Tập hợp từ nhiều nguồn luật và trên Net.
Cơ sở hình thành chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
Con
người là một thực thể sinh học. Hệ thần kinh của con người cũng hoạt động theo
chu kỳ. Các nhà khoa học nhất trí rằng một con người bình thường phải dành ít
nhất 8 giờ đồng hồ để ngủ mỗi ngày. Như vậy, trong số 24 giờ mỗi ngày sẽ chỉ
còn lại trên dưới 16 giờ, trong đó có một số giờ giành cho làm việc.
Lao
động đến một mức nào đó thì cảm giác mệt mỏi sinh lý bắt đầu xuất hiện. Đó là
một cơ chế bảo vệ, như cái phanh, bắt cơ thể ngừng hoạt động để khỏi kiệt sức.
Để có thể làm việc hiệu quả, người lao động phải có thời gian nhất định giành
cho nghỉ ngơi. Đó chính là giai đoạn mà người lao động tái sản xuất sức lao
động. Như vậy, thời giờ làm việc là có giới hạn.
Cho
đến đầu thế kỷ XIX, người nô lệ, người làm thuê phải lao động quần quật cho chủ
không tính đến giờ giấc. Hàng ngày họ phải làm việc khoảng 14, 16 , thậm chí
đến 18 tiếng. Cùng với sự phát triển của nền công nghiệp ở châu Âu, lực lượng
công nhân ngày càng đông đảo và lớn mạnh. Họ đã liên kết lại và đấu tranh đòi
cải thiện điều kiện lao động, giảm giờ làm.
Một số nhà hoạt động xã hội và nhà XHCN
không tưởng đề ra nhiều chủ trương cải cách xã hội. Trong đó một người Anh đầu
tiên đề xuất đầu tiên việc rút ngắn thời giờ làm việc cho lao động trẻ em và
gương mẫu thực hiện ngay trong doanh nghiệp của mình.
Một doanh giai người Pháp cũng đã khởi
xướng không sử dụng lao động trẻ em quá 10 giờ một ngày.
Năm 1833, Anh công bố Luật Công xưởng,
quy định ngày làm việc 15 giờ đối với lao động người lớn, 12 giờ đối với lao
động 13 đến 18 tuổi, và 8 giờ đối với lao động từ 9 đến 12 tuổi, đồng thời cấm
sử dụng lao động dưới 18 tuổi làm đêm.
Năm 1866, tại Đại hội đại biểu Đệ nhất
Quốc tế họp tại Giơnevơ, lần đấu tiên Các Mác đề xướng khẩu hiệu “ngày làm 8
giờ”. Tiếp sau đó, năm 1884, ở Mỹ và Canađa 8 tổ chức công nhân quyết định thị
uy vào ngày 01/05/1886 và bắt đầu ngày làm việc 8 giờ.
Từ sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất,
dưới áp lực của phong trào công nhân quốc tế, nói chung, các nước đều lần lượt
thực hiện chế độ ngày làm 8 giờ. Năm 1919, hội nghị tổ chức lao động quốc tế
(ILO) thông qua Công ước số 1 về độ dài thời gian làm việc trong công nghiệp.
Như
vậy, trong số 16 giờ còn lại của một ngày thì có 8 giờ giành cho làm việc trong quan hệ lao động, thời giờ còn lại
là nghỉ ngơi. Tuy nhiên, một khối lượng công việc nhất định bao giờ cũng đòi
hỏi phải tiêu phí một khoản thời gian để hoàn thành. Tổng quỹ thời giờ làm việc
của một người càng lớn thì số người cần sử dụng để hoàn thành công việc đó càng
ít.
Thế giới xuất hiện tình trạng thất nghiệp một
phần vì tình trạng số người lao động thì nhiều mà số chỗ làm việc thì ít. Tình
trạng này phải được xử lý bằng rất nhiều giải pháp, trong đó có một giải pháp
đã được thực hiện ở một số nước. Đó là, trong quan hệ lao động nảy sinh sáng
kiến của các tổ chức của người lao động đấu tranh đòi rút ngắn hơn nữa thời
gian làm việc trong ngày hoặc trong tuần. Tất nhiên, việc rút ngắn này phải nằm
trong tầm chấp nhận được của người sử dụng lao động, trong phạm vi số thời gian
lao động “thặng dư”.
Năm 1935, ILO thông qua Công ước số 47 về
tuần làm việc 40 giờ, năm 1962 lại còn khuyến nghị 116 về giảm thời giờ làm
việc. Nay đã có một số nước thực hiện tuần làm việc 36, 39, 40 giờ và mỗi tuần
làm việc 5-4 ngày. Ở nước ta hiện nay đã và đang thực hiện chế độ tuần làm việc
40 giờ trong khu vực nhà nước.
Như vậy, chế độ thời giờ làm việc, thời
giờ nghỉ ngơi được hình thành trên cơ sở cả sinh học, tâm lý và kinh tế xã hội có liên quan đến quyền
và lợi ích thiết thân trong quan hệ lao động, được người lao động và cả người
sử dụng lao động cùng quan tâm.
Khái
niệm về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
Như
những phân tích ở trên cho thấy làm việc và nghỉ ngơi là những vấn đề khác nhau
nhưng lại gắn bó chặt chẽ với nhau, làm thành hai mặt của quá trình sống và lao
động của con người.
Thời giờ làm việc
Thời
giờ làm việc là độ dài thời gian mà người lao động phải tiến hành lao động theo
quy định của pháp luật, theo thoả ước lao động tập thể hoặc theo hợp đồng lao
động.
Thời giờ
làm việc không quá 8 giờ trong một ngày hoặc 48 giờ trong một tuần. Người sử
dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần, nhưng
phải thông báo trước cho người lao động biết.
Thời
giờ làm việc hàng ngày được rút ngắn từ một đến hai giờ đối với những người làm
các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành.
Thời giờ nghỉ ngơi
Thời
giờ nghỉ ngơi là độ dài thời gian mà người lao động được tự do sử dụng ngoài
nghĩa vụ lao động thực hiện trong thời giờ làm việc.
Ý
nghĩa của việc quy định chế độ về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
Quyền
làm việc và quyền nghỉ ngơi là một trong những quyền rất cơ bản của con người,
trước hết là người lao động trong quan hệ lao động, phải được pháp luật can
thiệp, bảo vệ. Hiến pháp của các nước đều ghi nhận điều này trong đó có Hiến
pháp của nước ta. Tuyên ngôn nhân quyền của Liên hiệp quốc năm 1948 cũng nghi
nhận quyền đó. Pháp luật lao động quốc gia quy định về thời giờ làm việc và
thời giờ nghỉ ngơi, tạo hành lang pháp lý nhằm bảo vệ sức khỏe người lao động
trong quan hệ lao động để làm việc được lâu dài, có lợi cho cả hai bên; đảm bảo
có một tỷ số hợp lý giữa hai loại thời giờ này, có tính đến lợi ích hợp pháp
của người sử dụng lao động, vừa không thiệt hại cho sản xuất kinh doanh, vừa
không làm giảm sút khả năng lao động, khả năng sáng tạo của người lao động, suy
cho cùng là nhằm bảo vệ việc làm, tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả của lao
động, hướng vào chiến lược con người.
Việc
quy định chế độ về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi có ý nghĩa rất quan
trọng, cụ thể:
·
Là căn cứ để mỗi doanh nghiệp xác định sát và
đúng chi phí nhân công, tổng mức tiền lương phải chi trả cho người lao động
theo các trường hợp làm việc và nghỉ ngơi khác nhau.
·
Người lao động biết rõ chế độ thời giờ làm
việc, thời giờ nghỉ ngơi sẽ chủ động bố trí quỹ thời gian cá nhân hàng ngày,
hàng tuần, hàng năm, từ đó càng tự giác tuân thủ kỷ luật và nội quy lao động
của doanh nghiệp.
·
Chế độ thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi
là căn cứ pháp lý để thanh tra lao động nói riêng và cơ quan phụ trách quản lý
lao động nói chung làm chức năng bảo vệ việc thực hiện pháp luật lao động
nghiêm minh, hướng dẫn tổ chức lao động hợp lý cho các nơi sử dụng lao động.
Chế
độ pháp lý về thời giờ làm việc
Tiêu
chuẩn hóa thời giờ làm việc
Tiêu
chuẩn hóa thời giờ làm việc là việc quy định số giờ làm việc trong một ngày,
trong một tuần lễ; số ngày làm việc trong một tuần, trong một tháng và trong
một năm. Thực chất tiêu chuẩn hóa thời giờ làm việc chính là việc quy định độ
dài ngày hay tuần làm việc đối với người lao động.
Việc
xác định thời giờ làm việc thông thường được tính theo đơn vị giờ và từ đơn vị
giờ tình ra độ dài của ngày, tuần, tháng, năm làm việc.
Trong
sản xuất kinh doanh, nhằm có thể tận dụng tốt đa công suất máy móc, thiết bị,
khắc phục hao mòn vô hình, hoặc để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, người sử
dụng lao động có thể tổ chức một hay luân phiên nhiều ca làm việc trong một
ngày đêm. Trong trường hợp đó, độ dài ngày làm việc được xác định theo ca làm
việc.
Độ
dài tuần làm việc có thể tính bằng số giờ làm việc trong một ngày nhân với số
ngày làm việc trong một tuần. Cũng có thể ấn định trước tổng số giờ làm việc
trong một tuần làm việc, sau đó mới xác định làm việc bao nhiêu ngày trong một
tuần để có thể phân bố tổng số giờ này cho các ngày.
Các
loại ngày làm việc
Ngày làm việc tiêu
chuẩn
Ngày
làm việc tiêu chuẩn là loại ngày làm việc trong đó pháp luật quy định cụ thể
khoản thời gian làm việc của người lao động trong một ngày đêm
Có
hai loại ngày làm việc tiêu chuẩn được áp dụng cho những đối tượng cụ thể như
sau:
·
Ngày
làm việc bình thường được quy định không quá 8 giờ một ngày,áp
dụng chung cho công việc bình thường. Trong những trường hợp khác do tính chất
sản xuất, công tác, do điều kiện thời tiết, thời vụ hoặc do sản xuất theo ca,
kíp mà phải phân bổ lại số giờ làm việc trong ngày hoặc trong tuần, trong tháng
cho thích hợp thì người sử dụng lao động phải thống nhất với công đoàn cơ sở
trên cơ sở ký kết thỏa ước lao động tập thể và nguyên tắc chung là thời gian
làm việc bình quân không quá 8 giờ/ngày hoặc 48 giờ/tuần6.
Thời giờ được tính vào thời giờ làm việc
có hưởng lương bao gồm:
o
Thời giờ nghỉ giữa ca làm việc;
o
Thời giờ nghỉ giải lao theo tính chất của công
việc;
o
Thời giờ nghỉ cần thiết trong quá trình lao
động đã được tính trong định mức lao động cho nhu cầu sinh lý tự nhiên của con
người;
o
Thời giờ nghỉ mỗi ngày 60 phút đối với người
lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi;
o
Thời giờ nghỉ mỗi ngày 30 phút đối với người
lao động nữ trong thời gian hành kinh;
o
Thời giờ phải ngừng việc không do lỗi của
người lao động;
o
Thời giờ học tập, huấn luyện về an toàn lao
động, vệ sinh lao động;
o
Thời giờ hội họp, học tập do yêu cầu của người
sử dụng lao động hoặc được người sử dụng lao động cho phép.
*
Người sử dụng lao động có quyền xác định thời điểm bắt đầu ngày làm việc và
thời điểm kết thúc ngày làm việc, thời gian nghỉ ngơi giữa ca. Tuy nhiên, các
quy định này phải được ghi vào nội quy, điều lệ doanh nghiệp và phải thông báo
cho từng người lao động biết để thực hiện.
Tại
thời điểm bắt đầu ngày làm việc, người lao động phải có mặt tại địa điểm sản
xuất, công tác và bắt tay vào làm việc, thực hiện nghĩa vụ lao động của mình.
Sau thời điểm kết thúc ngày làm việc, người lao động mới có quyền rời khỏi nơi
làm việc. Trường hợp làm việc theo ca, kíp, đã hết giờ làm việc nhưng chưa có người
đến nhận ca thì người lao động không được phép tự tiện đóng máy hoặc bỏ ra về,
mà phải báo ngay cho người quản lý biết để giải quyết.
· Ngày
làm việc rút ngắn để có thể bảo vệ tốt hơn sức khỏe cho
những người làm những nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc những
người do sinh lý hay chức năng có những đặc điểm riêng, như lao động nữ thai
nghén giáp kỳ sinh con, lao động chưa thành niên, người tàn tật, người cao tuổi
thì pháp luật quy định rút ngắn thời giờ làm việc ngắn hơn thời giờ làm việc của
ngày làm việc bình thường (tức ít hơn 8 giờ/ngày) mà vẫn giữ nguyên lương..
Ngày làm việc rút ngắn được quy định cho
những người làm những nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, phụ nữ có thai từ
tháng thứ 7, lao động nữ có con dưới 12 tháng tuổi, lao động chưa đủ 18 tuổi,
lao động là người tàn tật, lao động là người cao tuổi (nam từ 59 tuổi trở lên,
nữ từ 54 tuổi trở lên) - những đối tượng này thời gian làm việc hàng ngày được
giảm ít nhất 1 giờ.
Người
làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, đặc biệt độc hại hoặc đặc biệt nguy
hiểm thì thời gian làm việc hàng ngày được giảm ít nhất 2 giờ.
Ngày
làm việc không có tiêu chuẩn
Ngày
làm việc không có tiêu chuẩn là loại ngày làm việc được quy định cho một số đối
tượng nhất định, do tính chất của công việc mà họ phải thực hiện những nhiệm vụ
lao động ngoài giờ làm việc bình thường nhưng không được trả thêm lương.
Theo
quy định của pháp luật, những đối tượng sau đây áp dụng ngày làm việc không
theo tiêu chuẩn :
+
Những người lao động có tính chất phục vụ, phải thường xuyên ăn, ở, làm việc
trong phạm vi cơ quan, xí nghiệp.
+
Công nhân hoặc cán bộ do tính chất công việc phụ trách mà phải thường xuyên đi
sớm và về muộn hơn những người lao động khác. Ví dụ như công nhân phụ trách máy
phát điện, công nhân phụ trách bảo dưỡng, kiểm tra, lau chùi máy móc, những
người quét dọn nhà xưởng.v.v...
+
Những người lao động do những điều kiện khách quan mà họ không thể xác định
được trước thời gian làm việc cụ thể. Ví dụ như cán bộ lãnh đạo của Đảng và Nhà
nước, cán bộ quản lý, nhân viên ngoại giao.v.v... hoặc những người lao động do
tính chất công việc được giao mà họ tự ý bố trí thời gian làm việc của mình như
cán bộ nghiên cứu khoa học, sáng tác văn học nghệ thuật... Tuy nhiên thời gian
của ngày làm việc tiêu chuẩn vẫn là cơ sở để giao công việc và nghiệm thu kết
quả làm việc của họ.
Thời
giờ làm thêm, thời giờ làm việc ban đêm
· Thời giờ làm thêm
Thời gian làm thêm giờ là do có yêu cầu
của người sử dụng lao động mà số thời gian làm việc vượt quá số giờ tiêu chuẩn
đã được ấn định.
Người sử dụng lao động và
người lao động có thể thoả thuận làm thêm giờ, nhưng không quá 4 giờ trong một
ngày, 200 giờ trong một năm, trừ một số trường hợp đặc biệt được làm thêm không
được quá 300 giờ trong một năm.
o
Các
điều kiện và nguyên tắc làm thêm đến 200 giờ trong một năm
Doanh nghiệp và đơn vị có thể tổ chức cho
mỗi người lao động làm thêm đến 200 giờ trong một năm khi bảo đảm đầy đủ các
điều kiện và nguyên tắc sau:
- Điều
kiện làm thêm đến 200 giờ trong một năm:
1.
Xử lý sự cố sản xuất ;
2.
Giải quyết công việc cấp bách không thể trì
hoãn;
3.
Xử lý kịp thời các mặt hàng tươi sống, công
trình xây dựng và sản phẩm do yêu cầu nghiêm ngặt không thể bỏ dở được;
4.
Giải quyết công việc đòi hỏi lao động có trình
độ chuyên môn kỹ thuật cao mà thị trường lao động không cung ứng đầy đủ, kịp
thời được.
- Nguyên tắc khi tổ chức làm thêm đến 200 giờ trong một năm:
5.
Phải thoả thuận với từng người lao động làm
thêm giờ;
6.
Số giờ làm thêm trong một ngày không quá 4
giờ; riêng đối với người lao động làm các nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc,
độc hại, nguy hiểm, thì số giờ làm thêm trong một ngày không quá 3 giờ;
7.
Tổng số giờ làm thêm trong một tuần không quá
16 giờ; riêng đối với người lao động làm các nghề, công việc đặc biệt nặng
nhọc, độc hại, nguy hiểm, thì tổng số giờ làm thêm trong một tuần không quá 12
giờ;
8.
Tổng số giờ làm thêm trong 4 ngày liên tục
không quá 14 giờ; riêng đối với người lao động làm các nghề, công việc đặc biệt
nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, thì tổng số giờ làm thêm trong 4 ngày liên tục
không quá 10 giờ;
9.
Hàng tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 1
ngày (24 giờ liên tục). Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể
bố trí nghỉ hàng tuần thì phải bảo đảm hàng tháng có ít nhất 4 ngày nghỉ cho
người lao động;
10.
Trong trường hợp người lao động làm thêm trên
2 giờ trong ngày, thì trước khi làm thêm, phải bố trí cho họ được nghỉ ít nhất
30 phút tính vào giờ làm thêm;
11.
Bố trí cho người lao động được nghỉ hoặc nghỉ
bù đủ các ngày lễ, tết, nghỉ hàng năm và các ngày nghỉ có hưởng lương khác đúng
theo qui định của Pháp luật hiện hành;
12.
Thực hiện đúng các quy định tại Điều 115, Điều
122, Điều 127 của Bộ luật Lao động đã sửa đổi, bổ sung về việc cấm hoặc hạn chế
làm thêm giờ đối với lao động nữ, lao động chưa thành niên, lao động là người
tàn tật;
13.
Thực hiện trả lương và các chế độ khác liên
quan đến làm thêm giờ đúng theo quy định của Pháp luật hiện hành
Các
điều kiện và nguyên tắc làm thêm đến 300 giờ trong một năm
Các doanh nghiệp, đơn vị có sản xuất hoặc
gia công hàng xuất khẩu, bao gồm sản phẩm: dệt, may, da, giày và chế biến thuỷ
sản được tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm, thì phải
thực hiện đầy đủ các điều kiện và nguyên tắc sau:
- Điều
kiện làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm:
Khi
phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn do yêu cầu cấp thiết của
sản xuất, hoặc do tính chất thời vụ của sản xuất hoặc do yếu tố khách quan
không dự liệu trước mà đã tổ chức làm thêm đến 200 giờ nhưng không thể giải
quyết hết khối lượng công việc.
- Nguyên
tắc khi tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm: tuân thủ
các nguyên tắc như khi tổ chức làm thêm đến 200 giờ trong một năm như đã nêu
trên.
Các
doanh nghiệp, đơn vị khác nếu có nhu cầu làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ
trong một năm, thì phải gửi văn bản xin phép tới các Bộ, Ngành và Uỷ ban nhân
dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Trường
hợp phải khắc phục hậu quả do thiên tai, địch hoạ, hoả hoạn, dịch bệnh lan tràn
thì doanh nghiệp, đơn vị được phép huy động người lao động làm thêm quá 4 giờ
trong một ngày khi phải khắc phục hậu quả nghiêm trọng do thiên tai, địch hoạ,
hoả hoạn, dịch bệnh lan tràn trong phạm vi doanh nghiệp, đơn vị, nhưng phải được
sự đồng ý của người lao động. Số giờ làm thêm này không tính vào tổng số giờ
làm thêm trong năm, nhưng phải trả lương và thực hiện các chế độ khác liên quan
đến làm thêm giờ đúng theo quy định của Pháp luật hiện hành.
Người
lao động làm thêm giờ được trả lương theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương
của công việc đang làm như sau:
- Vào
ngày thường, ít nhất bằng 150%;
- Vào
ngày nghỉ hàng tuần, ít nhất bằng 200%;
- Vào
ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300%.
Nếu
làm thêm giờ vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính
theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương của công việc đang làm vào ban ngày.
· Thời giờ làm việc ban đêm
Thời giờ làm việc được tính là làm việc
ban đêm được pháp luật lao động nước ta quy định như sau:
Từ
Thừa Thiên Huế trở ra phía Bắc được tính từ 22 giờ đến 6 giờ;
Từ Đà
Nẵng trở vào phía Nam được tính từ 21 giờ đến 5 giờ.
Người
lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% của tiền lương
làm việc vào ban ngày.
Chế
độ pháp lý về thời giờ nghỉ ngơi trong luật lao động
Có
hai loại thời giờ nghỉ ngơi: thời giờ nghỉ ngơi được hưởng lương và thời giờ
nghỉ ngơi không được hưởng lương.
Thời
giờ nghỉ ngơi được hưởng lương:
Thời
giờ nghỉ giữa ca (nghỉ giải lao)
Theo
quy định của pháp luật lao động, thì thời giờ nghỉ giữa ca được tính như sau:
-
Người lao động làm việc 8 giờ liên tục trong điều kiện bình thường hoặc làm
việc 7 giờ, 6 giờ liên tục trong trường hợp được rút ngắn thời giờ làm việc thì
được nghỉ ít nhất nửa giờ (30 phút), tính vào giờ làm việc;
-
Người làm ca đêm ( từ 22 giờ đến 6 giờ hoặc từ 21 giờ đến 5 giờ) được nghỉ giữa
ca ít nhất 45 phút, tính vào giờ làm việc;
-
Người lao động làm việc theo ca được nghỉ ít nhất 12 giờ trước khi chuyển sang
ca khác.
Nghỉ
hàng tuần
Mỗi
tuần lễ, người lao động được nghỉ ít nhất một ngày (24 giờ liên tục), thường là
vào ngày chủ nhật. Tuy nhiên, đối với những cơ quan, xí nghiệp do yêu cầu của
sản xuất, công tác hoặc phục vụ nhân dân đòi hỏi phải làm việc liên tục cả
tuần, kể cả chủ nhật thì người sử dụng lao động có thể sắp xếp ngày nghỉ hàng
tuần vào một ngày khác trong tuần cho từng nhóm người lao động khác nhau.
Trường
hợp do chu kỳ lao động không thể nghỉ hàng tuần, thì người sử dụng lao động
phải đảm bảo cho người lao động chế độ nghỉ bù thỏa đáng. Tính bình quân mỗi
tháng, người lao động được nghỉ ít nhất 4 ngày.
Các
ngày nghỉ lễ, nghỉ tết
Ở
Việt Nam, trong một năm, người lao động được nghỉ lễ, tết tất cả là 9 ngày, cụ
thể là những ngày sau đây:
- Tết
dương lịch: 1 ngày (ngày 1 tháng 1 dương lịch);
- Tết
âm lịch: 4 ngày (1 ngày cuối năm, 3 ngày đầu năm âm lịch);
- Giỗ Tổ Hùng Vương (mồng 10 tháng 3 âm
lịch): 1 ngày;
-
Ngày Chiến thắng 30/4: 1 ngày;
-
Ngày Quốc tế lao động: 1 ngày (ngày 1 tháng 5 dương lịch);
-
Ngày Quốc khánh: 1 ngày ( ngày 2 tháng 9 dương lịch).
Nếu
những ngày nghỉ nói trên trùng vào ngày nghỉ hàng tuần thì người lao động được
nghỉ bù vào ngày tiếp theo. Trong những ngày nghỉ lễ, nghỉ tết nói trên, người
lao động được hưởng nguyên lương. Nếu do yêu cầu của sản xuất, công tác mà
người lao động phải làm việc trong các ngày này thì họ được trả lương ít nhất
bằng 300% của tiền lương giờ của ngày làm việc bình thường; trường hợp họ được
bố trí nghỉ bù, thì người sử dụng lao động chỉ phải trả phần tiền chênh lệch so
với tiền lương giờ của ngày làm việc bình thường.
Ngoài
ra, nếu người lao động là người nước ngoài thì họ được nghỉ thêm 1 ngày quốc
khánh và 1 ngày Tết cổ truyền dân tộc họ (nếu có).
Nghỉ
hàng năm
· Điều kiện để được nghỉ hàng năm
Người lao động được nghỉ hàng năm khi họ
làm việc được ít nhất 12 tháng liên tục tại một doanh nghiệp hoặc với một người
sử dụng lao động.
Các
thời gian sau đây cũng được coi là thời gian công tác liên tục :
-
Thời gian được cơ quan, xí nghiệp cử đi học văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ;
-
Thời gian nghỉ hưởng lương ngừng việc, thời gian báo trước để chấm dứt hợp đồng
lao động theo quy định của pháp luật;
-
Thời gian nghỉ ốm, thời gian con ốm mẹ được nghỉ theo chế độ;
-
Thời gian nghỉ điều trị do tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp;
-
Thời gian bị đình chỉ công tác hoặc tạm giam trong giai đoạn điều tra hình sự,
nhưng sau đó được miễn truy tố và trở lại đơn vị làm việc bình thường.
Những
người lao động nghỉ việc không được sự đồng ý của người sử dụng lao động thì
không được hưởng chế độ nghỉ phép hàng năm trong năm đó. Nếu lỗi nhẹ thì người
lao động nghỉ ngày nào sẽ bị trừ vào số ngày nghỉ hàng năm năm đó; trường hợp
lỗi nặng đến mức bị xử lý đến hình thức kỷ luật, thì năm đó người lao động có
thể không được hưởng chế độ nghỉ phép hàng năm nữa. Ngoài ra, nếu người lao
động nào có tổng số ngày nghỉ ốm trong năm đó cộng lại quá 3 tháng thì cũng
không được hưởng chế độ nghỉ hàng năm.
· Số ngày nghỉ hàng năm
Theo quy định tại Điều 74 Bộ luật lao
động nước ta thì thời gian nghỉ hàng năm được chia ra làm 3 mức là : 12, 14 và
16 ngày, cụ thể như sau:
- 12
ngày làm việc, đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
- 14
ngày làm việc, đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc
làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống khắc nghiệt và đối với người dưới
18 tuổi;
- 16
ngày làm việc, đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy
hiểm; người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm ở những nơi có điều
kiện sinh sống khắc nghiệt.
Thời
gian đi đường không tính vào ngày nghỉ hàng năm. Số ngày nghỉ hàng năm của
người lao động còn được tăng theo thâm niên làm việc tại một doanh nghiệp, hoặc
với một người sử dụng lao động, cứ 5 năm được nghỉ thêm 1 ngày. Trong thời gian
nghỉ hàng năm, người lao động được hưởng nguyên lương cộng phụ cấp lương. Ngoài
ra, người lao động còn được thanh toán tiền tàu xe đi và về (nếu có).
Nghỉ
về việc riêng
Nghỉ
về việc riêng là quy định của pháp luật lao động nhằm giải quyết cho người lao
động được nghỉ việc để giải quyết tình cảm cá nhân hoặc gia đình họ. Thời gian
nghỉ về việc riêng không quá 3 ngày lao động.
Người
lao động được nghỉ về việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong các trường hợp
sau đây:
- Kết
hôn, nghỉ 3 ngày;
- Con
kết hôn, nghỉ 1 ngày;
- Bố
mẹ ruột (cả bố mẹ bên chồng và bên vợ) chết, vợ hoặc chồng chết, con chết, nghỉ
3 ngày.
Nghỉ
không hưởng lương
Ngoài
những thời gian nghỉ ngơi theo chế độ được hưởng lương, người lao động nếu thấy
cần thiết phải nghỉ thêm thì có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để
nghỉ không hưởng lương.
Những
trường hợp cần thiết nghỉ không hưởng lương được pháp luật bảo vệ, chẳng hạn
cần nghỉ thêm vì sinh con, gia đình có người thân ốm, đau, chết, hoặc giải
quyết những công việc lớn khác của gia đình như khắc phục bão lụt, vv... thời
gian nghỉ về việc riêng phải tuân thủ kỷ luật lao động7.
Những
qui định trên đây không áp dụng đối với những người làm những công việc có tính
chất đặc biệt có chu kỳ dài ngày như những người lao động làm việc trên biển....
Thời
giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người làm các công việc có tính chất
đặc biệt
Đối
với các công việc có tính chất đặc biệt như: vận tải đường bộ, đường sắt, đường
thủy, người lái, tiếp viên, kiểm soát viên không lưu ngành hàng không; thăm dò
khai thác dầu khí trên biển; trong các lĩnh vực nghệ thuật, áp dụng kỹ thuật
bức xạ và hạt nhân, ứng dụng, kỹ thuật sóng cao tầng; thợ lặn; thợ mỏ hầm lò
thì các Bộ trực tiếp quản lý quy định cụ thể thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ
ngơi sau khi thỏa thuận với Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.
Không
được sử dụng lao động nữ làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc
các chất độc hại có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh đẻ và nuôi con.
Ngoài
ra, thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi đối với những người lao động làm
hợp đồng không trọn ngày, không trọn tuần, làm khoán, thì do người lao động và
người sử dụng lao động thỏa thuận riêng.
6 Hiện nay giờ làm việc
trong khu vực nhà nước là 40h /1 tuần.
7 Trong trường hợp số
ngày nghỉ nhiều trong năm có thể bị người sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng
lao động
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét