Thường nghe và thường bị dạy nhưng người nói và người nghe, dạy đâu thật sự biết - Từ này nó vốn xuất phát từ thuở xa xưa, dững cách đây cả ngàn năm rồi, quan quyền, thầy nho và văn bản tạo cho người Việt ta quen dùng nên nhiều khi bỏ qua các nghĩa thức của nó để chấp nhận nó như là tiếng Việt vậy. Mong Việt hóa nó nên nêu ra nghĩa của từ này để dễ dùng hợp với văn cảnh và hoàn cảnh, không bị chê là thiếu, khuyết. Lũ giặc phương Bắc tưởng hay, đâu có biết thừa hưởng và tiếp nhận ngôn ngữ là sự phát triển thích hợp như tiếng La tinh, tiếng Pháp và tiếng Anh...
Ta không thể vì mặc cảm hoặc dân tộc chủ nghĩa mà bỏ qua vốn văn hóa mấy ngàn năm của mình mà bỏ qua thực tế tiếng Việt đã Hán Nôm, đã Pháp Việt và Anh Việt... để rồi mai một và nghèo nàn đi vốn văn hóa mà Tổ Tiên người Việt ta đã vun đắp trên mảnh đất Việt Nam thân yêu của NGƯỜI VIỆT TA.
Tuấn Long.
- (Danh) Sự tình đúng với lẽ phải, thích hợp với đạo lí.
+ Luận Ngữ 論語: Kiến
nghĩa bất vi, vô dũng dã 見義不為, 無勇也 (Vi chánh 為政) Thấy việc nghĩa
mà không làm, là không có dũng vậy.
- (Danh) Phép tắc.
+Lã Thị Xuân Thu 呂氏春秋: Vô
thiên vô pha, tuân vương chi nghĩa 無偏無頗, 遵王之義(Mạnh xuân kỉ 孟春紀, Quý công 貴公) Không thiên lệch,
noi theo phép tắc của vua.
- (Danh) Ý tứ, nội dung của từ ngữ.
- (Danh) Công dụng.
+Tả truyện 左傳: Cố
quân tử động tắc tư lễ, hành tắc tư nghĩa 故君子動則思禮, 行則思義 (Chiêu Công tam
thập nhất niên 昭公三十一年) Cho nên bậc quân
tử cử động thì nghĩ tới lễ, làm gì thì nghĩ tới công dụng của nó.
- (Danh) Họ Nghĩa.
- (Tính) Hợp với lẽ phải, đúng với đạo lí.
*Như: nghĩa sư 義師 quân đội lập
nên vì chính nghĩa, nghĩa cử 義舉 hành vi vì đạo
nghĩa, nghĩa sĩ 義士 người hành động
vì lẽ phải.
+Tam quốc diễn nghĩa 三國演義: Vọng
hưng nghĩa sư, cộng tiết công phẫn, phù trì vương thất, chửng cứu lê dân 望興義師, 共洩公憤, 扶持王室, 拯救黎民 (Đệ ngũ hồi 第五回) Mong dấy nghĩa
quân, cùng hả lòng công phẫn, phò vua, cứu giúp dân lành.
- (Tính) Dùng để chu cấp cho dân chúng nghèo khó.
- (Tính) Lấy ân tình cố kết với nhau.
- (Tính) Giả, để thay cho vật bị hư, mất.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét