23/03/2015

THIỀN CỦA PHẬT GIÁO





Trong một pháp hội ở Linh Sơn, Đức Thế Tôn cầm cành hoa đưa lên, mà không nói lời nào. Lúc bấy giờ, đại chúng ngơ ngác không hiểu ý Đức Thế Tôn ra sao, chỉ có Tôn Giả Ma Ha Ca Diếp (Mahakayapa) ngộ được yếu chỉ, hướng về Đức Phật mĩm cười. Đức Thế Tôn bảo với đại chúng:

“Ta có pháp môn vi diệu, con mắt của chính pháp, tâm diệu của Niết Bàn, là tướng thực không tướng, không lập văn tự, truyền ngoài giáo lý, nay giao phó cho Ma Ha Ca Diếp”.

Từ đó, Tôn Giả Ma Ha Ca Diếp được xem là Tổ thứ nhất của Thiền Tông Ấn Độ một cách danh chánh ngôn thuận. Về sau, Tôn Giả Ca Diếp truyền y bát (của Phật) lại cho Tôn giả A Nan làm Tổ thứ hai, và cứ như thế tiếp tục truyền đến đời thứ 28 là Tổ Bồ Đề Đạt Ma (Bodhidharma).

Vào năm 520, Tổ Bồ Đề Đạt Ma biết được tín chúng Phật tử Trung Quốc đã có đạo tâm thuần thục, liền vượt biển sang Đông, cặp bến vào quảng Châu. Quan Thái Thú địa phương rước Ngài về Kim Lăng, tiến cử với vua Lương Võ Đế (Tiêu Diễn). Nhưng, vì Lương Võ Đế chấp chặt vào phước báo hữu lậu thế gian, không hiểu được công đức chân thật của pháp giải thoát, nên Tổ Đạt Ma thấy không khế hợp, Ngài vượt sông Trường Giang sang nước Ngụy, đầu tiên đến kinh đô Lạc Dương, kế đó đến chùa Thiếu Lâm ở Tung Sơn thuộc tĩnh Hà Nam, ngồi nhìn vách núi 9 năm. Về sau, gặp được Huệ Khả cầu pháp, Tổ biết đó là pháp khí của Thiền tông, nên truyền y bát cho ngài Huệ Khả làm Tổ thứ 2 của Thiền tông Trung Quốc. Tiếp theo Nhị tổ Huệ Khả, y bát được truyền cho Tăng Xán, Đạo Tín rồi Hoằng Nhẫn (602 – 675).

Sau đời Ngủ Tổ Hoằng Nhẫn, xuất hiện một nhân tài kiệt xuất, dù không biết một chữ, đó là Lục Tổ Huệ Năng (638 – 713). Từ đó trở đi, Thiền Tông ngày càng khởi sắc, phát triển thành ra 5 phái Thiền, mà lịch sử Thiền Tông gọi đó là: “Nhất Hoa Khai Ngũ diệp” (Đóa Hoa Nở Năm Cánh).

Nhất hoa chỉ cho Đức Lục Tổ Huệ Năng, còn ngũ diệp là:
1.-Tông phái Lâm Tế, do Thiền sư Nghĩa Huyền (? – 867) sáng lập.
2.-Tông phái Tào Động, do Thiền sư Bổn Tịch (890 – 901) ở Tào Sơn và Thiền sư Lương Giới (807 – 969) ở Động Sơn sáng lập.
3.-Tông phái Vân Môn, do Thiền sư Văn Yễn (tịch 949) sáng lập.
4.-Tông phái Qui Ngưỡng do hai Thiền sư Linh Hựu (771 – 853)  ở Qui Sơn và Thiền sư Huệ Tịch ở Ngưỡng Sơn sáng lập.
5.-Tông phái Pháp Nhãn, do Thiền sư Văn Ích (885 – 958) sáng lập.

Đệ tử của 5 phái thi nhau phát triển ở khắp nơi, trong cũng như ngoài nước Trung Quốc, khiến cho mây lành che phủ, cam lộ rưới chan, mưa pháp đượm nhuần tín chúng. Nhờ đó mà “Thiền Của Phật Giáo” có mặt ở Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên…

Thế mà, thời nay khi nói tới Thiền, đa số Phật tử không biện biệt được thứ Thiền nào là “Thiền Của Phật Giáo” và thứ Thiền nào là “Thiền của ngoại đạo”, cho nên họ nói Thiền cũng chỉ là “một trong tám vạn bốn ngàn pháp môn” để đi đến cứu cánh của Đạo Phật mà thôi. Thật là một sự hiểu biết lầm lẫn tai hại vô cùng, có thể nói không có sự tổn thất nào lớn lao, quan trọng cho bằng.

Sự thật, Thiền là Linh Hồn của Phật Giáo, nó hội tụ tất cả “tinh hoa của Phật Giáo” mà thành. Không có Thiền, Phật Giáo có gì vượt trội hơn các Tôn Giáo lớn khác?. Nhờ có Thiền, cho nên thời nay dù rơi vào thời kỳ Mạt pháp, Phật Giáo vẫn được nhiều người ở khắp nơi trên thế giới đặc biệt quan tâm, chú ý đến.

Là một Phật tử, đâu có ai không biết Thái Tử sĩ Đạt Ta (SHIDDHARTA) vì tìm cầu cái Đạo Giải Thoát mà xuất gia. Suốt 5 năm đầu, Ngài lặn lội khắp nơi, tìm các vị cao nhân để học Đạo. Sau cùng, Ngài nhận thấy pháp tu của những vị Thầy (ngoại đạo) ấy không thể nào giúp cho Ngài được toại nguyện, nên Ngài rời bỏ đi đến vùng núi DUNGSIRI  thuộc vùng URUVELA, ngồi dưới gốc cây Bồ Đề (PIPPALA) tự dụng công, để thân chứng cho đưỢc những áo bí trong tâm. Và  vào một buổi sớm mai nhằm ngày mồng tám tháng chạp năm 544 trước Công nguyên, Ngài được Đại Ngộ khi sao Mai vừa mới mọc ở hướng Đông. Thế là, Thái Tử Sĩ Đạt Ta đã Thành Đạo, thông suốt tất cả bí ẩn của Vũ Trụ, Ngài trịnh trọng tuyên bố:

“Lạ thay! Lạ thay! Tất cả chúng sanh đều có đầy đủ tướng phước đức, trí tuệ Như Lai, chỉ vì vọng tưởng trói buộc che đậy, nên không thể chứng được. Nếu diệt sạch vọng tưởng, thì Vô Sư Trí, Trí Tự Lai, Các Năng Lực To Lớn sẽ có, tha hồ mà dùng!”.

Như vậy, rõ ràng “Thiền của ngoại đạo” đã có trước “Thiền của Phật Giáo”. Nhưng, “Thiền của ngoại đạo” lại không có đủ khả năng giúp cho người tu vượt ra khỏi “Vũ Trụ Cảm Giác” (Vũ Trụ Tương Đối) hay ra khỏi 3 cõi 6 đường được, nên Đức Phật không cho đó là cứu cánh. Trong khi đó, sáu phái ngoại đạo ở Ấn Độ vẫn áp dụng triệt để pháp tu nầy (Thiền của ngoại đạo) để sau khi chết được sanh về cõi Trời.

Chúng ta nên biết, phương pháp chủ yếu của sáu phái ngoại đạo là Minh Tư (hay Minh Sát) tức là ngồi nhắm hai mắt lại để Tư Duy và Quán Sát.

Để hiểu rõ hơn về giá trị và chỗ khác biệt về pháp tu của họ ra sao đối với “Thiền Của Phật Giáo”, chúng ta hãy dùng tiêu chuẩn Tam Pháp Ấn của nhà Phật, để đối chiếu và so sánh:

1.-Chư Hành Vô Thường (Các hành là vô thường): có nghĩa là tất cả các sự vật ở trên thế giới nầy, mà mắt chúng ta có thể thấy, tay có thể chỉ ra được, đều thoáng qua như khói mây trước mắt, có đó rồi bổng chốc mất đi (Thành, Trụ, Hoại , Không).

Ai cũng biết được điều nầy, nhưng người “thể hội” (biết tận bản chất) được nó, chắc chẳng có bao nhiêu. Huống nữa là người khi xúc duyên chạm cảnh, mà không bị mê muội, không bị cảnh lôi cuốn, thì quả thật chỉ “đếm trên đầu ngón tay”.

Để có được sức định và “thể hội” sâu sắc đạo lý nầy, phái Minh Tư nói trên, có thể đạt được kết quả, đủ sức đối phó với mọi nghịch cảnh xảy ra.

2.- Chư pháp vô ngã (= các pháp không có tự thể): Ngã có nghĩa là tự thể; chư pháp là chỉ cho tất cả sự vật ở trên thế gian nầy, cả thảy đều do đủ Nhân đủ Duyên hợp lại mà thành, bản thân nó không có cái gì gọi là “tự thể được”.

Chúng ta đều biết, núi Côn Lôn cực kỳ hùng vĩ, cao ngất trời xanh, nhưng “tự thể” của nó vẫn là không, bởi lẽ nó có là do đất, đá và cây cối hợp lại mà Có, nếu loại bỏ tất cả những thứ đó ra, thì ngọn núi to lớn nầy không thể tồn tại được. hà huống gì là những thứ nhỏ nhoi, yếu đuối khác.

Biển Thái Bình mênh mông không bờ bến, sóng cả ba đào, che phủ trời trăng, cái vĩ đại ấy, cũng do tất cả nước của những con sông lớn nhỏ khắp nơi trên trái đất, chảy ra thành biển. nếu loại bỏ số nước của những con sông nầy, chắc chắn biển Thái bình sẽ khô cạn, và nó sẽ bị xóa trên bản đồ thế giới ngay.

Hai sự vật to lớn đó, đại biểu cho toàn thể vạn vật trên thế gian nầy, “tự thể” của chúng đã là Không, thì những sự vật hay các pháp khác có thể nào vượt ra khỏi tính chất ấy được chăng?

Tuy nhiên, biết là một việc, còn khi chạm cảnh mà không mê muội, lại là một việc khác.

Cách đây hơn 30 năm, ở Đài Bắc có một sinh viên của một trường Đại Học đi bơi với một người bạn học ở Hồ Bích Đàm, bị chết đuối. khi nghe tin, bà mẹ cậu ngất xỉu, tỉnh lại chạy ra bờ hồ kêu gào than khóc, dù rất đông thân nhân, bạn bè khuyên nhủ, an ủi, cũng không nguôi. Mấy hôm sau, khi vớt được xác cậu con đem về, thì cũng phải đưa bà mẹ vào bệnh viện Hồ Giang để chửa trị!

Bà nầy thuộc thành phần trí thức, đã học hỏi và nghiên cứu rất nhiều về Phật pháp. Thường ngày, bà tỏ ra hết sức trầm tĩnh. Thế mà, khi va chạm với thực tế quá đau lòng nầy, bà không thể nào vận dụng nổi những điều đã học trước đây! (Bốn chúng Phật tử thời nay nên đặc biệt lưu ý điều nầy, để biết mình phải làm gì?).

Đó là lý do tại sao, sáu phái ngoại đạo ở Ấn Độ phải hết sức nỗ lực, hạ thủ công phu tĩnh tọa, để đủ sức đối phó khi hữu sự. điều nầy họ có thể làm được.

3.-Niết Bàn tịch tịnh (=Niết Bàn Vắng Lặng) Niết Bàn (NIRVANA) là tiếng phạn. trung Hoa dịch là: Diệt, Bất Sanh Bất Diệt hay Viên Tịch.

-Diệt là chỉ cho tất cả những thứ Tự Ngôn Tự Ngữ (=vọng tưởng tạp niệm) ở trong tâm linh đã bị tiêu diệt sạch hoàn toàn.

-Bất sinh bất diệt là chỉ cho một thế giới chẳng sinh chẳng diệt (Niết Bàn = Vũ Trụ Tri giác), sau khi áp dụng một phương pháp đặc thù nào đó, để thể nhập vào. Thế giới nầy, khác hẳn với thế giới  còn sinh diệt (sinh ra và mất đi).

Muốn tiến vào thế giới chẳng sinh chẳng diệt, nếu dùng Tư (nghĩ ngợi) hay Lự (suy xét) để mong đạt đến cảnh giới Niết Bàn, thì chẳng khác gì “trèo cây bắt cá”! Tam Tổ Tăng Xán đâu không viết hai câu đầu của bài “Tín Tâm Minh” như sau:
“Chí đạo vô nan, duy hiềm giản trạch”.

Chính vì thế cho nên, chỉ và chỉ có “Thiền Của Phật Giáo” mới có thể giúp cho những ai có ý chí xuất trần “qua được Bờ Bên Kia” thể nhập vào Vũ Trụ Tuyệt Đối hay Ngộ Nhập Phật Tri Kiến mà thôi!

Thế nhưng, vì bởi thời kỳ Mạt pháp, nên tất cả cũng phải chịu ảnh hưởng xấu lây, nên có một số người bám theo ngữ nguyên giải thích “Thiền Của Phật Giáo” là pháp tu “”tĩnh Lự và Tư Duy” chẳng khác với “Thiền Của Ngoại Đạo” là mấy! Tệ hại hơn nữa là nói: “Cốt tủy của Thiền theo lời Phật dạy là cột tâm một chỗ việc gì cũng xong”, nên rồi mạnh ai nấy tu, thành ra loạn tu loạn chứng. Suốt đời cực nhọc vất vả gian nan để tu Thiền, nhưng rốt cuộc rồi lỗ vốn trắng tay.

 Phải biết rằng, nguyên tắc cơ bản của Thiền Tông là “bỏ Lự diệt Tư”, để đi đến chỗ:
“Tà chánh tận đã khước,
Bồ Đề tánh uyễn nhiên”
(Kinh Pháp Bảo Đàn)
(Tà Chánh đều dẹp sạch,
Tính Bồ Đề sáng tỏ).

Bởi vì, Tư và Lự cũng chỉ là vọng niệm. Cho dù chỉ luôn Tư Phật, Tư Pháp, Tư Tăng; chỉ luôn Lự Giới, Lự định, Lự tuệ… đi nữa, thực chất cũng vẫn là thứ “rác rến” trong tâm, che mờ Tánh Giác”. Có thể nói, tâm linh cũng giống như tròng con mắt, không thể chấp nhận bất cứ vật gì trong đó, dù là mạt vàng bụi ngọc cũng làm giảm đi tánh sáng, mất đi sự an lành, cần phải bỏ đi mới được.

Nói tóm lại, từ khi “Thiền Của Phật Giáo” có mặt ở Việt Nam cho đến nay, đã trên 1300 năm rồi. Với khoảng thời gian dài đằng đẳng đó, Thiền Tông Việt Nam đã trải qua những lúc cực thịnh, tỏa sáng và những thời kỳ đen tối suy tàn. Song, Thiền Tông Việt Nam lúc nào cũng vẫn đi theo con đường “Trị Tâm Bệnh” mà Đức Thế Tôn đã đề ra, còn các Tông phái khác, đều là những “ngả rẻ mất dê” mà thôi. Cho dù họ có nói hay, khéo đến nỗi hoa trời rơi đầy đất đi nữa, cũng chỉ là “Hình cái cổng vẽ trên tường” một thứ, trông rất huy hoàng đẹp đẽ, nhưng không có một ai xuyên qua được! (không thể Ngộ Đạo được).

Tu hành theo Phật là để ra khỏi nhà lửa, nếu không “Minh tâm kiến tánh” hay không “thấy Pháp thân”, thì kết quả sẽ ra sao? Do đó, “muốn trị tâm bệnh”, người tu Thiền phải khẳng định một điều là, khi những thứ Tự Ngôn Tự Ngữ (Vọng Tưởng Tạp Niệm) ở trong thâm tâm chúng ta đã dừng bặt hay đã lặng sạch hết rồi, lúc bấy giờ tâm linh ở trong trạng thái Vô niệm, nhà Phật gọi đó là: Ngộ Đạo, Kiến Tánh, Thấy Pháp Thân hoặc nhận ra được cái “bản lai diện mục “ của chính mình…

Cửa ải ngặt nghèo nầy (Ngộ Đạo), nếu vượt qua được, thì cái việc Chứng Đạo và Thành Đạo, chỉ còn tùy thuộc vào thời gian mà thôi. Và để làm cho được cái công việc hết sức quan trọng nầy, hành giả phải có một pháp tu thật tốt như Pháp Giải Thoát, để hạ thủ công phu mới có hy vọng được toại nguyện.

Chú ý: “Diệt vọng tưởng, hiện Chân Như là để Ngộ Nhập Phật Tri Kiến, nếu không có pháp tu tốt, thì chẳng khác gì muốn lên mặt trăng mà không có phi thuyền và hỏa tiễn vậy!

NGHIỆP LỰC

Đức Phật dạy: “Chúng sanh là chủ tạo nghiệp và thừa kế  cái Nghiệp mà mình đã tạo”. Để biết Nghiệp Lực là cái gì và ở đâu, trước tiên chúng ta nên biết chữ Nghiệp được dịch từ chữ Phạn KARMA. Nghiệp có 3 thứ: Nghiệp Thiện, Nghiệp Ác và Nghiệp Vô Ký (không thiện không ác).

Nghiệp Lực là sức mạnh của Nghiệp, các nhà khoa học gọi đó là Năng Lực (Power, Force)… Sức mạnh của Nghiệp chính là động cơ khiến chúng ta dính mắc với sinh tử Luân hồi, khó mà thoát khỏi Tam giới (Dục, Sắc và Vô sắc giới).

Trong kinh thường diễn tả Nghiệp là “cái mà lớn cũng không ngoài, nhỏ cũng không trong”. Nếu nghiệp mà có hình tướng vật chất, một con người từ vô thủy đến nay đã tạo tác ra nghiệp, dầu Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới, cũng không đủ chỗ chứa!”. Lời giải thích nầy cũng không có gì cao siêu có hiểu, chỉ cần nghe được ý quên lời.

Thực ra, Nghiệp là Năng Lực có chính, có phụ, nó chi phối chúng ta trong một đời hay nhiều đời về họa phước, thọ yểu, cùng thông, được mất v.v… Để cho dễ hiểu hơn, tôi xin dẫn bài kinh sau đây, để các bạn thấy:

Có người ngoại đạo đến hỏi Phật: 
-Thưa Thế Tôn, cái gì định đặt cho con người, sinh ra kẻ thì nghèo nàn khổ sở, người thì giàu sang sung sướng, kẻ thì sống lâu, người thì chết yểu, kẻ thì yếu đau, người thì khỏe mạnh, kẻ thì ngu tối, người thì thông minh?.
Đức Phật đáp:
-Tất cả sự sai biệt giữa con người và con người là do Nghiệp mà họ đã tạo định đặt ra, nên có kẻ ưu người liệt.
-Do tạo nghiệp gì khiến cho người sống lâu và do tạo nghiệp gì khiến cho người chết yểu?
-Người không tạo nghiệp sát hại chúng sinh, thì được thọ mạng lâu dài. Người tạo nghiệp sát, đoản mạng sống của chúng sinh, nên thọ mạng yểu.
-Do tạo nghiệp gì mà thân người được khỏe mạnh, và do tạo nghiệp gì mà thân hay đau yếu bệnh tật?
-Do nghiệp ác làm cho người đau khổ, nên thọ thân hay bệnh tật đau yếu. Và do tạo nghiệp lành như an ủi giúp đỡ người qua khỏi những tai nạn khốn khó nên được thọ thân khỏe mạnh vui tươi.
-Do tạo nghiệp gì mà sinh trong gia đình giàu sang sung sướng và tạo nghiệp gì mà sinh trong gia đình nghèo đói khốn khổ?
-Do đời trước biết tu làm lành, biết bố thí cúng dường, biết giúp đỡ người nghèo đói bệnh tật, nên đời nay được sinh trong cảnh giàu sang sung sướng. Người ở đời trước vì không biết bố thí cúng dường, không biết giúp đỡ người nghèo khó, lại còn tham lam rút rỉa của những người khác, nên đời nay sinh thân trong cảnh nghèo đói thiếu thốn.
-Do nghiệp gì người sinh ra được thông minh sáng suốt, và do nghiệp gì người sinh ra lại ngu dốt tối tăm?
-Người đời trước do siêng năng học hỏi tìm hiểu chân lý, ưa thích giúp người học hỏi hiểu biết nên đời nầy được thông minh. Còn người ở đời trước do lười biếng học, không chịu tìm hiểu chân lý, cản ngăn sự học hỏi của người, nên đời nầy bị tối tăm mê mờ.

Có thể nói sống ở trên thế gian nầy, nếu không hiểu biết gì về Nghiệp, sẽ có rất nhiều thắc mắc đến độ nan giải. Bởi lẽ, nhân quả nhiều đời nhiều kiếp, chồng chất lên nhau mang tính trùng trùng duyên khởi, nên có nhiều kết quả hết sức đa dạng và phức tạp (do nhân sai biệt giữa hình thức và nội dung tạo các quả sai biệt tương đương). Chẳng hạn như nhiều kẻ diện mạo xinh đẹp mà trong lòng độc ác hơn rắn độc, còn người có tướng mạo xấu xí mà giàu có muôn vàn… Dĩ nhiên thực tế nầy khiến cho đa số người chưa thể hội sâu sắc, đầy đủ về Nhân – Duyên – Quả sẽ rất hoài nghi về giáo lý cao cả nầy.

Nhưng ở đây, vấn đề chúng ta đặt ra là để nghiên cứu thảo luận xem coi làm thế nào để có thể chuyển hóa tất cả những cái xấu xa tệ hại của Thân và Tâm do Nghiệp lực tạo ra, để trở nên tốt đẹp một cách nhanh chóng, chứ không cần phải chờ đợi đến kiếp lai sinh mới thay đổi được.

Để làm cho được cái công việc hết sức quan trọng nầy, trước hết các bạn phải tỉnh giác giữ chính niệm, luyện tập làm chủ cho được chính mình, để cho 3 nghiệp (Thân Khẩu Ý) được thanh tịnh (xem lại bài “Tỉnh giác giữ Chính Niệm”). Kế đó, các bạn phải hiểu biết cho thật rõ Nghiệp Lực hay Năng Lực là cái gì hay ở đâu?.

Ở trên có nói, Nghiệp lực không có hình tướng, nhưng không vì thế mà chúng ta không thể không thấy không biết được nó. Ngay lúc các bạn nhắm hai con mắt thịt lại, quan sát bên trong thân (tâm), liền thấy đủ thứ hết, nào là sơn hà đại địa, mặt trời trăng sao, cười nói, nghĩ bậy tưởng bạ, thì thì thầm thầm, rối rối rít rít, tầng tầng lớp lớp đổi dời biến hóa: đó chính là hoặc, là nghiệp, là khổ, và tất cả là do tạp niệm (vọng tưởng) chuyển hóa, tạo tác ra mà thành.

Hoặc + Nghiệp +Khổ tuy ba mà một, tuy một mà tạo thành ba. Chắc hẳn, các bạn thường nghe những người tụng kinh hay tụng câu: “Nguyện tiêu tam chướng trừ phiền não” (Nguyện diệt ba chướng trừ phiền não) chứ?. Khi hỏi họ ba chướng là gì? Họ đều rập khung theo kinh điển trả lời: Nghiệp chướng, Báo chướng và Phiền não chướng. Thí như, các bạn hỏi tiếp: “Làm sao để tiêu ba chướng?”, thì họ sẽ chẳng trả lời câu hỏi của các bạn đâu. Tại sao thế? Tại vì, họ đau có biết ba chướng chính là những thứ Tạp niệm (vọng tưởng) ở ngay trong tâm của họ.

Chính vì thế cho nên, nếu các bạn trừ sạch những vọng tưởng (tạp niệm) thì mới có thể tiêu được Nghiệp! Nếu Nghiệp không còn thì Hoặc và Khổ cũng theo đó mà tiêu vong.

Nếu như, Nghiệp Lực là động cơ dẫn dắt chúng ta trôi lăn trong 3 cõi 6 đường, nay đã bị tiêu diệt không còn nữa, thì thử hỏi lấy cái gi để ràng buộc chúng ta trong vòng Luân hồi nữa chứ? Thế là chúng ta được Tự tại và Giải thoát lớn, có phải không nào?.

Tuy nhiên, muốn tiêu diệt sạch hết Nghiệp Lực hay những thứ tạp niệm (vọng tưởng) ở trong Tâm linh, quả thật là một việc làm hết sức khó khăn và không đơn giản chút nào. Có thể nói, từ xưa cho đến nay, đã có vô số người cũng vì vấn đề nầy mà mất ăn mất ngủ hoặc kéo cờ trắng đầu hàng!.

Theo chỗ thấy của tôi, nếu như các bạn tìm ra được nguồn gốc chính của muôn vật (Pháp Thân), là cái nút hay cái khâu trọng yếu nhất, là giải quyết được tất cả mọi vấn đề.

-Nguồn gốc chính tức “Điểm xoay” nầy ở đâu?
Có lẽ các bạn muốn nhanh chóng biết, phải không?

Không khó lắm đâu, các bạn chỉ cần lưu ý một chút là thấy nó ngay. Trong Vũ Trụ, chỗ nào mà ngày cũng như đêm đều xuất hiện bóng dáng đổi thay của muôn vật, đó chính là Điểm xoay của muôn vật (=Chỗ mà tạp niệm khởi lên =cửa ra vào vòng luân hồi).

Như vậy, ngoài cái tâm linh của các bạn ra, sẽ không thể nào tìm thấy chỗ khác được, dù tìm tất cả không gian trong và không gian ngoài của Vũ Trụ.

Tóm lại, chúng ta chỉ cần làm sao để công phu ngay tại điểm xuất phát nầy ở trong tâm, và có cách nào đó để làm cho sạch và làm cho đẹp ở chỗ nguồn gốc nầy, chắc chắn là chúng ta sẽ dễ dàng chuyển hóa tất cả những gì xấu xí của Thân Tâm, để trở thành đẹp đẽ đáng ưa hơn. Nhưng để khỏi mất thời giờ quí báu của các bạn, tôi thành thực mà nói với các bạn rằng, ở vào thời buổi hiện nay chỉ và chỉ có Nhiếp Hóa Pháp hay Giải Thoát Pháp mới có thể giúp cho các bạn được toại nguyện mà thôi. Tin hay không tin đó là việc của các bạn.
---------
Ghi chú:
Dùng Giải Thoát Pháp để tu cần phải lưu ý các điểm sau đây:
1.-Phải nắm bắt cho được pháp tu. Đặc biệt là về mặt kỹ thuật dụng công. Đừng thêm hay bớt những gì ở nơi pháp tu. Mà chỉ nên đúng y theo sự hướng dẫn mà hạ thủ công phu.

2.-Kinh nghiệm cho biết, nhiều người tự học tự tu, không có người hướng dẫn cách thức dụng công, nên ít có người đạt được kết quả tốt. Thậm chí có người đạt được mục đích: Tâm Thể Vô Niệm, mà cũng không hay không biết?

3.-Phải thể hội sâu khắc Quan Niệm về thân xác hay Khu xác quan niệm mà trước đây gọi là Thân chính giác cũng như cách thức đặt câu hỏi để phát khởi Kỳ Tình, mới có thể tiêu diệt được Tạp niệm.

4.-Nếu cần đến sự hướng dẫn hay giải nghi cứ liên hệ với người viết ở số 154/34 Nguyễn Biểu P.2, Q.5 TP>HCM. ĐT: 38366226 (Hẹn trước là tốt nhất).

Thiền sư THÍCH THANH PHƯỚC

Hãy cố học cách sống thanh thản theo lời Phật





1. Sở dĩ người ta đau khổ chính vì mãi đeo đuổi những thứ sai lầm.

2. Nếu anh không muốn rước phiền não vào mình, thì người khác cũng không cách nào gây phiền não cho bạn. Vì chính tâm bạn không buông xuống nổi.

3. Bạn hãy luôn cảm ơn những ai đem đến nghịch cảnh cho mình.

4. Bạn phải luôn mở lòng khoan dung lượng thứ cho chúng sanh, cho dù họ xấu bao nhiêu, thậm chí họ đã làm tổn thương bạn, bạn phải buông bỏ, mới có được niềm vui đích thực.

5. Khi bạn vui, phải nghĩ rằng niềm vui này không phải là vĩnh hằng. Khi bạn đau khổ, bạn hãy nghĩ rằng nỗi đau này cũng không trường tồn.

6. Sự chấp trước của ngày hôm nay sẽ là niềm hối hận cho ngày mai.

7. Bạn có thể có tình yêu nhưng đừng nên dính mắc, vì chia ly là lẽ tất nhiên.

8. Đừng lãng phí sinh mạng của mình trong những chốn mà nhất định bạn sẽ ân hận.

9. Khi nào bạn thật sự buông xuống thì lúc ấy bạn sẽ hết phiền não.

10. Mỗi một vết thương đều là một sự trưởng thành.

11. Người cuồng vọng còn cứu được, người tự ti thì vô phương, chỉ khi nhận thức được mình, hàng phục chính mình, sửa đổi mình, mới có thể thay đổi người khác.

12. Bạn đừng có thái độ bất mãn người ta hoài, bạn phải quay về kiểm điểm chính mình mới đúng. Bất mãn người khác là chuốc khổ cho chính bạn.

13. Một người nếu tự đáy lòng không thể tha thứ cho kẻ khác, thì lòng họ sẽ không bao giờ được thanh thản.

14. Người mà trong tâm chứa đầy cách nghĩ và cách nhìn của mình thì sẽ không bao giờ nghe được tiếng lòng người khác.

15. Hủy diệt người chỉ cần một câu, xây dựng người lại mất ngàn lời, xin bạn “Đa khẩu hạ lưu tình”.

16. Vốn dĩ không cần quay đầu lại xem người nguyền rủa bạn là ai? Giả sử bạn bị chó điên cắn bạn một phát, chẳng lẽ bạn cũng phải chạy đến cắn lại một phát?





17. Đừng bao giờ lãng phí một giây phút nào để nghĩ nhớ đến người bạn không hề yêu thích.

18. Mong bạn đem lòng từ bi và thái độ ôn hòa để bày tỏ những nỗi oan ức và bất mãn của mình, có như vậy người khác mới khả dĩ tiếp nhận.

19. Cùng là một chiếc bình như vậy, tại sao bạn lại chứa độc dược? Cùng một mảnh tâm tại sao bạn phải chứa đầy những não phiền như vậy?

20. Những thứ không đạt được, chúng ta sẽ luôn cho rằng nó đẹp đẽ, chính vì bạn hiểu nó quá ít, bạn không có thời gian ở chung với nó. Nhưng rồi một ngày nào đó khi bạn hiểu sâu sắc, bạn sẽ phát hiện nó vốn không đẹp như trong tưởng tượng của bạn.

21. Sống một ngày là có diễm phúc của một ngày, nên phải trân quý. Khi tôi khóc, tôi không có dép để mang thì tôi lại phát hiện có người không có chân.

22. Tốn thêm một chút tâm lực để chú ý người khác chi bằng bớt một chút tâm lực phản tỉnh chính mình, bạn hiểu chứ?

23. Hận thù người khác là một mất mát lớn nhất đối với mình.

24. Mỗi người ai cũng có mạng sống, nhưng không phải ai cũng hiểu được điều đó, thậm chí trân quý mạng sống của mình hơn. Người không hiểu được mạng sống thì mạng sống đối với họ mà nói chính là một sự trừng phạt.

25. Tình chấp là nguyên nhân của khổ não, buông tình chấp bạn mới được tự tại.

26. Đừng khẳng định về cách nghĩ của mình quá, như vậy sẽ đỡ phải hối hận hơn.

27. Khi bạn thành thật với chính mình, thế giới sẽ không ai lừa dối bạn.

28. Người che đậy khuyết điểm của mình bằng thủ đoạn tổn thương người khác là kẻ đê tiện.

29. Người âm thầm quan tâm chúc phúc người khác, đó là một sự bố thí vô hình.

30. Đừng gắng sức suy đoán cách nghĩ của người khác, nếu bạn không phán đoán chính xác bằng trí huệ và kinh nghiệm thì mắc phải nhầm lẫn là lẽ thường tình.

31. Muốn hiểu một người, chỉ cần xem mục đích đến và xuất phát điểm của họ có giống nhau không, thì có thể biết được họ có thật lòng không.

32. Chân lý của nhân sinh chỉ là giấu trong cái bình thường đơn điệu.

33. Có đức tự nhiên thơm.

34. Thời gian sẽ trôi qua, để thời gian xóa sạch phiền não của bạn đi.

35. Bạn cứ xem những chuyện đơn thuần thành nghiêm trọng, như thế bạn sẽ rất đau khổ.

36. Người luôn e dè với thiện ý của người khác thì hết thuốc cứu chữa.

37. Nói một lời dối gian thì phải bịa thêm mười câu không thật nữa để đắp vào, cần gì khổ như vậy?

38. Sống một ngày vô ích, không làm được chuyện gì, thì chẳng khác gì kẻ phạm tội ăn trộm.

39. Quảng kết chúng duyên, chính là không làm tổn thương bất cứ người nào.

40. Im lặng là một câu trả lời hay nhất cho sự phỉ báng.

41. Cung kính đối với người là sự trang nghiêm cho chính mình.

42. Có lòng thương yêu vô tư thì sẽ có tất cả.

43. Đến là ngẫu nhiên, đi là tất nhiên. Cho nên bạn cần phải “Tùy duyên mà hằng bất biến, bất biến mà hằng tùy duyên”.

44. Từ bi là vũ khí tốt nhất của chính bạn.

45. Chỉ cần đối diện với hiện thực, bạn mới vượt qua hiện thực.

46. Lương tâm là tòa án công bằng nhất của mỗi người, bạn dối người khác được nhưng không bao giờ dối nổi lương tâm mình.

47. Người không biết yêu mình thì không thể yêu được người khác.

48. Có lúc chúng ta muốn thầm hỏi mình, chúng ta đang đeo đuổi cái gì? Chúng ta sống vì cái gì?

49. Đừng vì một chút tranh chấp mà xa lìa tình bạn chí thân của bạn, cũng đừng vì một chút oán giận mà quên đi thâm ân của người khác.

50. Cảm ơn đời với những gì tôi đã có, cảm ơn đời những gì tôi không có.

51. Nếu có thể đứng ở góc độ của người khác để nghĩ cho họ thì đó mới là từ bi.

52. Nói năng đừng có tánh châm chọc, đừng gây thương tổn, đừng khoe tài cán của mình, đừng phô điều xấu của người, tự nhiên sẽ hóa địch thành bạn.

53. Thành thật đối diện với mâu thuẫn và khuyết điểm trong tâm mình, đừng lừa dối chính mình.

54. Nhân quả không nợ chúng ta thứ gì, cho nên xin đừng oán trách nó.

55. Đa số người cả đời chỉ làm được ba việc: Dối mình, dối người, và bị người dối.

56. Tâm là tên lừa đảo lớn nhất, người khác có thể dối bạn nhất thời, nhưng nó lại gạt bạn suốt đời.

57. Chỉ cần tự giác tâm an, thì đông tây nam bắc đều tốt. Nếu còn một người chưa độ thì đừng nên thoát một mình.

58. Khi trong tay bạn nắm chặt một vật gì mà không buông xuống, thì bạn chỉ có mỗi thứ này, nếu bạn chịu buông xuống, thì bạn mới có cơ hội chọn lựa những thứ khác. Nếu một người luôn khư khư với quan niệm của mình, không chịu buông xuống thì trí huệ chỉ có thể đạt đến ở một mức độ nào đó mà thôi.

59. Nếu bạn có thể sống qua những ngày bình an, thì đó chính là một phúc phần rồi. Biết bao nhiêu người hôm nay đã không thấy được vầng thái dương của ngày mai, biết bao nhiêu người hôm nay đã trở thành tàn phế, biết bao nhiêu người hôm nay đã đánh mất tự do, biết bao nhiêu người hôm nay đã trở thành nước mất nhà tan.

60. Bạn có nhân sinh quan của bạn, tôi có nhân sinh quan của tôi, tôi không dính dáng gì tới bạn. Chỉ cần tôi có thể, tôi sẽ cảm hóa được bạn. Nếu không thể thì tôi đành cam chịu.

61. Bạn hy vọng nắm được sự vĩnh hằng thì bạn cần phải khống chế hiện tại.

62. Ác khẩu, mãi mãi đừng để nó thốt ra từ miệng chúng ta, cho dù người ta có xấu bao nhiêu, có ác bao nhiêu. 

63. Bạn càng nguyền rủa họ, tâm bạn càng bị nhiễm ô, bạn hãy nghĩ, họ chính là thiện tri thức của bạn.

64. Người khác có thể làm trái nhân quả, người khác có thể tổn hại chúng ta, đánh chúng ta, hủy báng chúng ta. Nhưng chúng ta đừng vì thế mà oán hận họ, vì sao? Vì chúng ta nhất định phải giữ một bản tánh hoàn chỉnh và một tâm hồn thanh tịnh.

65. Nếu một người chưa từng cảm nhận sự đau khổ khó khăn thì rất khó cảm thông cho người khác. Bạn muốn học tinh thần cứu khổ cứu nạn, thì trước hết phải chịu đựng được khổ nạn.

66. Bởi chúng ta không thể thay đổi được thế giới xung quanh, nên chúng ta đành phải sửa đổi chính mình, đối diện với tất cả bằng lòng từ bi và tâm trí huệ.

67. Người không tắm rửa thì càng xức nước hoa càng thấy thối. Danh tiếng và tôn quý đến từ sự chân tài thực học.

68. Thế giới vốn không thuộc về bạn, vì thế bạn không cần vứt bỏ, cái cần vứt bỏ chính là những tánh cố chấp. Vạn vật đều cung ứng cho ta, nhưng không thuộc về ta.

22/03/2015

Chứng rối loạn nhân cách

   Một tài liệu của giới y học nói về sự rối loạn nhân cách. Sau đây là mấy thói quen tâm lý  mà người ta cho là người mắc loại bệnh này hay mắc phải:
1.    Tự cao tự đại về tầm quan trọng của mình (cường điệu các công việc và khả năng của mình, luôn muốn được xem là bề trên một cách không tương xứng với khả năng bản thân…)
2.    Cuốn hút bởi ảo tưởng về sự thành đạt, quyền lực…
3.    Tin tưởng rằng mình là người đặc biệt và duy nhất
4.    Thèm muốn mãnh liệt được ngưỡng mộ
5.    Ý nghĩ phải được phục vụ một cách đặc biệt và thỏa mãn một cách vô điều kiện các ước vọng
6.    Tận dụng những mối quan hệ để phục vụ các mục tiêu bản thân.
7.    Thiếu sự đồng cảm: không nhận thức và chia sẻ tình cảm, nguyện vọng của người khác.
8.    Luôn đố kỵ với người khác và tin rằng người khác cũng sẽ đố kỵ mình
9.    Có thái độ, hành vi kiêu căng.
Tôi không phải dân chuyên về tâm lý học và y học nên không dám nói rằng các tiêu chuẩn trở thành kẻ rối loạn tính cách như trên đã đầy đủ chưa, thậm chí “về căn bản” đã chính xác chưa.
Chỉ thấy nó đúng với nhiều người quanh mình.
Liệu mình đã mắc chưa đây ? Nếu rồi thì phải sửa ngay thôi.

20/03/2015

Mẹo vặt thường ngày - Phần 5

- BỊ ONG ĐỐT (stung by bee): 
Hãy chà 1 viên Aspirin lên vết chích.CAO MÁU: ăn nhiều rau cần (Celery).
- CHÁN ĐỜI (life distaste):
Uống B-complex và amino acid.CHOLESTEROL: uống sinh tố E.
- HAY QUÊN (memory shorten):
Uống nhân sâm (gingsen) hay ginko biloba.
- HÔI NÁCH (strong smell in arm pít): 
Hãy ăn nhiều rau ngò (parsley).
- KHÓ CHỊU TRƯỚC KINH KỲ (before mense period):
Hãy uống sinh tố B6.
- KHÓ NGỦ (dificulty in sleep): 
Uống sinh tố B6 sẽ dễ ngủ hơn.
- LÊN CƠN SUYỂN: 
hãy uống ngay 1 ly cà phê đậm.
- MUỐN HẾT NGÁY: 
Hãy ôm gối khi ngủ, hoặc nằm nghiêng hẳn về phía tay trái
- MUỐN KHÔNG BỊ MUỖI CHÍCH: 

Uống nhiều sinh tố B1.
- MỎI LƯNG (back pain): 
Hãy uống sinh tố B5 và B-complex.MỤN: hãy ăn nhiều đậu.
- MỤT CÓC: 
Dùng sinh tố A sẽ hết.MẮT CƯỜM: dùng sinh tố B2.
- NẤC CỤC (hick up): 

Bịt kín hai lỗ tai lại sẽ hết ngay lập tức.
- NHỨC RĂNG (toothache): 
Để một cục nước đá trên huyệt hợp cóc giữa ngón trỏ & ngón cái sẽ bớt 80%.
- NỔI MỤT TRONG MIỆNG: 
Lành trong 1-2 ngày với chất kẽm (Zinc).
- NÔN MỬA (nauseous):
Uống trà gừng hoặc nhai sống vài lát gừng sẽ hết.
- RÁCH KHOÉ MÔI: 
Lành trong 1-2 ngày với sinh tố B6.
- SẠN THẬN: 
Tự chữa khỏi với sinh tố A và B6.
- SAY SÓNG (sea sickness): 

Bấm mạnh vào cổ tay sẽ hết.
- SÌNH BỤNG: 
Dùng bột nổi (baking Soda).
- SỔ MŨI (runny nose): 

Súc miệng bằng nước muối sẽ hết.
- VỌP BẺ (cramp): 
Hãy bấm mạnh vào môi trên sẽ hết ngay.

Mẹo vặt thường ngày - Phần 4

41. Để đánh trứng nổi bong: Muốn cho lòng trắng trứng nổi bong lên, trước khi đánh hãy nhỏ vài giọt chanh và một ít đường vào trứng. 

42. Món khoai tây chiên ngon: Sau khi gọt vỏ khoai tây, xắt mỏng thành từng khoanh, rồi ngâm ngay vào nước muối khoảng 1 giờ. Khi vớt ra, để trong rổ cho thật ráo nước. Khi chiên nên cho vào nhiều mỡ và chờ cho mỡ sôi mới thả khoai vào. Khoai vừa vàng là vớt ra ngay. 

43. Bí quyết chiên chả giò: Khi chiên chả giò thường xảy ra trường hợp chả bị cháy đen và không giòn, chưa chiên xong dầu đã bị đen. Dưới đây là bí quyết để có món chả giò ngon: cho nhiều dầu vào trong xoong, khi dầu đã hết khói, cho vài giọt chanh vào dầu sôi, khoảng 5 phút sau, cho một lát gừng đập giập vào. Khi gừng đã vàng thì vớt ra bỏ. Chiên nhiều lượt mỗi lượt chiên một lượng vừa kín mặt dầu thôi. Khi chả giò vàng đều, hãy vớt ra cho tiếp đợt mới vào chiên tiếp. 

44. Khi bị ong đốt: Khi bị ong đốt, nếu ở tay chân nặn nọc ong ra, sau đó lấy củ hành hoặc tỏi cắt đôi và chà xát vào chỗ bị ong đốt. Nếu bị ong đốt trên đầu, đâm củ hành hoăc tỏi ra cho nhuyễn rồi chà xát lên hay đắp lên chỗ ong chích. 

45. Trừ kiến trong hũ đường: hãy dùng một thanh sắt hay con dao bỏ vào hũ đường, các con kiến sẽ bò ra nơi khác. 

46. Cách nối dây bếp điện bị cháy đứt: hãy dùng một ít hàn the phủ lên chỗ giao tiếp giữa hai đầu dây bị đứt, nó sẽ được nối dính chắc chắn, xài rất bền. 

47. Để chảo được bền: Chảo mới mua về, phải đổ nhiều mỡ vào đun sôi. Sau đó lấy muối bột chà xát bên trong chảo vài lần. Làm như vậy chảo sẽ được bền và thức ăn chiên không bị dính chảo. 

48. Cách chữa muỗi và kiến cắn: chỉ cần xắt nát củ hành tây đắp lên những vết cắn. sẽ không bị ngứa, khó chịu nữa. 

49. Tẩy vết thâm kim, mốc trên quần áo: hãy thấm ướt những vết thâm kim, mốc trên vải bằng nước cốt trái chanh rồi đem phơi ngoài nắng vài giờ. Sau đó đem giặt bằng xà bông bình thường. 

50. Tẩy vết dơ do mồ hôi dính trên quần áo: hãy ngâm quần áo có vết dơ do mồ hôi dính ở cổ tay hay nách, lưng quần … vào giấm đun sôi để âm ấm độ nửa giờ rồi giặt lại bằng xà bông. 

51. Tẩy mủ chuối dính quần áo: Mủ chuối dính vào quần áo rất khó tẩy. phải dùng giấm ngâm chỗ quần áo bị dính mủ chuối vài giờ cho vết mủ tan hết. Xong giặt lại bằng nước lạnh. 

52. Để vải không đổi màu: Muốn những quần áo bằng vải hoa không bị đổi màu, sau khi giặt bằng xà bông xong phải xả thật sạch với nước lã, rồi cho vào nước xả cuối cùng một ly giấm trắng. Làm như thế quần áo không bị đổi màu, màu không bị phai nhạt đi. 

53. Tẩy vết bẩn trên khăn tay: ngâm khăn tay vào nước muối độ chừng một giờ. Sau dùng xà bông bột giặt xả sạch.

54. Cách để dành sơn không khô: Sau khi sơn xong mà còn dư sơn trong hộp, hãy đậy nắp hộp sơn thật kín. Khi cất để nó ngược xuống (nắp ở dưới, đáy ở trên). Làm như vậy sơn sẽ không bao giờ khô. 

55. Cách giữ những tấm ảnh được bền lâu: đánh tròng trắng trứng gà cho nổi rồi dùng bông gòn tẩm dầu hôi chấm trứng bôi lên mặt bức ảnh để cho khô rồi đem cất kỹ. 

56. Giữ sơn không dính vào kính: Khi sơn cửa kính, đê sơn không dính vào kính, hòa tan xà bông trong nước rồi quét nước đó lên trước khi sơn khung. 

57. Chỉ may hay bị rối:Sau khi xỏ chỉ vào kim, bạn đâm kim vào cục xà bông hay đèn cầy, rồi kéo cho sợi chỉ xuyên qua theo kim cho đến hết chỉ. Chỉ sẽ hết rối. 

58. Cách chữa vết phỏng: Khi bị phỏng do lửa, đắp ngay con giấm lên vết phỏng. Vết phỏng sẽ dịu ngay, chóng lành và không để lại sẹo. 

59. Cách chữa bị cảm nắng: Khi đi ngoài nắng lâu bị cảm nắng, uống nước muối vào sẽ bớt khó chịu ngay. 

60. Cách chữa bệnh ra mồ hôi chân: nên thường xuyên ngâm chân vào nước muối ít nhất mỗi ngày một lần chừng 10 phút trở lên. 

61. Làm da mặt trắng trẻo mịn màng: Hằng ngày hãy rửa mặt bằng nước vo gạo thứ nhất. Da mặt sẽ trắng trẻo mịn màng. 

62. Làm cho ốc hết nhớt nhanh: Muốn ốc hết nhớt nhanh để ăn liền, đổ ốc vào thau ngập nước rồi thả vào nước đó vài trái ớt đâm nát cho đủ cay, ốc sẽ vội vàng nhả hết nhớt ngay. 

63. Cách làm sạch nhớt lươn: pha một thau nước vôi và muối rồi bỏ lươn vào, một lát sau lươn sẽ chết sau khi vùng vẫy chất nhờn sẽ tuôn ra. Sau đó cạo rửa và làm sạch. Nếu không có vôi có thể dùng tro bếp với muối cũng được. 

64. Muốn lấy nước cốt chanh mà không cần cắt ra: Đôi khi chỉ cần vài giọt nước cốt chanh mà nếu cắt ra thì uổng lắm. Hãy đốt một que diêm rồi thổi tắt và dùng đầu que bị đốt đâm vào trái chanh, sau đó chỉ bóp nhẹ là nước chanh sẽ tia ra ngay.

65. Cách giải độc gan: Dù kỹ hay không kỹ gì thì gan của chúng ta cũng bị nhiêm độc do thức ăn thức uống bị nhiễm độc vì thuốc sát trùng, vì ẩm mốc, hoặc sử dụng thuốc nhiều. Để giải độc gan không gì bằng mỗi tuần ăn 2 – 3 trứng (gà hay vịt) không để thiếu rau cải, uống nước nhiều. 

66. Chữa ngủ ngáy: Chứng ngủ ngáy là một cái tật khiến người bạn đời rất bực mình, không những chỉ người bạn đời mà cả những người thân trong gia đình cũng cảm thầy khó chịu. Vậy để cố gắng chữa trị cho hết: – Theo kinh nghiệm của Tàu nếu có chứng ngáy ngủ to khi thức dậy ngồi lên, duỗi hai chân thẳng ra, cúi người tới trước, há miệng thật to, ngậm lại, nhai nhai lặp đi lặp lại khoảng 7 – 9 lần. – Theo kinh nghiệm của người Việt Nam thì ngủ thức dậy, ngồi trên giường, hai chân thõng xuống đất, cúi xuống làm động tác “cạp chân giường” tức cũng há miệng ra, ngậm lại. Theo kinh nghiệm của người Nhật là hít một hơi thuốc lá thật sâu cho sặc sụa một trận dữ dội thì dứt được chứng ngáy to khi ngủ. 

67. Cách chữa mồ hôi tay: Không có gì làm bực mình khi hai bàn tay và hai bàn chân đổ mồ hôi luôn. Chúng tôi xin giới thiệu bài thuốc của cố lương y Vương Đăng sau khi áp dụng chừng 1 – 3 lần vô cùng công hiệu. Dùng hai cái chân gà. Lá dâu tằm ăn tươi chừng một nắm tay. Lá dâu tằm ăn xắt nhiên với hai cái chân gà, nêm nếm cho ngon như nấu canh vậy. Sau đó ăn cho hết. 

68. Cách chữa rụng tóc: Thịt heo ba rọi có luôn da : 200g.Lá dâu tằm ăn tươi chừng một nắm tay.Nấu như nấu canh, chỉ nêm tiêu, muối không dùng hành lá, tỏi. Ngày ăn ngày nghỉ khoảng 10 lần trở lên thì dứt hẳn chứng rụng tóc. 

69. Cách chữa thức ăn bị hôi khói: Nếu thức ăn hôi khói thì dĩ nhiên là ăn không ngon. Để làm mất mùi khói này thì chế vào thức ăn đang đun sôi vài muỗng canh nước tương ngon, đậy kín lại. Độ 5 phút sau thì mùi hôi khói sẽ mất đi. 

Mẹo vặt thường ngày - Phần 3

21. Khi bị phỏng phải làm sao? Khi lỡ tay bị phỏng hãy cắt một khoanh khoai tây đắp lên vết phỏng để yên một lúc thật lâu, tuyệt đối không được rửa vết phỏng trước khi đắp khoai tây. 

22. Để tủ quần áo được thơm tho hơn long não: hãy dùng bông gòn tẩm nước hoa loại nào thích rồi đặt vào góc tủ quần áo, thỉnh thoảng phải thay miếng khác khi bị hết mùi. 

23. Để đinh đóng gỗ không bị cong: Nếu muốn đóng đinh vào gỗ dễ dàng thì trước khi đóng lấy bao nylon thường làm vật đựng hàng ngày đã bỏ đặt lên, sau đó đặt cây đinh vào vị trí đóng, chỉ cần đóng một lần là đinh vào ngay rất đẹp. 

24. Cách rửa xoong chảo bị cháy khét: Khi nấu ăn lỡ để khét làm thức ăn dính dưới đáy xoong, đáy chảo, hãy bỏ vào một ít muối, thêm vào một ít nước và đặt xoong, chảo vào thau nước lạnh, ngâm vài giờ rồi chùi rửa sạch.

25. Khử mùi hôi trong hộc tủ: cho một ít than củi vào trong một cái ly đem bỏ vào hộc tủ, than củi sẽ hút hết mùi hôi khó chịu đi. 

26. Muốn nhóm bếp than mau cháy: hãy để củi chẻ nhỏ mồi lửa phía dưới, rắc một ít muối lên than, muối sẽ hút hết nước và tỏa nhiệt làm cho than mau cháy. 

27. Cách trừ kiến bu vào thức ăn: chà nước cốt chanh thối lên chân bàn để thức ăn, kiến sẽ không bu vào được.Đê đuổi kiến đi, hãy đặt một miếng chanh thối lên đường đi của kiến, hãy phủ lên thịt, cá một ít hành bằm nhuyễn, kiến sẽ không bu vào. 

28. Để dành cá tươi không cần tủ lạnh: Lấy bông gòn, thấm cồn 90 độ nhét vào mang cá sẽ giữ được cá tươi hai ba ngày mà không cần tủ lạnh. 

29. Để dành chanh và dưa leo: Muốn giữ dưa xanh, chanh tươi lâu ngâm vào trong nước lạnh. 

30. Để mỡ chiên không bị cháy: Khi chiên thức ăn, mỡ thường bị cháy đen, để tránh điều này, hãy cho một ít khoai tây xắt nhỏ bỏ vào chảo trong khi chiên. 

31. Kho cá biển cần biết: Khi nấu món ăn kho với cá biển, hãy thêm vào nồi vài muỗng canh nước trà đặc. Sau đó kho cho đến cạn nước, thịt cá sẽ chắc lại và không còn mùi tanh. 

32. Luộc gan heo cho ngon: Khi mua phải chọn miếng gan có màu hồng, hơi cứng. Khi luộc, lúc nước sôi, cho vào nồi nước vài lát hành tây mỏng và một ít muối. 

33. Cách làm măng không đắng: Trước khi luộc măng, cắt măng ra, chờ nước sôi rồi cho măng vào luộc. Nhớ để cho măng sôi khoảng vài phút rồi mới vớt ra. Khi ăn, sẽ thấy măng không còn đắng nữa. 

34. Cách luộc măng khỏi bị đắng: Muốn măng không bị đắng trong khi luộc không nên đụng đũa vào măng. 

35. Cách luộc rau muống cho xanh và giòn: Đun nước sôi trước rồi mới cho rau vào nồi, thêm một ít muối và đun lửa thật lớn. Khi rau chín, mở vung nồi đảo đều rồi bắc xuống. Vớt ra ngay đĩa. Đem đĩa rau để lên bàn nhưng không đậy lồng bàn để hơi nóng thoát ra dễ dàng, rau mới xanh. 

36. Muốn nấu các loại củ to cho mau chín: Đối với các loại củ to để nấu hay luộc cho mau chín và không bị sượng hay nứt, trước khi nấu dùng vật nhọn như kim khâu dài loại to đâm vài lỗ theo chiều dài củ khoai. 

37. Bóc vỏ tỏi: Để bóc vỏ tỏi vừa nhanh vừa sạch, hãy nhúng tỏi vào nước nóng chừng 1 – 2 phút rồi vớt ra, sẽ bóc được vỏ rất nhanh.

38. Cách dùng tiêu cho đúng: Để mùi tiêu được thơm trong thức ăn, nên cho tiêu khi món ăn đã nấu chín. Nếu cho tiêu vào thức ăn khi còn sống rồi mới nấu chín thì tiêu sẽ mất mùi thơm, đồng thời bị phân hủy phóng ra độc tố rất nguy. 

39. Cách luộc trứng: Hãy cho muối vào nước để cho trứng không bị bể trong khi luộc. Khi trứng chín, muốn bóc vỏ trứng dê dàng, trông đẹp mắt, không sứt sẹo, hãy ngâm trứng vào trong nước lạnh khoảng 5 – 10 phút rồi bóc vỏ. 

40. Cách chiên trứng: Muốn cho trứng không bị dính vào tô trong lúc đánh trứng, trước tiên phải tráng tô bằng nước lã. Ngoài ra, cũng có thê pha thêm một chút nước khi đánh trứng để được trứng nổi phồng sau khi chiên. 

Mẹo vặt thường ngày - Phần 2

1. Chọn mua bình thủy: Khi chọn mua bình thủy, trước tiên nên chọn để có được hình ảnh trang trí và màu sơn vừa ý. Sau đó, thử mở nút bấc của bình thủy, nếu nút bấc bị hút nhẹ là tốt. Sau cùng, mở nút ra và ghé tai nghe ở miệng bình, nếu nghe thấy trong bình có tiếng o o là bình tốt.

2. Chọn mua bình nước đá: giữ núm tròn trên nắp bình và xoay nửa vòng rồi xoay lại nửa vòng. Sau đó, giở nắp lên. Nếu bình đi theo lên khỏi mặt đất là tốt; ngược lại, khi giở nắp lên mà bình vẫn còn nằm nguyên thì không nên chọn chiếc bình này. 

3. Cách chọn dưa hấu: nên chọn loại vỏ có nhiều gân, trái tròn và nặng. Nếu trái tròn nhưng nhẹ là dưa bọng ruột vì đã quá già, nên chọn vỏ thật cứng, với những trái có vỏ cứng, ruột dưa sẽ giòn, ngon hơn.Để biết dưa đỏ hay không, hãy xem cuống dưa. Nếu cuống dưa xoắn tròn theo hình khu ốc là dưa đỏ; ngược lại nếu cuống dưa không xoắn là dưa không đỏ. 

4. Cách chọn xoài ngon nhất là xoài cát và xoài thơm. Nên chọn những trái xoài có da căng, vàng đều, phần đầu (phần nằm trên cuống) chín vàng và cứng. Trên bụng xoài phần dưới chót đuôi sẽ thấy có một mắt nhỏ, nếu mắt này càng dài thì hột xoài càng to. 

5. Cách chọn bôm và lê: Loại trái tròn, nặng tay sẽ cho nhiều nước, không nên chọn những trái có dấu tì vì sẽ bị lạt, không ngọt và phần cơm sẽ bị nhão.Trái nào phần dưới có những khía xung quanh tương đối rõ là những trái bột, không giòn. Trái nào phần dưới gần như liền và không có khía cạnh là những trái giòn. 

6. Cách chọn mật ong: Chấm chiếc đũa vào mật ong, sau đó nhểu lên giấy vài giọt. Cầm tờ giấy và lật lại. Nếu giọt mật không chảy là mật ong thiệt. 

7. Tẩy vết nám trên bàn gỗ: Để tẩy vết nám này, hãy dùng tro thuốc lá trộn với dầu thực vật cho đều rồi lấy giẻ nhúng hỗn hợp đó chà mạnh lên vết nám đó, dần dần vết nám sẽ biến mất. 

8. Dùng bình thủy nấu cháo nên nhớ: Khi dùng bình thủy nấu cháo nhớ không được bỏ muối vào cháo, vì như thế bình thủy sẽ bị nổ dễ gây nguy hiểm. 

9. Cách làm sáp đèn cầy không chảy: Muốn sáp đèn cầy không chảy ra bàn, chỉ cần nhúng đèn cầy vào nước muối trong hai giờ.

10. Cách giữ gìn cặp da: Muốn cặp da lúc nào cũng bóng, nên lấy tròng trắng trứng gà đánh thật đều rồi dùng miếng vải mềm thấm lòng trắng trứng chà lên lớp da ngoài. Sau đó để nguyên như vậy cho thật khô. Không nên dùng xi đánh giầy đánh bóng cặp vì khi ôm sẽ bị dính dơ quần áo. 

11. Cách lau chùi đồ vật bằng đồng thau: hãy trộn giấm với bột gạo hoặc bột mì và một ít mạt cưa gỗ mịn khuấy thật đều lên cho thành hồ, đem hồ đó quét lên đồ vật bằng đồng thau và để cho khô, sau đó gỡ hồ ra dùng vải mềm lau sạch lại. – Đồ vật bằng đồng nếu bẩn nhiều thì dùng giẻ tẩm giấm đánh trước rồi dùng bột phấn viết bảng nghiền vụn đánh bằng giẻ mềm. 

12. Cách giữ xoong được sáng bóng: Mới mua một cái xoong nhôm mới, trước khi sử dụng, hãy thoa một lượt xà bông ướt khắp quanh xoong rồi bắc lên bếp đun. Nấu xong xả nước chùi rửa thật sạch. Xoong của bạn vẫn sáng bóng như mới không hề bị nám đen.

13. Làm sáng xoong bị cháy nám: Khi xoong bị lửa cháy nám, muốn chùi sáng lại như cũ, chỉ cần dùng cát và giẻ lau chùi rửa sạch. 

14. Cách lau chùi tranh sơn mài: hãy dùng một củ khoai tây sống đem gọt vỏ, cắt theo chiều dọc cho có nhiều nhựa rồi thoa nhẹ lên bức tranh đều khắp. Sau đó lấy miếng vải mềm thấm nước lau sạch rồi để khô, tranh sẽ sáng bóng y như mới.

15. Cách mở nắp chai bị đậy cứng: Những nắp chai bằng thiếc khi vặn lại thường bị sít cứng rất khó mở ra, chỉ cần chúc chai xuống, đập nhẹ nút chai lên mặt bàn, sẽ mở ra được dễ dàng. 

16. Cách chùi xoong bị cháy đen bên trong: hãy bỏ chanh xắt khoanh vào nấu với nước một lúc rồi đưa xuống chùi. 

17. Đi giày mới không bị phồng chân: Trước khi đi hãy lấy một miếng bông gòn tẩm alcool chà xát vào phía da bên trong của đôi giày cho ướt nhất là sau gót. 

18. Cách trừ gián trong tủ áo: hãy treo vào tủ một cái túi vải nhỏ đựng vài vỏ chanh phơi khô, như vậy gián sẽ không bao giờ ở trong tủ áo. 

19. Cách chữa răng đau tạm thời: Khi có một cái răng sâu hành hạ bị đau dữ dội vào ban đêm muốn làm dịu bớt để chờ đi nhổ hoặc mua thuốc uống, bạn hãy lấy một ít phèn chua tán nhuyễn và nhét vào chỗ bị sâu. 

20. Để tránh muỗi cắn: hãy lấy nước cốt trái chanh thoa lên mặt, tay chân.

Mẹo vặt đời thường - Phần 1


1. Trừ kiến trong hũ đường: hãy dùng một thanh sắt hay con dao bỏ vào hũ đường, các con kiến sẽ bò ra nơi khác.

2. Cách nối dây bếp điện bị cháy đứt: hãy dùng một ít hàn the phủ lên chỗ giao tiếp giữa hai đầu dây bị đứt, nó sẽ được nối dính chắc chắn, xài rất bền.

3. Ðể chảo được bền: Chảo mới mua về, phải đổ nhiều mỡ vào đun sôi. Sau đó lấy muối bột chà xát bên trong chảo vài lần. Làm như vậy chảo sẽ được bền và thức ăn chiên không bị dính chảo.

4. Tẩy vết thâm kim, mốc trên quần áo: hãy thấm ướt những vết thâm kim, mốc trên vải bằng nước cốt trái chanh rồi đem phơi ngoài nắng vài giờ. Sau đó đem giặt bằng xà bông bình thường.

5. Tẩy vết dơ do mồ hôi dính trên quần áo: hãy ngâm quần áo có vết dơ do mồ hôi dính ở cổ tay hay nách, lưng quần … vào giấm đun sôi để âm ấm độ nửa giờ rồi giặt lại bằng xà bông.

6. Tẩy mủ chuối dính quần áo: Mủ chuối dính vào quần áo rất khó tẩy. phải dùng giấm ngâm chỗ quần áo bị dính mủ chuối vài giờ cho vết mủ tan hết. Xong giặt lại bằng nước lạnh.

7. Ðể vải không đổi màu: Muốn những quần áo bằng vải hoa không bị đổi màu, sau khi giặt bằng xà bông xong phải xả thật sạch với nước lã, rồi cho vào nước xả cuối cùng một ly giấm trắng. Làm như thế quần áo không bị đổi màu, màu không bị phai nhạt đi.

8. Tẩy vết bẩn trên khăn tay: ngâm khăn tay vào nước muối độ chừng một giờ. Sau dùng xà bông bột giặt xả sạch.

9. Cách để dành sơn không khô: Sau khi sơn xong mà còn dư sơn trong hộp, hãy đậy nắp hộp sơn thật kín. Khi cất để nó ngược xuống (nắp ở dưới, đáy ở trên). Làm như vậy sơn sẽ không bao giờ khô.

10. Cách giữ những tấm ảnh được bền lâu: đánh tròng trắng trứng gà cho nổi rồi dùng bông gòn tẩm dầu hôi chấm trứng bôi lên mặt bức ảnh để cho khô rồi đem cất kỹ.

11. Giữ sơn không dính vào kính: Khi sơn cửa kính, đê sơn không dính vào kính, hòa tan xà bông trong nước rồi quét nước đó lên trước khi sơn khung.

12. Chỉ may hay bị rối: Sau khi xỏ chỉ vào kim, bạn đâm kim vào cục xà bông hay đèn cầy, rồi kéo cho sợi chỉ xuyên qua theo kim cho đến hết chỉ. Chỉ sẽ hết rối.

13. Làm cho ốc hết nhớt nhanh: Muốn ốc hết nhớt nhanh để ăn liền, đổ ốc vào thau ngập nước rồi thả vào nước đó vài trái ớt đâm nát cho đủ cay, ốc sẽ vội vàng nhả hết nhớt ngay.

14. Cách làm sạch nhớt lươn: pha một thau nước vôi và muối rồi bỏ lươn vào, một lát sau lươn sẽ chết sau khi vùng vẫy chất nhờn sẽ tuôn ra. Sau đó cạo rửa và làm sạch. Nếu không có vôi có thể dùng tro bếp với muối cũng được.

15. Muốn lấy nước cốt chanh mà không cần cắt ra: Ðôi khi chỉ cần vài giọt nước cốt chanh mà nếu cắt ra thì uổng lắm. Hãy đốt một que diêm rồi thổi tắt và dùng đầu que bị đốt đâm vào trái chanh, sau đó chỉ bóp nhẹ là nước chanh sẽ tia ra ngay.

16. Cách chữa thức ăn bị hôi khói: Nếu thức ăn hôi khói thì dĩ nhiên là ăn không ngon. Ðể làm mất mùi khói này thì chế vào thức ăn đang đun sôi vài muỗng canh nước tương ngon, đậy kín lại. Ðộ 5 phút sau thì mùi hôi khói sẽ mất đi.

19/03/2015

Ảnh màu hiếm về Việt Nam hơn 100 năm trước

Những hình ảnh dưới đây do nhiếp ảnh gia Pháp M. Ch. Lemire thực hiện và được xử lý bằng kỹ thuật in màu cổ điển. Chúng được tập hợp từ một số ấn phẩm khác nhau về Đông Dương, xuất bản tại Pháp vào khoảng thời gian trước năm 1910. 
Lăng vua Đồng Khánh ở Huế. 
Trục đường chính của một ngôi làng ở Trung kỳ.
Chùa bên sông Hương, Huế. 
Một phạm nhân bị giải ra pháp trường. 
Nông dân cầm đôi gầu dùng để tát nước. 
Thuyền dành cho quai lại ở Trung Kỳ.
Xe bò kéo ở miền Trung. 
Những con thuyền trên sông Hồng ở Hà Nội. 
Một ngôi chùa ở Hà Nội.
 Thuyền bè trên sông Sài Gòn.
  Thuyền bè trên sông Sài Gòn.
 Đón rước các sứ thần Trung Quốc.
 Chùa ở Mỹ Tho.
 Một ngôi làng ở Nam Kỳ.
Nhà rông của người dân tộc Xê-đăng ở Kontum.
Người dân tộc thiểu số trong một bản làng ở Kon Tum. 
 Voi nhà ở Tây Nguyên.
Một toà tháp Chăm ở Mũi Né, Bình Thuận. 
Tượng nữ thần Uma trong một di tích của người Chăm.