03/11/2015

KINH CHUYỂN PHÁP LUÂN (Tứ Diệu Đế)

Dhammcakkappavattana sutta



Giới thiệu: Ðây là bài Pháp đầu tiên Ðức Phật thuyết giảng cho năm anh em Kiều Trần Như tại vườn Lộc Uyển sau khi Ngài đắc đạo. Bài Pháp nầy tóm tắt các điểm chính yếu của Ðạo Giải Thoát, đó là Tứ Diệu Ðế và Bát Chánh Ðạo.
Sau đây là bản dịch của Phạm Kim Khánh trong quyển "Ðức Phật và Phật Pháp", nguyên tác của Hòa Thượng Narada (The Buddha and His Teachings). Ngoài ra, còn có một bản dịch khác của Hòa Thượng Thích Minh Châu trong Tương Ưng Bộ Kinh do Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam (Chùa Vạn Hạnh) xuất bản năm 1993, và một bản lược dịch của HT Thích Thiện Châu (xem phần cuối).
-oOo-

Lúc ấy tôi có nghe như thế này:
Một thời nọ, lúc Ðức Thế Tôn ngự tại vườn Lộc Uyển (1) xứ Isipatana (2), gần Benares, Ngài dạy năm vị tỳ khưu như sau:
"Hỡi nầy các Tỳ Khưu, có hai cực đoan (anta) mà hàng xuất gia (pabbajitena) phải tránh:
1.   Sự dể duôi trong dục lạc (3) -- là thấp hèn, thô bỉ, phàm tục, không xứng phẩm hạnh của bậc Thánh nhơn, và vô ích.
2.   Sự thiết tha gắn bó trong lối tu khổ hạnh (4) -- là đau khổ, không xứng phẩm hạnh của bậc Thánh nhơn, và vô ích.
Từ bỏ cả hai cực đoan ấy, Như Lai (5) đã chứng ngộ con đường Trung Ðạo (Majjhima Patipada), là con đường đem lại nhãn quan (cakkhu) và tri kiến (nana) và đưa đến an tịnh (vupasamaya) (6), trí tuệ cao siêu (abhinnãya) (7), giác ngộ (sambhodhaya) (6) và Niết Bàn.
Hỡi các Tỳ Khưu, con đường Trung Ðạo mà Như Lai đã chứng ngộ, con đường đem lại nhãn quan và tri kiến và đưa đến an tịnh, trí tuệ cao siêu, giác ngộ và Niết Bàn là gì?
Chính là Bát Chánh Ðạo (con đường có tám chi) -- là Chánh Kiến (samma ditthi), Chánh Tư Duy (samma samkappa), Chánh Ngữ (samma vaca), Chánh Nghiệp (samma kammanta), Chánh Mạng (samma ajiva), Chánh Tinh Tấn (samma vayama), Chánh Niệm (samma sati), và Chánh Ðịnh (samma samadhi). Hỡi này các Tỳ Khưu, đó là con đường Trung Ðạo mà Như Lai đã chứng ngộ.
(Ðức Phật giảng tiếp:)
Hỡi này các Tỳ Khưu, bây giờ, đây là Chơn Lý Cao Thượng về Sự Khổ (dukkha - ariya - sacca, khổ thánh đế):
Sanh là khổ, già là khổ, bịnh là khổ, tử là khổ, sống chung với người mình không ưa thích là khổ, xa lìa người thân yêu là khổ, mong muốn mà không được là khổ, tóm lại chính thân ngủ uẩn là khổ (9).
Bây giờ, hỡi này các Tỳ Khưu, đây là Chơn Lý Cao Thượng về Nguồn Gốc của Sự Khổ (dukkha-samudaya-ariya-sacca, tập khổ thánh đế):
Chính Ái Dục là nguyên nhân của sự tái sanh (ponobhavika). Ái hợp với tâm thiết tha khao khát, bám víu cái nầy hay cái kia (đời sống). Chính là Ái, đeo níu theo nhục dục ngũ trần (kamatanha), ái, đeo níu theo sự sinh tồn (bhavatanha, sanh ái, luyến ái trong ý tưởng cho rằng vạn vật là trường tồn vĩnh cửu), và ái, đeo níu theo ý tưởng không sinh tồn (vibhavatanha, vô sanh ái, luyến ái trong ý tưởng cho rằng sau cái chết là hư vô).
Bây giờ, hỡi này các Tỳ Khưu, đây là Chơn Lý Cao Thượng về Sự Diệt Khổ (dukkha-nirodha-ariya-sacca, diệt khổ thánh đế):
Ðó là sự xa lánh trọn vẹn và sự tận diệt chính cái ái ấy. Ðó là sự rời bỏ, sự từ khước, sự thoát ly, và sự tách rời ra khỏi tâm ái dục.
Bây giờ, hỡi này các Tỳ Khưu, đây là Chơn Lý về Con Ðường dẩn đến Sự Diệt Khổ (dukkha-nirodha-gamini-patipada-ariya-sacca, đạodiệt khổ thánh đế):
Ðó là Bát Chánh Ðạo: Chánh Kiến , Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh Tấn , Chánh Niệm, và Chánh Ðịnh.
I-1) Ðây là Khổ Thánh Ðế
Như vậy, hỡi này các Tỳ Khưu, đối với các pháp chưa từng được nghe trước kia, nhãn quan, tri kiến, trí tuệ, minh sát tuệ, và ánh sáng phát sanh đến Như Lai.
I-2) Khổ Thánh Ðế này phải được nhận thức (parinneya)
Như vậy, hỡi này các Tỳ Khưu, đối với các pháp chưa từng được nghe trước kia, nhãn quan, tri kiến, trí tuệ, minh sát tuệ, và ánh sáng phát sanh đến Như Lai.
I-3) Khổ Thánh Ðế này đã được nhận thức (parinnata).
Như vậy, hỡi này các Tỳ Khưu, đối với các pháp chưa từng được nghe trước kia, nhãn quan, tri kiến, trí tuệ, minh sát tuệ, và ánh sáng phát sanh đến Như Lai.
II-1) Ðây là Tập Khổ Ðế
Như vậy, hỡi này các Tỳ Khưu, đối với các pháp chưa từng được nghe trước kia, nhãn quan, tri kiến, trí tuệ, minh sát tuệ, và ánh sáng phát sanh đến Như Lai.
II-2) Tập Khổ Ðế nầy phải được tận diệt (pahatabba)
Như vậy, hỡi này các Tỳ Khưu, đối với các pháp chưa từng được nghe trước kia, nhãn quan, tri kiến, trí tuệ, minh sát tuệ, và ánh sáng phát sanh đến Như Lai.
II-3) Tập Khổ Thánh Ðế này đã được tận diệt (pahinam)
Như vậy, hỡi này các Tỳ Khưu, đối với các pháp chưa từng được nghe trước kia, nhãn quan, tri kiến, trí tuệ, minh sát tuệ, và ánh sáng, phát sanh đến Như Lai.
III-1) Ðây là Diệt Khổ Thánh Ðế
Như vậy, hỡi này các Tỳ Khưu, đối với các pháp chưa từng được nghe trước kia, nhãn quan, tri kiến, trí tuệ, minh sát tuệ, và ánh sáng phát sanh đến Như Lai.
III-2) Diệt Khổ Thánh Ðế nầy phải được chứng ngộ (sacchikatabba)
Như vậy, hỡi này các Tỳ Khưu, đối với các pháp chưa từng được nghe trước kia, nhãn quan, tri kiến, trí tuệ, minh sát tuệ, và ánh sáng phát sanh đến Như Lai.
III-3) Diệt Khổ Chánh Ðế nầy đã được chứng ngộ (sacchikatam)
Như vậy, hỡi này các Tỳ Khưu, đối với các pháp chưa từng được nghe trước kia, nhãn quan, tri kiến, trí tuệ, minh sát tuệ, và ánh sáng phát sanh đến Như Lai.
IV-1) Ðây là Ðạo Diệt Khổ Thánh Ðế
Như vậy, hỡi này các Tỳ Khưu, đối với các pháp chưa từng được nghe trước kia, nhãn quan, tri kiến, trí tuệ, minh sát tuệ, và ánh sáng phát sanh đến Như Lai.
IV-2) Ðạo Diệt Khổ Thánh Ðế nầy phải được phát triển (bhavetabbam)
Như vậy, hỡi này các Tỳ Khưu, đối với các pháp chưa từng được nghe trước kia, nhãn quan, tri kiến, trí tuệ, minh sát tuệ, và ánh sáng phát sanh đến Như Lai.
IV-3) Ðạo Diệt Khổ Thánh Ðế nầy đã được phát triển (bhavitam)
Như vậy, hỡi này các Tỳ Khưu, đối với các pháp chưa từng được nghe trước kia, nhãn quan, tri kiến, trí tuệ, minh sát tuệ, và ánh sáng phát sanh đến Như Lai.
(Ðể kết luận bài Pháp, Ðức Phật, dạy:)
Hỡi này các Tỳ Khưu , ngày nào mà tri kiến tuyệt đối như thực của Như Lai về bốn pháp thánh đế, dưới ba sắc thái và mười hai phương thức (10) chưa được hoàn toàn sáng tỏ thì, cho đến chừng ấy, Như Lai không xác nhận trước thế gian gồm chư Thiên, Ma Vương và Phạm Thiên, giữa các chúng Sa-Môn, Bà-La-Môn, Trời và Người rằng Như Lai đã chứng ngộ Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác (anuttaram samma sambodhim)
Ðến khi, hỡi này các Tỳ Khưu, tri kiến tuyệt đối như thực của Như Lai về bốn pháp thánh đế, dưới ba sắc thái và mười hai phương thức đã trở nên hoàn toàn sáng tỏ thì, chỉ đến chừng ấy, Như Lai mới xác nhận trước thế gian gồm chư Thiên, Ma Vương và Phạm Thiên, giữa các chúng Sa-Môn, Bà-La-Môn, Trời và Người rằng Như Lai đã chứng ngộ Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác.
Và lúc ấy tri kiến và tuệ giác phát sanh đến Như Lai (nanadassana) -- Tâm của Như Lai đã hoàn toàn giải thoát một cách vững chắc, không còn lay chuyển, và đây là kiếp sống cuối cùng, không còn sinh tồn nào khác nữa (11)."
Ðức Phật giảng như thế ấy và các vị Tỳ Khưu lấy làm hoan hỷ tán dương lời dạy của Ðức Thế Tôn.
Khi Ðức Phật giảng xong bài Pháp, Pháp Nhãn (Dhammacakkhu) (12) của Ngài Kiều-Trần-Như (Kondanna) không còn vướng bụi, hết bợn nhơ, và Ngài thấy rằng: "cái gì có sanh tức phải có diệt " (13).
Lúc Ðức Thế Tôn chuyển Pháp Luân, chư Thiên trên quả địa cầu hoan hô: "Pháp luân này quả thật tuyệt diệu! Không có sa môn, bà la môn, chư Thiên, Ma Vương hay Phạm Thiên nào trên thế gian có thể giảng được, Ðức Thế Tôn đã vận chuyển Pháp Luân tại vườn Lộc Uyển, chổ Chư-Thiên-Ðọa Xứ (Isipatana) gần Ba-La-Nại (Benares)."
Nghe như vậy chư thiên ở các cung Trời Tứ Ðại Thiên Vương, Ðao Lợi, Dạ Ma, Ðâu Xuất Ðà, Hóa Lạc Thiên, Tha Hóa Tự Tại, và chư Thiên ở cõi Phạm Chúng Thiên, Brahma Purohita, Ðại Phạm Thiên, Thiều Quang Thiên, Vô Lượng Quang Thiên, Quang Âm Thiên, Thiều Tịnh Thiên, Vô Lượng Tịnh Thiên, Biến Tịnh Thiên, Quang Quả Thiên, Vô Tưởng Thiên, Vô Phiên Thiên, và chư Thiên ở cảnh giới Hoàn Toàn Tinh Khiết, cảnh giới Trường Cửu, Thanh Tịnh, Ðẹp Ðẽ, Quang Ðảng và Tối Thượng, cũng đồng thanh hoan hô.
Chính tại lúc ấy, trong khoảnh khắc ấy, tiếng hoan hô thấu đến cỏi Phạm Thiên. Mười ngàn thế giới ấy chấn động, lung lay và rung chuyển mạnh mẽ.
Một hào quang rực rỡ phát chiếu, rọi sáng thế gian, sáng tỏ hơn hào quang của chư Thiên nhiều. Ðức Thế Tôn nói: "Kondanna quả đã chứng ngộ, Kondanna quả đã chứng ngộ ".
Do đó Ngài Kondanna có tên là Annata Kondanna (A nhã Kiều Trần Như).
Kinh Chuyển Pháp Luân
Dhammcakkappavattana sutta


Chú thích:
1.        Mahavagga tr. 10, Samyutta Nikaya (Tương Ưng Bộ), quyển V, trang 420.
2.        Hiện nay là Sarnath, nơi mà, trong một tiền kiếp. Ðức Thế Tôn đã hy sinh mạng sống để cứu một con thỏ cái đang lâm nạn cùng với một thỏ con chưa sanh. Trong kiếp sống ấy Bồ Tát có tên là Saranganatha, người bảo vệ loài nai, do đó có tên hiện tại của nơi nầy là Sarnath.
3.        Kamasukhallikanuyoga.
4.        Attakilamathanuyoga.
5.        Ðúng theo nghĩa "Người đã đến như thế ấy" hay "Người đã đi như thế ấy." Ðức Phật thường dùng hình dung từ nầy để tự xưng.
6.        Chế ngự dục vọng.
7.        Chứng ngộ Tứ Diệu Ðế.
8.        Thành đạt bốn đạo và bốn quả.
9.        Pancupadanakkhandha -- Theo Phật Giáo, cái được gọi là chúng sanh gồm năm nhóm hay năm uẩn là: Sắc (rupa, vật chất), Thọ (Vedana), Tưởng (sanna), Hành (samkhara) và Thức (Vinnana). Ðó là năm thành phần tâm-vật-lý cấu tạo nên một chúng sanh. Săc gồm những năng lực và đặc tánh. Tâm gồm những trạng thái tâm (cetasikas, tâm sở). Có tất cả năm mươi hai tâm sở. Trong năm mươi hai tâm sở ấy, Thọ (vedanna) và Tưởng (sanna) được kể như hai nhóm riêng biệt. Năm mươi tâm sở còn lại được gọi chung là Hành (samkhara).
10.   Mỗi Ðế có ba sắc thái, vậy bốn Ðế gồm tất cả mười hai phương thức.
11.   Ám chỉ quả vị A La Hán (arahattaphala).
12.   Dhammacakkhu - Pháp Nhãn - Có nghĩa là một trong ba thánh đạo: Tu Ðà Hườn, Tư Dà Hàm, và A Na Hàm. Lúc ấy ngài Kiều Trần Như đắc quả Tu Ðà Hườn. Về sau các vị kia cũng đắc Tu Ðà Hườn như vậy.
13.   Yam kinci Samudayadhammam sabbam tam nirodha dhammam.


Chân thành cám ơn anh TABTT đã có thiện tâm đánh máy lại bài kinh nầy .


Bản lược dịch của HT Thích Thiện Châu:

Kinh Chuyển Pháp Luân
Tôi nghe như vầy: Một thời Thế tôn ở trong Lộc Uyển, tại I-si-pa-ta-na, gần Bâ-râ-nâ-si. Lúc bấy giờ, Thế Tôn nói với đoàn năm Tỳ kheo rằng:
Có hai điều cực đoan mà người xuất gia không nên làm theo. Những gì là hai? Một là đắm say dục lạc thấp hèn, đê tiện, phàm phu, không ích lợi, không cao cả. Hai là lao mình trong khổ hạnh, đau khổ, không cao cả, không ích lợi.
Này các Tỳ kheo, xa lánh hai điều cực đoan này. Như Lai chánh giác chứng ngộ Trung đạo, phát sinh sự thấy, sự hiểu, đưa đến an tịnh, thắng trí, Niết bàn.
Này các Tỳ kheo, thế nào là Trung đạo do Như lai chánh giác chứng ngộ, phát sinh sự thấy, sự hiểu, đưa đến an tịnh, thắng trí, Niết bàn? Ðó là Thánh đạo tám ngành, tức là: Chánh tri kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định.
Này các Tỳ kheo, tâm Thánh đạo này là Trung đạo do Như Lai chánh giác chứng ngộ, phát sinh sự thấy, sự hiểu, đưa đến an tịnh, thắng trí, Niết bàn.
Này các Tỳ kheo, đây là thánh đế về Khổ: sinh là khổ, già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ, sầu bi khổ ưu não là khổ, oán thù tụ hội là khổ, thương yêu biệt ly là khổ, mong cầu không được là khổ; tóm lại, năm thủ uẩn là khổ.
Này các Tỳ kheo. Ðây là thánh đế về Khổ nhân: chính ái dục dẫn đến tái sanh, do ái cấu kết với hỷ và tham, tìm kiếm thú vui nơi này chỗ khác; tức là dục ái, hữu ái, phi hữu ái.
Này các Tỳ kheo, đây là thánh đế về Khổ diệt: chính là ly tham đoạn diệt hoàn toàn, xả bỏ, giải thoát, không chấp trước ái dục.
Này các Tỳ kheo, đây là thánh đế về con đường đưa đến Khổ diệt: chính là Thánh đạo tám ngành, tức là: Chánh tri kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định.
Này các Tỳ kheo, đây là thánh đế về Khổ, là điều đối với các pháp từ trước chưa từng nghe, nơi Ta nhãn sinh, trí sinh, tuệ sinh, minh sinh, quang sinh.
Này các Tỳ kheo, đây là thánh đế về Khổ cần phải hiểu rõ, là điều đối với các pháp từ trước chưa từng nghe, nơi Ta nhãn sinh, trí sinh, tuệ sinh, minh sinh, quang sinh.
Này các Tỳ kheo, đây là thánh đế về Khổ đã được hiểu rõ, là điều đối với các pháp từ trước chưa từng nghe, nơi Ta nhãn sinh, trí sinh, tuệ sinh, minh sinh, quang sinh.
Này các Tỳ kheo, đây là thánh đế về Khổ nhân, là điều đối với các pháp từ trước chưa từng nghe, nơi Ta nhãn sinh, trí sinh, tuệ sinh, minh sinh, quang sinh.
Này các Tỳ kheo, đây là thánh đế về Khổ nhân cần phải đoạn trừ, là điều đối với các pháp từ trước chưa từng nghe, nơi Ta nhãn sinh, trí sinh, tuệ sinh, minh sinh, quang sinh.
Này các Tỳ kheo, đây là thánh đế về Khổ nhân đã được đoạn trừ, là điều đối với các pháp từ trước chưa từng nghe, nơi Ta nhãn sinh, trí sinh, tuệ sinh, minh sinh, quang sinh.
Này các Tỳ kheo, đây là thánh đế về Khổ diệt, là điều đối với các pháp từ trước chưa từng nghe, nơi Ta nhãn sinh, trí sinh, tuệ sinh, minh sinh, quang sinh.
Này các Tỳ kheo, đây là thánh đế về Khổ diệt đã được chứng đạt, là điều đối với các pháp từ trước chưa từng nghe, nơi Ta nhãn sinh, trí sinh, tuệ sinh, minh sinh, quang sinh.
Này các Tỳ kheo, đây là thánh đế về con đường đưa đến Khổ diệt, đối với các pháp từ trước chưa từng nghe, nơi Ta nhãn sinh, trí sinh, tuệ sinh, minh sinh, quang sinh.
Này các Tỳ kheo, đây là thánh đế về con đường đưa đến Khổ diệt cần phải tu tập, là điều đối với các pháp từ trước chưa từng nghe, nơi Ta nhãn sinh, trí sinh, tuệ sinh, minh sinh, quang sinh.
Này các Tỳ kheo, đây là thánh đế về con đường đưa đến Khổ diệt đã được tu tập, là điều đối với các pháp từ trước chưa từng nghe, nơi Ta nhãn sinh, trí sinh, tuệ sinh, minh sinh, quang sinh.
Này các Tỳ kheo, cho đến khi nào tri kiến như thật về bốn Thánh đế với ba chuyển, mười hai tướng như trên không hoàn toàn rõ ràng nơi Ta, thì khi ấy, Ta không tự nhận chứng đạt Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác trong thế giới với chư Thiên, Ma vương, Phạm Thiên, quần chúng Sa môn, Bà La Môn, Trời và Người.
Này các Tỳ kheo, khi nào mà tri kiến như thật về bốn Thánh đế với ba chuyển và mười hai tướng hoàn toàn rõ ràng nơi Ta, thì khi ấy, Ta mới tự nhận đã chứng đạt Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác trong thế giới với chư Thiên, Ma Vương, Phạm Thiên, quần chúng Sa môn, Bà La Môn, Trời và Người. Bấy giờ, tri kiến khởi lên nơi Ta: "Bất động là tâm giải thoát của Ta; đây là lần sinh cuối cùng, Ta không tái sinh nữa".
Thế Tôn thuyết giảng như vậy, đoàn năm Tỳ kheo hoan hỷ tín thọ lời Phật dạy. Trong lúc nghe pháp, Tôn giả Kondanna khởi lên pháp nhãn thanh tịnh không ô nhiễm như sau: "Tất cả các pháp do nhân duyên khởi ra đều bị hoại diệt".
HT Thích Thiện Châu lược dịch


BÁT CHÍNH (CHÁNH) ĐẠO


Bát chính đạo còn gọi là Bát Thánh đạo, Bát chi Thánh đạo, Bát Thánh đạo phần, Bát trực hành, Bát đạo hành, Bát chánh, Bát đạo, Bát chi, Bát pháp, Bát lộ. Bát chánh đạo là con đường tám nhánh để giải thoát khỏi Khổ. "Bát Thánh đạo là giáo lý căn bản của Ðạo đế (trong Tứ đế) gồm 37 phẩm trợ đạo. Ðây là con đường độc nhất đi vào giải thoát hết thảy các lậu hoặc. Hành giả có thể đi vào giải thoát bằng ngõ Bảy Giác chi, Bốn Niệm xứ... nhưng tất cả những ngõ đường ấy đều được bao hàm trong Bát Thánh đạo. Hành giả cũng có thể tuyên bố đi vào giải thoát bằng pháp môn Tịnh độ, Mật,... nhưng xét kỹ thì hành giả vẫn phải vận dụng các chi phần của Bát Thánh đạo. Nếu tâm của hành giả hành các pháp môn ngoại đạo, ở ngoài sự vận dụng tám chi phần Bát Thánh đạo, thì quyết định hành giả không thể chứng đắc các quả vị của Sa-môn, đi vào giải thoát toàn vẹn, như lời dạy của Thế Tôn ở Sư Tử Hống Tiểu Kinh (Trung Bộ Kinh I)". Bát chánh đạo là một trong 37 Bồ-đề phần hay 37 giác chi. Bát chính đạo được chú giải rõ qua dịch phẩm Con Đường Cổ XưaCon Ðường Cổ Xưa đã cố gắng giúp người học Phật tập chú vào những điểm giáo lý cốt lõi nhất đã được tất cả các Tông phái công nhận như là điểm chung đồng và thuần túy nhất của đạo Phật. Thông suốt được những điểm giáo lý này có thể được xem như đã thâm nhập toàn bộ con đường giác ngộ giải thoát của Ðức Phật.
Từ Bát chánh đạo xuất hiện phổ biến hơn Bát chính đạo. "Chính" hay "chánh" chỉ là cách phiên âm khác nhau của cùng một từ "" mà thôi.
Bát chính đạo bao gồm:
1.  Chính kiến (zh. 正見, pi. sammā-diṭṭhi, sa. samyag-dṛṣṭi, bo. yang dag pa`i lta ba ཡང་དག་པའི་ལྟ་བ་): Phá vỡ vô minh nghiệp tập ngàn đời ngàn kiếp, cái thấy cái nhìn đúng với chân lý đúng với sự thật về trần gian này, một người có chính kiến là người đã thâm nhập được Phật đạo đã hòa nhập vào bể tánh giác ngộ giải thoát toàn triệt để có cái trí tuệ phủ khắp tam giới trí tuệ vượt thoát khỏi không gian và thời gian, trí tuệ bát nhã hiển lộ, cái thấy biết không còn bị vướng kẹt hai bên, không vướng mắc trong trần gian này nữa, không vướn kẹt trong bất kỳ lý luận nào, không vướng vào tri thức hiểu biết, vượt qua ngã và pháp vượt qua không gian và thời gian, cái phút giây mà thấy biết vượt qua ngã và pháp phút giây thấy biết vượt qua không gian và thời gian như thế được gọi là chính kiến. Người có đủ chính kiến thì tất nhiên sẽ đủ luôn các "chánh" còn lại.
2.  Chính tư duy (zh. 正思唯, pi. sammā-sakappa, sa. samyak-sakalpa, bo. yang dag pa`i rtog pa ཡང་དག་པའི་རྟོག་པ་): Suy nghĩ chơn chính, những suy tư không vướng mắc trong tam giới nữa, những suy nghĩ tìm phưong tiện để cứu giúp chúng sanh trong tam giới ra khỏi sanh tử luân hồi.
3.  Chính ngữ (zh. 正語, pi. sammā-vācā, sa. samyag-vāk, bo. yang dag pa`i ngag ཡང་དག་པའི་ངག་): Là những lời nói thể hiện chân lý ngay tại đây và bây giờ, những lời nói vượt thoát tam giới để cho người nghe thấu hiểu được chân lí nhiệm màu mà thoát li sanh tử luân hồi đó được gọi là chính ngữ.
4.  Chính nghiệp (zh. 正業, pi. sammā-kammanta, sa. samyak-karmānta, bo. yang dag pa`i las kyi mtha` ཡང་དག་པའི་ལས་ཀྱི་མཐའ་): Suy nghĩ lời nói hành động tương tầm với chính kiến, khi một người có chính kiến rồi thì suy nghĩ hành động đều là chính, hành động ngôn ngữ đều thể hiện đạo lí để người khác được nhận đạo lí để khai mở đạo lí của chính mình, những hành động được xuất phát từ nơi thân của mình, nơi lời nói của mình thể hiện trọn vẹn cái đạo lí giác ngộ giải thoát và khai mở trí tuệ cho mọi người để nhận chân ra được chân lí nhiệm màu đó được gọi là chính nghiệp.
5.     Chính mạng (zh. 正命, pi. sammā-ājīva, sa. samyag-ājīva, bo. yang dag pa`i `tsho ba ཡང་དག་པའི་འཚོ་བ་): Chính mệnh là cái thân mạng trường tồn mãi mãi không bị hư hoại bởi thời gian và không gian, người sống đúng chính mạng là người hòa nhập cái chỗ bất sanh bất diệt sáng suốt nhiệm màu mỗi một phút giây đều mới mẻ hiện tiền này tức là người đó đã có đủ chính mạng, chính mạng là một cái đời sống chơn chính không bao giờ bị hư hoại bị thay đổi bời thời gian và không gian thì đó gọi là cái mạng chân chính của mình Đức Phật muốn chúng ta phải trụ trong cái mạng này để sống không lầm mê trong sanh tử luân hồi người đó gọi là người chính mạng.
6.     Chính tinh tấn (zh. 正精進, pi. sammā-vāyāma, sa. samyag-vyāyāma, bo. yang dag pa`i rtsal ba ཡང་དག་པའི་རྩལ་བ་): Là người luôn an trú ở nơi sáng suốt nhiệm màu của chính mình để người đó sống trong từng khoảnh khắc mới mẻ hiện tiền không lầm lẫn không bao giờ bị mê mờ nữa ở cái chỗ tỏa thông không lầm lẫn thì người đó được gọi là đang tinh tấn.
7.     Chính niệm (zh. 正念, pi. sammā-sati, sa. samyak-smti, bo. yang dag pa`i dran pa ཡང་དག་པའི་དྲན་པ་): Chính niệm là loại niệm chân chính nhất niệm muôn năm tức là một thấy này ngàn đời muôn kiếp về sau không còn thay đổi được nữa thì đó được gọi là chính niệm, tức là chúng ta thấy nhận một điều gì đó thì điều đó tồn tại nơi chúng ta mãi mãi hết đời này qua đời sau không có bất kì hoàn cảnh nào làm thay đổi dao động được đó là chính niệm.
8.     Chính định (zh. 正定, pi. sammā-samādhi, sa. samyak-samādhi, bo. yang dag pa`i ting nge `dzin ཡང་དག་པའི་ཏིང་ངེ་འཛིན་): Là cái định trường tồn mãi mãi không bị bất kì hoàn cảnh nào làm thay đổi nó được không phải là cái nhập và cái xuất giống như từ trước tới giờ mà đây là cái thường tại định nó vốn có sẵn đủ ở trong pháp giới mười phương từ ngàn xưa cho tới ngàn sau nó luôn là như vậy không bị thay đổi, mà không phải do công phu tu hành với cái thân của một chúng sanh mà sử dụng công phu thiền định này sử dụng công phu thiền định kia để cái thân này yên ở trong định chánh định này chưa tới, mà chánh định là cái thường tại định ngay tại đây không phải do làm mà được, không phải do tạo tác mà thành, cái thường hằng hiện hữu ngay tại đây và bây giờ, từng khoảnh khắc mới mẻ hiện tiền, cái chánh định là nguồn sống của tất cả chúng sanh muôn loài, cái nguồn sống đó nó luôn luôn mới không có khoảnh khắc nào mà nó không mới, hít vào thở ra rồi lại tiếp tục hít vào thở ra là đang mới, từng khoảnh khắc máu chúng ta đang vận hành mới, từng khoảnh khắc vũ trụ mênh mông này đang vận hành mới mới, chúng ta không làm cũ nó được với thời gian và không gian nó luôn luôn là mới mẻ hiện tiền đó được gọi là chánh định.
Bát chánh đạo không nên hiểu là những "con đường" riêng biệt. Theo Ba môn học, hành giả phải thực hành Giới (pi. sīla, sa. śīla, các chính đạo từ thứ 3 tới thứ 5), sau đó là Định (pi., sa. samādhi, các chánh đạo từ thứ 6 đến thứ 8) và cuối cùng là Huệ (pi. paññā, sa. prajñā, các chính đạo số 1 và 2). chánh kiến 1 là điều kiện tiên quyết để đi vào Thánh đạo (sa. āryamārga) và đạt tới Niết-bàn.
Phật giáo Đại thừa hiểu Bát chánh đạo có phần khác với Tiểu thừa. Nếu Tiểu thừa xem Bát chánh đạo là con đường dẫn đến Niết-bàn thì Đại thừa đặc biệt coi trọng sự giải thoát khỏi Vô minh để giác ngộ tính Không (sa. śūnyatā), là thể tính của mọi sự vật. Trong tinh thần đó, Luận sư Thanh Biện (sa.bhāvaviveka) giải thích như sau:
1.     Chánh kiến là tri kiến về Pháp thân (Tam thân).
2.     Chánh tư duy là từ bỏ mọi chấp trước.
3.     Chánh ngữ là thấu hiểu rằng pháp vượt trên mọi ngôn ngữ.
4.     Chánh nghiệp là làm vô số thiện nghiệp, hành động chân chánh.
5.     Chánh mạng là tri kiến rằng, tất cả các Pháp (sa. dharma, pi. dhamma) không hề sinh thành biến hoại.
6.     Chánh tinh tấn là an trú trong tâm thức vô sở cầu.
7.     Chánh niệm là từ bỏ mọi thắc mắc về có-không (hữu-vô).
8.     Chánh định là giữ tâm vô phân biệt bằng cách vô niệm.
Còn Bát Chánh Đạo theo Phật Giáo Nam Tông trong Kinh Tương Ưng Bộ, Thiên Đại Phẩm, Tương Ưng Đạo, Đức Phật định nghĩa Bát Chánh Đạo như sau:
"Này các Tỷ-kheo, thế nào là con đường Thánh đạo Tám ngành? Tức là chánh tri kiến, Chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh tri kiến? Này các Tỷ-kheo, chính là trí về khổ, trí về khổ tập, trí về khổ diệt, trí về con đường đưa đến khổ diệt. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là chánh tri kiến.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh tư duy? Này các Tỷ-kheo, chính là xuất ly tư duy, vô sân tư duy, vô hại tư duy. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là chánh tư duy.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh ngữ? Này các Tỷ-kheo, chính là từ bỏ nói láo, từ bỏ nói hai lưỡi, từ bỏ nói lời độc ác, từ bỏ nói lời phù phiếm. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là chánh ngữ. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh nghiệp? Này các Tỷ-kheo, chính là từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ phi Phạm hạnh. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là chánh nghiệp.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh mạng? Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử đoạn trừ tà mạng, nuôi sống với chánh mạng. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là chánh mạng.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh tinh tấn? Ở đây, này các Tỷ-kheo, với mục đích khiến cho các ác, bất thiện pháp từ trước chưa sanh không cho sanh khởi, khởi lên ý muốn, cố gắng, tinh tấn, sách tấn, trì tâm; với mục đích khiến cho các ác, bất thiện pháp đã sanh được trừ diệt, khởi lên ý muốn, cố gắng, tinh tấn, sách tấn, trì tâm; với mục đích khiến cho các thiện pháp từ trước chưa sanh nay được sanh khởi, khởi lên ý muốn, cố gắng, tinh tấn, sách tấn, trì tâm; với mục đích khiến cho các thiện pháp đã được sanh có thể duy trì, không có lu mờ, được tăng trưởng, được quảng đại, được tu tập, được viên mãn, khởi lên ý muốn, cố gắng, tinh tấn, sách tấn, trì tâm. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là chánh tinh tấn.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh niệm? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo sống quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, với mục đích điều phục tham ưu ở đời; Tỷ-kheo sống quán thọ trên các thọ, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm với mục đích điều phục tham ưu ở đời; Tỷ-kheo sống quán tâm trên tâm, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm với mục đích điều phục tham ưu ở đời; Tỷ-kheo sống quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm với mục đích điều phục tham ưu ở đời. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là chánh niệm.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh định? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ly dục, ly pháp bất thiện, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ. Làm cho tịnh chỉ tầm và tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tĩnh, nhất tâm. Vị ấy ly hỷ trú xả, chánh niệm, tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và trú Thiền thứ ba. Xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ không lạc, xả niệm thanh tịnh. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là chánh định."
Phật Giáo Nam Tông (Tiểu Thừa hoặc Nguyên Thủy) khuyến cáo rằng người tu Phật cần phải thông hiểu những định nghĩa này (lời của Phật được truyền tụng) và triển khai tu tập cho đúng. Vì theo họ nếu như tu sai định nghĩa Bát Chánh Đạo thì sẽ không chứng đắc Niết Bàn. Ví dụ như Chánh Niệm trong đoạn Kinh trên được định nghĩa là Tứ Niệm Xứ. Cần phải thực hiện đúng Tứ Niệm Xứ trong Kinh Tứ Niệm Xứ thuộc Trung Bộ Kinh.

Công năng và ích lợi tu tập Bát chánh đạo:
A. Công năng:
1. Cải thiện tự thân: Người chuyên tu Bát chánh đạo cải thiện được hành vi bất chính, tạo cho tự thân một đời sống chân chánh ích lợi và thiện mỹ.
2. Cải tạo hòan cảnh: Thế giới quan bên ngòai được hình thành từ tâm niệm, là kết quả của hành vi. Do đó, nếu thực hành theo Bát chánh đạo thì có thể tạo được một thế giới tòan mỹ.
3. Làm căn bản cho chánh giác: Bát chánh đạo là nền tảng căn bản đầu tiên cho sự giác ngộ chân chánh.

B. Ích lợi thực hành Bát chánh đạo:
1. Có kiến thức chân chánh không bị mê hoặc và lôi cuốn bởi ngọai đạo tà giáo.
2. Suy nghĩ chơn chánh không bị sa vào lỗi lầm đen tối.
3. Lời nói chân chánh lợi mình lợi người.
4. Hành động chân chánh có ích cho mình và không làm thương tổn người khác.
5. Đời sống chân chánh không bị khinh rẽ, chê bai, được mọi người mến mộ, kính trọng.
6. Siêng năng chơn chánh sẽ thu được nhiều kết quả.
7. Nhớ nghĩ chân chánh giải tõa được sự nuối tiếc.
8. Thiền định chơn chánh trí huệ phát triển và Phật quả viên thành.


Tu tập Bát chánh đạo:
A- Con đường tu tập Bát chánh đạo cũng chính là con đường tu tập của Giới-Định-Huệ:
Tu tập chánh ngữ - chánh nghiệp - chánh mạng là tu tập, các điều thiện. Là tu tập Giới vô lậu học.
Chánh tinh tấn - chánh niệm - chánh định là tu tập Tứ niệm xứ và Tứ chánh cần. Là tu tập Định vô lậu học.
Chánh kiến - chánh tư duy là tu tâp về Tuệ vô lậu học của Tam vô lậu học.
Tuy nhiên, để phát triển trí tuệ chúng ta cần phải có sự hổ trợ của Tam học là Văn-Tư-Tu.
B- Con đường tu tập Bát chánh đạo là con đường tu tập của ba mươi bảy phẩm trợ đạo (Đạo đế):
Đạo đế trong giáo pháp Tứ đế bao gồm như là ba mươi bảy phẩm trợ đạo, được đức Phật đề cập như là Bát chánh đạo.
Chánh kiến là Tuệ căn –Tuệ lực.
Chánh tinh tấn là nội dung của Tứ chánh cần.
Chánh niệm chính là nội dung của Tứ Niệm xứ.
Chánh tư duy là trạch pháp……..
Chánh định là hỷ, khinh an, định, xã….
 Kết luận:
Bát Chánh đạo chính là phương pháp tu phổ biến cho tại gia lẫn xuất gia, trong bất cứ hòan cảnh, môi trường cũng có thể thực hiện được.
Tu tập Bát chánh đạo chính là tu tập Thân - Khẩu - Ý của chúng ta, khi thực hành Bát chánh đạo thì gặt hái nhiều kết quả tốt.
Bát chánh đạo lại là nền tảng chánh giác, là căn bản của Giải thóat - Giác ngộ.

25 bài chữa bệnh bằng mẹo

Thấy rất có ích, chia sẻ cho cả nhà

1. Bụi hoặc muỗi bay vào mắt, mắt bị cay xè
Chớ có dụi mắt mà tổn thương đến giác mạc. Chỉ cần thè lưỡi liếm mép vài cái, nước mắt sẽ ứa ra “lùa vật lạ” ra khỏi mắt! Nên nhớ một điều: nếu bị mắt phải thì liếm mép bên trái và ngược lại.

2. Mắt nhắm không khít
Một mắt nhắm không khít (do bị liệt dây thần kinh số 7 chẳng hạn), hơ ngải cứu bên mắt đối xứng. Ngày hơ nhiều lần, mỗi lần hơ độ vài phút, mắt sẽ dần dần nhắm khít.

3. Mũi nghẹt cứng
Dù mũi bị nghẹt (tắc hoặc tịt) đến mức nào và đã bao lâu rồi, chỉ cần hơ ngải cứu vào đồ hình mũi trên trán – từ giữa trán đến đầu đôi lông mày, độ một phút thôi, mũi sẽ thông thoáng ngay. Thật là một phép lạ đến khó tin.

4. Bả vai đau nhức, không giơ lên cao được
Dùng đầu ngón tay trỏ gõ vài chục cái vào đầu mày cùng bên đau. Vai hết đau và tay lại giơ lên cao được ngay.

5. Bong gân, trật khớp cổ tay
Hãy bình tĩnh dùng ngón tay trỏ gõ mạnh độ vài chục cái vào sát đuôi mày cùng bên đau, cổ tay sẽ trở lại bình thường (muốn tìm điểm chính xác cần gõ, hãy lấy ngón tay miết nhẹ vào đuôi mày, thấy chỗ nào hơi lõm xuống, đấy là điểm chính xác – phản chiếu đúng cổ tay).

6. Bong gân, trật khớp vùng mắt cá chân:
Mắt cá chân bên nào bị trật khớp, hơ vùng mắt cá tay cùng bên. Mắt cá chân bị đau dù đã lâu ngày cũng lành trong vài phút. Các vận động viên quốc gia, các cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp hãy nhớ lấy mẹo này để tự cứu mình và giúp người.

7. Bắp chân bị chuột rút
Dùng cườm tay day mạnh vào bắp tay độ vài chục cái, chuột rút hết liền. Nhớ chuột rút chân bên nào thì day mạnh bắp tay bên đó.

8. Tê gót chân
Nhớ hơ đúng điểm tương ứng bên gót chân đối xứng, chỉ vài phút thôi, gót chân hết đau liền. Hết sức cẩn thận kẻo bị phỏng.

9. Đầu gối đau nhức
Hơ vùng khuỷu tay (cùi chỏ) cùng bên, chỉ độ vài phút đầu gối (khuỷu chân) hết đau liền.

10. Bị táo bón lâu ngày
Dùng hai ngón tay (ngón trỏ và ngón giữa) lăn quanh miệng độ vài ba phút – khoảng độ 200 vòng, táo bón sẽ được giải quyết.
Cách lăn như sau: lăn từ mép phải vòng lên môi trên sang mép trái. Lăn tiếp vào phía dưới và giữa môi dưới rồi kéo thẳng xuống ụ cằm (hình thành một dấu hỏi lớn chiếm 3/4 quanh miệng). Nhớ lăn từ phải qua trái mới nhuận tràng, hết táo bón. Ngược lại lăn từ trái qua phải, sẽ càng táo bón hơn đấy!

11. Nhức đầu
Bất cứ nhức ở bộ phận nào trên đầu, mới nhức hay đã lâu, nặng hay nhẹ, chỉ cần hơ mu bàn tay trái (đã nắm lại) trên điếu ngải độ vài phút, nhức đầu như búa bổ cũng hết ngay. Nào! Thử làm xem.
Nếu nhức nửa đầu bên phải, hơ nửa mu bàn tay phía bên phải.
Nếu nhức nửa đầu bên trái, hơ nửa mu bàn tay phía bên trái.
Nếu nhức sau gáy, hơ phía cổ tay trên.
Nếu nhức đỉnh đầu, hơ ụ xương gồ cao nhất của ngón tay giữa.
Nếu nhức thái dương, chỉ cần hơ thái dương đối xứng 1 phút là hết ngay.
Nếu nhức cả hai bên thì hơ đi hơ lại.
Nếu nhức trán, hơ hết các đốt cuối của 4 ngón tay đã nắm lại.
Nếu chỉ nhức nửa trán bên phải, hơ 2 ngón tay bên phải.
Nếu chỉ nhức nửa trán bên trái, hơ 2 ngón tay bên trái.
Nếu chỉ nhức giữa trán, chỉ cần hơ 2 ngón giữa độ 1 phút là hết ngay.
Nếu nhức quanh đầu, hơ quanh mu bàn tay.
Cách làm điếu ngải: Lấy lá ngải cứu khô vò nát, loại bỏ cành cuống, lấy phần còn lại là ngải nhung đem cuốn thành điếu như điếu thuốc lá hay to hơn tùy theo ý định sử dụng. Điếu ngải được đốt mang tính nóng ấm cao (thuần dương), nên khi dùng để làm nóng (cứu) các huyệt gọi sẽ làm khí huyết lưu thông mạnh, gây ấm nóng cơ thể, giảm đau, sưng, mỏi cơ, tiết dịch, giải độc, làm mềm chỗ cứng và tan máu tụ.

12. Mất ngủ
Bất kể mất ngủ vì nguyên nhân gì, xin nhớ không nên dùng thuốc ngủ vừa tiền mất vừa tật mang. Bí quyết đơn giản để có giấc ngủ ngon là: trước khi ngủ, hãy xoa đôi bàn chân cho ấm. Chân ấm là bụng ấm, thân ấm. Đó là điều kiện đầu tiên để ngủ ngon. Sau đó, dùng đầu ngón tay giữa bên trái gõ vào huyệt An thần (tức Ấn đường của Đông y hoặc huyệt Diện Chẩn – đầu đôi lông mày) độ vài phút sẽ làm nhịp tim ổn định và tinh thần được thư thái. Tay trái phản chiếu tim, Đầu ngón tay giữa phản chiếu cái đầu. Tâm và Thân an lạc – đó là những điều kiện cần thiết để ngủ ngon.

13. Sình bụng (do ăn không tiêu)
Nếu ở nhà, hãy lấy ngải cứu hơ vào rốn và quanh vùng rốn độ vài phút, bụng sẽ xẹp dần. Nếu đang ở bữa tiệc đông khách, hãy lặng lẽ đi ra ngoài đến chỗ vắng người, lăn bờ môi trên một lúc: trung tiện bùng phát, bụng hết sình ngay!

14. Bí tiểu
Người lớn hoặc các cháu nhỏ có lúc bí tiểu, hãy bình tĩnh vuốt cằm độ vài phút, “cơn bí” hết liền! Cách vuốt như sau: ngón tay cái giữ chân cằm, ngón tay trỏ vuốt ụ cằm từ trên xuống dưới nhiều lần. Bàng quang sẽ được tháo nút, nước tiểu tự do chảy (theo Diện Chẩn, ụ cằm phản chiếu bàng quang). Các cụ già hay đi tiểu đêm, các cháu nhỏ hay đái dầm, trước khi ngủ độ 15 phút hãy tự vuốt cằm đi, các “tật” trên sẽ tự biến rất nhanh!

15. Nấc cụt
Đây là bệnh thông thường nhưng lại gây nhiều khó chịu, làm cho người bệnh mất ăn, mất ngủ. Ăn sao được khi vừa nâng bát cơm lên đã bị cơn nấc trào ngược rồi; ngủ sao được khi vừa nằm xuống, cơn nấc đã rộ lên âm vang khắp nhà! Có người phải nằm bệnh viện nhiều ngày mà vẫn không dứt căn.
Chỉ cần làm một trong các hướng dẫn dưới đây, nấc cụt sẽ phải “đầu hàng”:
Dùng đầu ngón tay trỏ gõ mạnh vào đầu sống mũi nằm giữa cặp lông mày độ 15 cái. Nấc cụt biến mất đến khó tin.
Dùng đầu ngón tay trỏ vuốt mạnh từ đầu cánh mũi bên trái xuôi xuống chân cánh mũi độ 10-15 cái. Nấc cụt chịu phép phải nằm im, không dám ló mặt ra!
Dùng 4 đầu ngón tay (từ ngón trỏ đến ngón út co sát lại với nhau thành một đường thẳng) vạch dọc giữa đầu (từ trán ngược lên đỉnh đầu) độ 15 cái là hết nấc cụt! Xin hãy thử làm xem!

16. Đau bụng
Có thể khỏi nhanh bằng một trong những cách chữa đơn giản sau:
Hơ (bằng điếu ngải) hai lòng bàn tay độ 10 phút.
Hơ hai lòng bàn chân độ 10 phút.
Hơ rốn và lấy tay lăn quanh miệng.

17. Đau tử cung
Gạch rãnh nhân trung từ đầu rãnh (sát mũi) đến cuối rãnh (sát bờ môi trên) nhiều lần.
Gạch hai bờ nhân trung và bờ môi trên nhiều lần.

19. Đau khớp háng
Gạch và hơ đường viền cánh mũi một lúc, khớp háng hết đau. Nhớ đau khớp háng bên nào thì gạch đường viền cánh mũi cùng bên.

20. Đau gót chân
Hơ và gõ gót chân đối xứng độ vài phút, gót chân đang đau hết ngay.

21. Đau bụng kinh
Hãy vuốt môi trên vài phút, đau bụng kinh hết liền.

22. Ho ngứa cổ
Chà xát hai cổ tay vào nhau nhiều lần. Nhớ hai bàn tay phải nắm lại đã trước khi cọ xát vào nhau.
Hơ cổ tay trong của bàn tay trái đã nắm lại vài phút, ho và ngứa cổ hết rất nhanh. Xin chú ý, bàn tay trái nắm lại, lật úp xuống: mu bàn tay phản chiếu đầu não, cổ tay phản chiếu cổ gáy. Bàn tay trái nắm lại, lật ngửa ra: lòng bàn tay phả chiếu trái tim, cổ tay phản chiếu cổ họng.

23. Huyết áp cao
Hãy lấy đầu ngón tay út bấm vào huyệt nằm sâu sau loa tai bên trái nhiều lần (độ 1 phút), huyết áp sẽ hạ liền.

24. Huyết áp thấp
Vẫn dùng đầu ngón tay út bấm sâu vào huyệt (huyệt 19) đầu nhân trung sát với mũi nhiều lần, huyết áp sẽ được nâng lên liền.

25. Huyết trắng

Dùng hai đầu ngón tay – ngón trỏ và ngón giữa – để nằm ngang chà xát hai bờ môi một lúc. 

Danh sách các đảo do Trung Quốc chiếm đóng trái phép ở quần đảo Trường Sa

Danh sách này chỉ dựa theo các nguồn có thể kiểm chứng được nên trong thực tế, có thể các quốc gia chiếm đóng hoặc khống chế nhiều hơn hoặc ít hơn. Brunei là quốc gia duy nhất chưa chiếm thực thể địa lí nào.

Chú thích viết tắt:
A: tiếng Anh; F: tiếng Filipino;
H: tiếng Hoa; M: tiếng Mã Lai.

TRUNG QUỐC KIỂM SOÁT

(Tổng cộng: 7 thực thể địa lí; tất cả đều là rạn san hô).

1. Đá Châu Viên

Đá Châu Viên
Đá Châu Viên
A Cuarteron Reef
F Calderon
H 华阳礁
Tọa độ: 8°54′B 112°52′Đ
Mô tả sơ lược: Là một rạn san hô vòng đa phần chìm ngập dưới nước, nằm về phía đông của đá Đông.

2. Đá Chữ Thập

Đá Chữ Thập
Đá Chữ Thập
A Fiery Cross Reef
Northwest Investigator Reef
F Kagitingan
H 永暑礁
Tọa độ: 9°35′B 112°54′Đ
Mô tả sơ lược: Là một rạn san hô lớn nằm tách biệt khỏi các thực thể khác. Tổng diện tích hơn 110 km2. Đây là trung tâm đồn trú của Trung Quốc tại Trường Sa.

3. Cụm đá Ga Ven

Quân Trung Quốc xây dựng nhà nổi công sự kiên cố trên Đá Ga Ven sau khi dùng vũ lực chiếm đoạt Đá Ga Ven của Việt Nam
Quân Trung Quốc xây dựng nhà nổi công sự kiên cố trên Đá Ga Ven sau khi dùng vũ lực chiếm đoạt Đá Ga Ven của Việt Nam
A Gaven Reefs
H 南薰礁
Tọa độ: 10°12′B 114°13′Đ
Mô tả sơ lược: Cụm này gồm hai rạn san hô là đá Ga Ven và đá Lạc, lần lượt nằm cách đảo Nam Yết 8,5 và 7 hải lí về phía tây.

4. Đá Gạc Ma

Đá Gạc Ma
Đá Gạc Ma
A Johnson South Reef
F Mabini
H 赤瓜礁
Tọa độ: 9°42′B 114°17′Đ
Mô tả sơ lược: Là một rạn san hô nằm ở đầu mút tây nam của cụm Sinh Tồn và là một trong ba địa điểm diễn ra trận Hải chiến Trường Sa vào tháng 3 năm 1988.

5. Đá Tư Nghĩa

Đá Tư Nghĩa
Đá Tư Nghĩa
A Hughes Reef
H 东门礁
Tọa độ: 9°56′B 114°31′Đ
Mô tả sơ lược: Là một rạn san hô nằm ở phía tây tây bắc của đảo Sinh Tồn Đông. Chỉ nổi lên khỏi mặt nước khi thuỷ triều xuống.

6. Đá Vành Khăn

Đá Vành Khăn
Đá Vành Khăn
A Mischief Reef
F Panganiban
H 美济礁
Tọa độ: 9°55′B 115°32′Đ
Mô tả sơ lược: Là một rạn san hô vòng đa phần chìm dưới nước, nằm cách đảo Vĩnh Viễn 51 hải lí về phía nam. Đây là nơi từng diễn ra nhiều tranh chấp căng thẳng giữa Philippines và Trung Quốc trong thập niên 1990.

7. Đá Xu Bi

Đá Xu Bi
Đá Xu Bi