31/05/2016

Kiến thức về kinh A Di Đà - Phần 1

   
   
Để giúp thêm các bạn đồng đạo tại gia hiểu thêm về bản Kinh A Di Đà, Vô Lượng Thọ, Diệu Pháp Liên Hoa cũng như các bản kinh khác Tông Tịnh Độ, mình xin giới thiệu bài viết dưới đây - Mong mọi người bổ khuyết. Mình sẽ cố gắng tìm kiếm giới thiệu thêm ở các phần sau.


Hoà thượng Tuyên Hóa

Hoà thượng Tuyên Hóa, pháp danh là An Từ, tự Độ Luân; sinh ngày 26 tháng 4, 1918  nhập diệt ngày 7 tháng 6 năm 1995, là một tu sĩ Phật giáo gốc Trung Quốc, hoằng pháp chủ yếu ở phương Tây, người kế thừa đời thứ 9 của Quy Ngưỡng tông.

"Phật" là gì?
Phật là bậc đại giác, giác ngộ tất cả pháp không có mảy may mê lầm. Phật là bậc nghiệp hết tình không, nghiệp chướng đã hết, tình cũng khô cạn. 
Phàm phu là kẻ nghiệp nặng tình mê, đắm trước tình ái nên gọi là chúng sinh. 
Phật có đủ ba giác ngộ nên là bậc đại giác. Ba giác ngộ là:
1. Bản giác: Vốn đã là giác ngộ.
2. Thỉ giác: Mới giác ngộ.
3. Cứu cánh giác: Giác ngộ đến cực điểm.
Ba giác ngộ này có thể nói là: Tự giác, Giác tha, Giác hạnh viên mãn.
Hàng phàm phu chúng ta là bất giác, một ngày từ sáng đến tối tự cho là thông minh, nhưng kỳ thực là kẻ ngu si không biết gì cả.
Cũng giống như người đánh bạc tự cho mình là thắng bạc, nhưng sự thực là thua. Tại sao lại điên đảo như thế? Tại vì quá mê lầm. Biết rõ việc ấy sai mà vẫn cứ làm, đó là vì quá mê vậy. Càng mê càng lún sâu, càng lún sâu càng mê thêm.
Phải làm sao đây?
Cần phải giác ngộ mới được.
Phật cũng là một phần tử trong chúng sinh, cũng là một chúng sinh, nhưng Ngài không mê. Ngài giác ngộ, đó là tự giác. Người tự giác không giống với phàm phu, cũng chính là người Nhị thừa:
 Thanh văn, Duyên giác.
Người Nhị thừa là bậc tự ngộ, tự giác mà không giác tha, cho nên gọi là Thanh văn thừa.
Giác tha chính là Bồ tát.
Bồ tát không phải vì chính mình, không giống với hàng Nhị thừa là bậc tự liễu ngộ, tự mình giác ngộ rồi không có phát tâm làm cho người khác cũng giác ngộ. 
Bồ tát phát tâm không giống như thế, Bồ tát phát tâm muốn làm lợi ích cho tất cả chúng sinh mà không cần chúng sinh làm lợi ích cho chính mình. Ðó là dùng phương pháp tự mình giác ngộ đem giáo hóa chúng sinh, khiến cho tất cả chúng sinh cũng đều giác ngộ không còn mê mờ nữa, đó là thực hành Bồ tát đạo.
Người Nhị thừa tu tứ diệu đế Khổ, Tập, Diệt, Ðạo và mười hai nhân duyên.
Thế nào là mười hai nhân duyên?
Mười hai nhân duyên là Vô minh duyên hành, Hành duyên Thức,Thức duyên Danh Sắc, Danh sắc duyên Lục nhập, Lục nhập duyên Xúc, Xúc duyên Thọ, Thọ duyên ái, ái duyên Thủ, Thủ duyên Hữu, Hữu duyên Sinh, Sinh duyên Lão tử.
Mười hai nhân duyên này từ đâu mà có?
Từ Vô minh mà có.
Nếu ta không có Vô minh thì mười hai nhân duyên này không thể phát sinh tác dụng được. Tại vì ta có Vô minh nên cái này kéo theo cái khác mà có.
Hàng Nhị thừa tu chính là những pháp này.
Còn Bồ tát thì vượt qua giai đoạn này, các Ngài tu Lục độ vạn hạnh, như:
1. Bố thí độ tham lam: Nếu người muốn hết tham lam thì phải bố thí, bỏ không được cũng phải bỏ. Không bỏ chính là tham lam nên bỏ không được. Cho nên nói bố thí độ tham lam.
2. Trì giới độ hủy phạm.
3. Nhẫn nhục độ giận dữ: Nếu tính tình hay giận, thì phải nên tu hạnh nhẫn nhục. Phàm gặp việc phải nhẫn nại, không nên cả ngày giống như A tu la, không nói được lời nào hòa nhã, nói ra thì mắt trợn trừng giống như mắt bò. Ðó đều là cảnh giới A tu la.
4. Tinh tấn độ giải đãi: Nếu giải đãi cần phải tu tinh tấn để đẩy lùi giải đãi đi.
5. Thiền định độ tán loạn: Nếu mình cứ vọng tưởng lung tung thì phải tu Thiền định. Nếu không có vọng tưởng thì tán loạn cũng không, điều cần nhất là phải có trí huệ.
6. Trí huệ độ ngu si: Có trí huệ thì không còn ngu si nữa, nếu ngu si thời không có trí huệ. Trước không có trí huệ, mà nay có trí huệ, chính là độ ngu si đấy, như ánh sáng đẩy lùi bóng tối vậy. ánh sáng là trí huệ, bóng tối là ngu si.
Bồ tát tu Lục độ vạn hạnh, tự giác giác tha, khác với hàng Nhị thừa là chỗ này.
Giác mãn chính là diệu giác, là Phật.
Phật tự giác, cũng giác tha, cho nên Phật là giác hạnh viên mãn.
Phật nếu nói đầy đủ là Phật-đà-gia, vì người Trung Hoa thích nói gọn cho nên gọi tắt là Phật.
Người Tây phương nói Buddha cũng là nói tắt của Phật-đà-da.
Có người lại nói: Thầy giảng tới giảng lui về Phật nhưng tôi vẫn không biết Phật là ai?
Tôi xin nói cho bạn biết: Bạn chính là Phật đó!
Hỏi: Sao tôi lại không biết?
- Bạn không biết đó chính là Phật. Nhưng Phật của bạn không phải là Phật đã thành, mà là Phật chưa thành.
Ðến đây quý vị mới hiểu: A! Thì ra Phật là người phàm tu mà thành, vậy ai ai cũng có thể tu hành thành Phật được. Là người nếu giác ngộ thì chính là Phật; trái lại thì là chúng sinh.
Phật còn có Ba Thân, Bốn Trí, Năm Nhãn, Sáu Thông.
Chúng ta là chúng sinh, dù có tính Phật, đều có thể thành Phật, mà vì chưa chứng được quả Phật nên không có ba thân, bốn trí, năm nhãn, sáu thông này.
Phật là từ phàm phu tu hành đến quả vị Phật mới có đầy đủ những thứ kể trên. Cho nên có người nói: "Tôi đây chính là Phật", đó thiệt là si mê quá mức! Chưa thành Phật mà lại nói ta đây là Phật, rõ ràng là dối mình dối người. Thật là kẻ đại si mê trên thế gian.
Tuy mọi người đều có thể thành Phật, nhưng ai nấy đều phải tu hành, có đủ Ba Thân, Bốn Trí mới có thể thành Phật, chẳng phải chỉ có Năm Nhãn hoặc một ít thần thông mà thành Phật được.
Ba Thân là:
1/ Pháp thân;
2/ Báo thân;
3/ Hóa thân.
Bốn Trí là:
1/ Ðại viên cảnh trí;
2/ Diệu quan sát trí;
3/ Thành sở tác trí;
4/ Bình đẳng tính trí.
Sáu thông là:
1. Thiên nhãn thông: Có thể thấy được tất cả hành động của trời và người.
2. Thiên nhĩ thông: Có thể nghe được những tiếng nói và thanh âm của người ở trên trời.
3. Tha tâm thông: Có thể biết được những ý tưởng trong lòng người khác.
4. Túc mạng thông: Chẳng phải chỉ biết hiện tại, mà cả đến quá khứ cũng biết nốt.
5. Thần túc thông: (Còn gọi: Thần cảnh thông) Thứ thần thông này không thể nghĩ bàn, cảnh giới rất vi diệu.
6. Lậu tận thông: Giống như là dưới đáy bình nước có một lỗ hổng, nước đều từ lỗ hổng đó chảy ra hết. Nay không còn chảy nữa, vì lỗ hổng ấy đã bị bịt kín, nên gọi là lậu tận.
Những gì là lậu tận? Tức là không có tâm dâm dục thì là không có lậu; không có tâm tham lam cũng là không có lậu; không có tâm si cũng là không có lậu. Tóm lại, tám vạn bốn ngàn những tập khí, lỗi lầm đều không có, gọi là Vô lậu.
Năm nhãn là:
1/ Thiên nhãn;
2/ Nhục nhãn;
3/ Huệ nhãn;
4/ Pháp nhãn;
5/ Phật nhãn.
Có bài kệ nói về năm nhãn như thế này:
Thiên nhãn thông không ngại,
Nhục nhãn ngại không thông,
Pháp nhãn chỉ quán tục,
Huệ nhãn rõ chơn không,
Phật nhãn ngàn mặt nhật:
Chiếu khác, thể lại đồng.
1. "Thiên nhãn thông không ngại": Thiên nhãn thông suốt không ngăn ngại, cho nên gọi là "thông không ngại". Người ấy có thể nhìn thấy sự việc trong tám vạn đại kiếp, nhưng không thể thấy được ngoài tám vạn đại kiếp.
2. "Nhục nhãn ngại không thông": Nhục nhãn có thể nhìn thấy cảnh tượng có chướng ngại. Trái lại, Thiên nhãn có thể nhìn thấy cảnh tượng không chướng ngại.
3. "Pháp nhãn chỉ quán tục": Pháp nhãn là quán Tục đế, quán sát tất cả Tục đế ở thế gian, đạo lý thế tục.
4. "Huệ nhãn rõ chơn không": Huệ nhãn còn kêu là trí huệ, hay rõ rành Chơn không.
5. "Phật nhãn ngàn mặt nhật: Chiếu khác, thể lại đồng": Phật nhãn không phải chỉ ở trên mặt Ðức Phật mới có, mà mỗi chúng ta đều có Phật nhãn, chỉ có điều mở hay không mở mà thôi. Khi Phật nhãn mở ra, khác nào ánh sáng ngàn mặt trời, có thể chiếu soi vạn sự vạn vật, nhưng bản thể lại là đồng nhau.
Phật có đủ Ba Thân, Bốn Trí , Năm Nhãn, sáu thông; nếu ta nói mình là Phật thì phải đủ những thứ trên mới có thể nói là thành Phật được, bằng không chỉ là phàm phu. Nếu muốn làm người tốt thì không nên lừa người khác.
Phật Thích Ca Mâu Ni là Giáo chủ của thế giới Ta Bà. Thế giới Cực Lạc mà Ngài nói đến có Giáo chủ là Phật A Di Ðà. Cõi nước ấy rất trang nghiêm, mặt đất bằng vàng ròng.
Thế nào gọi là thế giới Ta Bà? Ta Bà là tiếng Ấn Ðộ, dịch sang tiếng Trung Hoa là Kham Nhẫn, có nghĩa là thế giới Ta Bà khổ như thế, chúng sinh cũng kham nhẫn thọ những khổ ấy. Thế giới Ta Bà chính là thế giới mà chúng ta đang ở, có Ðức Thích Ca Mâu Ni Phật làm Giáo chủ.
Thích Ca là họ của Phật, Mâu Ni là tên của Phật, đều là tiếng Phạn, dịch sang tiếng Trung Hoa là Năng Nhân?
Năng Nhân là gì?
Là hay dùng lòng nhân ái thương người để giáo hóa chúng sinh, cũng chính là lòng từ bi. Từ hay cho vui, Bi hay cứu khổ, dứt trừ nỗi khổ của chúng sinh mà ban cho họ niềm an lạc.


30/05/2016

Nhay bấm huyệt Đại Lăng chữa hôi miệng

Theo Tinh hoa.

Hôi miệng khiến người ta thấy thật phiền toái và mất tự khi cần giao tiếp với người khác. Đông y cho rằng, hôi miệng nguyên nhân từ hỏa khí tâm tỳ thái quá, là “vị hỏa vượng, tràng vị nhiệt” (dạ dày quá nóng, ruột nóng).
Trong Đông y, nhiều vấn đề có thể được xử lý thông qua xoa bóp bấm huyệt. Phát hiện khi bản thân bị hôi miệng, xoa bóp huyệt Đại Lăng, có thể đạt được thanh nhiệt tả hỏa, tiêu trừ chứng hôi miệng.
Huyệt Đại Lăng có nhiều tác dụng như chủ trị: 
- Trị cổ tay đau, khớp cổ tay viêm, hồi hộp, động kinh, mất ngủ.
- Tại chỗ: Đau cổ tay, lòng bàn tay nóng.
- Theo kinh: Khuỷu tay co, đau vùng tim, đau sườn ngực, tâm phiền,
- Toàn thân: Nôn, đầy chướng bụng, tiêu hóa kém, điên cuồng, cười mãi không hết, dễ sợ hãi, bệnh nhiệt.
Huyệt Đại Lăng, từ thời xưa đã biết đến là huyệt đặc hiệu cho trị liệu chứng hôi miệng.
Theo sách cổ “Thắng ngọc ca” ghi lại: “tâm nóng nhiệt miệng thối đại lăng khu”.
Đông y cho rằng, hơi thở hôi xuất phát từ trái tim có hỏa khí quá mạnh, kinh tâm bào tích nhiệt lâu ngày, tổn thương huyết lạc; hoặc do tỳ hư ẩm ướt sinh hơi thối bốc lên, khử mùi ở lưỡi, trong cổ họng gây ra bằng cách nhấn huyệt Đại Lăng ở cổ tay, sẽ “tả hỏa khứ thấp” tốt nhất.
Kinh tâm bào đi qua huyệt Đại Lăng, vì màng ngoài tim (tâm bào) thuộc hành hỏa, Đại Lăng thuộc thổ, yếu tố “Thổ khắc chế thủy”.
Theo nguyên lý Đông y “hư bổ mẫu và thực tả tử” (hư chứng thì bổ hành mẹ, thực chứng kìm chế hành con), vì vậy huyệt Đại Lăng có thể thanh tâm tả hỏa, bình hòa nhiệt khí của tỳ vị mà điều trị chứng hôi miệng do hỏa khí tâm tỳ quá mức.
Phương pháp tìm huyệt:
vị trí số 4
 Vị trí huyệt Đại Lăng
Huyệt ở vị trí nhô cao (đại) ở cổ tay, có hình dáng giống gò mả (lăng), vì vậy gọi là Đại Lăng.
Ở ngay trên lằn nếp cổ tay, khe giữa gân cơ gan tay lớn và bé, hoặc gấp các ngón tay vào lòng bàn tay, đầu ngón tay giữa chạm vào lằn chỉ (văn) tay ở đâu, đó là huyệt.
Mát xa huyệt Đại Lăng
Đầu tiên, dùng đầu ngón cái tay phải ấn lên huyệt Đại Lăng, dùng sức thẳng đứng nhấn xuống, đồng thời day nhẹ tại điểm đó, và sau đó vừa ấn vừa hoạt động cổ tay cùng các ngón tay trái, cho phép đáp ứng đầy đủ kích thích đến các mô cơ sâu, sản sinh các loại cảm giác đau, tê, sưng, đau nhức, nhiệt chạy thoát ra.
Tiếp tục 20~30 giây sau, dần dần giảm lực ấn, và sau đó xoa nhẹ nhàng tại chỗ 3-5 phút. Đầu tiên ấn ở tay bên trái sau đến bên phải, rồi tiếp tục luân phiên, 1-2 lần một ngày. Mát xa huyệt Đại Lăng còn có thể giảm bớt đau nhức gót chân.
Tuy là do tâm tỳ hỏa vượng có thể qua xoa bóp huyệt Đại Lăng mà cải thiện chứng hôi miệng, nhưng cũng cần chú ý đến sinh hoạt hàng ngày, giảm ít các loại tỏi, hành tây, rượu và các loại thực phẩm khác dễ kích thích mùi vị.
Ăn nhiều rau, trái cây, uống nước và thực phẩm nhiều chất xơ để ngăn chặn táo bón cũng là phương pháp để cải thiện tình trạng hơi thở có mùi.
Ngoài ra, hơi thở hôi đôi khi có thể gây ra bởi một số bệnh lý, chẳng hạn như hơi thở hôi mang hương vị của quả táo thối hoặc có mùi tỏi, là dấu hiệu của bệnh tiểu đường axit ketones (DKA); hơi thở có mùi nước tiểu, chức năng thận có thể có vấn đề; bệnh nhân bị bệnh liên quan đến gan hơi thở bình thường là có mùi hôi thối. Do đó, khi có hơi thở bất thường, tốt nhất bạn nên đến bệnh viện để xác định nguyên nhân.


29/05/2016

Day bấm và mát xa 5 huyệt này nhằm tăng cường sức đề kháng của cơ thể

   Trong y học cổ truyền, mát-xa huyệt vị được coi là một trong những phương pháp cực kỳ hiệu quả trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe.
   Huyệt vị là những điểm đặc biệt trên cơ thể con người. Theo lý giải của y học hiện đại, vị trí huyệt trên cơ thể là đầu mối các dây thần kinh và mạch máu. Điều đặc biệt là điện trở của huyệt vị thường nhỏ hơn rất nhiều so với những điểm lân cận. Nhờ đặc điển này mà khí huyết lưu thông qua huyệt vị sẽ dễ dàng hơn các điểm khác trên cơ thể. 
   Thời xưa, châm cứu huyệt vị được coi là một trong những phương pháp cực kỳ hiệu quả để chữa bệnh. Trong thời hiện đại, nhiều nơi vẫn sử dụng các phương pháp tác động đến huyệt vị như châm cứu , bấm huyệt, điện châm... để chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe, nhan sắc.
   Theo các chuyên gia, trên cơ thể ta có 5 huyệt vị đặc biệt, thường xuyên mát-xa sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh và giảm trừ bệnh tật rất hiệu quả.

1. Huyệt Nội Quan
   Huyệt Nội Quan có liên quan đến các bệnh như bệnh tim và khí quan trong cơ thể như: viêm cơ tim, bệnh ở vành động mạch, đề phòng bệnh tắc mạch máu cơ tim...

5 huyet vi mat-xa con co cong hieu gap chuc lan uong thuoc bo - Anh 1

   Huyệt Nội Quan nằm ở cổ tay trái. Chúng ta có thể dùng 2 ngón tay áp lên cổ tay để tìm huyệt chính xác hơn. Mát-xa huyệt Nội Quan khoảng 1 tháng sẽ thấy tác dụng. Đặc biệt với những người mắc bệnh hô hấp kém, tim đập nhanh, tức ngực... kiên trì lâu ngày các triệu chứng này sẽ giảm hoặc biến mất.

2. Huyệt Thái Khê
   Huyệt Thái Khê có tác dụng với những người mắc bệnh về thận như viêm thận mãn tính, tiểu đường...

5 huyet vi mat-xa con co cong hieu gap chuc lan uong thuoc bo - Anh 2


   Thái Khê là huyệt quan trọng liên quan đến các bệnh thận. Huyệt Thái Khê nằm ở gần mắt cá trong của chân, là phần hơi lõm có thể nhận biết bằng mắt thường. Đối với những ai mắc bệnh viêm thận, mát-xa, day ấn huyệt Thái Khê sẽ làm giảm bệnh rõ rệt.

3. Huyệt Túc Tam Lý
   Huyệt Túc Tam Lý có liên quan đến những chứng hư hoại, hao hụt cơ thể như thiếu máu, tổn thương sau khi sinh mổ, bệnh nặng...

5 huyet vi mat-xa con co cong hieu gap chuc lan uong thuoc bo - Anh 3

   Huyệt Tam Túc Lý là huyệt vị quan trọng trong việc bảo vệ và tăng cường sức khỏe, cân hòa âm dương, giúp lá lách và dạ dày khỏe mạnh hoạt động hiệu quả, giúp máu lưu thông tốt. Huyệt Tam Lý Túc nằm ở cẳng chân, phía dưới đầu gối khoảng 3 lóng tay. Có thể dùng ngón tay cái hoặc cây gỗ để ấn nhu huyệt này hàng ngày.

4. Huyệt Hợp Cốc
   Huyệt Hợp Cốc thường dùng để giảm đau, đặc biệt thường được dùng cho các bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối, giúp họ giảm đau đớn hơn.

5 huyet vi mat-xa con co cong hieu gap chuc lan uong thuoc bo - Anh 4

   Huyệt hợp cốc nằm phần giữa ngón cái và ngón trỏ. Huyệt Hợp Cốc có tác dụng giảm đau, khai thông mạch máu. Dùng ngón tay cái hoặc dùng 3 ngón tay để nhu ấn.

5. Huyệt Quan Nguyên
   Huyệt Quan Nguyên thuộc về sinh lực, rất tốt khi kết hợp mát-xa huyệt và điều trị cho những bệnh nhân khó mang thai, hiếm muộn và các bệnh liên quan đến cơ quan sinh dục như sớm tiết, đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều…

5 huyet vi mat-xa con co cong hieu gap chuc lan uong thuoc bo - Anh 5

   Theo y học cổ, huyệt Quan Nguyên giúp phục hồi sinh lực cơ thể. Huyệt nằm phía dưới cách rốn 4 ngón tay. Phương pháp thường dùng làm mát-xa, nhu ấn bằng ngón tay. Một cách hiệu quả hơn là dùng phương pháp "chấn chiến": 2 bàn tay giao nhau, đặt lên huyệt Quan Nguyên, đè mạnh rồi đẩy lên xuống.
(Nguồn: letu)

Những nhận thức chung về thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi

Tập hợp từ nhiều nguồn luật và trên Net.



Cơ sở hình thành chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi

Con người là một thực thể sinh học. Hệ thần kinh của con người cũng hoạt động theo chu kỳ. Các nhà khoa học nhất trí rằng một con người bình thường phải dành ít nhất 8 giờ đồng hồ để ngủ mỗi ngày. Như vậy, trong số 24 giờ mỗi ngày sẽ chỉ còn lại trên dưới 16 giờ, trong đó có một số giờ giành cho làm việc.
Lao động đến một mức nào đó thì cảm giác mệt mỏi sinh lý bắt đầu xuất hiện. Đó là một cơ chế bảo vệ, như cái phanh, bắt cơ thể ngừng hoạt động để khỏi kiệt sức. Để có thể làm việc hiệu quả, người lao động phải có thời gian nhất định giành cho nghỉ ngơi. Đó chính là giai đoạn mà người lao động tái sản xuất sức lao động. Như vậy, thời giờ làm việc là có giới hạn.
Cho đến đầu thế kỷ XIX, người nô lệ, người làm thuê phải lao động quần quật cho chủ không tính đến giờ giấc. Hàng ngày họ phải làm việc khoảng 14, 16 , thậm chí đến 18 tiếng. Cùng với sự phát triển của nền công nghiệp ở châu Âu, lực lượng công nhân ngày càng đông đảo và lớn mạnh. Họ đã liên kết lại và đấu tranh đòi cải thiện điều kiện lao động, giảm giờ làm.
Một số nhà hoạt động xã hội và nhà XHCN không tưởng đề ra nhiều chủ trương cải cách xã hội. Trong đó một người Anh đầu tiên đề xuất đầu tiên việc rút ngắn thời giờ làm việc cho lao động trẻ em và gương mẫu thực hiện ngay trong doanh nghiệp của mình.
Một doanh giai người Pháp cũng đã khởi xướng không sử dụng lao động trẻ em quá 10 giờ một ngày.
Năm 1833, Anh công bố Luật Công xưởng, quy định ngày làm việc 15 giờ đối với lao động người lớn, 12 giờ đối với lao động 13 đến 18 tuổi, và 8 giờ đối với lao động từ 9 đến 12 tuổi, đồng thời cấm sử dụng lao động dưới 18 tuổi làm đêm.
Năm 1866, tại Đại hội đại biểu Đệ nhất Quốc tế họp tại Giơnevơ, lần đấu tiên Các Mác đề xướng khẩu hiệu “ngày làm 8 giờ”. Tiếp sau đó, năm 1884, ở Mỹ và Canađa 8 tổ chức công nhân quyết định thị uy vào ngày 01/05/1886 và bắt đầu ngày làm việc 8 giờ.
Từ sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, dưới áp lực của phong trào công nhân quốc tế, nói chung, các nước đều lần lượt thực hiện chế độ ngày làm 8 giờ. Năm 1919, hội nghị tổ chức lao động quốc tế (ILO) thông qua Công ước số 1 về độ dài thời gian làm việc trong công nghiệp.
Như vậy, trong số 16 giờ còn lại của một ngày thì có 8 giờ giành cho làm việc trong quan hệ lao động, thời giờ còn lại là nghỉ ngơi. Tuy nhiên, một khối lượng công việc nhất định bao giờ cũng đòi hỏi phải tiêu phí một khoản thời gian để hoàn thành. Tổng quỹ thời giờ làm việc của một người càng lớn thì số người cần sử dụng để hoàn thành công việc đó càng ít.
 Thế giới xuất hiện tình trạng thất nghiệp một phần vì tình trạng số người lao động thì nhiều mà số chỗ làm việc thì ít. Tình trạng này phải được xử lý bằng rất nhiều giải pháp, trong đó có một giải pháp đã được thực hiện ở một số nước. Đó là, trong quan hệ lao động nảy sinh sáng kiến của các tổ chức của người lao động đấu tranh đòi rút ngắn hơn nữa thời gian làm việc trong ngày hoặc trong tuần. Tất nhiên, việc rút ngắn này phải nằm trong tầm chấp nhận được của người sử dụng lao động, trong phạm vi số thời gian lao động “thặng dư”.
Năm 1935, ILO thông qua Công ước số 47 về tuần làm việc 40 giờ, năm 1962 lại còn khuyến nghị 116 về giảm thời giờ làm việc. Nay đã có một số nước thực hiện tuần làm việc 36, 39, 40 giờ và mỗi tuần làm việc 5-4 ngày. Ở nước ta hiện nay đã và đang thực hiện chế độ tuần làm việc 40 giờ trong khu vực nhà nước.
Như vậy, chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi được hình thành trên cơ sở cả sinh học, tâm lý và kinh tế xã hội có liên quan đến quyền và lợi ích thiết thân trong quan hệ lao động, được người lao động và cả người sử dụng lao động cùng quan tâm.

Khái niệm về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi

Như những phân tích ở trên cho thấy làm việc và nghỉ ngơi là những vấn đề khác nhau nhưng lại gắn bó chặt chẽ với nhau, làm thành hai mặt của quá trình sống và lao động của con người.
Thời giờ làm việc
Thời giờ làm việc là độ dài thời gian mà người lao động phải tiến hành lao động theo quy định của pháp luật, theo thoả ước lao động tập thể hoặc theo hợp đồng lao động.
Thời giờ làm việc không quá 8 giờ trong một ngày hoặc 48 giờ trong một tuần. Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần, nhưng phải thông báo trước cho người lao động biết.
Thời giờ làm việc hàng ngày được rút ngắn từ một đến hai giờ đối với những người làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành.
Thời giờ nghỉ ngơi
Thời giờ nghỉ ngơi là độ dài thời gian mà người lao động được tự do sử dụng ngoài nghĩa vụ lao động thực hiện trong thời giờ làm việc.

Ý nghĩa của việc quy định chế độ về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi

Quyền làm việc và quyền nghỉ ngơi là một trong những quyền rất cơ bản của con người, trước hết là người lao động trong quan hệ lao động, phải được pháp luật can thiệp, bảo vệ. Hiến pháp của các nước đều ghi nhận điều này trong đó có Hiến pháp của nước ta. Tuyên ngôn nhân quyền của Liên hiệp quốc năm 1948 cũng nghi nhận quyền đó. Pháp luật lao động quốc gia quy định về thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi, tạo hành lang pháp lý nhằm bảo vệ sức khỏe người lao động trong quan hệ lao động để làm việc được lâu dài, có lợi cho cả hai bên; đảm bảo có một tỷ số hợp lý giữa hai loại thời giờ này, có tính đến lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, vừa không thiệt hại cho sản xuất kinh doanh, vừa không làm giảm sút khả năng lao động, khả năng sáng tạo của người lao động, suy cho cùng là nhằm bảo vệ việc làm, tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả của lao động, hướng vào chiến lược con người.
Việc quy định chế độ về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi có ý nghĩa rất quan trọng, cụ thể:
·         Là căn cứ để mỗi doanh nghiệp xác định sát và đúng chi phí nhân công, tổng mức tiền lương phải chi trả cho người lao động theo các trường hợp làm việc và nghỉ ngơi khác nhau.
·         Người lao động biết rõ chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi sẽ chủ động bố trí quỹ thời gian cá nhân hàng ngày, hàng tuần, hàng năm, từ đó càng tự giác tuân thủ kỷ luật và nội quy lao động của doanh nghiệp.
·         Chế độ thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi là căn cứ pháp lý để thanh tra lao động nói riêng và cơ quan phụ trách quản lý lao động nói chung làm chức năng bảo vệ việc thực hiện pháp luật lao động nghiêm minh, hướng dẫn tổ chức lao động hợp lý cho các nơi sử dụng lao động.

Chế độ pháp lý về thời giờ làm việc

Tiêu chuẩn hóa thời giờ làm việc

Tiêu chuẩn hóa thời giờ làm việc là việc quy định số giờ làm việc trong một ngày, trong một tuần lễ; số ngày làm việc trong một tuần, trong một tháng và trong một năm. Thực chất tiêu chuẩn hóa thời giờ làm việc chính là việc quy định độ dài ngày hay tuần làm việc đối với người lao động.
Việc xác định thời giờ làm việc thông thường được tính theo đơn vị giờ và từ đơn vị giờ tình ra độ dài của ngày, tuần, tháng, năm làm việc.
Trong sản xuất kinh doanh, nhằm có thể tận dụng tốt đa công suất máy móc, thiết bị, khắc phục hao mòn vô hình, hoặc để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, người sử dụng lao động có thể tổ chức một hay luân phiên nhiều ca làm việc trong một ngày đêm. Trong trường hợp đó, độ dài ngày làm việc được xác định theo ca làm việc.
Độ dài tuần làm việc có thể tính bằng số giờ làm việc trong một ngày nhân với số ngày làm việc trong một tuần. Cũng có thể ấn định trước tổng số giờ làm việc trong một tuần làm việc, sau đó mới xác định làm việc bao nhiêu ngày trong một tuần để có thể phân bố tổng số giờ này cho các ngày.

Các loại ngày làm việc

Ngày làm việc tiêu chuẩn
Ngày làm việc tiêu chuẩn là loại ngày làm việc trong đó pháp luật quy định cụ thể khoản thời gian làm việc của người lao động trong một ngày đêm
Có hai loại ngày làm việc tiêu chuẩn được áp dụng cho những đối tượng cụ thể như sau:
·     Ngày làm việc bình thường được quy định không quá 8 giờ một ngày,áp dụng chung cho công việc bình thường. Trong những trường hợp khác do tính chất sản xuất, công tác, do điều kiện thời tiết, thời vụ hoặc do sản xuất theo ca, kíp mà phải phân bổ lại số giờ làm việc trong ngày hoặc trong tuần, trong tháng cho thích hợp thì người sử dụng lao động phải thống nhất với công đoàn cơ sở trên cơ sở ký kết thỏa ước lao động tập thể và nguyên tắc chung là thời gian làm việc bình quân không quá 8 giờ/ngày hoặc 48 giờ/tuần6.
Thời giờ được tính vào thời giờ làm việc có hưởng lương bao gồm:
o        Thời giờ nghỉ giữa ca làm việc;
o        Thời giờ nghỉ giải lao theo tính chất của công việc;
o        Thời giờ nghỉ cần thiết trong quá trình lao động đã được tính trong định mức lao động cho nhu cầu sinh lý tự nhiên của con người;
o        Thời giờ nghỉ mỗi ngày 60 phút đối với người lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi;
o        Thời giờ nghỉ mỗi ngày 30 phút đối với người lao động nữ trong thời gian hành kinh;
o        Thời giờ phải ngừng việc không do lỗi của người lao động;
o        Thời giờ học tập, huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động;
o        Thời giờ hội họp, học tập do yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc được người sử dụng lao động cho phép.
* Người sử dụng lao động có quyền xác định thời điểm bắt đầu ngày làm việc và thời điểm kết thúc ngày làm việc, thời gian nghỉ ngơi giữa ca. Tuy nhiên, các quy định này phải được ghi vào nội quy, điều lệ doanh nghiệp và phải thông báo cho từng người lao động biết để thực hiện.
Tại thời điểm bắt đầu ngày làm việc, người lao động phải có mặt tại địa điểm sản xuất, công tác và bắt tay vào làm việc, thực hiện nghĩa vụ lao động của mình. Sau thời điểm kết thúc ngày làm việc, người lao động mới có quyền rời khỏi nơi làm việc. Trường hợp làm việc theo ca, kíp, đã hết giờ làm việc nhưng chưa có người đến nhận ca thì người lao động không được phép tự tiện đóng máy hoặc bỏ ra về, mà phải báo ngay cho người quản lý biết để giải quyết.
·  Ngày làm việc rút ngắn để có thể bảo vệ tốt hơn sức khỏe cho những người làm những nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc những người do sinh lý hay chức năng có những đặc điểm riêng, như lao động nữ thai nghén giáp kỳ sinh con, lao động chưa thành niên, người tàn tật, người cao tuổi thì pháp luật quy định rút ngắn thời giờ làm việc ngắn hơn thời giờ làm việc của ngày làm việc bình thường (tức ít hơn 8 giờ/ngày) mà vẫn giữ nguyên lương..
Ngày làm việc rút ngắn được quy định cho những người làm những nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, phụ nữ có thai từ tháng thứ 7, lao động nữ có con dưới 12 tháng tuổi, lao động chưa đủ 18 tuổi, lao động là người tàn tật, lao động là người cao tuổi (nam từ 59 tuổi trở lên, nữ từ 54 tuổi trở lên) - những đối tượng này thời gian làm việc hàng ngày được giảm ít nhất 1 giờ.
Người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, đặc biệt độc hại hoặc đặc biệt nguy hiểm thì thời gian làm việc hàng ngày được giảm ít nhất 2 giờ.

Ngày làm việc không có tiêu chuẩn

Ngày làm việc không có tiêu chuẩn là loại ngày làm việc được quy định cho một số đối tượng nhất định, do tính chất của công việc mà họ phải thực hiện những nhiệm vụ lao động ngoài giờ làm việc bình thường nhưng không được trả thêm lương.
Theo quy định của pháp luật, những đối tượng sau đây áp dụng ngày làm việc không theo tiêu chuẩn :
+ Những người lao động có tính chất phục vụ, phải thường xuyên ăn, ở, làm việc trong phạm vi cơ quan, xí nghiệp.
+ Công nhân hoặc cán bộ do tính chất công việc phụ trách mà phải thường xuyên đi sớm và về muộn hơn những người lao động khác. Ví dụ như công nhân phụ trách máy phát điện, công nhân phụ trách bảo dưỡng, kiểm tra, lau chùi máy móc, những người quét dọn nhà xưởng.v.v...
+ Những người lao động do những điều kiện khách quan mà họ không thể xác định được trước thời gian làm việc cụ thể. Ví dụ như cán bộ lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, cán bộ quản lý, nhân viên ngoại giao.v.v... hoặc những người lao động do tính chất công việc được giao mà họ tự ý bố trí thời gian làm việc của mình như cán bộ nghiên cứu khoa học, sáng tác văn học nghệ thuật... Tuy nhiên thời gian của ngày làm việc tiêu chuẩn vẫn là cơ sở để giao công việc và nghiệm thu kết quả làm việc của họ.

Thời giờ làm thêm, thời giờ làm việc ban đêm

· Thời giờ làm thêm
Thời gian làm thêm giờ là do có yêu cầu của người sử dụng lao động mà số thời gian làm việc vượt quá số giờ tiêu chuẩn đã được ấn định.
Người sử dụng lao động và người lao động có thể thoả thuận làm thêm giờ, nhưng không quá 4 giờ trong một ngày, 200 giờ trong một năm, trừ một số trường hợp đặc biệt được làm thêm không được quá 300 giờ trong một năm.
o        Các điều kiện và nguyên tắc làm thêm đến 200 giờ trong một năm
Doanh nghiệp và đơn vị có thể tổ chức cho mỗi người lao động làm thêm đến 200 giờ trong một năm khi bảo đảm đầy đủ các điều kiện và nguyên tắc sau:
- Điều kiện làm thêm đến 200 giờ trong một năm:
1.            Xử lý sự cố sản xuất ;
2.            Giải quyết công việc cấp bách không thể trì hoãn;
3.            Xử lý kịp thời các mặt hàng tươi sống, công trình xây dựng và sản phẩm do yêu cầu nghiêm ngặt không thể bỏ dở được;
4.            Giải quyết công việc đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao mà thị trường lao động không cung ứng đầy đủ, kịp thời được.
- Nguyên tắc khi tổ chức làm thêm đến 200 giờ trong một năm:
5.            Phải thoả thuận với từng người lao động làm thêm giờ;
6.            Số giờ làm thêm trong một ngày không quá 4 giờ; riêng đối với người lao động làm các nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, thì số giờ làm thêm trong một ngày không quá 3 giờ;
7.            Tổng số giờ làm thêm trong một tuần không quá 16 giờ; riêng đối với người lao động làm các nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, thì tổng số giờ làm thêm trong một tuần không quá 12 giờ;
8.            Tổng số giờ làm thêm trong 4 ngày liên tục không quá 14 giờ; riêng đối với người lao động làm các nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, thì tổng số giờ làm thêm trong 4 ngày liên tục không quá 10 giờ;
9.            Hàng tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 1 ngày (24 giờ liên tục). Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể bố trí nghỉ hàng tuần thì phải bảo đảm hàng tháng có ít nhất 4 ngày nghỉ cho người lao động;
10.       Trong trường hợp người lao động làm thêm trên 2 giờ trong ngày, thì trước khi làm thêm, phải bố trí cho họ được nghỉ ít nhất 30 phút tính vào giờ làm thêm;
11.       Bố trí cho người lao động được nghỉ hoặc nghỉ bù đủ các ngày lễ, tết, nghỉ hàng năm và các ngày nghỉ có hưởng lương khác đúng theo qui định của Pháp luật hiện hành;
12.       Thực hiện đúng các quy định tại Điều 115, Điều 122, Điều 127 của Bộ luật Lao động đã sửa đổi, bổ sung về việc cấm hoặc hạn chế làm thêm giờ đối với lao động nữ, lao động chưa thành niên, lao động là người tàn tật;
13.       Thực hiện trả lương và các chế độ khác liên quan đến làm thêm giờ đúng theo quy định của Pháp luật hiện hành
Các điều kiện và nguyên tắc làm thêm đến 300 giờ trong một năm
Các doanh nghiệp, đơn vị có sản xuất hoặc gia công hàng xuất khẩu, bao gồm sản phẩm: dệt, may, da, giày và chế biến thuỷ sản được tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm, thì phải thực hiện đầy đủ các điều kiện và nguyên tắc sau:
- Điều kiện làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm:
Khi phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn do yêu cầu cấp thiết của sản xuất, hoặc do tính chất thời vụ của sản xuất hoặc do yếu tố khách quan không dự liệu trước mà đã tổ chức làm thêm đến 200 giờ nhưng không thể giải quyết hết khối lượng công việc.
- Nguyên tắc khi tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm: tuân thủ các nguyên tắc như khi tổ chức làm thêm đến 200 giờ trong một năm như đã nêu trên.
Các doanh nghiệp, đơn vị khác nếu có nhu cầu làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm, thì phải gửi văn bản xin phép tới các Bộ, Ngành và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Trường hợp phải khắc phục hậu quả do thiên tai, địch hoạ, hoả hoạn, dịch bệnh lan tràn thì doanh nghiệp, đơn vị được phép huy động người lao động làm thêm quá 4 giờ trong một ngày khi phải khắc phục hậu quả nghiêm trọng do thiên tai, địch hoạ, hoả hoạn, dịch bệnh lan tràn trong phạm vi doanh nghiệp, đơn vị, nhưng phải được sự đồng ý của người lao động. Số giờ làm thêm này không tính vào tổng số giờ làm thêm trong năm, nhưng phải trả lương và thực hiện các chế độ khác liên quan đến làm thêm giờ đúng theo quy định của Pháp luật hiện hành.
Người lao động làm thêm giờ được trả lương theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương của công việc đang làm như sau:
- Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
- Vào ngày nghỉ hàng tuần, ít nhất bằng 200%;
- Vào ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300%.
Nếu làm thêm giờ vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương của công việc đang làm vào ban ngày.
· Thời giờ làm việc ban đêm
Thời giờ làm việc được tính là làm việc ban đêm được pháp luật lao động nước ta quy định như sau:
Từ Thừa Thiên Huế trở ra phía Bắc được tính từ 22 giờ đến 6 giờ;
Từ Đà Nẵng trở vào phía Nam được tính từ 21 giờ đến 5 giờ.
Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% của tiền lương làm việc vào ban ngày.

Chế độ pháp lý về thời giờ nghỉ ngơi trong luật lao động

Có hai loại thời giờ nghỉ ngơi: thời giờ nghỉ ngơi được hưởng lương và thời giờ nghỉ ngơi không được hưởng lương.

Thời giờ nghỉ ngơi được hưởng lương:

Thời giờ nghỉ giữa ca (nghỉ giải lao)

Theo quy định của pháp luật lao động, thì thời giờ nghỉ giữa ca được tính như sau:
- Người lao động làm việc 8 giờ liên tục trong điều kiện bình thường hoặc làm việc 7 giờ, 6 giờ liên tục trong trường hợp được rút ngắn thời giờ làm việc thì được nghỉ ít nhất nửa giờ (30 phút), tính vào giờ làm việc;
- Người làm ca đêm ( từ 22 giờ đến 6 giờ hoặc từ 21 giờ đến 5 giờ) được nghỉ giữa ca ít nhất 45 phút, tính vào giờ làm việc;
- Người lao động làm việc theo ca được nghỉ ít nhất 12 giờ trước khi chuyển sang ca khác.

Nghỉ hàng tuần

Mỗi tuần lễ, người lao động được nghỉ ít nhất một ngày (24 giờ liên tục), thường là vào ngày chủ nhật. Tuy nhiên, đối với những cơ quan, xí nghiệp do yêu cầu của sản xuất, công tác hoặc phục vụ nhân dân đòi hỏi phải làm việc liên tục cả tuần, kể cả chủ nhật thì người sử dụng lao động có thể sắp xếp ngày nghỉ hàng tuần vào một ngày khác trong tuần cho từng nhóm người lao động khác nhau.
Trường hợp do chu kỳ lao động không thể nghỉ hàng tuần, thì người sử dụng lao động phải đảm bảo cho người lao động chế độ nghỉ bù thỏa đáng. Tính bình quân mỗi tháng, người lao động được nghỉ ít nhất 4 ngày.

Các ngày nghỉ lễ, nghỉ tết

Ở Việt Nam, trong một năm, người lao động được nghỉ lễ, tết tất cả là 9 ngày, cụ thể là những ngày sau đây:
- Tết dương lịch: 1 ngày (ngày 1 tháng 1 dương lịch);
- Tết âm lịch: 4 ngày (1 ngày cuối năm, 3 ngày đầu năm âm lịch);
- Giỗ Tổ Hùng Vương (mồng 10 tháng 3 âm lịch): 1 ngày;
- Ngày Chiến thắng 30/4: 1 ngày;
- Ngày Quốc tế lao động: 1 ngày (ngày 1 tháng 5 dương lịch);
- Ngày Quốc khánh: 1 ngày ( ngày 2 tháng 9 dương lịch).
Nếu những ngày nghỉ nói trên trùng vào ngày nghỉ hàng tuần thì người lao động được nghỉ bù vào ngày tiếp theo. Trong những ngày nghỉ lễ, nghỉ tết nói trên, người lao động được hưởng nguyên lương. Nếu do yêu cầu của sản xuất, công tác mà người lao động phải làm việc trong các ngày này thì họ được trả lương ít nhất bằng 300% của tiền lương giờ của ngày làm việc bình thường; trường hợp họ được bố trí nghỉ bù, thì người sử dụng lao động chỉ phải trả phần tiền chênh lệch so với tiền lương giờ của ngày làm việc bình thường.
Ngoài ra, nếu người lao động là người nước ngoài thì họ được nghỉ thêm 1 ngày quốc khánh và 1 ngày Tết cổ truyền dân tộc họ (nếu có).

Nghỉ hàng năm

· Điều kiện để được nghỉ hàng năm
Người lao động được nghỉ hàng năm khi họ làm việc được ít nhất 12 tháng liên tục tại một doanh nghiệp hoặc với một người sử dụng lao động.
Các thời gian sau đây cũng được coi là thời gian công tác liên tục :
- Thời gian được cơ quan, xí nghiệp cử đi học văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ;
- Thời gian nghỉ hưởng lương ngừng việc, thời gian báo trước để chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật;
- Thời gian nghỉ ốm, thời gian con ốm mẹ được nghỉ theo chế độ;
- Thời gian nghỉ điều trị do tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp;
- Thời gian bị đình chỉ công tác hoặc tạm giam trong giai đoạn điều tra hình sự, nhưng sau đó được miễn truy tố và trở lại đơn vị làm việc bình thường.
Những người lao động nghỉ việc không được sự đồng ý của người sử dụng lao động thì không được hưởng chế độ nghỉ phép hàng năm trong năm đó. Nếu lỗi nhẹ thì người lao động nghỉ ngày nào sẽ bị trừ vào số ngày nghỉ hàng năm năm đó; trường hợp lỗi nặng đến mức bị xử lý đến hình thức kỷ luật, thì năm đó người lao động có thể không được hưởng chế độ nghỉ phép hàng năm nữa. Ngoài ra, nếu người lao động nào có tổng số ngày nghỉ ốm trong năm đó cộng lại quá 3 tháng thì cũng không được hưởng chế độ nghỉ hàng năm.
· Số ngày nghỉ hàng năm
Theo quy định tại Điều 74 Bộ luật lao động nước ta thì thời gian nghỉ hàng năm được chia ra làm 3 mức là : 12, 14 và 16 ngày, cụ thể như sau:
- 12 ngày làm việc, đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
- 14 ngày làm việc, đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống khắc nghiệt và đối với người dưới 18 tuổi;
- 16 ngày làm việc, đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm ở những nơi có điều kiện sinh sống khắc nghiệt.
Thời gian đi đường không tính vào ngày nghỉ hàng năm. Số ngày nghỉ hàng năm của người lao động còn được tăng theo thâm niên làm việc tại một doanh nghiệp, hoặc với một người sử dụng lao động, cứ 5 năm được nghỉ thêm 1 ngày. Trong thời gian nghỉ hàng năm, người lao động được hưởng nguyên lương cộng phụ cấp lương. Ngoài ra, người lao động còn được thanh toán tiền tàu xe đi và về (nếu có).

Nghỉ về việc riêng

Nghỉ về việc riêng là quy định của pháp luật lao động nhằm giải quyết cho người lao động được nghỉ việc để giải quyết tình cảm cá nhân hoặc gia đình họ. Thời gian nghỉ về việc riêng không quá 3 ngày lao động.
Người lao động được nghỉ về việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong các trường hợp sau đây:
- Kết hôn, nghỉ 3 ngày;
- Con kết hôn, nghỉ 1 ngày;
- Bố mẹ ruột (cả bố mẹ bên chồng và bên vợ) chết, vợ hoặc chồng chết, con chết, nghỉ 3 ngày.

Nghỉ không hưởng lương

Ngoài những thời gian nghỉ ngơi theo chế độ được hưởng lương, người lao động nếu thấy cần thiết phải nghỉ thêm thì có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.
Những trường hợp cần thiết nghỉ không hưởng lương được pháp luật bảo vệ, chẳng hạn cần nghỉ thêm vì sinh con, gia đình có người thân ốm, đau, chết, hoặc giải quyết những công việc lớn khác của gia đình như khắc phục bão lụt, vv... thời gian nghỉ về việc riêng phải tuân thủ kỷ luật lao động7.
Những qui định trên đây không áp dụng đối với những người làm những công việc có tính chất đặc biệt có chu kỳ dài ngày như những người lao động làm việc trên biển....

Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người làm các công việc có tính chất đặc biệt

Đối với các công việc có tính chất đặc biệt như: vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy, người lái, tiếp viên, kiểm soát viên không lưu ngành hàng không; thăm dò khai thác dầu khí trên biển; trong các lĩnh vực nghệ thuật, áp dụng kỹ thuật bức xạ và hạt nhân, ứng dụng, kỹ thuật sóng cao tầng; thợ lặn; thợ mỏ hầm lò thì các Bộ trực tiếp quản lý quy định cụ thể thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi sau khi thỏa thuận với Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.
Không được sử dụng lao động nữ làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc các chất độc hại có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh đẻ và nuôi con.
Ngoài ra, thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi đối với những người lao động làm hợp đồng không trọn ngày, không trọn tuần, làm khoán, thì do người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận riêng.
6 Hiện nay giờ làm việc trong khu vực nhà nước là 40h /1 tuần.
7 Trong trường hợp số ngày nghỉ nhiều trong năm có thể bị người sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng lao động