trúc Việt Nam. Bộ cánh
cửa chạm rồng là bộ cửa độc đáo của cả nước. Chùa còn bảo lưu được hàng trăm
tượng Pháp và đồ tế thời Lê. Có thể nói Chùa Keo là một bảo tàng nghệ thuật đầu thế kỷ 17, với nhiều kiệt tác đặc sắc.
Hằng năm vào ngày mùng 4 tháng giêng Âm lịch, nhân dân làng Keo lại mở hội xuân
ngay ở ngôi chùa mang tên làng.
Hơn chín tháng sau, vào các ngày 13, 14, 15
tháng 9 Âm lịch, chùa Keo lại mở hội mùa thu. Đây là hội chính, kỷ niệm 100
ngày Thiền sư Không Lộ (1016-1094),
người sáng lập ngôi chùa, qua đời (ngày 3 tháng 6 Âm lịch).
Trong ngày hội, người ta tổ chức lễ rước kiệu,
hương án, long đình, thuyền rồng và tiểu đỉnh. Trong chùa thì có cuộc thi diễn
xướng về đề tài lục cúng: hương, đăng, hoa, trà, quả, thực, thật sinh động.
Có câu ca dao về hội chùa Keo:
Dù cho cha đánh mẹ treo,
Em không bỏ hội chùa Keo hôm
rằm.
Chùa keo Duy
nhất là ngôi chùa cổ lớn nhất Việt Nam cho đến đầu thế kỷ 21, tính về
số gian: 17 tòa, 128 gian trên diện tích 5,8ha. Chùa có kiến trúc cao rộng chứ
không thấp, tối như nhiều chùa cổ khác. Vì thế những tòa chính điện to bằng cỡ
những tòa đại đình.
Chùa cũng có những chạm khắc
tinh xảo và giàu sức sống. Chùa nằm ở cạnh đê sông Hồng, xung quanh là ba bốn
nhà thờ. Chùa có lớp lang theo lối tiền Phật hậu Thánh, thờ Sư Không Lộ (Nguyễn
Minh Không), ông tổ nghề đúc đồng Việt Nam.
Tam quan nội, chùa có hai tam quan, bên ngoài là một tòa kiểu chữ nhất mái cong không xây tường bao. Tam quan nội có vẻ đẹp bình dị, lại gần thì rất xinh xắn do tỉ lệ cân đối. Sinh viên kiến trúc khi học môn cơ sở kiến trúc có một bài vẽ mặt bên tam quan này. Hai bên tam quan còn có hai cửa ngách xây bằng gạch
Cánh cửa tam quan nội, đây có lẽ là cánh cửa đẹp nhất trong số các cánh cửa kiến trúc cổ Việt Nam. Chủ đề chính chỉ là hai con rồng nhưng những trang trí lửa hóa long, sóng nước và vân mây sinh động làm cho tấm gỗ như gấm. Thêm vào nữa là cánh cửa khá lớn (cao 2m), mặc dù nhìn từ xa thì tòa tam quan không lớn lắm. Cánh cửa này gần đây được đền Đô copy lại làm cửa tam quan mới.
Sau tam quan nội là đến một bãi rộng, rồi đến tiền đường. Tòa nhà năm gian hai chái to như cái đình, hai bên là giải vũ. Vẻ nhịp nhàng và hoàn thiện của các tòa nhà khiến chùa Keo trông rất bõ công để thăm viếng.
Hai tấm bia ở hai bên tòa tiền đường là hai tấm bia tuyệt đẹp với chạm khắc lộng lẫy cả bốn diện. Đặc biệt, bia đứng trên những cánh sen xếp lớp thay vì rùa.
Trên mỗi cánh sen lại có hoa văn tinh xảo, thời gian làm mòn đi nhiều nhưng vẫn thấy vẻ tuyệt tác.
Tòa trung đường lại theo lối không có mái đao mà hai đầu hồi lại có giá kèo hai tầng (gọi là giá roi). Những chống chéo ở đây có lẽ làm cho hệ bảy hiên vuông góc đỡ cứng. Chú ý là ngày xưa dùng đinh sắt có mũ hình bông hoa thị (những cái đinh đóng ván gỗ diềm đầu hồi). Công trình vừa mộc mạc nhưng lại "ăn chơi" - những chỗ "mềm" của kết cấu gỗ đều có trang trí chạm khắc. Trong khi đó, song cửa đơn giản với hàng song đan mau và vách bưng ván lụa âm dương. Vì thế vẻ đẹp có sự tự hào của kẻ biết chơi.
Những cái chống chéo rất công phu, và những tầng tầng lớp lớp khối gỗ kê lên nhau cho thấy dựng được cái mái này là cả một nghệ thuật. Vì những khối gỗ khá to, chứ không chẻ nhỏ như mái của Tàu. Nhìn lại gần mới thấy những song cửa cũng không vuông đơn thuần: ở đoạn giữa, chúng được bào vát lượn góc cho nhỏ lại.
Tòa thiêu hương, kiến trúc cổ nằm giữa cây xanh nên mang vẻ rất thanh nhàn. Tổ hợp trang trí trên mái nhuần nhuyễn và buông mảng lớn cho diện mái và tường vách gỗ bên dưới.
Tiếc là không còn lưu đủ ảnh để làm ví dụ, nhưng ở trong chùa có những góc nhỏ xinh thế này. Không hoa mỹ bằng Bút Tháp nhưng có cái vẻ khỏe mạnh của nét đơn giản.
Không Lộ thiền sư sinh năm 1065, là Quốc sư nhà Lý. Nhiều nơi thờ, trong đó có đền Lý Triều Quốc Sư ở phố Lý Quốc Sư và chùa Thần Quang, Ngũ Xã, Hà Nội. Chùa Thần Quang này có pho tượng đồng A Di Đà to nhất VN, cao 4m, nặng 12,3 tấn. Làng Ngũ Xã trước đây nổi danh đúc đồng, giờ thường người ta phải về Đồng Xâm, Thái Bình để đúc. Ai nghe bài Nắng ấm quê hươngcủa Vũ Thanh chắc cũng biết câu: Cho anh về quê mình, cùng làm lúa cùng trồng đay, cùng dệt cói cùng đan mây. Tay em chạm vàng, tay em khảm bạc, làm giàu cho quê hương, Thái Bình ta đó, mà lòng anh yêu thương... Làm giàu thật. Đúc chuông bây giờ đang cực đắt hàng. Mỗi quả chuông cao 70cm có giá chừng chục triệu. Còn loại khổng lồ đua nhau lớn nhất VN thì khỏi nói. Nhưng quan trọng là đúc xong, đánh phải kêu.
Cũng tượng La Hán, nhưng ở chùa Keo có vẻ không sôi động lắm. Trông ông kia mới chán đời chứ.
Gác chuông chùa Keo được xem như điểm nhấn của quần thể, đóng lại không gian chung. Những kết cấu gỗ chồng rường dưới mái có ảnh hưởng của kiến trúc Trung Quốc, Nhật Bản, nhưng ở đây các đầu dư thưa hơn, tạo thành các cụm. Độ cong của mái đao vẫn là kiểu Việt Nam, cong nhờ tầu mái và ở phần giữa vẫn dốc đều chứ không cong toàn bộ như hai nước kia. Những đầu dư vươn ra cũng tranh thủ uốn cong, làm cho các góc giao nhau như bông hoa nở. Chùa Bối Khê cũng có gian hậu cung kết cấu mái chồng rường giống thế này. Nhưng gác chuông chùa Keo với độ cao của nó thì chưa có chùa nào gây ấn tượng bằng. Thêm nữa, trang trí chạm khắc gỗ rất hoa mỹ mà không sơn phết khiến kiến trúc này tựa như một công trình điêu khắc từ một khối thô mộc - những ai hâm mộ kiến trúc thô mộc và biểu hiện sẽ kết loại này.
Hai bức ảnh này chụp hồi năm 2006, khi đó người ta đang sửa. Những công phu thế này phản ánh một đặc điểm của người Việt xưa: những gì đẹp đẽ tài hoa đều chỉ nhỏ xinh và vừa vặn. Tôi khó lòng tin rằng những tính từ mô tả "cao vài trăm trượng tới mây xanh", "tháp ngọc lưu ly, cung vàng điện ngọc san sát" là tả thứ có thực hoặc đẹp hơn thế này. Dễ hiểu bởi vì kết cấu gỗ phụ thuộc cây gỗ, vốn cũng chỉ dựng được những tòa đại đình vài gian hàng ngang là kịch kim, cũng như chiều cao hai ba tầng là hiếm hoi thấy xuất hiện. Thêm nữa, gần như thế kỷ nào cũng có loạn lạc, chiến tranh, con người không thể yên ổn mà làm nổi những gì to lớn hơn cái đã có. Cửu Trùng Đài với Vũ Như Tô là một câu chuyện đáng buồn cho tham vọng của người Việt.
Kết cấu gỗ ghép khít vào nhau, nhưng vì thế mà trong lòng gác chuông khá tối và thấp. Người ta đã trùng tu dùng ngói chiếu có hình ngôi sao - là ngói bây giờ. Sao không dùng cái ngói nào có hình hoa gì mà lại là ngôi sao, tân kỳ thế?
Nhiều người thắc mắc: đã mất công làm gác chuông đẹp thế mà sao bên trong lại chật, thấp và cầu thang khó leo thế. Chú ý là đến con kê thanh xà treo chuông ở dưới cũng chạm hoa văn. Rất trau chuốt.
Gác có hai quả chuông, qủa chuông to và dáng hơi khum này có hẳn một bài minh dài. Chuông cao phải đến 2,5m (so sánh với chân người mặc quần bò bên dưới).
Trên tầng 3. Rất thấp nên chỉ có thể ngồi khom khom. Qủa chuông này nhỏ hơn.
Phía sau gác chuông, là khu vực nhà Tổ và nơi ở của sư sãi. Những công trình này mới xây, hoàn toàn không có gì đáng kể so với những gì phía trước.