Có cảnh sơn thủy trên đá, có cảnh sơn thủy trên tranh, có cảnh sơn thủy trong mộng và có cảnh sơn thủy trong lòng. Cảnh sơn thủy trên đất đẹp ở chỗ gò hang u tịch; cảnh sơn thủy trên tranh đẹp ở chỗ nét bút thấm thía; cảnh sơn thủy trong lòng đẹp ở chỗ mỗi vật đều đúng vị trí."
Hoa không thể không có bướm, núi không thể không có suối, đá không thể không có rêu, nước không thể không có rong, cây lớn không thể không có dây leo và người không thể không nghiện một thứ gì.
Thưởng hoa nên ngồi với
giai nhân, uống rượu ngắm trăng nên ngồi với khách tao nhã, ngắm tuyết nên chung
với cao sĩ.
Đứng trên lầu mà ngắm
núi, đứng trên thành mà ngắm tuyết, đứng trước đèn mà ngắm trăng, ngồi trong
thuyền mà ngắm mây, đứng dưới trăng mà ngắm người đẹp, mỗi cảnh có mỗi tình.
Đá ở bên gốc mai nên cổ
kính, đá ở dưới gốc tùng nên thô, đá ở bên bụi trúc nên gầy, đá ở trong bồn nên
đẹp.
Có núi xanh thì có nước
xanh, nước mượn sắc của núi; có rượu ngon thì có thơ hay, thơ cũng mượn cái
thần của rượu.
Gương chẳng may mà gặp
người đàn bà xấu, nghiên mực chẳng may mà gặp tục tử, kiếm chẳng may mà gặp một
viên tướng tầm thường, thì còn biết làm sao được nữa!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét