31/03/2015

VÀI ẤN QUYẾT THÔNG THƯỜNG TRONG HÌNH TƯỢNG PHẬT GIÁO

VÀI ẤN QUYẾT THÔNG THƯỜNG 
TRONG HÌNH TƯỢNG PHẬT GIÁO
Bài và ảnh Võ Quang Yến
Đóa hoa lòng kính dâng đấng Từ Thân
Mùa Phật Đản muôn vạn lần như một.Tôn Nữ Hỷ Khương
Trong nhiều thế kỷ, nghệ thuật Phật giáo không trình bày đức Phật qua hình dáng con người mà biểu thị Ngài qua hình thức một chiếc lọng, một cái ngôi, một vết chân hay con ngựa của Ngài. Qua đầu Công nguyên, phong cách Hy-Ấn Gandhara và những trường phái điêu khắc Ấn Độ cùng lúc thực hiện những hình tượng Ngài cũng như những vị Bồ Tát qua nhiều bộ điệu khác nhau với những cử chỉ được xếp thành quy tắc. Những mudra mà người Tàu gọi là yin, người Nhật in-zô, ta dùng chữ ấnthủ ấn, hay thành ngữ ấn quyết, tiêu biểu cho quyền lực và hiện hình thần thánh. Thật ra, những cử chỉ nầy đã có từ trước vừa trong tranh ảnh Ấn giáo, vừa trong kỹ thuật du già hay yoga, được xem như là một phương pháp giải thoát, nghĩa là chúng không thuộc về một tôn giáo nào. Người ta thường gặp chúng trong những tranh vẽ, những hình tượng điêu khắc cũng như trong những cuộc hành lễ tinh thần, thờ cúng, nghi lễ, định tâm. Được những giáo sĩ thời kỳ vệ đà sử dụng trong lúc tụng niệm những bài kinh thiêng, những cử chỉ nầy đã phát triển, biến dạng rất nhiều trong Phật giáo bí truyền Nhật Bản. Đối với nhiều người, các kiểu đứng, ngồi, bắt tay, xếp chân của các tuợng Phật, các vị BồTát, La Hán đều là ấn. Trong nghi lể Mật giáo Ấn Độ, những hình vẽ bằng đầu ngón tay, ta gọi là bắt ấn, có công năng thần diệu, giúp phần định tâm, còn gọi sự hỗ trợ của chư Phật, Bồ Tát. Trong nghệ thuật nhảy múa Ấn Độ, những cử chỉ nầy được khai thác thành "ngôn ngữ tượng trưng", một ngôn ngữ những dấu hiệu thực hiện chẳng hạn trong kỹ thuật tường kể một sự tích, nay được truyền bá ra mọi nơi. Cũng dễ hiểu khi biết Ấn Độ là một nước có một cuộc tiến hóa tinh thần lâu ngày, một khả năng dồi dào sáng tạo, phối hợp, xuất cảng những giáo huấn đạo lý, những phương thức tín ngưỡng và những biểu thức các tín ngưỡng ấy. Những người thực hành yoga (gọi là yogin) thường hay dùng vị trí những ngón tay để kèm theo hay để động viên sự tập luyện định tâm của mình. Ngày nay những mudra gọi là định tâm trong các tranh vẽ hay hình tượng Phật giáo cũng như Ấn giáo chỉ rõ yoga đã có ảnh hưởng nhiều lên những biểu tượng nầy. Những bài tụng ca vệ đà luôn còn được kèm theo những động tác ngón tay vô cùng phức tạp nhưng rất chính xác. Ấn quyết có thể xem như là quyền lực ban cấp cho bàn tay để gắn chặt tác động nghi lễ.
Phật Đường Khuông Việt
Orsay (miền nam Paris)
Mudra thường được ghép đôi với mantra, một thể thức cầu khấn. Trong khuôn khổ một nghi lễ, người giáo sĩ vừa đọc một mantra vừa xác định một vị trí cho bàn tay, vị trí có thể thay đổi tùy theo chữ, theo câu hay âm vang của giọng đọc. Từ thuở vệ đà, không phải ai cũng có quyền sử dụng mudra và không phải ở đâu cũng thực hiện mudra đuợc. Mudra như vậy đã xác minh giáo sĩ là người có quyền hạn nắm giữ kiến thức và quyền hành. Quyền hành chứa đựng trong mantra rất nguy hiểm trong tay những người chưa thành thạo vì mọi sai lầm trong việc sử dụng sẽ làm rối loạn trật tự thế giới, phá hại mùa màng, khởi động thiên tai, đói khổ, chiến tranh. Ta hiểu vì sao những chức vụ đạo giáo thường được dành cho một giới tinh hoa và ở Ấn Độ, những giáo sĩ Bà La Môn luôn kiếm cách giữ độc quyền. Rút cuộc, cuộc hỗn hợp mudra va mantra bao hàm một đặc tính thần diệu mà việc sử dụng có tính chất mã hóa chỉ dành cho những giáo sĩ, dân chúng có quyền hưởng thụ mà không cần thấu hiểu ý nghĩa sâu xa. Mudra còn quan trọng hơn khi thấy nó có liên quan đến y khoa, gắn liền với sức sống. Trong môn yoga, nếu mudra được xem là chỉ định cả những tư thế thân thể, tập luyện hô hấp hay, nói chung, tất cả những vận động vận dụng mọi phần tử của cơ thể, như vậy vị trí của tay chỉ là một phần nhỏ. Tuy nhiên có trường phái tin bàn tay là một vùng phản xạ tương đương với một phần cơ thể và óc não, như vậy bàn tay là tấm gương của cơ thể và tâm thần. Đi xa hơn, mudra ngón tay liên hệ với một tư thế thì lại còn tăng cường hiệu lực.
Trong nghệ thuật Phật giáo, mudra trước tiên được dùng để tỏ rõ những cử chỉ của đức Phật. Nó được xem như là một từ vựng tượng trưng, dễ hiểu cho dân chúng nhưng phù hợp với những quy tắc đã được công nhận. Nó thay thế những văn bản không thông dụng trong đại chúng, không phải ai cũng có và đọc được. Cốt yếu nhất là nó biểu đạt một khái niệm tôn giáo. Thật vậy mỗi một lời nói, mỗi một cử chỉ của đức Phật là một chỉ đạo tinh thần, vạch ra một quan hệ giữa con người. Khi sử dụng mudra trong các cuôc tập luyện tinh thần định tâm hay tập trung, các tu sĩ mong ước sáng tạo những hoạt lực đồng thời kêu gọi thần linh. Vì vậy họ thường dùng mudra trong sự thực hành nghi lễ thờ phụng, khẩn cầu. Khi gần đến chính giác muốn đạt, những jogin thường có một vị trí chính xác các bàn tay. Ngược lại, nhìn vị trí bàn tay, người ta có thể suy đoán trạng thái của người jogin. Theo người Nhật trong trường phái shingon, có tiếng là sử dụng nhiều mudra và dưới nhiều thể dạng, không phải bàn tay gợi lên thái độ của đức Phật mà chính đức Phật đã được tượng trưng ngay trong bàn tay. Trình bày riêng biệt, mỗi mudra nhắc lại một lúc nào đó trong đời đức Phật hay chứng nhận một khái niệm đạo giáo. Trình bày trên hình tượng đức Phật hay một vị Bồ Tát, mudra chỉ định bản sắc, phẩm chất, quyền lực của nhân vật. Ngoại trừ Hiệp chưởng ấn Anjali-mudra khi cầu nguyện, những trường phái phương Nam thường sử dụng rất giới hạn vài ấn quyết như Thiền ấn Dhyana (hay Samadhi)-mudra, Địa xúc ấn Bhumisparsha-mudra, Chuyển pháp luân ấn Dharmacakra-mudra, Vô úy ấn Abhaya-mudra, Thí nguyện ân Varada-mudra, Giáo hóa ấn Vitarka-mudra trong hình tượng đức Phật. Những trường phái phương Bắc trái lại, ngoài những ấn quyết Ấn Độ, phát triển rộng rãi những mudra trong các giáo phái Tây Tạng, Nhật Bản, Trung Quốc. Sau đây chỉ xin bàn đến vài ấn quyết thông thường, mỗi ấn quyết hai ảnh, một Việt Nam, một nước ngoài phần lớn chụp ở viện Bảo tàng Guimet.
Giáo hóa
ấn
Chuyển pháp
luân
Thí nguyện
ấn
Vô úy
ấn
Địa xúc
ấn
Hiệp chưởng
ấn
Thiền ấn
  Hính trích Dictionnaire encyclopédique du Bouddhisme

 Khi đức Phật tập trung tư tưởng đi đến Giác ngộ, Ngài ngồi xếp bằng Padmasana, hai tay đặt trước bụng, ngón tay duỗi thẳng, những ngón tay trái đặt trên những ngón tay mặt, hai ngón cái chạm nhau, gan bàn tay ngửa lên trên, có khi bắt chéo thành góc 45 độ, là một mudra rất thông dụng ở Đông Nam Á, được gọi là Thiền ấn Dhyana-mudra (hay Samadhi-mudra), có thể bắt nguồn từ trường phái nghệ thuật Gandhara hay từ triều Ngụy bên Trung Quốc. Trong mudra nầy, hai ngón cái có thể tách rời các ngón khác để chạm vào nhau làm thành một hình tam giác thần bí, biểu tưởng Tam Bảo Phật Pháp Tăng hay, theo nhiều môn phái bí truyền, ngọn lửa thần bí thiêu hủy mọi ô nhiễm. Được đặc biệt sử dụng trong hình tượng đức A Di Đà, ấn quyết nầy cũng được dùng trong hình tượng Bhaishajyaguru tức đức Dược sư Phật. Ở bên Nhật nó mang tên Yakushi Nyorai và người ta đặt thêm trên hai tay một cái chén. Không có ở Ấn Độ, ít ở Trung Quốc nhưng rất nhiều ở Nhật Bản là một cách trình bày Thiền ấn khác : hai tay rời khỏi thân, dang thẳng đứng lên ngang ngực, hai ngón cái có thể dính với hai ngón chỉ (vị trí cao Jobon), hai ngón giữa (vị trí vừa Chubon) hay hai ngón nhẫn (vị trí thấp Gebon). Mudra nầy dành cho đức A Di Đà Amitabha, bên Nhật Bản mang tên Amida Jô-in, trình bày định tâm, giáo huấn, đón tiếp vào cõi Tây phương Cực lạc. Theo truyền thống, Thiền ấn là mudra của đức Phật khi ngồi nhập định dưới gốc cây bồ đề, say sưa trong cuộc thiền định sâu đậm để cố tìm nguồn gốc sự đau khổ trên đời và phương cách chấm dứt : đây là tư thế của những yogin trước kia, khi thực hành một thăng bằng hoàn hảo giữa suy nghĩ, bình tâm, thư thái trong những tác động tập trung tư tưởng.
Chùa Bút Tháp - Hà Bắc
Bayon - Cao Mên (Vbt Guimet)
Thiền ấn
Dưới gốc cây bồ đề, đức Phật quyết ngồi cho đến lúc tìm ra được phương cách hủy bỏ mọi đau đớn trên đời nầy nên khi đạt đến đích, Ngài viện đất làm chứng những công đức mà Ngài đã tích lũy từ nhiều tiền thân. Địa xúc ấn Bhumisparsha-mudra, biểu tượng một lòng tin và một giải quyết không lay chuyển được, là điển hình những biểu thị đức Phật Thích Ca Mâu Ni và đức Bất động Phật Akshobhya. Ngài ngồi xếp bằng Padmasana, tay mặt đặt trên đầu gối mặt, đầu những ngón tay duỗi ra đụng đất, có khi chỉ ngón chỉ, tay trái đặt trên đùi trái, gan bàn tay hướng lên trên. Có nhiều hình tượng bên Nhật Bản trình bày bàn tay mặt đặt lên mặt đất, gan tay hướng xuống dưới và được gọi Anzan-in tức là bình định núi non, hay Anchin-in nghĩa là bình định trái đất. Người ta thường giải thích đức Phật lấy tính kiên quyết để viện đất làm chứng. Cũng có thể hiểu khi được thỉnh cầu, đất đã gởi một đạo quân thiên thần để diệt trừ những quỷ sứ của Mara, vậy thì đây là một mudra chinh phục quỉ sứ. Trong vài hình tượng bí truyền, đức Vô Động Phật Akshobhya đụng đất với tay mặt nhưng tay trái vắt một vạt áo lên ngang ngực. Ở Hàn Quốc vì ngộ nhận nên cũng thấy có trình bày đức A Di Đà Amitabha với mudra nầy. Không có ảnh Việt Nam vì tôi không tìm thấy. 

Ayuthaya - Thái Lan
Mandalay - Miến Điện (Vbt Guimet)
Địa xúc ấn
Khi Ngài đưa hai tay lên ngang ngực, gan tay trái hướng ra trước, gan tay mặt hướng lên trên, những ngón tay xòe ra gần đụng tay kia, đấy là lúc đức Phật Thích Ca Mâu Ni thuyết pháp trong Chuyển pháp luân ấn Dharmacakra-mudra. Ấn quyết nầy nhiều nơi được thay đổi ít nhiều. Ở Ajanta bên Ấn Độ, hai tay xa hẵn nhau và các ngón không đụng nhau. Trong phong cách Gandhara, tay mặt nắm thành quả đấm trùm lên toàn bộ các ngón tay trái. Trong các tranh tường ở chùa Horyu-ji bên Nhật Bản, tay mặt được đặt lên trên tay trái. Còn có một dị bản nữa, hiếm hơn, là hai gan tay hướng ra ngoài, những ngón tay quấn vào nhau, đụng nhau ở đốt cuối. Khi thể hiện mudra gọi là mặt trời nầy, đức Phật được xem như đức Chuyển Luân Vương Chakravartin, chúa tể một thế lực toàn năng, đang quay bánh xe mặt trời, vận dụng giáo huấn trong sáng làm tiêu tan mọi bóng tối của ngu muội. Hai tay của Ngài làm thành hai vòng tròn thần bí, tiêu biểu cho hai bánh một chiếc xe. Hai ngón tay cái hợp lại với nhau là trục xe chống đỡ hai bánh xe tượng trưng hai mặt cốt yếu vật chất và tinh thần luôn luôn bền chặt liên kết và vĩnh viễn chuyển động. Nói cho đúng, trong những sách xưa bên Ấn Độ, bánh xe và hoa sen đã được dùng để trình bày bản thân đức Phật. Hoa sen được xem như một bánh xe mà tám cánh thể hiện Bát Chính Đạo. Đối với người Phật tử, Chuyển pháp luân ấn còn là một thời điểm rất quan trọng trong đời sống đức Phật, lúc Ngài thuyết pháp lần đầu tiên trong vườn những linh dương tức Lộc Uyển ở Sarnath. Thường chỉ có mudra nầy trên hình tượng đức Phật Gautama và ở Ấn Độ trên hình tượng đức Di Lặc Maitreya ngồi để thỏng hai chân phía trước (kiểu Bhadrasana), ở Nhật Bản trên hình tượng đức A Di Đà Amitabha. 

Chùa Liên Phái - Hà Nội
Tây Tạng (Vbt Guimet)
Chuyển pháp luân ấn
Khi đức Phật muốn biểu lộ yên vui, nhân từ, bảo vệ, đừng sợ hãi, Ngài giơ tay mặt lên ngang vai, cánh tay gập lại, gan tay hướng về trước, những ngón tay dính nhau, còn tay trái thi thả lỏng xuống theo cơ thể. Trong các trường phái phương Nam, ở Thái Lan và nhất là ở bên Lào, Vô úy ấn Abhaya-mudra nầy thường liên kết với điệu bộ của đức Phật đứng hay, đúng hơn, đang từ Cõi trời Đâu suất Tusita xuống. Ở Đông Nam Á, thường thấy một thay đổi là cả hai tay đều giơ lên hai bên ngực hay, ít hơn, tay mặt như trên nhưng giơ lên ngang đầu. Ở Nhật Bản, nhiều tu sĩ nhận xét có khi ngón cả tay mặt được nâng lên phía trước, đây là một nhân vật thuộc môn phái Shingon. Mudra dễ hiểu nầy phát xuất từ một cử chỉ tự nhiên vì giơ tay không có khí giới tỏ ra một tín hiệu hòa bình nếu không là thân mật. Nhưng từ thời thượng cổ, ấn quyết nầy cũng đã được dùng để khẳng định quyền lực như những vua La Mã thường làm để vừa ấn định quy tắc vừa đem lại hòa bình. Trong sách Phật có viết lại chuyện đức Phật trước một con voi hung dữ liền giơ tay như ấn quyết nầy để cản lại voi, như vậy mudra không chỉ có ý nghĩa làm dịu mà còn gợi lên ý tưởng không sợ, đem lại yên tĩnh cho những người xung quanh. Trong nghệ thuật Gandhara và sau nầy ở Trung Quốc, vào thời đại các nhà Ngụy, Tùy vào các thế kỷ 4-6, mudra nầy được dùng để diễn tả động tác thuyết pháp. Ở các trường phái phương Bắc, trong hình tượng các vị thần thánh, đi đôi với ấn quyết nầy thường có một ấn quyết khác, thực hiện với tay trái hoặc như Thí nguyện ấn Varada-mudra, hoặc, vị trí ngồi, gan tay mặt hướng lên trên, làm thành một ấn quyết đôi Abhaya-Varada-mudra mà người Nhật gọi là Segan-semui-in. 

Chùa Dâu - Hà Bắc
Tu viện Kapica Patava-Pakistan 
(Vbt Guimet)
Vô úy ấn
Thí nguyện ấn Varada-mudra tượng trưng cho lòng trắc ẩn, từ thiện, thành thực, mà cũng là đón tiếp, dâng hiến, biếu tặng, Đây là ấn quyết sự hoàn thành ước nguyện chuyên tâm giải thoát nhân loại. Thực hiện phần lớn với tay trái, cánh tay hoặc thông xuống theo dọc cơ thể, gan tay mở ra hướng về phía trước, hoặc gập lại, gan tay hơi hướng lên trên, những ngón tay duỗi ra hay hơi co. Mudra nầy giống với Vô úy ấn Abhaya-mudra nhưng hai định hướng bàn tay khác nhau. Cũng thấy có vài hình tượng đức Phật hay vị Bồ Tát ở Nhật Bản sử dụng ấn quyết nầy với tay mặt. Trong các hình tượng đời Ngụy hay thời kỳ Asuka, những ngón tay lúc đầu cứng đờ, dần dần mềm dẻo ra, hai ngón giữa và ngón chỉ tách ra khỏi những ngón khác, có khi là ngón nhẫn hay ngón út như ở tượng Yakushi trong toà Kondo chùa Horyu-ji. Qua đời Đường, những ngón tay hết còn cứng đờ và ít nhiều uốn cong. Ở Ấn Độ, từ thời kỳ Gupta (thế kỷ 4-5), mudra nầy là đặc trưng các hình tượng Quán Thế Âm Avalokiteshvara. Sách Phật dẫn tích Quán Thế Âm trong cuộc thăm viếng ở cõi âm ti, đã cho nước chảy từ cánh tay thỏng xuống theo ấn quyết nầy để cứu sống những người đã chết. Mudra nầy ít được thấy một mình mà cặp đôi với một mudra khác như với Abhaya-mudra (Abhaya tay mặt, Varada tay trái) thường gặp ở Trung Quốc và Nhật Bản. Trong các ấn quyết đôi nầy, khi hai ngón tay cái đụng nhau, ở Nhật Bản mudra được gọi là An-i-in và có ý nghĩa làm nguôi, làm dịu. Mudra nầy thường bị lầm lẫn với Giáo hóa ấn Vitarka-mudra mặc dầu trong ấn quyết nầy tay trái không đặt trên đầu gối như ấn quyết kia. 
  

Chùa Dâu - Hà Bắc
Kyaunktawgyi - Mandalay Miến Điện 
(Vbt Guimet)
Thí nguyện ấn
Thật vậy, Giáo hóa ấn Vitarka-mudra giống vừa Abhaya-mudra vừa Varada-mudra, nhưng thực hiện với hay tai như trong ấn quyết đôi Abhaya-Varada-mudra, hai ngón cái đụng đầu hai ngón chỉ. Thường ấn quyết nầy tượng trưng cho một trong những kỳ thuyết giáo của đức Phật, kỳ bàn cải, biện luận. Ấn quyết cũng còn đuợc gọi biện minh ấn vì đây là lúc đức Phật giải thích giáo pháp, kiếm cách thuyết phục người chưa tin đạo. Bên Nhật Bản, mudra nầy được biến đổi. Khi ở bàn tay mặt ngón cái và ngón chỉ ghép với nhau, tay trái vén một vạt áo, người Nhật gọi ấn quyết nầy là Kesa-ken-in ; khi tay mặt đưa lên đến ngực, tay trái nắm vạt áo ngang đùi hay xê ra khỏi cơ thể thì là Nai-segan-in,... Bên Nhật Bản cũng như ở bên Trung Hoa, một biến thể của mudra nầy gọi là An-i-shoshu-in khi tay trái đặt theo Vitarka, tay trái theo Varada ngang háng ; khi tay mặt đặt theo Abhaya, tay trái Varada hay Vitarka mang một bình thuốc, mudra mang tên Yakushi-in được thực hiện trên hình tượng Dược sư Phật Bhaishajyaguru. Đặc biệt, bên Nhật Bản, hiếm nhưng cũng thấy có là ấn quyết dành cho hình tượng Thần Tài với ngón nhẫn ghép với ngón cái, gọi là Kichijo-in. Khi đầu hai ngón cái và ngón chỉ ghép với nhau thành hình tròn được xem là hoàn hảo tất nhiên bất diệt, phù hợp với Phật pháp. Bên Tây Tạng, với ngón tay cái ghép vào bất cứ một ngón nào khác, ấn quyết được những nữ thần Tara hay những vị Bồ Tát thực hiện. Cũng ở bên ấy, trong hình tượng những thần Yabyum, hai tay chéo nhau ở cổ tay, gan tay hướng về phía ngực, những ngón hơi xòe ra. Trong các môn phái bí truyền cũng như trong nghi lễ thờ phụng đức A Di Đà Amitabha, Giáo hóa ấn được dùng rất nhiều. Bên Nam Dương, trong tháp Borobudur, những hình tượng các đức Phật, trên lan can thứ năm quanh tầng vuông mandala, đều có tay mặt sử dụng Vitarka-mudra, tay trái đặt trên vạt áo, gan bàn tay hướng lên trên : ấn quyết nầy là đặc biệt của đức Bồ tát Phổ Hiền Samanthabhadra.
Chùa Láng - Hà Nội
Quan Yin - Trung Quốc (Vbt Guimet)
Giáo hóa ấn
Có một ấn quyết thông thường không khi nào các đức Phật được sắp cao nhất trong thứ bậc Phật giáo thực hiện, trong Đại thừa cũng như trong Tiểu thừa : hai tay chắp lại với nhau trước ngực như một người đang tụng niệm, đó là Hiệp chưởng ấn Anjali-mudra thường dành cho những người đọc kinh cầu nguyện. Rất thông dụng trong khắp Đông Nam Á khi kính cẩn chào hỏi, mudra nầy gợi lên một ý tưởng dâng hiến và nếu hai tay dang lên đến mặt thì là một cử chỉ tôn kính, sùng bái. Ấn quyết nầy cũng được thay đổi nhiều từ nước nầy qua nước nọ. Trong các môn phái bí truyền miền Bắc, người Nhật sử dụng Kongo-gassho-in tức là Vajra-Anjalikarma-mudra, thực hiện như Anjali-mudra nhưng những ngón cái chéo nhau, hai đầu ngón quấn vào nhau, hai cánh tay hơi dang ra đằng trước chứ không còn dính vào cơ thể. Trong những lễ phong chức, có thể chỉ hai ngón cái chéo nhau mà thôi. Ý nghĩa mudra nầy là hai tay tượng trưng cho hai phần mandala các thiên thần hay sự liên minh mật thiết giữa thế giới nhân loại (tay trái) và thế giới các đức Phật (tay mặt). Trong trường hợp đặc biệt hình tượng đức Quan Âm Fukukensaku, ấn quyết mang tên Ju-in được thực hiện với hai tay đặt mặt đối mặt, hơi xa nhau và nắm ở giữa một viên tinh thể. 

Chùa Bảo Quang - Huế
Kiyomigundera - Kyoto Nhật Bản
Hiệp chưởng ấn
Là một hiện tượng tôn giáo, văn hóa, trí thức, Phật giáo được truyền bá qua giáo dục, thực hành, nghệ thuật. Bắt nguồn từ Ấn Độ từ 5 thế kỷ trước Công nguyên, đạo Phật lan tỏa lên toàn miền bắc, phía tây đến Afghanistan, phía đông dọc theo con đường tơ lụa qua bắc Trung Quốc, rồi Hàn Quốc, Nhật Bản. Theo đường biển, đạo Phật được phổ biển qua Tích Lan, quần đảo Nam Dương, bán đảo Đông Dương rồi tiến lên nam Trung Quốc. Phật giáo như vậy vào khoảng đầu Công nguyên đã được truyền bá khắp Á châu. Cuộc tiếp xúc sống động với những truyền thống tín ngưỡng, với những nền văn hóa khác đã gây ra những biểu tượng đặc thù. Mặt khác, uy lực tinh thần và trí tuệ của những bậc truyền giáo qua nhiều thế kỷ cũng đã góp phần không ít vào những giáo huấn truyền đạt. Những cộng đồng Phật tử tất nhiên tập hợp quanh những giáo điều đã được đức Phật giảng dạy, đặc biệt quanh những quy ước tranh ảnh, những tượng trưng tiêu biểu cho giá trị Phật giáo giúp họ nhận danh những nhân vật cao siêu, những bậc thầy cao quý được xem là gương mẫu. Những mudra là những "cử chỉ thiêng liêng", "cử chỉ thần bí", "cử chỉ ma thuật" giúp tín đồ trong sự cảm nhận đức Phật. Phát xuất từ những cử chỉ tự nhiên, mudra dính liền với đời sống đức Phật, từ đấy trở thành tượng trưng một sự hướng dẫn tinh thần. Với ý nghĩa phát xuất từ nội dung lịch sử và tôn giáo đời sống đức Phật, được thực hiện qua những cử chỉ được quy tắc hóa (thể dạng bàn tay) theo một cú pháp (định hướng bàn tay), ấn quyết chứa đựng một giá trị truyền đạt đòi hỏi ở tín đồ một cảm tính trí tuệ trên nẻo đường dẫn con người đến thần linh.

Tìm Hiểu Bắt Ấn - Quyết

Ấn thường được thể hiện trong các tranh, tượng của nhiều nền văn hóa khác nhau. Đặc biệt khi nói đến khí công và tĩnh tọa, nhiều người thường liên tưởng ngay đến các vị đạo sư hoặc những nhà khí công ngồi thiền, hai tay bắt ấn! Tại sao phải bắt ấn? Phải chăng ấn chỉ liên quan đến những điều huyền bí, mê tín, không giải thích được? Bài viết sau đây sẽ đề cập đến ý nghĩa và tác động khí hóa của ấn trong việc luyện tập khí công và tĩnh tọa tự chữa bệnh.
Lương y Võ Hà

MỖI NGÓN TAY LÀ MỘT BIỂU TƯỢNG THU NHỎ CỦA CƠ THỂ




Án ma liệu pháp có lẽ là một hình thức trị bệnh tồn tại sớm nhất trong xã hội loài người. Liệu pháp này xuất phát từ những kinh nghiệm ngẫu nhiên day, ấn, bấm hoặc xoa bóp vào những vùng hoặc những điểm nhất định ở ngoài da để đạt được hiệu quả giảm đau trên những bộ phận ở xa hoặc sâu hơn trong cơ thể. Dần dần những nghiên cứu về hiệu ứng toàn tức sinh vật và phản xạ thần kinh đã làm sáng tỏ và phát triển thêm kinh nghiệm của người xưa. Những kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với quan điểm truyền thống về Thiên nhân tương ứng. Con người và vũ trụ là đồng thể. Con người là một vũ trụ thu nhỏ. Xa hơn, mỗi một bộ phận riêng biệt của cơ thể cũng lại là một tiểu vũ trụ có những điểm tương đồng, tương ứng với cái toàn thể của cơ thể *. Nổi bật nhất trong số những vùng phản xạ, những vũ trụ thu nhỏ là hai lòng bàn tay và cả những ngón tay, với các đầu ngón tay là cơ quan xúc giác chủ yếu, nơi tập hợp những đầu mút thần kinh vô cùng tinh tế và cũng là nơi khởi đầu


(Tĩnh huyệt) của những đường kinh Dương.

Có thể nói mỗi ngón tay đều có đầy đủ đặc tính của cả cơ thể. Đầu ngón tay ứng với phần đỉnh đầu. Phần dưới của các ngón, nơi tiếp giáp giữa ngón tay và bàn tay ứng với phần hạ bàn; Ba đốt ngón tay tính từ đầu ngón trở xuống lần lượt tương ứng với 3 phần thượng tiêu, trung tiêu và hạ tiêu của cơ thể. Do đó về mặt khí hóa, kết ấn hay bắt ấn là tác động vào đầu ngón tay, hoặc các gốc ngón tay cũng đồng nghĩa với kích hoạt những huyệt ở vùng đỉnh đầu hoặc vùng xương cùng, hai khu vực thu, xả và giao hòa giữa nội khí của cơ thể với thiên khí hoặc địa khí của vũ trụ bên ngoài.


MỘT SỐ HIỆU ỨNG KHÍ HÓA CỦA ẤN



Kích hoạt thăng giáng theo quy luật tự nhiên. Theo học thuyết kinh lạc của y học cổ truyền, các đường kinh Dương đi từ trên giáng xuống và các đường kinh Âm đi từ dưới thăng lên. Do đó khi cơ thể ở trong tình trạng thư giãn thích hợp, nếu tác động vào các đầu đường kinh thì kinh khí của các đường kinh sẽ lên hoặc xuống theo đúng quy luật của nó. Như vậy, khi ta ấn vào các đầu ngón tay là đã tác động trực tiếp vào Tĩnh huyệt của một đường kinh Dương và cả huyệt Bách hội ở đỉnh đầu - nơi tập hợp của các đường kinh Dương - nên có tác động giáng khí. Ngược lại, nếu ta tác động vào gốc các ngón tay sẽ kích hoạt hai huyệt Trường cường và Hội âm ở vùng xương cùng và các đường kinh Âm nên có tác dụng thăng khí. Y học cổ truyền cho rằng "thống tất bất thông, thông tất bất thống". Hơn nữa, nếu các kinh mạch thông suốt thì những tạng phủ tương ứng cũng hoạt động điều hòa và cơ thể khỏe mạnh. Do đó, tác động thăng giáng luân lưu ở các đường kinh có ý nghĩa rất quan trọng trong việc dưỡng sinh và chữa bệnh.


Thiên Bệnh lý của Nội kinh có ghi "trăm bệnh sinh ra đều do nơi khí”. Đặc biệt là ở thời đại ngày nay, tính cạnh tranh cao và nhịp sống quá nhanh khiến con người thường xuyên phải lo lắng, căng thẳng. Chính những cảm xúc âm tính dai dẳng đã dẫn đến khí uất, khí nghịch - là đầu mối của nhiều thứ bệnh. Trong điều kiện này, nhất là ở giai đoạn đầu khi bệnh còn chưa gây ra những tổn thương thực thể thì chỉ cần điều hòa khí hóa, cân bằng âm dương, làm cho dương giáng, âm thăng, giải tỏa tình trạng khí uất, khí nghịch là đủ để phục hồi sức khỏe. Trong những trường hợp này, thư giãn và bắt ấn có lẽ là phương pháp nhanh, hiệu quả và thuận tự nhiên nhất trong việc tái lập tình trạng khí hóa bình thường.


Khai mở một huyệt vị, khai thông một đường kinh, tăng cường nội khí.


Y học truyền thống và khí công cổ đại đều cho rằng con người và vũ trụ thăng giáng, giao hòa thông qua hô hấp "hô tiếp thiên căn, hấp thu địa khí”. Sự giao hòa này diễn ra chủ yếu ở hai khu vực đỉnh đầu và xương cùng. Khi ta tác động vào đầu ngón tay và gốc ngón tay cũng là gián tiếp kích hoạt sự thu, xả ở những huyệt tương ứng như Bách hội ở đỉnh đầu, Hội âm và Trường cường ở vùng xương cùng. Sự kích hoạt của ấn có tác dụng lợi dụng thiên khí và địa khí làm mạnh dòng chảy của kinh mạch, qua đó có thể khai thông một đường kinh, một huyệt vị hoặc tăng cường nội khí trong cơ thể. Ngoài ra khi Nhâm Đốc đã được thông, động tác bắt ấn mỗi lần tập sẽ rút ngắn thời gian sinh khí và tăng cường chân khí để sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau.


NHỮNG ĐỐI ỨNG KHÁC NHAU GIỮA NAM VÀ NỮ TRÊN LÒNG BÀN TAY



Do những dị biệt về tính âm dương giữa nam và nữ, nam thuộc dương và nữ thuộc âm, nên vị trí tương ứng giữa hai huyệt Trường cường và Hội âm trên hai bàn tay phải và trái cũng tương phản nhau.


Ở nam, thiên khí từ đỉnh đầu qua nửa bên phải cơ thể xuống chân phải, địa khí theo chân trái đi lên, qua nửa bên trái cơ thể chạy lên đầu. Phần gốc các ngón tay thuộc tay trái ứng với huyệt Trường cường, phần gốc các ngón tay thuộc tay phải ứng với Hội âm. Ở nữ, thiên khí từ đỉnh đầu qua nửa bên trái cơ thể xuống chân trái, địa khí theo chân phải qua nửa bên phải cơ thể chạy lên đầu. Phần gốc các ngón tay thuộc tay phải của người nữ ứng với huyệt Trường cường, phần gốc các ngón tay trái ứng với huyệt Hội âm.


Sự khác biệt trên cần được lưu ý để không tác động nhầm lẫn vào Trường cường. Trường cường là gốc của chân Hỏa, chỉ được kích hoạt khi cần thiết và có giới hạn. Trường cường chỉ nên được khai mở và phát triển đồng bộ với sự phát triển của Nhâm Đốc và hệ kinh mạch chung. Trên thực tế, khi Nhâm Đốc đã được khai thông, chỉ cần tác động vào các đầu ngón tay, thiên khí sẽ tràn xuống theo mạch Nhâm. Khi đến cuối mạch Nhâm, tự khắc sẽ kích hoạt Trường cường đưa chân hỏa lên mạch Đốc, tuần hoàn thành một vòng Tiểu châu thiên mà không nhất thiết phải kích hoạt vào gốc các ngón tay.


Ngoài ra, việc nắm vững quy luật thăng giáng ở mỗi bên, bên phải hoặc bên trái còn có thể vận dụng để phát triển thành vòng Đại châu thiên bằng cách hít vào từ đỉnh đầu theo mạch Nhâm xuống chân phải (nam), và thở ra từ chân trái đi lên theo mạch Đốc đến tận đỉnh đầu. Do đó có cách nói hít một hơi chân khí từ Bách hội thông suốt đến đầu ngón chân cái, hoặc ngược lại từ đầu ngón chân cái lên đến tận đỉnh đầu.


MỘT VÀI ẤN TIÊU BIỂU



Đầu ngón cái chạm nhẹ đầu ngón trỏ ở cả hai bàn tay. Ngón trỏ là ngón ở gần ngón cái nhất. Do đó chỉ cần cong nhẹ hai ngón để hai đầu ngón chạm nhau là đủ để kết thành ấn, dễ tạo tình trạng buông lỏng cơ hai bàn tay hơn so với động tác đưa đầu ngón tay cái xa hơn để chạm với những đầu ngón khác như ngón giữa và áp út. Nói chung giống như các ấn tác động vào đầu ngón tay khác, ấn này có thể bổ sung kinh khí cho những đường kinh dương vì Bách hội là huyệt hội của những đường kinh Dương và mạch Đốc. Ngoài ra kèm theo động tác đầu lưỡi chạm nướu răng trên để thông Nhâm Đốc, thiên khí từ Bách hội cũng sẽ tràn xuống mạch Nhâm là bể chứa của các kinh Âm. Do đó ấn có tác dụng vào cả hai mạch Nhâm Đốc để tăng cường nội khí. (Hình 1)






Đầu ngón cái tay phải chạm đầu ngón áp út. Đầu ngón cái tay trái chạm đầu ngón giữa. Bên cạnh hiệu ứng chung thu Thiên khí và giáng khí, ấn này kích hoạt trực tiếp vào huyệt Quan xung ở gốc móng ngón tay áp út, Tĩnh huyệt của kinh Thiếu dương Đởm và Tam tiêu và huyệt Trung xung ở đầu móng ngón tay giữa, Tĩnh huyệt của kinh Quyết âm can & Tâm bào lạc. Do đó ấn có tác dụng rất tốt trong việc sơ tiết Can khí, thư giải khí uất trong những chứng bệnh do căng thẳng tâm lý lâu ngày làm rối loạn thần kinh giao cảm, dẫn đến nhức đầu, mất ngủ, đau cơ, hay cáu gắt, suy nhược thần kinh, rối loạn kinh nguyệt, rối loạn tiêu hóa...(Hình 2).





Hai bàn tay đan chéo nhau sát tận gốc các ngón tay đặt trước bụng dưới, lòng bàn tay để ngửa, hai đầu ngón tay cái chạm nhau. Các ngón tay chạm nhau ở sát phần gốc và lòng bàn tay để ngửa đã tác động vào các kinh Âm và có tác dụng thăng khí. Đây là một trong những ấn thường được sử dụng trong khi tĩnh tọa. Ấn có công năng thu âm khí và hóa khí. Huyệt Hội âm sẽ được kích hoạt, mạch Nhâm sẽ đi lên từ Hội âm, hướng năng lực tính dục thăng hoa lên phía trên để tái bổ sung cho cơ thể (Hình 3).






Đầu ngón cái tay phải chạm đầu ngón áp út tay phải. Đầu ngón cái tay trái chạm gốc ngón áp út tay trái (nam). Ấn này phối hợp giữa Thiên khí từ Bách hội giáng xuống theo mạch Nhâm và chơn Hỏa thăng lên từ Trường cường trên mạch Đốc, một lên một xuống nối thành vòng Tiểu châu thiên. Vì là ấn kích hoạt chơn Hỏa nên chỉ sử dụng giới hạn trong vài phút hoặc vài chục vòng Tiểu châu thiên trước khi tĩnh tọa hay chuyển sang các ấn bình thường ở đầu các ngón tay (Hình 4).





Đầu ngón tay cái chạm gốc ngón tay áp út, bao các ngón còn lại chung quanh ngón cái và nắm chặt thành quyền. Hai bàn tay giống nhau. Ở ấn này, đầu ngón cái chạm gốc ngón áp út ở cả hai tay đã kích hoạt Hội âm và Trường cường, động tác nắm các ngón tay thành quyền quanh ngón cái có tác dụng tập trung nội khí vào hai trục trung tâm, tức hai mạch Nhâm Đốc nên là một ấn tăng cường chân khí khá mạnh. Ấn có công năng làm ấm người, tăng sự can đảm, tăng cường chính khí để chống lại tà khí nên thường được gọi là Kim cang quyền ấn. Có lẽ đây là lý do khiến dân gian có tập tục nắm chặt ngón tay cái khi cảm thấy sợ sệt, mất bình tĩnh hoặc ban đêm phải đi qua những nơi tối tăm, lạnh lẽo (Hình 5).


Áp hai bàn tay vào nhau, đan chéo hai ngón áp út và ngón út của hai bàn tay, hai ngón tay giữa thẳng lên, hai đầu ngón giữa áp vào nhau, hai ngón tay trỏ chạm vào lưng lóng giữa của ngón tay giữa cùng bên, hai đầu ngón cái cùng áp lên lóng giữa của ngón tay áp út bên phải. Ở ấn này, hai ngón trỏ tác động vào chỗ giao liên của hai lóng đầu và lóng giữa của ngón giữa, và hai đầu ngón cái tác động vào lóng giữa ngón áp út phải nên có tác dụng tập trung chơn khí vào khu vực giao tiếp giữa trung tiêu và thượng tiêu. Trên thực tế, khi bắt ấn này, nội khí toàn thân sẽ hướng về huyệt Cưu vĩ. Cưu vĩ nằm trên mạch Nhâm, phía dưới chỗ gặp nhau của hai bờ sườn, tương ứng với Luân xa 4 của khí công Ấn Độ. Nơi đây có một biệt lạc thông với mạch Đốc. Cưu vĩ là mộ huyệt của Tâm. Trong châm cứu học, Cưu vĩ có tác dụng trấn kinh, định thần, thư thái lồng ngực. Do đó ấn này có tên gọi là ấn định tâm (Hình 6).


Tóm lại có thể nói ấn bao gồm nhiều hình thức, nhiều tư thế khác nhau của những ngón tay, riêng lẻ hoặc phối hợp cả hai bàn tay, nhằm điều chỉnh khí hóa, định tâm an thần hoặc tăng cường chân khí.
Để kết thúc bài này, người viết xin ghi lại một trường hợp đáng suy ngẫm về kinh nghiệm bắt ấn. Bà dì của tôi xuất thân từ gia đình lao động nghèo. Bà không được học hành, cũng không có thói quen tập thể dục hoặc chăm sóc sức khỏe tử tế như chúng ta ngày nay. Khoảng 50 tuổi bà đã xuất hiện triệu chứng áp huyết cao. Đã vậy bà còn thích ăn cơm với thịt hoặc cá kho mặn. Đến khoảng 80 tuổi, bà đã trải qua 3 lần bị tai biến não. May mắn là cả 3 lần đều đã vượt qua và phục hồi tốt sau một thời gian điều trị bằng khí công và Đông dược. Sau lần thứ ba, chúng tôi hướng dẫn và thuyết phục bà thực hành một "chiêu" duy nhất và dễ nhất: bắt ấn.

Vẫn những thói quen cũ, ăn uống không kiêng kỵ, thích ăn mặn, không thích tập dưỡng sinh. Chỉ khác là khi rỗi rảnh hoặc thấy trong người "khó ở", bà lại ngồi tựa ghế hoặc dựa lưng vào tường thư giãn và bắt ấn. Đầu ngón tay cái chạm đầu các ngón tay khác, ngón nào cũng được. Trên thực tế, bà thường chụm cả ba đầu các ngón tay cái, ngón trỏ và ngón giữa lại với nhau. Không biết có phải nhờ "chiêu" bắt ấn này hay không, chỉ biết là bà đã sống khỏe mạnh, đi lại bình thường, tinh thần vẫn minh mẫn đến những ngày cuối đời. Bà thọ 90 tuổi. Ra đi nhẹ nhàng. Đặc biệt là trong khoảng 10 năm sau cùng, kể từ khi bà chịu thực hành bắt ấn, bà không phải nằm viện ngày nào./.

THIỀN NHÂN ĐIỆN KHAI MỞ LUÂN XA không phải của đạo Phật

THIỀN NHÂN ĐIỆN KHAI MỞ LUÂN XA 
có đúng với chánh pháp của Phật hay không? 
Phật tử có nên theo học không? 

Tâm Diệu


nhandien   

Cách đây khoảng 20 năm, phong trào học thiền Nhân Điện xuất hiện trong cộng đồng người Việt ở Mỹ rồi một thời gian sau đó truyền về Việt Nam mà người khởi đầu là ông Lương Minh Đáng, một người Việt di cư đến Mỹ năm 1985. Những người theo học được ông hoặc các người phụ tá giảng dạy khai mở luân xa, rồi sau đó có thể tự chữa lành bệnh cho mình và cho tha nhân, kể cả các căn bệnh như ung thư và tim mạch và có khả năng chữa bệnh cho bệnh nhân ở xa qua việc truyền nhân điện bằng điện thoại. 
   Những người tu theo phái Thiền này cho biết khi khai mở được luân xa cuối cùng, hoặc thầy khai mở cho hay tự mình khai mở được luân xa số 1 thì con người trở thành siêu nhân và đạt được giác ngộ. Phái thiền này cũng cho rằng: (bắt đầu trích):
   “các thiền sư trong đó có thiền sư Phật Giáo tu cả đời mà luân xa vẫn chưa được khai mở. Với Thiền Nhân Điện thì không phải tốn thời gian công phu luyện tập mở luân xa, vì có người Thầy Nhân Điện giúp cho, thông qua năng lực tâm linh siêu việt từ xa, trước đây, chỉ có Thầy L.M. Đáng mới khai mở luân xa cho người khác và nhiều nhà sư nổi danh ở nước Thái Lan đã được Thầy mở luân xa cho. Các người theo học thiền Nhân Điện chỉ cần thiền 5 phút tối thiểu là đủ thu nhận năng lượng vũ trụ thông qua hệ thống luân xa. Việc Thiền định được thực hiện có thể kết hợp với việc truyền Năng Lượng, cũng có thể là nhập định để thể xác và tâm trí hoàn toàn trống rỗng, hư vô tuyệt đối, hòa mình vào cùng Vũ Trụ để thể xác hòa nhập cùng linh hồn đi ra ngoài không gian học hỏi tâm linh và tiến hóa. Tùy theo mỗi cấp lớp đã đạt được, người theo học thiền có khả năng truyền Năng Lượng qua 2 bàn tay hoặc qua luân xa 6 với những Năng Lực khác nhau để chữa bệnh cho thiên hạ, xoa dịu những đau khổ bệnh tật của đồng loại ..(hết trích) [01]
   Như vậy, Thiền Nhân Điện hay còn gọi là Thiền Trường Sinh Học Khai Mở Luân Xa, chủ trương vào việc khai mở luân xa [02] với mục đích, gần thì có năng lực cho mình được khoẻ, rồi truyền cho người khác cùng khỏe, chữa cho họ hết bệnh; cao và xa hơn nữa là để “thể xác và tâm trí hoàn toàn trống rỗng, hư vô tuyệt đối, hòa mình vào cùng Vũ Trụ”. 
   Quan niệm kể trên hòan tòan xa lạ với giáo lý nhà Phật bởi vì: 
(1) Kinh điển Phật Giáo đều nằm trong khuôn khổ Giáo Lý Vô Ngã, Đức Phật không hề dạy về luân xa cũng như khai mở luân xa. Cụm từ “chuyển Pháp Luân” trong nhà Phật có nghĩa là “chuyển bánh xe Pháp”, nghĩa là hoằng truyền Chánh Pháp, không liên hệ gì tới cơ thể con người.
(2) Mục tiêu của Phật Giáo là chấm dứt những phiền não trói buộc, khổ đau và sinh tử luân hồi, đạt được giác ngộ giải thóat hoàn toàn.
(3) Quan niệm về giải thoát của Phật Giáo không phải như Ấn Giáo hay Bà La Môn Giáo: hoà nhập tiểu ngã cá thể vào Đại Ngã Brahman hay là linh hồn cá nhân hoà mình với linh hồn vũ trụ. Giải thoát theo đạo Phật là chấm dứt tham, sân, si và xa lìa chấp Ngã, đạt đến Niết Bàn tịch tĩnh.
(4) Thiền là phương pháp tu hành chủ yếu của đạo Phật, chuyển mê khai ngộ. Khi Đức Phật Thích Ca còn tại thế, các đệ tử của Ngài đều lấy việc hành thiền làm cơ bản. Các phương pháp hành thiền này đều nương theo các kinh, luật và luận đã thuyết; như thiền Quán niệm hơi thở, thiền Tứ niệm xứ, Thiền na Ba la mật, v.v...Tu các pháp thiền này được chứng nhập tuần tự theo thứ bậc, tùy theo trình độ và thời gian hành trì của hành giả. Thêm vào đó còn có loại thiền do chư Tổ truyền trao, không có thứ bậc, là pháp thiền trực tiếp "chỉ thẳng nhân tâm kiến tánh thành Phật", tức chỉ thẳng tâm người, nhận ra Bản tánh để thấy mình là Phật.
(5) Các phương pháp tu thiền khác như Thiền Nhân Điện hay Thiền Trường Sinh Học Khai Mở Luân Xa, Thiền xuất hồn, Thiền thai tức, Thiền luyện tinh hoá khí-luyện khí hoá thần và Thiền Yoga hay Du già đều là loại “Thiền không phải của Đạo Phật”.
   Như vậy, việc tu thiền theo phái Thiền Nhân Điện, hay còn gọi Thiền Trường Sinh Học Khai Mở Luân Xa hoàn toàn không đúng với chánh pháp. Người Phật tử không nên tu theo pháp thiền này. 
   Ngoài ra, theo một số người có kinh nghiệm về loại thiền này cho biết, nhân điện có những điều liên quan đến ma quỉ, những hiện tượng ma nhập, ma xuất, nên khi chúng ta chấp nhận cho các “thầy” nhân điện hoặc môn đệ của họ “khai mở luân xa” cho chúng ta qua việc đặt tay của họ, hay nói cách khác đó là nghi thức làm cho chúng ta gia nhập làm đệ tử, làm môn đệ của Phái “Nhân điện”. Qua việc đặt tay “khai mở luân xa” và cái nghi thức nhân điện đó sẽ từ từ chi phối đời sống tâm linh của chúng ta và chúng ta sẽ xa rời chánh pháp một lúc nào không hay.
Tâm Diệu
Chú thích:
[01] Năng Lượng Cuộc Sống (http://nangluongcuocsong.com.vn)
[02] Trong kinh Vedas và Upanishads của Ấn Giáo có ghi hệ thống 7 Luân Xa (Chakra). Đây là những điểm hút năng lượng vũ trụ, là trung tâm của cơ thể, đồng thời là nơi qua đó con người được giao tiếp với thế giới bên ngòai. Người Ấn Độ xưa gọi Năng Lượng Vũ Trụ là "Khí Prana", nguyên tố cấu tạo căn bản và là nguồn gốc của sự sống. Họ thu Khí Prana bằng phép thở, Thiền tịnh và luyện Yoga. Khi sử dụng Yoga với các kỹ thuật tu tập trên các luân xa, trên luồng hỏa hầu kundalini, Mật Tông Phật Giáo Ấn Độ đã đi lại con đường tu tập và giác ngộ theo Ấn Giáo. Khi sử dụng năng lực tính dục để thực hiện giác ngộ thì Mật Tông đã không còn mối liên hệ nào với Đạo Phật nguyên thủy nữa.

Bài tham khảo của 1 bậc thấy nhân điện ở Pháp: http://hapham.over-blog.com/article-nh-ng-nh-n-xet-sai-l-m-v-nhan-i-n-do-ng-i-ngoai-cu-c-0-112857384.html

30/03/2015

Nghich lý trong cuộc sống

Có những điều hiển nhiên đến nỗi bạn không bao giờ bận tâm về nó. Có những điều tưởng chừng như rất nhỏ nhặt và bạn đã không làm từ rất lâu vì nhiều lý do.
Hãy bình tâm ngồi lại, bạn sẽ thấy những điều hiển nhiên ấy, những điều nhỏ nhặt ấy có rất nhiều điều để bạn suy ngẫm lại bản thân.
  • Chúng ta có ít nhưng xài nhiều, chúng ta mua nhiều nhưng sử dụng ít.
  • Chúng ta có nhà rộng với mái ấm hẹp; có tiện nghi nhưng ít thời gian.
  • Chúng ta có nhiều bằng cấp nhưng lại có ít tri thức.
  • Chúng ta có nhiều kiến thức nhưng lại thiếu sự suy xét.
  • Chúng ta làm ra những thứ lớn hơn nhưng chưa chắc chất lượng hơn.
  • Chúng ta làm giàu tài sản nhưng lại làm nghèo giá trị bản thân.
  • Chúng ta nói quá nhiều, thương yêu quá ít và thường hay ghét người.
  • Chúng ta kéo dài tuổi thọ nhưng không sống đúng ý nghĩa đích thực của cuộc sống.
  • Chúng ta chinh phục không gian vũ trụ nhưng lại bỏ trống không gian tâm hồn.
  • Chúng ta cố làm sạch không khí nhưng lại làm vẩn đục tâm hồn.
  • Chúng ta biết đường đến mặt trăng nhưng lại quên đường đến nhà người hàng xóm.
  • Chúng ta xây nhà cao hơn nhưng lại hạ thấp tâm tính; xây đường rộng hơn nhưng lại thu hẹp tầm nhìn.
  • Chúng ta uống quá nhiều, hút quá nhiều, xài tiền không tính toán, cười quá ít, lái xe quá nhanh, hay cáu giận; thức khuya để rồi uể oải dậy sớm; đọc quá ít và coi TV quá nhiều.
  • Chúng ta được học cách phải tiến nhanh về phía trước mà chưa học cách chờ đợi.
  • Chúng ta được dạy cách kiếm sống chứ không phải cách sống.

Đây là thời đại của thức ăn nhanh và tiêu hoá chậm; của những con người to hơn nhưng nhân cách nhỏ hơn; tài sản rất sâu nhưng tình thương lại cạn.

Đây là thời đại công nghệ có thể đem những điều này đến với bạn, thời đại mà bạn có thể đọc hoặc dễ dàng vứt nó đi.
Hãy nhớ, dành nhiều thời gian hơn cho những người yêu thương bởi vì không chắc rằng họ sẽ ở bên bạn mãi mãi.
Hãy nhớ, nói một lời dịu dàng đối với những người kính trọng bạn bởi vì con người nhỏ bé đó một ngày nào đó sẽ lớn, lớn hơn cả bạn.
Hãy nhớ, một nụ hôn hay một cái ôm từ sâu thẵm con tim có thể sẽ chữa lành những vết thương.
Hãy dành thời gian để yêu thương, để nói chuyện và để chia sẻ những điều quý giá trong tâm hồn bạn.
Bạn nên nhớ ý nghĩa của cuộc sống không được tính bằng độ dài thời gian, nó chỉ có nghĩa trong khoảnh khắc bạn từ bỏ nó.

10 nghịch lý cuộc sống



Bài viết này được tổng hợp và trích từ cuốn sách “10 Nghịch lý cuộc sống” của Kent M. Keth, nói sơ qua về cuốn sách:
Cuốn sách “10 nghịch lý cuộc sống” luôn hướng chúng ta đến sự thành công. Nhưng thành công ở đây không phải là sự giàu sang, quyền lực hay danh vọng mà chính là quá trình tìm kiếm ý nghĩa đích thực của cuộc sống. Bạn phải chấp nhận là nghịch lý luôn tồn tại trong cuộc sống. Ngay cả khi thế giới quanh bạn không phát triển theo chiều hướng tốt đẹp thì bạn vẫn có thể tìm ý nghĩa cuộc sống và niềm hạnh phúc thực sự cho riêng mình. Bạn có thể tìm thấy điều đó bằng cách đối diện với những gì đen tối, xấu xa nhất của cuộc sống bằng chính những phẩm chất tốt đẹp nhất của mình. Bởi vì những nghịch lý đó chỉ là những yếu tố bên ngoài và bạn không kiểm soát được. Ý nghĩa cuộc sống và hạnh phúc thực sự của bạn lại không phụ thuộc vào những yếu tố đó. Chúng phụ thuộc vào đời sống nội tâm của bạn và đây là phần bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được.


Kent M. Keth viết cuốn sách này khi mới 19 tuổi. Và 50 năm qua, cuốn sách này nhận được sự yêu thích của độc giả trên nhiều quốc gia.  
Chúng ta đang sống trong một thế giới đầy nghịch lý. Để được sống trọn vẹn trong một thế giới với những điều nghịch lý như thế, bạn cần phải nhìn xuyên qua những nghịch lý để cảm nhận được những điều đã tạo nên ý nghĩa cuộc sống của mình. Bạn cũng có thể tìm thấy điều đó khi giúp người khác tìm hiểu và khám phá những nghịch lý thú vị này.” - Kent Keith.
1. Nghịch lý thứ nhất 
People are illogical, unreasonable, and self-centered. Love them anyway

Người đời thường vô lý, không biết điều và vị kỷ. Dù sao đi nữa, hãy yêu thương họ. 

2. Nghịch lý thứ hai 
If you do good, people will accuse you of selfish ulterior motives. Do good anyway
Nếu bạn làm điều tốt, có thể mọi người sẽ cho là bạn làm vì tư lợi Dù sao đi nữa, hãy làm điều tốt.

3. Nghịch lý thứ ba 
If you are successful, you will win false friends and true enemies. Succeed anyway
Nếu thành công bạn sẽ gặp những người bạn giả dối và những kẻ thù thật sự Nhưng dù sao đi nữa, hãy thành công.


4. Nghịch lý thứ tư 
The good you do today will be forgotten tomorrow. Do good anyway
Việc tốt bạn làm hôm nay sẽ bị lãng quên Nhưng dù sao đi nữa, hãy làm điều tốt.


5. Nghịch lý thứ năm 
Honesty and frankess make you vulnerable. Be honest and frankness anyway
Thẳng thắn, trung thực thường làm bạn tổn thương. Nhưng dù sao đi nữa hãy sống thẳng thắn.

6. Nghịch lý thứ sáu 
The biggest men and women with the biggest ideas can be shot down by the smallest men and women with the smallest minds. Think big anyway.
Người có ý tưởng lớn lao có thể bị đánh gục bởi những kẻ suy tính thấp hèn. Nhưng dù sao đi nữa, hãy luôn nghĩ lớn


7. Nghịch lý thứ bảy 
People favor underdogs but follow only top dogs Fight for a few undergogs anyway.
Người ta thường tỏ ra cảm thông với những người yếu thế nhưng lại đi theo kẻ mạnh. Nhưng dù sao đi nữa, hãy tranh đấu cho những người yếu thế.


8. Nghịch lý thứ tám 
What you spend years building may be destroyed overnight Build anyway.
Những thành quả mà bạn phải mất nhiều năm để tạo dựng có thể bị phát hủy trong phút chốc Nhưng dù sao đi nữa, hãy cứ tiếp tục dựng xây.


9. Nghịch lý thứ chín 
People really need help but may attack you if you do help them. Help people anyway
Bạn có thể sẽ bị phản bội khi giúp đỡ người khác Nhưng dù sao đi nữa, hãy giúp đỡ mọi người.

10. Nghịch lý thứ mười 
Give the world the best you have and you’ll get kicked in the teeth. Give the world the best you have anyway
     Bạn trao tặng cuộc sống tất cả những gì tốt đẹp nhất và nhận lại một cái tát phũ phàng Nhưng dù sao đi nữa, hãy sống hết mình cho cuộc sống.


ST

25/03/2015

25 bài chữa bệnh bằng mẹo












1. Bụi hoặc muỗi bay vào mắt, mắt bị cay xè
Chớ có dụi mắt mà tổn thương đến giác mạc. Chỉ cần thè lưỡi liếm mép vài cái, nước mắt sẽ ứa ra “lùa vật lạ” ra khỏi mắt! Nên nhớ một điều: nếu bị mắt phải thì liếm mép bên trái và ngược lại.

2. Mắt nhắm không khít
Một mắt nhắm không khít (do bị liệt dây thần kinh số 7 chẳng hạn), hơ ngải cứu bên mắt đối xứng. Ngày hơ nhiều lần, mỗi lần hơ độ vài phút, mắt sẽ dần dần nhắm khít.

3. Mũi nghẹt cứng
Dù mũi bị nghẹt (tắc hoặc tịt) đến mức nào và đã bao lâu rồi, chỉ cần hơ ngải cứu vào đồ hình mũi trên trán – từ giữa trán (huyệt 103) đến đầu đôi lông mày (huyệt 26), độ một phút thôi, mũi sẽ thông thoáng ngay. Thật là một phép lạ đến khó tin.

4. Bả vai đau nhức, không giơ lên cao được
Dùng đầu ngón tay trỏ gõ vài chục cái vào đầu mày (huyện 65) cùng bên đau. Vai hết đau và tay lại giơ lên cao được ngay.

5. Bong gân, trật khớp cổ tay
Hãy bình tĩnh dùng ngón tay trỏ gõ mạnh độ vài chục cái vào sát đuôi mày cùng bên đau, cổ tay sẽ trở lại bình thường (muốn tìm điểm chính xác cần gõ, hãy lấy ngón tay miết nhẹ vào đuôi mày, thấy chỗ nào hơi lõm xuống, đấy là điểm chính xác – huyệt 100 – phản chiếu đúng cổ tay).

6. Bong gân, trật khớp vùng mắt cá chân:
Mắt cá chân bên nào bị trật khớp, hơ vùng mắt cá tay cùng bên. Mắt cá chân bị đau dù đã lâu ngày cũng lành trong vài phút. Các vận động viên quốc gia, các cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp hãy nhớ lấy mẹo này để tự cứu mình và giúp người.

7. Bắp chân bị chuột rút
Dùng cườm tay day mạnh vào bắp tay độ vài chục cái, chuột rút hết liền. Nhớ chuột rút chân bên nào thì day mạnh bắp tay bên đó.

8. Tê gót chân
Nhớ hơ đúng điểm tương ứng bên gót chân đối xứng, chỉ vài phút thôi, gót chân hết đau liền. Hết sức cẩn thận kẻo bị phỏng.

9. Đầu gối đau nhức
Hơ vùng khuỷu tay (cùi chỏ) cùng bên, chỉ độ vài phút đầu gối (khuỷu chân) hết đau liền.

10. Bị táo bón lâu ngày
Dùng hai ngón tay (ngón trỏ và ngón giữa) lăn quanh miệng độ vài ba phút – khoảng độ 200 vòng, táo bón sẽ được giải quyết.

Cách lăn như sau: lăn từ mép phải vòng lên môi trên sang mép trái. Lăn tiếp vào phía dưới và giữa môi dưới rồi kéo thẳng xuống ụ cằm (hình thành một dấu hỏi lớn chiếm 3/4 quanh miệng). Nhớ lăn từ phải qua trái mới nhuận tràng, hết táo bón. Ngược lại lăn từ trái qua phải, sẽ càng táo bón hơn đấy!

11. Nhức đầu
Bất cứ nhức ở bộ phận nào trên đầu, mới nhức hay đã lâu, nặng hay nhẹ, chỉ cần hơ mu bàn tay trái (đã nắm lại) trên điếu ngải độ vài phút, nhức đầu như búa bổ cũng hết ngay. Nào! Thử làm xem.
Nếu nhức nửa đầu bên phải, hơ nửa mu bàn tay phía bên phải.
Nếu nhức nửa đầu bên trái, hơ nửa mu bàn tay phía bên trái.
Nếu nhức sau gáy, hơ phía cổ tay trên.
Nếu nhức đỉnh đầu, hơ ụ xương gồ cao nhất của ngón tay giữa.
Nếu nhức thái dương, chỉ cần hơ thái dương đối xứng 1 phút là hết ngay.
Nếu nhức cả hai bên thì hơ đi hơ lại.
Nếu nhức trán, hơ hết các đốt cuối của 4 ngón tay đã nắm lại.
Nếu chỉ nhức nửa trán bên phải, hơ 2 ngón tay bên phải.
Nếu chỉ nhức nửa trán bên trái, hơ 2 ngón tay bên trái.
Nếu chỉ nhức giữa trán, chỉ cần hơ 2 ngón giữa độ 1 phút là hết ngay.
Nếu nhức quanh đầu, hơ quanh mu bàn tay.

Cách làm điếu ngải: Lấy lá ngải cứu khô vò nát, loại bỏ cành cuống, lấy phần còn lại là ngải nhung đem cuốn thành điếu như điếu thuốc lá hay to hơn tùy theo ý định sử dụng. Điếu ngải được đốt mang tính nóng ấm cao (thuần dương), nên khi dùng để làm nóng (cứu) các huyệt gọi sẽ làm khí huyết lưu thông mạnh, gây ấm nóng cơ thể, giảm đau, sưng, mỏi cơ, tiết dịch, giải độc, làm mềm chỗ cứng và tan máu tụ.
12. Mất ngủ
Bất kể mất ngủ vì nguyên nhân gì, xin nhớ không nên dùng thuốc ngủ vừa tiền mất vừa tật mang. Bí quyết đơn giản để có giấc ngủ ngon là: trước khi ngủ, hãy xoa đôi bàn chân cho ấm. Chân ấm là bụng ấm, thân ấm. Đó là điều kiện đầu tiên để ngủ ngon. Sau đó, dùng đầu ngón tay giữa bên trái gõ vào huyệt An thần (tức Ấn đường của Đông y hoặc huyệt 26 của Diện Chẩn – đầu đôi lông mày) độ vài phút sẽ làm nhịp tim ổn định và tinh thần được thư thái. Tay trái phản chiếu tim, Đầu ngón tay giữa phản chiếu cái đầu. Tâm và Thân an lạc – đó là những điều kiện cần thiết để ngủ ngon.

13. Sình bụng (do ăn không tiêu)
Nếu ở nhà, hãy lấy ngải cứu hơ vào rốn và quanh vùng rốn độ vài phút, bụng sẽ xẹp dần. Nếu đang ở bữa tiệc đông khách, hãy lặng lẽ đi ra ngoài đến chỗ vắng người, lăn bờ môi trên một lúc: trung tiện bùng phát, bụng hết sình ngay!

14. Bí tiểu
Người lớn hoặc các cháu nhỏ có lúc bí tiểu, hãy bình tĩnh vuốt cằm độ vài phút, “cơn bí” hết liền! Cách vuốt như sau: ngón tay cái giữ chân cằm, ngón tay trỏ vuốt ụ cằm từ trên xuống dưới nhiều lần. Bàng quang sẽ được tháo nút, nước tiểu tự do chảy (theo Diện Chẩn, ụ cằm phản chiếu bàng quang – huyệt 87). Các cụ già hay đi tiểu đêm, các cháu nhỏ hay đái dầm, trước khi ngủ độ 15 phút hãy tự vuốt cằm đi, các “tật” trên sẽ tự biến rất nhanh!

15. Nấc cụt
Đây là bệnh thông thường nhưng lại gây nhiều khó chịu, làm cho người bệnh mất ăn, mất ngủ. Ăn sao được khi vừa nâng bát cơm lên đã bị cơn nấc trào ngược rồi; ngủ sao được khi vừa nằm xuống, cơn nấc đã rộ lên âm vang khắp nhà! Có người phải nằm bệnh viện nhiều ngày mà vẫn không dứt căn. Chỉ cần làm một trong các hướng dẫn dưới đây, nấc cụt sẽ phải “đầu hàng”:
Dùng đầu ngón tay trỏ gõ mạnh vào đầu sống mũi nằm giữa cặp lông mày (huyệt 26 và312) độ 15 cái. Nấc cụt biến mất đến khó tin (huyệt 26 là an thần và huyệt 312 thông nghẽn nghẹt).
Dùng đầu ngón tay trỏ vuốt mạnh từ đầu cánh mũi bên trái xuôi xuống chân cánh mũi độ 10-15 cái. Nấc cụt chịu phép phải nằm im, không dám ló mặt ra!
Dùng 4 đầu ngón tay (từ ngón trỏ đến ngón út co sát lại với nhau thành một đường thẳng) vạch dọc giữa đầu (từ trán ngược lên đỉnh đầu) độ 15 cái là hết nấc cụt! Xin hãy thử làm xem!

16. Đau bụng
Có thể khỏi nhanh bằng một trong những cách chữa đơn giản sau:
Hơ (bằng điếu ngải) hai lòng bàn tay độ 10 phút.
Hơ hai lòng bàn chân độ 10 phút.
Hơ rốn và lấy tay lăn quanh miệng.

17. Đau tử cung
Gạch rãnh nhân trung từ đầu rãnh (sát mũi) đến cuối rãnh (sát bờ môi trên) nhiều lần.
Gạch hai bờ nhân trung và bờ môi trên nhiều lần.

19. Đau khớp háng
Gạch và hơ đường viền cánh mũi một lúc, khớp háng hết đau. Nhớ đau khớp háng bên nào thì gạch đường viền cánh mũi cùng bên.

20. Đau gót chân
Hơ và gõ gót chân đối xứng độ vài phút, gót chân đang đau hết ngay.

21. Đau bụng kinh
Hãy vuốt môi trên vài phút, đau bụng kinh hết liền.

22. Ho ngứa cổ
Chà xát hai cổ tay vào nhau nhiều lần. Nhớ hai bàn tay phải nắm lại đã trước khi cọ xát vào nhau.
Hơ cổ tay trong của bàn tay trái đã nắm lại vài phút, ho và ngứa cổ hết rất nhanh. Xin chú ý, bàn tay trái nắm lại, lật úp xuống: mu bàn tay phản chiếu đầu não, cổ tay phản chiếu cổ gáy. Bàn tay trái nắm lại, lật ngửa ra: lòng bàn tay phả chiếu trái tim, cổ tay phản chiếu cổ họng.

23. Huyết áp cao
Hãy lấy đầu ngón tay út bấm vào huyệt (huyệt 15) nằm sâu sau loa tai bên trái nhiều lần (độ 1 phút), huyết áp sẽ hạ liền.

24. Huyết áp thấp
Vẫn dùng đầu ngón tay út bấm sâu vào huyệt (huyệt 19) đầu nhân trung sát với mũi nhiều lần, huyết áp sẽ được nâng lên liền.

25. Huyết trắng
Dùng hai đầu ngón tay – ngón trỏ và ngón giữa – để nằm ngang chà xát hai bờ môi một lúc. 

23/03/2015

Ngày tốt năm Ất Mùi 2015

Trung tâm nghiên cứu Lý Học Đông Phương

Dùng cho khai trương, động thổ, sửa chữa xây cất nhà cửa, nhập trạch (vào nhà mới), tân gia, cưới hỏi, an trang, ký kết hợp đồng, khởi sự, giao dịch, đi – về…những công việc quan trọng.
Theo Việt lịch thì những ngày tốt của các tháng là các ngày như sau:
Lưu ý: Các ngày có đánh dấu (**) là ngày Hoàng Đạo
Tháng giêng: ngày 01, 02, 04**, 15, 16**, 17, 25**, 28**, 29, kỵ giờ Dần
Tháng hai: ngày 08, 19**, 20, kỵ giờ Tỵ.
Tháng ba: ngày 01, 29**, 30**, kỵ giờ Thân.
Tháng tư: ngày 06, 09, 19**, 26, 29**, kỵ giờ Thìn.
Tháng năm: ngày 01, 02**, 17, 25, 26**, 29**…kỵ giờ Dậu.
Tháng sáu: ngày 10** …kỵ giờ Mão.
Tháng bảy: ngày 01**, 06**, 15**, 25**, 28…kỵ giờ Dần.
Tháng tám: ngày 11, 20, 25, 26…kỵ giờ Tỵ.
Tháng chín: ngày 02, 04**, 08**, 16, 17**, 19, 20**, 26**…kỵ giờ Thân.
Tháng mười: ngày 04, 10**, 15**, 16, 28…kỵ giờ Thìn.
Tháng Một (11): ngày 06**, 09, 15…kỵ giờ Dậu.
Tháng Chạp (12): ngày 04,11, 12, 15**, 16**, 28**, 29…kỵ giờ Mão