05/09/2024

Văn hoá rượu

 Kẻ nghiện rượu



Người Việt, ngoài truyền thống yêu nước, còn có truyền thống uống rượu. Rượu và trà từ lâu đã trở thành một phần của văn hóa dân tộc. Qua bài viết này, tôi mong giúp các bạn hiểu đúng về rượu và khôi phục lại khái niệm "văn hóa rượu" thay vì coi rượu là "tệ nạn xã hội".

Rượu vốn là thức uống quan trọng trong lễ nghi, "vô tửu bất thành lễ", và không thể thiếu trong đời sống hàng ngày, đặc biệt khi gặp gỡ bạn bè, tri kỷ. Nguyễn Du đã từng ca ngợi rượu trong cuộc sống tao nhã. 

Khi chén rượu, khi cuộc cờ

Khi xem hoa nở khi chờ trăng lên


(nên mới có chăng “bầu rượu, túi thơ”)

Chén rượu của cổ nhân là chén rượu hòa với đất trời, với văn hóa và với tri kỷ.

Nhưng ngày nay, uống rượu đã biến tướng thành "nhậu rượu", mất đi nét văn hóa thi vị của thưởng thức rượu, biến rượu thành thước đo bản lĩnh đàn ông. Tuy vậy, người ta cũng đã nhắc nhở về việc uống điều độ:

Rượu nhạt uống lắm cũng say,

Người khôn nói lắm dẫu hay cũng nhàm.

Các cụ ngày xưa mời rượu nhau gọi là “chén tạc, chén thù”: Chủ rót rượu mời khách gọi là “tạc”, khách đáp lễ gọi là “thù”. Chứ chả ai ép ai mà tùy hứng thì nâng chén nhấp môi thôi hoặc sảng khoái cạn ly, tiêu sái.

Mà bây giờ, khi đi uống rượu ta thường thấy những cảnh kiểu “lúc nãy anh mời chú rồi, bây giờ chú mời lại anh đi”. 

Cái gọi là "ép uống" thực ra là do bản thân không tự chủ. Uống rượu là tự mình quyết định, và khi không kiểm soát được thì đừng đổ lỗi cho rượu hay bạn bè. Chỉ cần giữ mức uống vừa phải, không cần say mèm, vẫn có thể duy trì sự giao tiếp vui vẻ và chia sẻ.

Vấn đề chưa bao giờ là “rượu” hay “chuyện uống rượu”, mà là ở “NGƯỜI UỐNG RƯỢU”. Chúng ta hay đổ lỗi cho rượu nhưng thực sự vấn đề là ở ý thức uống rượu ở mỗi người. 

Hãy uống rượu có trách nhiệm và biến nó trở lại thành nét đẹp văn hóa, chứ không phải là tệ nạn xã hội.

04/09/2024

Chút chuyện về ấm và thú uống trà

Mấy mẫu ấm Tử sa  cổ

Cũng là người mê trà, nghiện trà và sưu tầm đồ pha trà nên mình có vài suy nghĩ lan man, chia sẻ cùng các đồng đạo.

Ấm Tử sa (cát - sét tím) có thể độ chục năm gần đây mới nhận được sự quan tâm, chú ý của giới trà đạo Việt. Có lẽ nhiều lý do, nhưng chắc có phần là hàng Trung Quốc vào nhiều, giá hợp lý; kiểu dáng đẹp, mẫu mã phong phú hơn so với hàng trong nước nên được yêu thích, sưu tầm. 

Chứ ngày xưa, các cụ nhà ta khá giả dùng ấm cổ thường khoe ấm gan gà Thế Đức, Lưu Bội, Mạnh Thần cơ. Cũng là tử sa Nghi Hưng  nhưng nay không còn làm nữa.

Đất làm ấm là loại đất sét, đá, có chứa thạch anh, mica, cao lanh, sắt... gì đó tuỳ thuộc vào vùng gốm nhưng làm ra đất là một quá trình vô cùng cầu kỳ, mất thời gian lại dựa vào bí truyền của từng nghệ nhân: Đất mỏ các loại đem ngâm vào nước trong bể to theo một tỷ lệ nào đó trong thời gian từ 3 đến 6 tháng, thậm chí lâu hơn; hỗn hợp này bị nát ra được đánh tan trộn đều cho vào bể lắng, đất sét được lắng xuống đáy còn tạp chất nổi lên trên và bị loại bỏ; Chắt lọc ra đất tinh đem phơi trong râm khoảng 3 đến 5 ngày rồi cho vào bể ủ để đất lên men. Thời gian ủ càng lâu thì đất càng tốt, làm ra các sản phẩm tinh tế.

Ấm Tử sa là loại ấm đất, không tráng men được nung ở nhiệt độ cao trên 1.000 độ và thường có màu tím - Nó xuất sứ từ vùng Nghi Hưng, Trung Quốc. Ấm xuất hiện từ thế kỷ 15 và nổi danh dưới thời nhà Thanh cho đến nay.

Ở Việt nam mình, cũng có loại ấm tương tự này gọi là ấm da chu (ấm đất nung, không tráng men màu nâu đỏ hoặc nâu sẫm - nhỏ khoảng hơn 100ml) nhưng thường đi với bộ chén hạt mít từ 3 đến 7 cái; chứ ấm Tử sa thường dùng  chén sứ - nay cải lương nên có cả chén tử sa. Ngày xưa, ấm da chu thường có 2 lớp, về sau thất truyền. Nay ấm da chu ít được dùng và chỉ còn rải rác trong dân gian

Ấm da chu và ấm đất của Việt Nam có thiết kế giản dị, chú trọng đến sự tinh tế và công năng hơn là yếu tố trang trí. Những chiếc ấm này có bề mặt mộc, thường không trang trí, vẽ hình, phản ánh phong cách thưởng trà thanh nhã của người Việt. Ấm có dáng vẻ trầm lắng, cổ điển, phù hợp với phong cách uống trà mạn của dân ta. Ấm uống trà nhiều, lâu đời có vẻ ngoài mịn bóng.


Bộ ấm da chu 2 lớp do các Cụ truyền lại cho mình.


Ấm Tử sa được làm ra từ các nguyên liệu và cách nung khác nhau. Ví dụ như đất là: Đế Tào Khang, Tử Nê, Thanh thuỷ Nê, Ngọc sa liệu, Ngũ sắc thổ, Tử kim sa, Tử ngọc kim sa... nên tạo ra các sắc màu khác nhau cho ấm.

  

Một vài mẫu đất đá làm nguyên liệu tạo ấm Tử sa.

Ấm Tử sa có nhiều dáng kiểu, điển hình và phổ biến như: Tây thi, Thạch biều, Văn đán, Chuyết cầu, Đức chung, Phan hồ, Tiếu anh, Thuỷ bình, Long đán...



Nhưng nói thật với các bạn, qua tìm hiểu, tôi thấy: Với giá tiền tầm vài triệu trở xuống thì đều là ấm đất sét tím mà thôi chứ đừng mong có đất khoáng tử sa đâu ạ.


Ấm tử sa Phỏng cổ và bộ chén sứ Thanh Hoa - Cảnh đức 
mình đang dùng.



Nói ấm Tử sa pha trà là ngon nhất là điều cần phải nghĩ, bàn. Vì tuỳ nền văn hoá, phong cách uống trà và loại trà ta pha và cách pha trà sẽ có các đánh giá khác nhau. 

Mà muốn thưởng thức trà ngon ta phải quan tâm lần lượt: Nhất nước, nhị trà, tam pha, tứ ấm. Tỷ dụ như trà móc câu Tân Cương, thì nên ưu tiên ấm sứ, ấm có tráng men trước - còn ấm Tử sa là để dành cho những người sành trà hoặc pha các loại trà Tàu. 

Về nước pha trà, được nước mưa, nước giếng là tốt chứ nước nguồn thì chỉ có lên non mới có; nước máy muốn pha ngon phải để qua đêm ngoài sân mới dùng; chớ lấy nước đóng chai, bình pha mà nhạt thếch.

Những người có thú uống trà đã đưa ra 5 chuẩn mực như “Sắc-thanh-khi-vị-thần” để thưởng thức nhưng không phải lúc nào cũng tròn vị. Nói vậy thôi chứ, tìm bạn cùng thưởng trà còn khó hơn tìm bạn rượu nhiều.

Vậy nên, có trà, có ấm,... có bạn tri kỷ cùng nâng chén không dễ các bạn nhỉ.

Mời các bạn tham khảo thêm bài Chén trà trong sương sớm của Nguyễn Tuân:

https://trabavan.com/chen-tra-trong-suong-som/

01/09/2024

Luật Pháp và Quan Niệm Khác Biệt Giữa Quan Lại và Dân Chúng

Bài viết này là do IA biên tập và đặt tên dựa trên mấy gạch đầu dòng gợi ý. Mình giữ nguyên văn.


Từ xưa đến nay, nhà cầm quyền thường sử dụng nhiều công cụ để duy trì sự sợ hãi và uy quyền, nhằm bảo vệ lợi ích của mình. 

Luật pháp, trên danh nghĩa, là công cụ để duy trì trật tự và công bằng, áp dụng chung cho toàn xã hội. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, việc áp dụng luật pháp trong mắt quan lại và dân chúng thường có sự khác biệt rõ rệt.

Mặc dù luật pháp được thiết lập để áp dụng cho tất cả mọi người, nhưng trong những tình huống cụ thể, cách thức thực hiện lại khác nhau. Điều này dẫn đến tình trạng, cùng một sự việc, nhưng kết quả có thể khác nhau tuỳ thuộc vào người thực hiện và bối cảnh xã hội. Ở đây, khái niệm “tốt xấu” không còn mang tính tuyệt đối, mà phụ thuộc vào lợi ích cá nhân và lợi ích nhóm.

Đối với người bình thường, họ thường đánh giá một sự việc dựa trên đạo lý, tức là những giá trị đạo đức và truyền thống xã hội. Những người thông minh hơn thì cân nhắc sự việc dựa trên lẽ hơn thiệt, tức là lợi ích ngắn hạn và dài hạn. Còn những nhà trí thức, họ không chỉ dừng lại ở bề mặt vấn đề mà còn đi sâu vào căn nguyên của nó, để dự đoán những hậu quả tiềm tàng.

Dù ở bất kỳ nơi đâu, chúng ta chỉ có thể thấy được vẻ bề ngoài của vấn đề. Những khó khăn thật sự mà dân chúng phải đối mặt, chỉ những ai thực sự trải nghiệm hoặc có lòng trắc ẩn mới cảm nhận được. Nhìn thấu thế sự không chỉ là sự hiểu biết mà còn là một dạng tri thức. Hiểu rõ ân tình, tức là biết trân trọng và ghi nhận giá trị của tình người, là một dạng văn hóa đã được lưu truyền từ xưa đến nay.

Người xưa có câu: “Người biết khoáng đạt, biết lấy lẽ công bằng mà suy xét, biết nghĩ đến sự tồn vong, có lòng quảng đại thì mới là hiền chủ.” Câu nói này nhấn mạnh tầm quan trọng của sự công bằng, khoáng đạt và lòng quảng đại trong việc cai trị và lãnh đạo - những phẩm chất cần thiết của một nhà lãnh đạo chân chính.

Quốc ca không chỉ nên hát bằng miệng mà còn phải hát bằng tâm.

 

Một dự đoán thành hiện thực?

 


Xưa nay tôi không muốn dự đoán về chính trị, vì rằng nó tựa như xổ số vậy.

Nhưng lần này tôi khẳng định rằngKamala Harris sẽ trở thành Tổng thống Mỹ nhiệm kỳ tới.

Mọi người hẳn ngạc nhiên.

Vì rằng hiện nay, tất thảy hệ thống truyền thông đều PR cho ứng cử viên đảng Dân chủ này.

Triết lý từ một trò chơi đơn giản trên lớp

Nhặt đâu đó trên Đời, nhân khai giảng sắp tới nên biên ở đây.

 

Một giáo viên cấp ba đã dùng một trò chơi rất đơn giản nhưng lại rất sâu sắc để dạy cho các em học sinh về ý nghĩa của thế mạnh và dòng chảy của xã hội.

Ban đầu, thầy giáo cho mỗi học trò một tờ giấy, sau đó bảo các em vo tròn tờ giấy lại.

Tiếp theo, thầy giáo đặt một thùng rác ở phía trên chính giữa lớp học.

Thầy nói với các học trò rằng: “Trò chơi này rất đơn giản. Mỗi em đại diện cho một phần của quốc gia, đều có cơ hội trở nên vô cùng giàu có, có thể chen chân vào tầng lớp thượng lưu”.

“Chỉ cần các em có thể ngồi tại vị trí của mình, ném cục giấy trên tay vào trong thùng rác này, người nào ném trúng có thể trở thành người thuộc tầng lớp thượng lưu”.

Sau đó, các em học sinh ngồi phía cuối lớp bắt đầu phản đối: “Như vậy là không công bằng ạ”. Họ biết rằng các bạn ngồi phía trước sẽ có nhiều cơ hội ném cục giấy vào thùng hơn.

Tiếp đó, tất cả học sinh đều bắt đầu thử ném giấy, kết quả đúng như dự đoán, đa phần các học sinh ngồi hàng trên đều ném giấy vào thùng thành công (nhưng không hoàn toàn trúng 100%), còn các em ngồi ở hàng sau lại chỉ có một số ném vào được.

Và thầy giáo đã giải thích rằng: “Các bạn ngồi càng gần thùng rác thì tỉ lệ ném vào càng cao. Đây chính là cái mà người ta xem là thế mạnh trong xã hội. Các em có chú ý hay không, tất cả những người nghi ngờ về tính công bằng đều là những bạn ngồi ở phía dưới lớp?”.

Ngược lại, các học sinh ngồi phía trên cũng gần như không ý chú đến thế mạnh “bẩm sinh” của mình, những gì các em nhìn thấy chỉ có khoảng cách ngắn ngủi giữa các em và chính mục tiêu của mình.

Thầy nói tiếp: “Vì thế nên là một học sinh được đi học, điều mà các em phải làm chính là để ý đến những ưu thế mà các em có. Sau đó vận dụng thế mạnh được gọi là “giáo dục” này để cố gắng cống hiến cho xã hội cũng như tiếp tục không ngừng để bảo vệ những người bị lãng quên ở phía sau các em do họ không có thế mạnh”.

Một trò chơi đơn giản nhưng lời giải thích đơn giản của thầy giáo lại là một bài học sâu sắc cho các em học sinh. Quan niệm này thật sự là điều rất cần trong xã hội, không được xem nhẹ thế mạnh mình có mà phải biết sử dụng chúng và cố gắng để xã hội trở nên tốt hơn.

Nếu mỗi người đều nghĩ một chút cho xã hội này chứ không chỉ cầu mong cho sự giàu có và thành đạt của bản thân thì xã hội này sẽ tốt đẹp hơn.

Quay cổ tay chữa nhiều bệnh

St từ nhiều nguồn trên net



Vị trí cổ tay có liên quan đến các đốt sống cổ chi phối nhiều bệnh, như thiếu máu não, đau đầu, căng thẳng, mất ngủ, cao huyết áp, yếu thần kinh, đãng trí, ngất xỉu, chứng mệt mỏi, thoái hóa… Do vậy chỉ cần tác động đến cổ tay, thì cột sống cổ sẽ chịu ảnh hưởng, sẽ giúp điều trị các bệnh nói trên.

Trước hết, hãy tìm hiểu đôi chút về cấu tạo của cột sống cổ. Cột sống có 32 – 33 đốt, trong đó 7 đốt sống cổ từ C1 – C7, đốt C1 còn gọi là đốt đội, đốt C2­ còn gọi là đốt trục. Cột sống cổ có dạng đường cong ưỡn ra trước. Thân đốt sống có đường kính ngang lớn hơn đường kính trước – sau, ở mặt trên có hai mỏm móc hay gọi là “mấu bán nguyệt”, cuống sống tròn và dày, mỏm ngang có lỗ ngang cho động mạch đốt sống đi qua, từ C2. Gai sống tách làm hai củ dài dần từ C2 – C7. Lỗ đốt sống to dần từ C1 – C5, nhỏ dần từ C6 và C7.



Sự liên quan của 7 đốt sống cổ với cơ quan nội tạng và bệnh lý

Đốt sống cổ C1: Cung cấp máu cho não – Tuyến yên – Tai trong – Hệ thần kinh giao cảm. Đau đầu, căng thẳng, mất ngủ, cao huyết áp, yếu thần kinh, đãng trí, ngất xỉu, chứng mệt mỏi.

Đốt sống cổ C2: Mắt – Dây Thần kinh mắt – Tĩnh mạch – Tai giữa – Lưỡi. Viêm xoang, chảy nước mũi xanh, đau tai, ù tai, lãng tai, điếc, mờ mắt, đau mắt.

Đốt sống cổ C3: Má – Tai ngoài – Răng – Xương miệng. Các bệnh về răng miệng, tai

Đốt sống cổ C4: Mũi – Môi – Miệng – Tai trong. Sốt nóng lạnh, chảy nước mũi, ù tai, lãng tai, viêm yết hầu, sưng Amidan.

Đốt sống cổ C5: Dây thanh quản – Yết hầu. Viêm thanh quản, viêm cổ họng, khan tiếng, nhức vai.

Đốt sống cổ C6: Cơ gáy – Cơ vai – Amydan. Mỏi gáy, tê tay, viêm Amydan, thượng vị, viêm thanh quản, ho liên tục.

Đốt sống cổ C7: Tuyến giáp – Vai – Khớp cù trỏ. Cảm cúm, viêm tinh hoàn, viêm, giãn nở tuyến giáp.

Vì vậy, khi có các đốt sống bị các tổn thương do thoái hoá, viêm, u, chấn thương cột sống cổ, phong cách sinh hoạt thiếu khoa học, dùng cổ chịu tải trọng quá mức, sử dụng bàn ghế không đúng quy cách buộc cổ phải thường xuyên ở tư thế không đổi, quá gù, quá ưỡn… sẽ dẫn đến các bệnh lý tương ứng.

Theo lý luận Đông y và một số môn khí công tu luyện Đạo gia, thân thể con người được xem như là vũ trụ thu nhỏ, đồng thời là đối ứng với vũ trụ rộng lớn bên ngoài. Cơ thể cũng có những bộ phận đối ứng ví như: não người đối ứng với vũ trụ, cổ tay đối ứng với cổ gáy, sống chân đối ứng với sống lưng, loa tai đối ứng với bào thai ngược…

Sự đối ứng tương quan giữa bào thai và loa tai

Trương Huyền – một học giả chuyên nghiên cứu về bách khoa sức khỏe (ở Trung Quốc) cho biết, con người bẩm sinh đã có khả năng tự chữa bệnh, cho phép duy trì thể trạng khỏe mạnh, hệ thống này được liên tục tái tạo qua thời gian. Vì vậy một khi tác động đúng cách lên một phần nào đó của cơ thể, nó sẽ có khả năng tự điều chỉnh phần cơ thể bị mất trạng thái cân bằng (chúng ta gọi là bệnh) đối ứng với phần đó.



Tương đồng giữa mô hình tế bào não bộ (Ảnh: Shutterstock) và mô phỏng phân bố vật chất quy mô lớn trong thiên hà (phát sáng) của Millenium (Ảnh: Wikimedia Commons)

Sử dụng nguyên lý đối ứng này chính là lời giải cho câu hỏi vì sao chỉ cần quay cổ tay cũng đã chữa được nhiều bệnh, chính xác là phòng và chữa các bệnh liên quan đến các đốt sống cổ.

Cách thực hiện

Theo nghiên cứu của GSTSKH Bùi Quốc Châu:

Chúng ta chỉ cần quay cổ tay 200 lần (theo chiều thuận nhất của mỗi người), ngày làm từ 3 – 4 lần cho các bệnh khó và mãn tính.

Đối với thoái hóa đốt sống cổ: mỗi lần quay độ 200 cái, ngày quay 3 lần. Trong khoảng 2 – 3 tuần thì hết bệnh. Một yêu cầu quan trọng trong việc quay cổ tay chữa bệnh cho cổ, gáy là khi quay bàn tay, ngón tay cái phải nằm trong 4 ngón tay còn lại, thì bàn tay mới đồng hình/đồng ứng với đầu, hiệu quả chữa bệnh cho cổ, gáy, đầu mới đạt được (nắm tay theo hình trên). Còn trường hợp ngón tay cái chìa ra, nằm ngoài 4 ngón kia thì bàn tay lại đồng ứng với quả tim, tức chỉ liên quan đến các bệnh về tim.

Quay cổ tay có những tác dụng sau:

Điều hòa nhiệt độ cơ thể: tùy lúc mà cần nóng hay cần mát người (từng bộ phận của cơ thể cho đến toàn thân).

An thần, giúp tạo giấc ngủ dễ dàng. Quay cổ tay chừng 3 phút sau là rất buồn ngủ.

Làm hồng hào da mặt.

Làm tiêu u, tiêu bướu ở các bộ phận trong cơ thể..

Làm mạnh sinh lý (cho cả nam lẫn nữ).

Giảm sưng đau xương khớp. Trị thoái hóa cột sống cổ; viêm khớp khó co bóp các ngón tay, chân.

Làm mạnh gân cốt. Trị liệt chân không đi được do tai biến mạch máu não: Quay cổ tay 200 cái nhưng làm đến 5 lần một ngày.

Làm săn chắc da thịt.

Lưu thông khí huyết bị bế tắc trong cơ thể.

Chú ý:

Quay Cổ Tay là phương pháp mang cả 2 tính Âm và Dương:

– Tay xoay theo chiều kim đồng hồ là chiều Dương, làm nóng người. Trái lại, xoay ngược chiều kim đồng hồ là chiều Âm, làm mát người.

– Khi quay cùng lúc cả 2 tay với tay trái theo chiều kim đồng hồ (Dương) thì theo phản xạ, tự động tay phải sẽ xoay ngược chiều kim đồng hồ (Âm) tức cân bằng Âm Dương, bình ổn nhiệt độ trong người. Trái lại, khi tay trái xoay ngược chiều kim đồng hồ (Âm), tay phải tự động xoay thuận chiều kim đồng hồ (Dương) tức cũng cân bằng Âm Dương.

– Riêng về trường hợp cần làm ấm, nóng người, xoay tay theo chiều Dương, thì cơ thể có thể ấm, nóng lên rất nhanh nếu ta quay nhiều lần, cho nên phải cẩn thận theo dõi kỹ cơ thể để biết hạn chế đúng lúc. Không nên làm quá nhiều để tránh tác dụng phụ không mong muốn là sinh u nhọt do nóng nhiệt trong người.

25/08/2024

Thượng Đế chỉ cho 1 chiếc giàγ

 St trên net.

1911 - 2004

Ở Mỹ có một cậu bé sinh ra trong một gia đình nghèo, từ nhỏ đến khi đi học cậu chỉ mang mỗi một đôi giày rách. Cậu bé nghe nói vào lễ Giáng Sinh, khi đến bất cứ cửa hàng nào, chỉ cần nói với Thượng Đế thứ mình muốn thì chủ cửa hàng sẽ thỏa mãn yêu cầu của mình.

Vào hôm Giáng Sinh, cậu bé nhìn thấy trong một cửa hàng giày có bày bán những đôi giày rất đẹp nên đã bước vào cửa hàng và nói với ông chủ rằng: “Hôm nay là Giáng Sinh, cháu rất thích đôi giày này, chú có thể giúp cháu nói với Thượng Đế để Ngài cho cháu đôi giày này có được không ạ?”

Ông chủ nhìn xuống chân của cậu bé và hiểu ngay vấn đề, ông ấy cầm lấy đôi giày rồi nói: “Được thôi cháu bé, bây giờ ta sẽ nói với Thượng Đế”. Sau đó ông ấy cầm đôi giày và đi vào bên trong.

Một lúc sau, ông chủ đi ra, nhưng trên tay chỉ cầm có mỗi một chiếc giày rồi đưa cho cậu bé và nói: “Cháu bé, Thượng Đế nói rằng Ngài chỉ cho cháu một chiếc giày thôi, cháu phải tự nghĩ cách kiếm tiền để mua chiếc còn lại.”

Cậu bé hỏi: “Vậy cháu phải kiếm bao nhiêu tiền thì mới mua được chiếc giày còn lại?”

Ông chủ nói: “2 đô la.”

Cậu bé lại nói: “Được rồi ạ, cháu sẽ nghĩ cách kiếm tiền, nhưng chú nhất định phải giữ cho cháu chiếc giày còn lại nhé.

Ông chủ cười nói: “Cháu cứ yên tâm.”

Sau khi về nhà và tiết kiệm được 2 đô la bằng cách nhặt ve chai, cậu bé vui vẻ chạγ đến cửa hàng để trả tiền. Ông chủ đã khen ngợi cậu bé và đưa cho cậu chiếc giàγ còn lại. Kể từ đó, cậu bé đã có một đôi giàγ mới rất đẹρ.

Khi lớn lên, cậu bé đã từng làm nhiều nghề như nhân viên cứu hộ, bình luận viên, ρhát thanh viên rồi bước vào giới nghệ thuật và trở thành một ngôi sao nổi tiếng. Vào năm 1980, cậu bé ấγ đã trở thành Tổng thống thứ 40 của Hoa Kỳ, cũng chính là Tổng thống Ronald Reagan.

 

Trong nhiệm kỳ tổng thống của mình, có một lần ông Ronald Reagan được ρhóng viên hỏi về việc có ảnh hưởng lớn nhất đối với sự trưởng thành của ông là gì, ông đã kể về câu chuγện “Thượng Đế chỉ cho 1 chiếc giàγ” khi ông còn nhỏ.

Ông Reagan cho biết: “Sau nàγ tôi mới biết được giá gốc của đôi giàγ đó là 38 đô la, một nửa giá cũng đến 19 đô la nhưng ông chủ cửa hàng chỉ lấγ của tôi 2 đô la để dạγ cho tôi một điều rằng:

“Thượng Đế sẽ không cho bạn tất cả những gì bạn muốn, Ngài chỉ cho bạn một ρhần mà thôi, bạn ρhải tự mình nỗ lực để lấγ ρhần còn lại.


21/08/2024

Chuyện người Sài Gòn



Những mẩu chuyện dưới đây có nhẽ thật, có nhẽ không, nhưng tôi tin rằng có.

– Ai đời đi thaγ ρin cái máγ, ghé tiệm hỏi. Chị chủ kêu, ρin có 2 loại, loại thường 60k, loại khác nhãn của Thụγ Sỹ, 150k. Em lấγ loại 60k nè, chất lượng gần như nhau, khác cái mác thôi.

– Đi mua con cá chéρ chợ hẻm, giá 90k, bóρ còn mỗi 60k. Anh bán cá không quen biết nói: "Thôi em đưa 60k cũng được, hôm nào ghé gửi anh 30k sau.

Quen biết gì đâu, tui xù thì răng?

– Sáng đi bộ, gặρ anh Hai từ miền Tâγ lên bán rau. Thấγ rau xanh tươi, mua hẳn 50k. Lúc tính tiền mới nhớ mình mặc đồ lót đi bộ, đâu có mang bóρ. Anh Hai miền Tâγ cười tươi thiệt tươi:

“Thôi khỏi, chừng nào anh gặρ tui lại, trả sau cũng được mà”.

Quen biết gì đâu. Báo Һạι tui suốt 1 tuần ρhải đi bộ đúng đường đó, đúng giờ đó mới gặρ lại anh Hai rau. Saigon gài bẫγ tui chăng?

– Tết nhất, bát bún ốc, bún dọc mùng xứ nàγ xứ kia tăng giá rầm trời. Miệt Thủ đô có khi 150k/bát tỉnh rụi. Saigon lơ ngơ viết lên tờ A4:

“Vì dịρ Tết, quán ρhải thuê nhân công giá mắc hơn, nên giá mỗi tô xin ρhụ thu thêm 5k, thành 30k”.

– Có thằng em miền trung vào Saigon bán bánh canh cá lóc xứ Quảng, Tết hồi nẳm nó ở lại bán hàng. Ba ngàγ Tết tất toán xong, nhờ bạn chở ra tiệm sắm đúng 1 câγ vàng tiền lãi ròng vì nó bán cũng chỉ lên giá đúng 5k. Khách đến ăn rầm trời, lấγ đông bù giá là đó.

– Chợ búa ở Saigon ít nói thách, giá nhiêu mua nhiêu. Đâu có như nơi đâu, cái áo đề 780k, kêu tui còn 180k, bán luôn.

– Ông anh Saigon ra Hà Nội, ghé quán trà đá vỉa hè. Lúc tính tiền cốc trà đá, kêu 20k. “Sao mắc dữ vậγ?”. Đáρ tỉnh rụi hà:

“Ối dồi. Trà Thái nó đắt lắm. Mà dân Saigon thiếu gì tiền”.

Dân Saigon thừa tiền nên uống lγ cà ρhê 12k, ngồi đồng cả ngàγ với wifi, với trà đá miễn ρhí châm liên tục.

Vâng, Saigon thiếu gì tiền. Saigon chắt bóρ từng đồng thôi. Như ở Tô Hiến Thành, quận 10, các γ bác sỹ góρ tiền lại, đổi ra tiền lẻ 5k, bỏ vô thùng mica trưng ngoài đường với dòng chữ:

“Nếu bạn gặρ khó khăn hãγ lấγ 3 tờ”.

Ba tờ vị chi là 15k, đủ một suất cơm bé mọn cho người cơ nhỡ.

– Saigon không thiếu tiền. Vậγ nên mới có anh Lâm Văn Cuộc, bảo vệ ở quán cà ρhê trên đường Mạc Thị Bưởi. Thấγ ai hư xe hoặc hết xăng anh đều giúρ đỡ. Ai móc tiền ra gửi biếu, anh đều thẳng thừng từ chối và nói: “Khỏi mà!”.

Xe nào hết xăng thì anh lấγ xăng xe mình chiết ra cho. Những người được cho ai cũng thấγ cũng lạ, hỏi sao anh giúρ nhiệt tình vậγ. Anh chỉ đáρ: “Trời ơi, tiền bạc gì. Xe tôi lúc nào cũng đầγ bình, cho một chai xăng xị rưỡi, hai xị có đáng là bao”.

– Lại có anh Nguγễn Văn Hiếu (40 tuổi, quê Tiền Giang). Lên Saigon làm bảo vệ cho một cửa hàng trên đường Hoàng Diệu (quận 4). Sau giờ làm anh ra vỉa hè ngủ và trưng cái biển lạ đời “Có tiền cũng vá, không tiền cũng vá. Đừng ngại, kêu vá liền. 24/24”.

– “Saigon không thiếu tiền” nói xuôi haγ nói ngược đều được. Bởi nói xuôi thì rằng Saigon là đầu tàu kinh tế cả nước. Nói ngược là bởi Saigon còn rất nhiều ρhận đời lầm lũi. Nhưng trong Saigon có cái tình, cái tình ngu ngơ, chậρ mạch nặng.

– Ở Saigon, ghé câγ xăng đổ, tự nhiên có một bác già cầm tờ 10k, 2 tờ loại 2k đi xin thêm những người đổ xăng ở cạnh:

“Xe tui hết xăng, xin cho tui 10k để đổ cho tròn 20k”.

Đừng ngạc nhiên khi những người đó lặng lẽ móc bóρ, ρhụ thêm cho bác dăm mười ngàn để bác đổ đầγ bình mà về Củ Chi...

 


19/08/2024

Truyền thuyết "Long sinh cửu phẩm"

 Từ Địa lý Lạc Việt


     Rồng vốn là con vật trong truyền thuyết, là hình ảnh tượng trưng cho sự quyền uy, cao quý và là loài đứng đầu trong muôn thú. Trong văn hóa châu Á, con người luôn tôn thờ loài rồng và chỉ có hoàng tộc mới được sử dụng hình ảnh con rồng làm biểu trưng cho quyền lực cũng như thân phận cao quý của họ.

    Theo truyền thuyết chín Rồng thần sinh được 9 con trai nhưng không con nào là Rồng cả. Chín người con của Rồng đều là các loài thần thú và có tính cách khác nhau. Tùy vào tính cách mà người ta dùng hình ảnh của chúng để trang trí ở những lĩnh vực như mái hiên, nóc nhà, lan can, vũ khí, chiến thuyền,...

    Tuy nhiên, cũng do văn hóa dân gian mỗi nơi một khác mà sinh ra nhiều dị bản về “Long sinh cửu phẩm”. Bởi vậy mà danh sách những linh vật được coi là con của rồng cũng có sự khác biệt.

    Hiện nay, nhìn chung chia làm hai thuyết:

  • Thuyết 1: Bị Hí, Si Vẫn, Bồ Lao, Bệ Ngạn, Thao Thiết, Công Phúc, Nhai Xế, Toan Nghê, Tiêu Đồ
  • Thuyết 2Tù Ngưu, Nhai Xế, Trào Phong, Bồ Lao, Toan Nghê, Bị Hí, Bệ Ngạn, Phụ Hí, Si Vẫn

    Bởi vậy, ở bài viết này sẽ liệt kê nhiều hơn 9 con của Rồng.

Danh sách đầy đủ chín đứa con của rồng

    Bị Hí

    Bị Hí (tên khác là Bí Hí, Bá Hạ, Bát Phúc, Thạch Long Quy) là con trưởng của rồng. Có hình dáng thân rùa, đầu rồng. Chỉ duy nhất có Bí Hí chịu được trọng lượng lớn nên thường được chạm khắc  được gọi là "con thú mang bia".

Một số người nhầm lẫn khi cho rằng các con vật đội bia ở Văn Miếu Quốc Tử Giám là loài Rùa, thật ra đó là Bí Hí vì ngoài đặc tính thích mang vật nặng nó cũng rất thích văn chương nên người xưa dùng nó để đặt bia Tiến sĩ. 

Con Bị Hí (Bí Hí)

    Si Vẫn

    Si Vẫn (Tên gọi khác là Si Vĩ, Li Vẫn, con Kìm) là con thứ hai của Rồng. Sống ở biển, có đầu giống hoặc gần như đầu rồng, đuôi, vây, miệng rộng và thân ngắn. Mỗi khi nó đập đuôi xuống nước thì nước bắn lên tận trời và mù mịt cả trời đất.

Si Vẫn ở bảo tàng quốc gia Việt Nam

    Tương truyền Li Vẫn thích ngắm cảnh và thường giúp dân diệt hỏa hoạn nên được chạm khắc làm vật trang trí trên nóc các cung điện cổ, chùa chiền, đền đài... ngụ ý cầu trấn hỏa, đề phòng hỏa hoạn. Là một linh vật dùng trong trang trí kiến trúc, đây là một trong những hiện vật quý hiếm đang được trưng bày tại Bảo tàng Quốc gia Việt Nam.

Thông tin thêm:

Chuyên gia phong thuỷ Nguyễn Vũ Tuấn Anh (Người đứng đầu Trung tâm nghiên cứu Lý Học Đông Phương) đã tổng hợp tất cả những hình tượng Si Vẫn trên các di sản còn lại ở các đình chùa miếu mạo và những tài liệu nói về linh vật này để tạo ra Si Vẫn phiên bản bàn đặt trong nhà đem lại sự tiện lợi, bình an.

Si Vẫn để bàn

    Bồ Lao

    Bồ Lao là con thứ ba của Rồng. Sống ở biển, thích âm thanh lớn và thích gầm rống. Người xưa thường đúc trên quai chuông hình Bồ Lao, còn dùi thì làm theo hình cá kình với mong muốn tiếng chuông kêu vang xa. Do đó, Bồ Lao cũng được dùng để nói đến tiếng chuông chùa.

Linh vật Bồ Lao

Bồ Lao trên quả chuông chùa Thanh Long (Thái Bình), chất liệu đồng thời Lê Trung Hưng

    Bệ ngạn

    Bệ Ngạn (tên gọi khác là Bệ Lao, Hiến Chương) là con thứ tư của Rồng. Có hình dáng giống hổ, răng nanh dài, sắc, có sức thị uy lớn, thích lý lẽ và có tài cãi lý đòi sự công bằng khi có bất công.

    Nhờ vậy Bệ Ngạn thường được đặt ở cửa nhà ngục hay pháp đường, ngụ ý răn đe người phạm tội và nhắc nhở mọi người nên sống lương thiện.

Linh vật Bệ Ngạn

Bệ ngạn ở cổng 1 nhà lao.

    Thao Thiết

    Thao Thiết là con thứ năm của Rồng. Có đôi mắt to, miệng rộng, dáng vẻ kỳ lạ. Linh vật này tham ăn vô độ. Vì vậy, được đúc trên các đồ dùng trong ăn uống như ngụ ý nhắc nhở người ăn đừng háo ăn mà trở nên bất lịch sự.

Linh vật Thao Thiết

Cái vạc nấu ăn trong quân cổ

    Công Phúc

    Công Phúc là con thứ sáu của Rồng. Linh vật này thích nước nên được khắc làm vật trang trí ở các công trình hay phương tiện giao thông đường thủy như: cầu, rãnh dẫn nước, đập nước, bến tàu, thuyền bè… với mong muốn công phúc luôn tiếp xúc, cai quản, trông coi lượng nước phục vụ nhân dân.

Linh vật Công Phúc

    Nhai Xế

    Nhai Xế (tên gọi khác là Nhai Xải, Nhai Tí) là con thứ bảy của Rồng. Linh vật có tính khí hung hăng, thường nổi cơn thịnh nộ và ham sát sinh nên thường được chạm khắc trên các vũ khí như đao, búa, kiếm… ngụ ý thị uy, làm tăng thêm sức mạnh và lòng can đảm của các chiến binh nơi trận mạc.

Linh vật Nhai Xế (Nhai Xải)

    Toan Nghê

    Toan Nghê (còn gọi là Kim Nghê) là con thứ tám của Rồng. Có mình sư tử, đầu rồng, thích sự tĩnh lặng và thường ngồi yên ngắm cảnh khói hương tỏa lên nghi ngút nên được đúc làm vật trang trí trên các lò đốt trầm hương, ngụ ý mong muốn hương thơm của trầm hương luôn tỏa ngát.

Linh vật Toan Nghê

    Tiêu Đồ

    Tiêu Đồ (hay còn gọi là Thô Phủ) là con thứ chín của Rồng. Linh vật có tính khí lười biếng, thường cuộn tròn nằm ngủ, không thích có kẻ lạ xâm nhập lãnh địa của mình nên thường được khắc trên cánh cửa ra vào, đúng vào vị trí tay cầm khi mở, ngụ ý răn đe kẻ lạ muốn xâm nhập nhằm bảo vệ sự an toàn cho chủ nhà.

Linh vật Tiêu Đồ

    Như đã trình bày ở trên, ngoài chín con của Rồng ở trên, theo một số dị bản thì gia đình Rồng còn có một số linh vật khác như:

    Tù Ngưu

    Tù Ngưu (hay còn có tên gọi khác là Tỳ Hưu, Kỳ Hưu, Tỳ Ngưu, Tu Lì, Tu Lỳ,…), có hình dạng như một con rồng nhỏ, màu vàng, có sừng như sừng lân. Đây là linh vật giỏi về âm nhạc nên được khắc trên các nhạc cụ, nhạc khí,...

Linh vật Tù Ngưu (Tỳ Hưu)

Đặc biệt lưu ý:

Hiện nay có rất nhiều người mua vật phẩm Tỳ Hưu (tượng tạc, trang sức đeo lên người)  như một vật khí phong thuỷ với mong muốn cầu tìm tài lộc. Tuy nhiên, Địa Lý Lạc Việt sau thời gian nghiên cứu khuyến cáo tuyệt đối không nên sử dụng

Tỳ Hưu

  • Trong phong thủy, mọi hình tượng dùng làm vật khí trấn yểm đều phải là hình tượng tốt đẹp. Và quan trọng là phải thuận lẽ trời đất: có vô thì có ra, có còn thì có mất, có đầy thì có vơi. Chỉ có lòng tham con người là muốn cái gì cũng vĩnh viễn, thêm mà không bớt, có mà không hết.
  • Lẽ tự nhiên không theo lòng người. Nhà Minh có để Tỳ Hưu rồi cũng khánh tận. Hòa Thân có để Tỳ Hưu to hơn Tỳ Hưu của vua rồi thì cũng bị giết và tài sản cũng bị tịch thu vào tay kẻ khác.
  • Hơn nữa hai chữ Tỳ Hưu đã thể hiện cái không hay, không tốt. Thử xem xét lý trong chữ sẽ thấy.
    • Tỳ (lách) là một trong năm tạng, biểu lý với Vị (bao tử).
    • Hưu là hết chức năng.
  • Thực phẩm vào Vị phải nhờ tỳ chuyển hóa, nhưng Vị muốn chuyển hóa được thành các chất bổ dưỡng và ô trọc thì phải nhờ Tỳ khí hóa. Ấy vậy mà Tỳ lại mất hết chức năng, thực phẩm bị ôi thiu trương sình trong bụng... thì ắt sẽ có bệnh. Nhẹ thì bệnh trướng bụng, nặng thì cơ thể lần hồi suy kiệt mà tiêu.

Vì vậy hai chữ Tỳ Hưu làm thành tên thì cũng là chỉ điểm báo nguy cho định mạng. Và Tỳ Hưu, trong việc cầu tìm tài lộc thì cũng chỉ là một yếu tố. Yếu tố tương tác cho cái lợi trước mắt nhưng tiềm ẩn nguy cơ cao là tán tài.

    Trào Phong

    Trào Phong thích sự nguy hiểm, thích nhìn ra xa nên thường chọn chỗ cao, cheo leo như đầu cột, góc mái của ngôi nhà, điểm cao một số công trình kiến trúc,… làm chỗ leo trèo hoặc đứng nhìn. Bởi vậy, nó là linh vật thường được chạm khắc trên nóc nhà (thường đặt ở bốn góc mái nhà) với ngụ ý chống hoả hoạn và thị uy kẻ xấu (gần giống với Si Vẫn).

Linh vật Trào Phong

    Ngoài ra, hình tượng Trào Phong trên góc mái còn tượng trưng cho điều tốt lành, may mắn, tạo giá trị trang trí đẹp mắt và uy nghi. Vì thế chỉ các cung điện của hoàng gia mới được phép tạc hình Trào Phong trên nóc.

    Phụ Hí

    Phụ Hí có hình dáng như Rồng, dáng vẻ thanh nhã, thường nằm cuộn mình trên bia đá. Nó rất thích vẻ đẹp của chữ khắc trên các văn bia, nên thường cuộn mình trên đó mà ngắm nghía. Vì vậy, người ta thường khắc một đôi Phụ Hí trên các bia mộ, bài vị với ngụ ý bảo vệ bia mộ.

Linh vật Phú Hí

    Trên đây là toàn bộ tổng hợp những đứa con của rồng trong văn hóa Việt Nam, hi vọng sẽ giúp ích được cho các bạn một vài thông tin bổ ích.

18/08/2024

Lại lan man

 

Từlòng Khoan dung, Độ lượng, Thương yêu, Nhân từ.

ThiệnViệc tốt, Người tốt có Đạo đức. Tính thiện gồm: lòng trắc ẩn (thương xót), lòng tu ố (thẹn, ghét), lòng từ nhượng (kính nhường), lòng thị phi (biết phải trái).

       Làm Từ Thiện là Tâm Từ bi tự nguyện Làm Thiện chứ chả có ý ganh hơn thua với người, lại càng không có ý mua danh, chuộc tiếng hòng cầu lợi.

       Từ thiện khi gặp hoàn cảnh là tự dưng làm hoặc tích cóp mà góp quyên cho người khó. 

        Âu cũng vơi nhẹ đi nhiều những vướng mắc, áy láy trong lòng do trước đây đã làm điều xấu, ác. Cùng là cho tâm thêm thanh thản, vui vẻ mà sẵn sàng hơn đi trên con đường tu tập làm Người lắm khó khăn, trắc trở.

Vậy mà học Làm Người, cho đến cuối đời, đã có mấy ai tốt nghiệp?

16/08/2024

Dấu hiệu cảnh báo nội tạng không khoẻ

 


Thận không khoẻ: Giọng nói khàn, đau mỏi vùng thắt lưng.

Tim không khoẻ: Tay trái bị tê, đau nhói vùng ngực.

Gan không khoẻ: Bị chuột rút khi đi ngủ, đau nhức đầu và vùng bụng phải.

Phổi không khoẻ: Ho dữ dội vào tầm 3 – 5h sáng.

Đại tràng không khoẻ: Da khô, tóc rụng và táo bón.

Bàng quang không khoẻ: Tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu nhiều lần.

Dạ dày không khoẻ: Ợ chua, ợ nóng, đau rát vùng thượng vị.