Tập hợp từ nhiều nguồn trên Net.
Cao huyết áp (hay còn được gọi là tăng huyết áp hay là lên tăng-xông, từ chữ Hypertension trong tiếng Pháp) là một bệnh mạn
tính trong đó áp lực máu đo được ở động mạch tăng cao. Huyết áp thường được đo bằng
hai chỉ số là: huyết áp tâm thu (systolic) và huyết áp tâm trương (diastolic),
dựa trên 2 giai đoạn co bóp và giãn nghỉ của cơ
tim, tương ứng với áp lực cao nhất và áp lực thấp nhất của dòng máu trong động
mạch. Có nhiều quy chuẩn khác nhau về khoảng bình thường của huyết áp. Huyết áp
lúc nghỉ thông thường nằm trong khoảng 100-140mmHg huyết áp tâm thu và
60-90mmHg huyết áp tâm trương. Bệnh nhân bị cao huyết áp khi đo huyết áp của
bệnh nhân thường xuyên thấy cao hơn hoặc bằng 140/90 mmHg.
Tăng huyết áp được phân loại thành tăng huyết áp nguyên
phát và thứ phát. "Tăng huyết áp nguyên phát" chiếm 90–95% số ca tăng
huyết áp, dùng để chỉ các trường hợp không xác định được bệnh nguyên gây tăng
huyết áp rõ ràng (vô căn). Khoảng
5–10% số ca còn lại (tăng huyết áp thứ phát) có nguyên nhân là một số bệnh tác
động lên thận, động mạch, tim, và hệ nội tiết.
Tăng huyết áp gây nhiều áp lực cho tim, có khả năng dẫn
đến bệnh tim do tăng huyết áp, bệnh
mạch vành. Tăng huyết áp cũng là một yếu tố nguy
cơ chính trong: tai biến mạch máu não, suy tim, phình động mạch, bệnh thận mạn, và
bệnh động mạch ngoại biên. Ăn
kiêng và thay đổi lối sống có thể
cải thiện tình trạng huyết áp và giảm nguy cơ xảy ra các biến chứng, mặc dù vậy
vẫn có thể cần điều trị kèm bằng thuốc ở những ca mà các biện pháp thay đổi lối
sống không có tác dụng hoặc không giảm được đến huyết áp mục tiêu.
1. Thế
nào là huyết áp bình thường? Các con số có ý nghĩa gì?
Huyết áp ở mức 90/60 đến dưới 130/80 mmHg là bình thường.
Có 2 chỉ số huyết áp.
Áp lực cao hơn là áp
lực trong động mạch khi tim đập, bơm máu vào các động mạch. Áp lực này
được gọi là huyết áp tâm thu.
Áp lực thấp hơn là áp
lực trong động mạch khi tim đang thả lỏng giữa các nhịp đập. Áp lực này
được gọi là huyết áp tâm trương.
Phân loại:
Huyết áp thường
được phân loại dựa trên huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Huyết áp tâm
thu là áp lực máu trong lòng mạch trong khi tim đập. Huyết áp tâm trương là áp
lực máu trong khoảng thời gian giữa hai lần đập của tim. Khi huyết áp tâm thu
hay tâm trương cao hơn giá trị bình thường theo tuổi thì được phân loại là tiền
tăng huyết áp hoặc tăng huyết áp.
Phân loại
|
Huyết áp tâm thu
|
Huyết áp tâm trương
|
||
mmHg
|
kPa
|
|||
Bình thường
|
90–119
|
12–15.9
|
60–79
|
8.0–10.5
|
Tiền tăng huyết áp
|
120–139
|
16.0–18.5
|
80–89
|
10.7–11.9
|
Giai đoạn 1
|
140–159
|
18.7–21.2
|
90–99
|
12.0–13.2
|
Giai đoạn 2
|
≥160
|
≥21.3
|
≥100
|
≥13.3
|
Tăng huyết áp tâm thu đơn độc
|
≥140
|
≥18.7
|
<90
|
<12.0
|
Tăng huyết áp còn được phân loại kháng trị nếu các thuốc do không thể có tác dụng giúp cho
huyết áp trở về bình thường.
Tăng huyết áp do vận động là sự tăng huyết áp quá mức
trong quá trình cơ thể vận động như trong quá trình di chuyển nhiều, tập thể
dục...
Tăng huyết áp do vận động có thể là dấu hiệu của bệnh tăng
huyết áp.
Trong quá trình vận động,áp lực tâm thu được xem là bình
thường nếu ở trong mức 200-230 mmHg.
Huyết áp tâm thu >140mmHg, huyết áp tâm trương >90
mmHg được coi là cao huyết áp.
Tiền tăng huyết áp là khi huyết áp tâm thu >130 mmHg,
huyết áp tâm trương >80 mmHg
Đo huyết áp cần thực hiện trong phòng yên tĩnh, vào lúc có
trạng thái tinh thần thoải mái, sau vận động thì cần nghỉ 10 phút. Tư thế đo
huyết áp thông thường là tư thế nằm và ngồi, để băng quấn cánh tay ngang mức
với tim.
3. Huyết áp thay đổi như thế nào?
Huyết áp sẽ tăng và giảm theo các hoạt động bình thường hàng
ngày khác nhau. Ví dụ, tập thể dục, thay đổi tư thế và thậm chí nói chuyện
cũng thay đổi huyết áp.
Huyết áp có khuynh hướng cao hơn vào ban ngày so với ban đêm
và mùa đông cao hơn vào mùa hè.
Huyết áp cũng tăng lên khi chúng ta già đi. Trước khi
đến tuổi trưởng thành, huyết áp tăng song song với chiều cao.
Trong những năm trưởng thành, cân nặng và huyết áp có liên
quan chặt chẽ. Khi trọng lượng cơ thể tăng lên, huyết áp có xu hướng đi lên.
4. Các
biểu hiện của cơn tăng huyết áp?
Bệnh nhân có biểu hiện hồi hộp, lo lắng, tức ngực, khó thở,
chảy máu cam, nhức đầu… là triệu chứng thường gặp nhưng không có tổn thương
thần kinh và không tổn thương các tạng.
Khi cho bệnh nhân nghỉ ngơi, nếu huyết áp tối đa tăng ≥
50mmHg hoặc huyết áp tối thiểu tăng ≥ 40mmHg so với chỉ số bình thường được gọi
là cơn tăng huyết áp.
5. Xử
trí như thế nào nếu có cơn tăng huyết áp?
Đầu tiên bạn cần nghỉ ngơi,thư giãn, không lo lắng hoảng
hốt, giữ tư thế nửa nằm nửa ngồi.
Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ về điều trị cơn tăng
huyết áp hoặc gọi đến đường dây nóng 115 để được hướng dẫn và hỗ trợ cần thiết.
6. Tăng
huyết áp có thể gây ra vấn đề gì?
Huyết áp cao quá mức kiểm soát trong nhiều năm gây thiệt hại
cho các mạch máu của tim, não dẫn đến các cơn đau tim và đột quỵ. Nó cũng
khiến tim làm việc vất vả hơn, dẫn đến suy tim; nó cũng thường làm tổ thương
thận và có thể dẫn đến suy thận.
7. Làm
sao để giảm nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp?
Áp dụng một lối sống lành mạnh và một chế độ ăn uống, sinh
hoạt hợp lý là rất quan trọng. Đó là chìa khóa để giảm nguy có mắc cao
huyết áp, tiểu đường cũng như nhiều bệnh khác.
8. Làm
thế nào phát hiện bệnh huyết áp cao?
Thường thì cao huyết áp được phát hiện nhờ việc kiểm tra
huyết áp. Các triệu chứng thường không rõ ràng, nhiều khi không biểu hiện triệu
chứng.
9.
Nguyên nhân gây huyết áp cao
Đối với đại đa số những người bị huyết áp cao thì không rõ
nguyên nhân từ đâu, nhưng nhiều nghiên cứu tìm thấy mối liên hệ với chế độ ăn
uống, sinh hoạt và yếu tố môi trường…
Còn có một phần nhỏ có tăng huyết áp là biểu hiện của bệnh
lý khác như bệnh thận, nội tiết, hay bệnh lý tim mạch khác.
10.
Huyết áp cao có thể được chữa khỏi?
Không hẳn là “chữa khỏi”, phương pháp tiếp cận hiện đại có
thể duy trì huyết áp ổn định và an toàn trong hầu hết các trường hợp khi bạn
uống thuốc liên tục. Nếu ngừng dùng thuốc, huyết áp nhanh chóng tăng trở
lại.
Từ góc nhìn của y học cổ truyền, có nhiều toa thuốc được cho
rằng có thể trị được cao huyêt áp triệt để. Tuy nhiên điều này chưa được nghiên
cứu một cách có hệ thống và đầy đủ.
Một số phương pháp khác cũng có thể hỗ trợ điều trị huyết
áp, như thiền định yoga, hay khí công …
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét