10/10/2022

Thập giới thi

 Thương Ương Gia Thố


Thứ nhất, tốt nhất là đừng thấy nhau, như thế sẽ không phải yêu nhau.

Thứ hai, tốt nhất là đừng biết nhau, như thế sẽ không phải tương tư.

Thứ ba, tốt nhất là đừng bên nhau, như thế sẽ không phải nợ nhau.

Thứ tư, tốt nhất là đừng thương tiếc nhau, như thế sẽ không phải nhớ nhau.

Thứ năm, tốt nhất là đừng yêu nhau, như thế sẽ không phải từ bỏ nhau.

Thứ sáu, tốt nhất là đừng đối đầu nhau, như thế sẽ không phải gặp lại nhau.

Thứ bảy, tốt nhất là đừng hiểu lầm nhau, như thế sẽ không phải phụ nhau.

Thứ tám, tốt nhất là đừng hẹn ước nhau, như thế sẽ không phải cùng nhau.

Thứ chín, tốt nhất là đừng dựa vào nhau, như thế sẽ không phải quyến luyến nhau.

Thứ mười, tốt nhất là đừng gặp gỡ nhau, như thế sẽ không phải bên nhau.

Vừa gặp nhau thì đã hiểu nhau, nhưng gặp nhau chẳng thà chưa gặp.

Có cách nào để đoạn tuyệt với người, tránh cho sống chết khiến tương tư.

 


06/10/2022

Hoa và Mỹ nhân - Trương Trào (1650 − 1707)

 



Hoa không nên thấy rụng, trăng không nên thấy chìm, mỹ nhân không nên thấy chết yểu.

Trồng hoa nên thấy hoa nở, đón trăng nên thấy trăng tròn, viết sách nên viết cho xong, mỹ nhân nên thấy vui vẻ, sung sướng, nếu không thì uổng công.

Ngắm đàn bà buổi sáng, nên đợi lúc phấn son xong.

Có những bộ mặt xấu mà dễ coi, có những bộ mặt không xấu mà khó coi; có những áng văn viết không thông (mẹo) mà khả ái, có những văn viết thông mà đọc rất chán. Điều đó, không dễ gì giảng cho hạng nông cạn hiểu được.

Lấy lòng yêu hoa mà yêu mỹ nhân thì tất có cái thú riêng; lấy lòng yêu mỹ nhân mà yêu hoa thì thêm cái thâm tình và thêm lòng nâng niu thương tiếc.

Mỹ nhân hơn hoa ở chỗ biết nói; hoa hơn mỹ nhân ở chỗ tỏa hương. Nếu không được cả hai thì bỏ hương mà lựa biết nói. Thường hoa đẹp thì không thơm, cánh nhiều tầng thì không thành trái.

Gọi là mỹ nhân thì mặt đẹp như hoa, tiếng nói như chim, tinh thần như trăng, vẻ như liễu, xương như ngọc, da như băng tuyết, dáng như nước thu, lòng như thơ, ta không còn chỗ nào chê cả.

Trong thiên hạ không có sách thì thôi, có thì phải đọc; không có rượu thì thôi, có thì phải uống; không có núi đẹp thì thôi, có thì phải tới chơi; không có hoa có trăng thì thôi, có thì phải thưởng ngoạn; không có tài tử giai nhân thì thôi, có thì phải mến yêu, thương tiếc.

Người đàn bà xấu không cho gương là thù địch vì nó là vật vô tri, nếu gương mà hữu trí thì tất cả đã tan tành rồi.

Mua được một chậu hoa đẹp còn nâng niu thương tiếc, huống là đối với một "đóa hoa biết nói".

Không có thơ rượu thì sơn thủy cũng vô nghĩa; nếu không có đàn bà đẹp thì trăng hoa cũng vô ích. Tài tử mà lại đẹp, giai nhân mà lại biết làm văn đều là không thọ được. Không phải chỉ vì Tạo vật đố kị, mà còn vì hạng người đó không phải là bảo vật của một thời, mà là bảo vật của cổ kim vạn đại, cho nên tạo hóa không muốn cho lưu lại lâu trên đời mà hóa nhàm.

 

03/10/2022

Nhạc sĩ Trần Quang Lộc và 2 ca khúc nổi tiếng

chuyenxua.vn

 


Hẳn nhiều người trong các bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên khi biết được thông tin này: Bài hát Về đây nghe em Có phải em mùa Thu Hà Nội do nhạc sỹ Trần Quang Lộc sáng tác tại miền Nam trước năm 1975, dưới thời VNCH.

Nhạc sĩ Trần Quang Lộc sinh năm 1949 tại Gio Linh, Quảng Trị. Có nhiều nơi ghi năm sinh năm 1949 và bắt đầu sáng tác khi mới 17 tuổi.

Những bài hát nổi tiếng nhất mà nhạc sĩ Trần Quang Lộc sáng tác trước năm 1975 là Về Đây Nghe Em (thơ A Khuê), Có Phải Em Mùa Thu Hà Nội (thơ Tô Như Châu), tuy nhiên 2 ca khúc này chỉ thực sự trở thành hiện tượng và được nhiều người biết đến từ thập niên 1990.

Sau năm 1975, ông sáng tác nhiều thể loại, nhạc vàng có Người Em Sầu Mộng (thơ Lưu Trọng Lư), nhạc quê hương có Áo Hoa (thơ Đỗ Nguyên Kha), nhạc nhẹ có bài Còn Tiếng Hát Gửi Người (thơ Nguyễn Đình Toàn), Em Theo Đoàn Lưu Dân (thơ Phạm Hòa Việt), Cho Tôi Lại Từ Đầu. Nhạc trẻ có Chợt Nghe Em Hát

Đồng cảm với thân phận các thiếu nữ vừa đi học, vừa đi làm, Trần Quang Lộc cảm thấy có những ray rứt trong cuộc sống, và nghĩ rằng một lúc nào đó, những cô gái này nên quay về với cuộc sống đời thường, với áo the và guốc mộc. Cùng thời điểm đó, bắt gặp bài thơ của thi sĩ A Khuê với ca từ rất đồng cảm, ông sáng tác Về Đây Nghe Em.

Bài hát này được ca sĩ Elvis Phương hát đầu tiên năm 1970 trong băng Shotguns.



Một bài hát nổi tiếng khác, được Trần Quang Lộc sáng tác năm 1972 nhưng ai cũng tưởng là sau 1975, đó là bài Có Phải Em Mùa Thu Hà Nội.

Vào mùa hè năm 1971, nhạc sĩ Trần Quang Lộc từ Sài Gòn về Đà Nẵng nghỉ hè và có dịp giao lưu với nhóm thơ “Hàn Giang” tại Đà Nẵng. Tại đây, nhà thơ Tô Như Châu đưa cho Trần Quang Lộc xem bài thơ viết về Hà Nội mà ông vừa sáng tác. Dù chưa một lần bước chân đến Hà Nội, nhưng Tô Như Châu đã viết một bài thơ dài đến 5 trang giấy, Trần Quang Lộc xem xong vừa ngỡ ngàng vừa xúc động bởi bản thân ông cũng chưa từng đặt chân đến Hà Nội nhưng đã trót yêu “người Hà Nội” qua những câu chuyện kể, những tác phẩm văn thơ, nhạc họa.

Trong niềm cảm hứng dạt dào, Trần Quang Lộc quyết định mở lời với Tô Như Châu: “Bài thơ hay quá. Anh để em phổ nhạc cho”.

Đem thơ về nhà, chỉ trong một đêm, nhạc sĩ đã hoàn thành xong bài nhạc. Từ bài thơ dài đến 5 trang giấy của Tô Như Châu, Trần Quang Lộc chắt lọc lại những ý thơ mà ông tâm đắc nhất, thả vào âm nhạc làm thành một nhạc phẩm nồng nàn, quyến rũ, say đắm lòng người.

Ca khúc bị rơi vào quên lãng, chính tác giả cũng không còn nhớ đến, cho đến mãi năm 1994 thì được nhạc sĩ Đức Trí phát hiện ra. Năm đó, nhạc sĩ Đức Trí là người phụ trách thực hiện, hoà âm cho album “Chợt Nghe Em Hát” của Hồng Nhung.

Album này có 10 ca khúc hay nhất của hai nhạc sĩ Trần Quang Lộc và Lã Văn Cường. Trong tập nhạc gồm 60 ca khúc của Trần Quang Lộc, nhạc sĩ Đức Trí đã tỉ mẩn xem xét từng ca khúc một và phát hiện ra ca khúc “bị lãng quên” này, dù đã được sáng tác hơn 20 năm trước đó nhưng có lời ca và giai điệu tươi mới, nên đề nghị nhạc sĩ Trần Quang Lộc để Hồng Nhung trình diễn lại và đưa vào album nhạc.

Có Phải Em Mùa Thu Hà Nội cũng nhanh chóng trở thành ca khúc hit, được nhiều nghệ sĩ trong nước lựa chọn biểu diễn như Thu Phương, Mỹ Linh, Thanh Lam,.. và Khánh Ly, Tuấn Ngọc, Ý Lan,… ở hải ngoại. Tuy nhiên, thành công nhất trong số này phải kể đến giọng ca của nữ ca sĩ Thu Phương với hàng loạt giải thưởng danh giá.

 



30/09/2022

Vỗ lòng bàn chân chữa bệnh

 St trên net.



Tôn Tư Mạc, danh y thời nhà Đường, được hậu thế tôn là “Dược Vương”. Tôn Tư Mạc sinh năm 541, mất năm 682, thọ 141 tuổi và để lại nhiều kiệt tác về y học cổ truyền Trung Quốc. Ngoài những bí kíp dân gian, Dược vương còn am hiểu sâu sắc về các huyệt đạo. Ông đã để lại một bí quyết vô cùng đơn giản, có thể giúp phòng ngừa 127 loại bệnh.

Ông đã từng viết trong cuốn “Thiên Kim Phương”: vỗ nhẹ một chỗ có thể chữa bách bệnh. Nơi này chính là lòng bàn chân, tức là chỗ có chứa huyệt Dũng tuyền. Vỗ vào nơi này không chỉ có thể phòng trị hơn 100 loại bệnh, hơn nữa phương pháp cũng rất đơn giản.

Dược vương Tôn Tư Mạc đề cập cụ thể phải dùng lòng bàn tay vỗ vào lòng bàn chân, dù hành động rất đơn giản nhưng nó mang lại hiệu quả tuyệt vời. Lòng bàn tay và lòng bàn chân đều là hai bộ phận rất quan trọng trên cơ thể con người, đặc biệt là huyệt Lao cung ở lòng bàn tay và huyệt Dũng tuyền ở lòng bàn chân, các bác sĩ coi đây là những huyệt đạo chính để bảo vệ sức khỏe.

Tác dụng cụ thể của việc vỗ vào lòng bàn chân có thể phòng ngừa những bệnh sau:

– Suy nhược thần kinh, rối loạn thần kinh: Đau đầu và đau nửa đầu

– Ù tai, chóng mặt, hay quên, mất ngủ, giảm trí nhớ

 – U sầu phiền muộn, dễ cáu giận, suy nghĩ không thông

– Thiếu khí huyết, trên nóng và dưới lạnh, đau lưng, đau bàn chân và đầu gối

– Bệnh tim, huyết áp cao, hạ đường huyết, tiểu đường

– Viêm gan, bệnh túi mật, viêm thận, nhiễm độc niệu, thiếu máu, hen suyễn, bệnh lao, bệnh thấp khớp.

– Loạn dưỡng cơ tiến triển, cường giáp, suy giáp, di chứng đột quỵ,

– Di chứng viêm não, teo não, não úng thủy,

– Hội chứng Meniere, bệnh Parkinson, bệnh Raynaud, hội chứng Behcet

– Di chứng của bệnh bại liệt, ra mồ hôi trộm, đổ mồ hôi ban đêm, thể trạng gầy yếu, suy dinh dưỡng, còi cọc chậm lớn.

– Giảm thị lực, cảm lạnh, viêm mũi dị ứng,…

Cách thực hiện động tác vỗ vào lòng bàn chân

 

Huyệt Dũng tuyền.

Đầu tiên, bạn ngồi ở tư thế chân trái đặt lên đầu gối phải, tay trái nắm chân, dùng lòng bàn tay phải vỗ vào lòng bàn chân trái. Khi vỗ nên dùng lực đều, vừa phải, cường độ ngang với cường độ vỗ tay thông thường và thầm đếm số lần vỗ. Vỗ hết bên chân trái, sẽ đổi sang chân phải và số lần vỗ của 2 chân đều như nhau.

Lưu ý: Tư thế phải đúng, thoải mái, không gượng ép, gò bó, nhắm mắt nhẹ nhàng, từ bỏ mọi suy nghĩ, duy trì trạng thái tinh thần thoải mái, ngồi yên tĩnh trong khoảng 15 phút.

Vị trí vỗ: Dùng huyệt Lao cung ở lòng bàn tay vỗ vào huyệt Dũng tuyền, nằm ở vị trí 1/3 trên bàn chân.

 

Huyệt Lao cung

Số lượng vỗ: Ngày đầu tiên vỗ mỗi bên 100 lần, ngày thứ hai vỗ mỗi bên 200 lần, ngày thứ ba vỗ mỗi bên 300 lần.

Đối với người bình thường, mỗi bên vỗ 300 lần, người ốm yếu, bệnh tật, thúc đẩy phục hồi, có thể tăng dần số lần và vỗ theo khả năng chịu đựng của bản thân. Trong mọi trường hợp, số lần vỗ cho mỗi bên tối đa không quá 900.

Thời gian vỗ: Thực hành mỗi tối một lượt hoặc vào buổi sáng.

Người tập chăm sóc sức khỏe hàng ngày nên tập một lần vào mỗi buổi tối, hoặc một lần vào buổi sáng và tối, nếu có thời gian thì nên tập nhiều hơn, những người chuyên về kung fu và chữa bệnh thì nên tập khoảng sáu lần mỗi tối.

Vỗ vào lòng bàn chân có 10 tác dụng chính:

1. Thoát khỏi những căn bệnh cứng đầu

Phòng và điều trị các chứng bệnh mãn tính và cứng đầu thông thường do thiếu âm và cường dương.

2. Hồi sinh

Đối với các bệnh thoái hóa do lão hóa sớm và các bệnh làm tiêu hao sinh lực, mệt mỏi như chứng loạn thần kinh và suy nhược thần kinh.

3. Tăng cường chức năng thận

Phòng và điều trị nhiều loại bệnh mãn tính của người cao tuổi, như các bệnh mãn tính về lưng, chân.

4. Phát triển trí tuệ, khơi dậy tiềm năng

Thúc đẩy sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ em và thanh thiếu niên, phát triển trí tuệ, khơi dậy tiềm năng.

5. Nuôi dưỡng gan và cải thiện thị lực

Nó có ảnh hưởng nhất định đến các bệnh mãn tính về gan và ruột, và các bệnh về mắt như cận thị và viễn thị.

6. Làm dịu gan và giảm trầm cảm, giải tỏa cảm xúc

Thực hành chức năng này khi tâm trạng không tốt hoặc cảm xúc quá độ, bạn có thể loại bỏ ngay các triệu chứng trầm cảm, lo âu, trầm cảm.

7. Định tâm và cân bằng tâm trí

Tập luyện chức năng này khi cơ thể mệt mỏi, căng thẳng thần kinh có thể giúp tinh thần minh mẫn, tâm trạng ổn định, tư duy nhanh nhạy, tràn đầy năng lượng. Nó có tác dụng chữa mất ngủ rất tốt.

Điều chỉnh sự hỗn loạn của khí và máu, và ngăn ngừa các sai lệch khác nhau gây ra bởi việc thực hành các bài tập khác không đúng cách. Tăng cường chức năng miễn dịch của con người.

8. Trị suy nhược thần kinh, mất ngủ, mệt mỏi, tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể v.v.

Huyệt dũng tuyền có nghĩa là khí của kinh mạch thận giống như nguồn nước bắt nguồn từ chân chảy ra tưới toàn thân, có tác dụng chữa suy nhược thần kinh, mất sức, mất ngủ rất rõ rệt.

9. Trị đau đầu, trị cao huyết áp, v.v.

Thông thường ấn và xoa huyệt dũng tuyền có thể giúp điều trị đau họng, đau đầu, chóng mặt, cao huyết áp, v.v.

29/09/2022

Không đề

 Tam Quốc Diễn Nghĩa khúc Chủ Đề  - Vô danh dịch



Trường giang cuồn cuộn đổ về đông,
Bao lớp sóng xô, bấy lớp anh hùng
Ngoảnh đầu lại, nhân tình thế thái,
Được mất, bại thành, bỗng hóa hư không !
Biết mấy tịch dương nhuộm hồng sóng nước,
Bao kiếp ngư tiều bơi chảy theo dòng.
Đắm mình với gió Xuân, chung chén rượu nồng thêm thỏa chí,
Dưới ánh trăng thu càng thắm thiết cuộc trùng phùng.
Chuyện xưa chuyện nay, bại thành được mất,
Dốc hết nỗi niềm thư thái ung dung…
Bao lớp sóng xô, bấy lớp anh hùng,
Ngoảnh đầu lại, nhân tình thế thái,
Được mất bại thành…bỗng chốc hóa hư không …

27/09/2022

Vấn Phật

 Lục thế Đạt Ma Thương Ương Gia Thố (1683 – 1745)



 Ta hỏi Phật: Vì sao không ban cho hết thảy nữ tử trong thiên hạ dung nhan hoa nhường nguyệt thẹn.

Phật nói: Đó chẳng qua là đóa quỳnh hoa mới nở, dùng để mê mờ con mắt thế tục.

Không có gì đẹp bằng cái tâm nhân ái thuần tịnh tròn đầy.

Ta đem nó ban tặng cho từng người con gái.

Vậy mà có người đem vùi lấp bụi tro.

Ta hỏi Phật: Thế gian vì sao có nhiều nuối tiếc đến thế?

Phật nói: Đây là thế giới sa bà, sa bà chính là nuối tiếc.

Một khi nuối tiếc, thì dẫu có cấp cho ngươi thêm nhiều hạnh phúc, ngươi cũng sẽ không thấy vui vẻ gì.

Ta hỏi Phật: Làm sao để tâm mọi người không còn cảm thấy cô đơn.

Phật nói: Một cái tâm tròn đầy từ lúc sinh ra bởi vì cô đơn mà trở nên tàn khuyết.

Đa số mang theo sự tàn khuyết đó đi hết cuộc đời.

Chính vào lúc có thể tương ngộ một nửa kia mà khiến ngươi viên mãn.

Không phải sơ suất bỏ qua, mà là đã mất đi tư cách để có được nó.

Ta hỏi Phật: Nếu như ta có thể gặp được người để yêu nhưng lại không thể nắm chắc thì làm thế nào?

Phật nói: Nhân gian có bao nhiêu ái tình, khi thời thế đổi thay lại biến hóa khôn lường.

Cùng người yêu thương trải qua ngày tháng vui vẻ.

Chớ hỏi là kiếp nạn hay duyên số.

Ta hỏi Phật: Làm thế nào để có được năng lực trí huệ như ngài?

Phật nói: Phật là người từng trải, con người lại là Phật mai sau, họ vốn được Phật đưa đến thế gian gieo vào thập giới: Phật, Bồ Tát, Thanh Văn, Duyên Giác, Thiên, A Tu La, Nhân, Súc sinh, Ngạ quỷ, Địa ngục.

Thiên, A Tu La, Nhân, Súc sinh, Ngạ quỷ, Địa ngục làm thành lục đạo chúng sinh

Trong lục đạo, chúng sinh buộc phải trải qua nhân quả luân hồi, từ trong đó mà trải nghiệm thống khổ.

Trong quá trình trải nghiệm thống khổ mà thấu hiểu chân lý của sinh mệnh, mới có thể đạt được vĩnh sinh.

Phật giảng, nhân sinh có 8 điều thống khổ: Sinh, lão, bệnh, tử, ái, biệt ly, oán trường cửu (oán hận không dứt), cầu bất đắc (cầu mà không được), phóng bất hạ (buông mà không bỏ).

Phật giảng, mệnh chính là do mình tạo nên, tướng tùy tâm sinh, vạn vật trên thế gian đều có thể biến hóa, tâm bất động, vạn đều sẽ không động, tâm bất biến, vạn vật cũng sẽ bất biến.

Phật giảng, ngồi cũng thiền, làm cũng thiền, một bông hoa một thế giới, một chiếc lá một Như Lai, xuân đến hoa tự xanh tốt, thu sang lá rơi rụng, trí tuệ vô cùng, tâm sẽ tự tại, lời nói nhẹ nhàng, thân thể tự nhiên tĩnh.

Phật giảng: Vạn pháp cùng sinh, đều trong hệ duyên phận, ngẫu nhiên gặp gỡ, bất chợt nhìn lại, nhất định cả đời phụ thuộc lẫn nhau chỉ bởi một khoảnh khắc ánh mắt giao nhau ngắn ngủi.

Duyên khởi rồi tàn, duyên sinh cũng là không

Pháp lý Phật môn giảng rằng một người để ngộ đạo có 3 giai đoạn “khám phá, buông bỏ và tự tại”.

Đích xác, một người nhất định phải buông bỏ thì mới có thể đạt được tự tại.

Ta hỏi Phật: Vì sao khi tuyết rơi tâm ta thấy bi thương.

Phật nói: Mùa đông rồi sẽ là quá khứ, còn lưu chút kí ức.

Ta hỏi Phật: Vì sao mỗi khi tuyết rơi đều là lúc đêm khuya ta không để ý tới.

Phật nói: Khi lơ đãng cũng là lúc con người bỏ qua rất nhiều vẻ đẹp chân chính.

Ta hỏi Phật: Chỉ qua vài ngày nữa là tuyết ngừng rơi.

Phật nói: Đừng chỉ ngóng trông mùa khác mà bỏ lỡ trời đang đông.

25/09/2022

Thế nào là thích hợp - Trương Trào (1650 − 1707)



Có cảnh sơn thủy trên đá, có cảnh sơn thủy trên tranh, có cảnh sơn thủy trong mộng và có cảnh sơn thủy trong lòng. Cảnh sơn thủy trên đất đẹp ở chỗ gò hang u tịch; cảnh sơn thủy trên tranh đẹp ở chỗ nét bút thấm thía; cảnh sơn thủy trong lòng đẹp ở chỗ mỗi vật đều đúng vị trí."

Hoa không thể không có bướm, núi không thể không có suối, đá không thể không có rêu, nước không thể không có rong, cây lớn không thể không có dây leo và người không thể không nghiện một thứ gì.

Thưởng hoa nên ngồi với giai nhân, uống rượu ngắm trăng nên ngồi với khách tao nhã, ngắm tuyết nên chung với cao sĩ.

Đứng trên lầu mà ngắm núi, đứng trên thành mà ngắm tuyết, đứng trước đèn mà ngắm trăng, ngồi trong thuyền mà ngắm mây, đứng dưới trăng mà ngắm người đẹp, mỗi cảnh có mỗi tình.

Đá ở bên gốc mai nên cổ kính, đá ở dưới gốc tùng nên thô, đá ở bên bụi trúc nên gầy, đá ở trong bồn nên đẹp.

Có núi xanh thì có nước xanh, nước mượn sắc của núi; có rượu ngon thì có thơ hay, thơ cũng mượn cái thần của rượu.

Gương chẳng may mà gặp người đàn bà xấu, nghiên mực chẳng may mà gặp tục tử, kiếm chẳng may mà gặp một viên tướng tầm thường, thì còn biết làm sao được nữa!


 

19/09/2022

50 dòng bật lửa Zippo

 Bật lửa Rio


Ra đời từ năm 1932, Zippo ghi tên mình vào danh sách những công ty sản xuất bật lửa lâu đời nhất thế giới. Mặc dù mẫu mã đa dạng nhưng nó cũng chỉ nằm ở một số dòng cơ bản. Nếu bạn có niềm đam mê với Zippo, chắc chắn việc đầu tiên bạn phải làm là tìm hiểu các dòng bật lửa Zippo đang có hiện nay. Và bài viết này sẽ giúp bạn thực hiện điều đó.

Là một trong những thương hiệu bật lửa nổi tiếng trên khắp thế giới, Zippo đã khẳng định vị trí của mình trong lòng người tiêu dùng để mỗi khi nói về bật lửa là người ta liền nhắc đến Zippo. Từ những dòng bình dân đến cao cấp, Zippo Mỹ đều thiết kế, trau chuốt cẩn thận về kiểu dáng, mẫu mã, chất lượng và cả độ bền. Cơ chế hoạt động của Zippo vô cùng đặc biệt cùng với các ưu thế vốn có mà không một loại bật lửa nào khác có thể sánh bằng như ngọn lửa cháy mạnh mẽ trong gió bão, tuổi thọ gần như vĩnh cửu, âm thanh mở nắp độc đáo, bảo hành trọn đời… 

Zippo bây giờ đã vượt qua giới hạn là một chiếc bật lửa thông thường để trở thành một món phụ kiện thời trang đắt đỏ mang phong cách cá nhân riêng biệt của mỗi người và là một món quà tặng ý nghĩa phù hợp với mọi đối tượng. Và để tận dụng tối đa thế mạnh của Zippo, các bạn cần có các kiến thức cơ bản về nó. Trong đó, bắt buộc các bạn phải tìm hiểu các dòng bật lửa Zippo đang có hiện nay. Phân biệt được từng loại sản phẩm, các bạn sẽ dễ dàng sử dụng nó theo mục đích sử dụng và nhu cầu của mình. Dưới đây là 50 dòng bật lửa cơ bản do hãng Zippo sản xuất. Các bạn hãy tham khảo nhé!

Để biết cụ thể từng dòng, mời các bạn nhấn vào tên sẽ có link dẫn đến giới thiệu thụ thể.