17/03/2016

Sài Gòn những năm 1980

Trên trang Facebook của mình, nhiếp ảnh gia Nhật Bản Doi Kuro đã đăng tải một loạt ảnh đặc sắc do ông thực hiện ở Sài Gòn những năm 1989 - 1990.
Trong các năm 1989 - 1990, Doi Kuro đã di dọc mảnh đất Việt Nam và chụp hàng trăm bức ảnh đời thường rất sinh động bằng máy ảnh phim. Ông cũng đã trở lại Việt Nam nhiều lần trong các năm 1996 - 1999 và thực hiện một số bộ ảnh khác vào giai đoạn này.
Dưới đây là gần 100 bức ảnh về Sài Gòn qua ống kính của Doi Kuro.
Hàng bóng bay và những người đạp xích lô, 1989.
 Quầy bún và hủ tiếu, 1989.
Quán cà phê và quầy bán đàn guitar vỉa hè, 1989.
 Bên trong một nhà hàng, 1989.
 Quầy ăn sáng vỉa hè, 1989.
 Em bé trong quán ăn, 1989.
Quán ăn vỉa hè đầu đường Đề Thám, 1989.
Hàng bánh mì, 1989.
 Cà phê vỉa hè, 1989.
 Khu chợ cũ đường Hàm Nghi, 1989.
 Tạp hóa vỉa hè, 1989.
 Hàng cây trên đường Tôn Đức Thắng, 1989.
 Xe thồ chở hoa, 1989.
Ngã ba Bùi Viện - Trần Hưng Đạo, 1989.
 Người phụ nữ ở chợ, 1989.
  Trên đường Hồ Tùng Mậu, 1989.
Xe bán bóng bay, 1989.
 Quầy bánh mỳ dạo trên đường Hàm Nghi, đối diện Ngân hàng Thương Tín, 1989.
Quầy tạp hóa đầu ngõ, 1989.
  Quán ốc vỉa hè, 1989.
  Một góc đường Nguyễn Huệ nhìn từ tầng cao của khách sạn, 1989.
 Quán cà phê ở Chợ Lớn, 1989. Trên bức vách của quán có chữ "Chúc mừng năm mới 1989".
 Các quán ăn ở Chợ Lớn, 1989.
  Quán cà phê ở khu Chợ Lớn, 1989.
  Thưởng thức cà phê vỉa hè ở Chợ Lớn, 1989.
 Ngã tư Trần Hưng Đạo - Phùng Hưng ở khu vực Chợ Lớn, với nhà thờ Cha Tam ở cuối đường.
  Quán mỳ hoành thánh của người Hoa ở Chợ Lớn, 1989.
   Quán mỳ hoành thánh của người Hoa ở Chợ Lớn, 1989.
 Mèo trên, chó dưới, 1990.
 Cửa hàng bánh kẹo trên đường Hiền Vương, đoạn gần ngã 3 Duy Tân, 1990.
 Người đạp xích lô, 1990.
 Bên ngoài trường Nguyễn Thị Diệu, đường Trần Quốc Toản, 1990.
 Bữa trưa của cô gái và đàn vật cưng, 1990.
 Cụ bà chơi đùa cùng chó và mèo, 1990.
 Quán ăn vỉa hè, 1990.
Đường Bùi Viện, cạnh góc Cống Quỳnh - Bùi Viện, 1990.
 Một "nhà hàng" nổi tiếng bên vỉa hè, 1990.
 Quán cà phê "CẤM ĐÁI", 1990.
 Một góc phố bình yên với những chiếc xe đạp, 1990.
 Đường Trần Hưng Đạo, gần ngã ba Trần Hưng Đạo - Nguyễn Cư Trinh, 1990.
Ngã tư Trần Hưng Đạo - Đề Thám, 1990.
  Những tòa nhà cổ kính trên đường Hồ Tùng Mậu, 1990.
 Chợ Bến Thành, 1990.
 Thiếu nữ áo dài trên xích lô, gần chợ Bến Thành, 1990.
  Chó, mòe và những chiếc xe máy.
Nhà thờ Đức Bà dịp Giáng Sinh, 1990.
  Quán bún ven đường vào buổi trưa, 1990.
  Đường Phan Bội Châu, phía cửa Đông chợ Bến Thành, 1990.
 Bé gái đọc sách trong lúc chờ mẹ mua hàng ở chợ, 1990.
 Chiều muộn trên đường Hai Bà Trưng, 1990.
  Khung cảnh nhộn nhịp lúc tan tầm trên đường Hai Bà Trưng, 1990.
  Rạp Vinh Quang và hiệu kem Bạch Đằng ở giao lộ Lê Lợi - Pasteur, 1990.
  Chợ Hoa Nguyễn Huệ nhìn từ trên cao, 1990.
  Quán cà phê vỉa hè bên công viên 30 Tháng 4, 1990.
Khu chợ cũ ở giao lộ Hàm Nghi - Hồ Tùng Mậu, 1990.
  Chợ Bến Thành trong ráng chiều, 1990.
  Bên trong chợ Bến Thành, 1990.
  Trong một tiệm bánh của người Hoa ở Chợ Lớn, 1990.
Quán mì và cửa hàng thịt quay ở Chợ Lớn, 1990.
 Những sạp sơ ri trên vỉa hè, 1996.
Một chiếc Citroen Traction Avant bóng lộn đỗ ven đường, 1996.
 Quán ốc trong ngõ, 1996.
 Quầy hoa quả vỉa hè, 1996.
 Một góc phố, 1996.
 Công trường xây dựng một khách sạn ở trung tâm Sài Gòn, 1996.
 Quầy bán gạo, 1996.
 Quầy bán dưa hấu, 1996.
  Chở cây cảnh trên đường Hai Bà Trưng, 1996. Bên phải là trường Trung học Sư phạm, nay là Trường trung học phổ thông chuyên Trần Đại Nghĩa.
 Nữ sinh ăn quà vặt, 1996.
  Quầy hoa quả ven đường, 1996.
  Bùng binh Quách Thị Trang trong một ngày mưa, 1996.
 Trong một tiệm làm đầu ở Chợ Lớn, 1996.
 Xe lôi chở đồ nhựa ở Chợ Lớn, 1996.
  Bên trong chợ Bình Tây, năm 1996.
 Xe bán long nhãn, 1997.
 Đường phố tràn ngập xe máy, 1997.
  Quầy hàng ăn kiêm dịch vụ điện thoại công cộng, 1997.
 Xích lô chở hàng ở Chợ Lớn, 1997.
  Phía ngoài một cửa hàng ở Chợ Lớn, 1997.
  Những chiếc xe máy "đa năng" ở Chợ Lớn, 1997.
 "Bụi đời Chợ Lớn", 1997.
  Bên ngoài một cửa hàng tranh, 1998.
 Chó và mèo, 1998.

16/03/2016

Chiến thuyền thời Nguyễn

   Việt Nam ta là một đát nước có nhiều sông ngòi và biển nên kỹ thuật tác chiến thủy của ta đã phát triển rất mạnh từ thời xa xưa. Thật tiếc là tranh, ảnh tài liệu về thuyền chiến Việt Nam thời phong kiên đã bị chiến tranh loạn lạc làm cho thất lạc, con cháu về sau không biết được vẻ đẹp hào hùng của thủy binh Đại Việt. 
   Cũng may, Cửu Đỉnh nhà Nguyễn đã lưu giữ những tư liệu lịch sử quý giá về sức mạnh thủy quân của triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử dân tộc.
   Xin trân trọng giới thiệu đến mọi người:

 Cửu Đỉnh nhà Nguyễn là chín cái đỉnh bằng đồng đặt ở trước sân Thế miếu trong Hoàng thành Huế, được vua Minh Mạng ra lệnh đúc vào năm 1835 và khánh thành năm 1837. Trên mỗi đỉnh có chạm khắc 17 bức họa gồm các chủ đề về vũ trụ, núi sông, chim thú, sản vật, vũ khí... tập hợp thành bức tranh toàn cảnh của đất nước Việt Nam thống nhất thời nhà Nguyễn. Trong đó, có 7 bức họa tái hiện hình ảnh các loại chiến thuyền chủ yếu của nhà Nguyễn.
  Đa Sách Thuyền (nghĩa là thuyền có nhiều dây) là loại thuyền ba cột buồm kiểu phương Tây, thường trang bị súng lớn. Loại thuyền này dùng đi theo sông lớn, đi biển dài ngày và có khả năng đi xa, vượt cả đại dương. Đa Sách Thuyền thể hiện trình độ cao về kỹ thuật đóng thuyền buồm của Việt Nam dưới thời nhà Nguyễn.
  Lâu Thuyền là một loại thuyền lớn đóng bằng gỗ tốt có tầng lầu rất đẹp, thường chỉ được dùng cho nhà vua và hoàng gia, các quan đại thần và binh sĩ hộ giá đi lại trên sông Hương hoặc xa lắm cũng chỉ ra đến vùng Quảng Trị, Quảng Bình hoặc vào Quảng Nam. Đây là một trong các thành tựu nổi bật nhất của ngành đóng tàu thuyền dưới thời nhà Nguyễn ở thế kỷ 19.
  Ô Thuyền là loại thuyền đi biển sơn màu đen, cánh buồm cũng đen, có 12 tay chèo. Loại thuyền này vừa có buồm vừa có tay chèo nên tốc độ nhanh, thường trang bị cho quân tuần tiễu dọc bờ biển.
  Mông Đồng Thuyền là mẫu thuyền có đáy nông, nhiều tay chèo, trang bị nỏ mạnh, có mái gỗ để che tên đạn. Đây là loại thuyền chiến cơ động, thường được sử dụng ở sông lớn và ven biển.
  Hải Đạo là loại thuyền chèo rất linh hoạt phục vụ hoạt động chiến đấu trên biển. Trong một đơn vị thủy binh ngày trước, hải đạo được tổ chức từng nhóm hàng chục chiếc một, khi chiến đấu thì cơ động nhanh, lúc tuần tiễu thì đi theo hàng để tiện bề hỗ trợ cho nhau.
  Đỉnh là loại thuyền thon nhỏ, nhiều tay chèo, vừa dùng để đua trong các lễ cầu mưa, các ngày lễ hội, vừa dùng trong chiến đấu được trang bị cho quân đội nhà Nguyễn. Thuyền này có tốc độ rất nhanh, hoạt động thuận tiện trên tất cả các loại hình đường thủy.
 Lê Thuyền là một loại thuyền có 12 tay chèo, được sản xuất khá nhiều dưới thời vua Gia Long, Minh Mạng. Năm 1835, nhà Nguyễn đóng một chiếc thuyền dạng này cho Viện Cơ mật để làm thuyền hộ giá khi vua đi tuần đường thủy.

Chiến thuyền thời xưa của một số nước châu Á



Các hình ảnh lấy trong ấn phẩm mang tên "Hải quân Trung Quốc thời cổ".
Hỏa thuyền của quân nổi dậy được thả trôi về phía hạm đội Tây Hán trên một con sông, năm 200 TCN.
Lâu thuyền (thuyền nhiều tầng) của Nam Đường đụng độ với một chiến thuyền nhà Tống, trong cuộc chiến tranh Tống - Nam Đường năm 975. Quân Nam Đường dùng súng phóng lửa để tấn công đối phương.
Thuyền chèo bằng guồng xoay (đạp xa hải thu thuyền) của nhà Tống trong trận hải chiến Thái Thạch chống quân Kim năm 1161. Các máy ném đá trên bờ của quân Tống tấn công kẻ thù bằng đạn nhựa cháy.
Thuyền chèo bằng guồng xoay Nam Tống (trên) phóng đạn gang nổ mảnh vào thuyền của quân Mông Cổ trong trận Tương Dương 1272.
Thuyền đỉnh - loại thuyền thon nhỏ, nhiều tay chèo của nhà Trần bao vây và phóng đạn dầu cháy vào chiến hạm quân Nguyên khi bị sa vào bãi cọc trong trận Bạch Đằng 1288.

Quân Minh dùng thuyền tải lương cỡ nhỏ chở chất nổ cài vào một cây cầu chiến lược đối phương đang chiếm giữ trong cuộc chiến chống thủy quân Đại Hán ở trận hồ Bà Dương, 1363.
Trận hải chiến Mizushima ở Nhật Bản giữa lực lượng của lãnh chúa Taira và Minamoto năm 1183. Trận này còn được gọi là "đánh bộ trên biển" do quân Taira cột chặt thuyền với nhau và đặt ván bắc qua các thuyền thành một bề mặt phẳng để chiến đấu giáp lá cà.
Một con thuyền của cướp biển Nhật Bản đổ bộ vào bờ biển Triều Tiên, chuẩn bị cho một cuộc cướp phá trong đất liền, năm 1380.
Chiến thuyền kiểu Atakebune và Sekibune thiết kế như những pháo đài di động được sử dụng trong trận chiến Kizugawaguchi giữa các lãnh chúa Oda Nobunaga và Mori Terumoto, 1576.
Thuyền rùa - niềm tự hào của hải quân Triều Tiên, 1592.

Chiến thuyền Panokseon (tàu mái bằng hay tàu thượng tầng) của Triều Tiên phóng những mũi tên gỗ bọc sắt khổng lồ vào hạm đội Nhật Bản trong trận Okpo, 1592.
Kỳ hạm Nihon Maru của hải quân Nhật Bản bị thuyền rùa của Triều Tiêu bắn thủng trong trận Angolpo, 1592.
Thuyền chiến kiểu Mekurabune của Nhật Bản được bảo vệ bằng những ống tre lớn, thực hiện cuộc nã pháo bất ngờ vào một pháo đài ngoại vi của lâu đài Osaka, trận Mạc phủ Tokugawa vây hãm thành Osaka của gia tộc Toyotomi năm 1614.

 

15/03/2016

Nguyên lý Hiến pháp

TỔNG THỐNG MỸ RONALD REAGAN

“Chúng ta, những người dân” cho chính phủ biết họ nên làm gì, họ không có quyền làm ngược lại. 

Chúng ta là người lái, chính phủ là chiếc xe. Và chúng ta sẽ quyết định chiếc xe đó sẽ đi về đâu, bằng đường nào, với tốc độ bao nhiêu. 

Hầu hết tất cả các hiến pháp trên thế giới đều viết với khái niệm chính phủ sẽ cho nhân dân biết quyền lợi của họ là gì. 

Hiến pháp của chúng ta được viết với khái niệm “Chúng Ta” sẽ cho chính phủ biết quyền lợi của họ là gì. “Chúng ta, những người dân” đang tự do.”



7 động tác giúp giảm đau lưng

   Ngoại trừ việc thực hiện liệu pháp điều trị ở bên ngoài, dùng 7 phút để thực hiện các động tác bên dưới trước khi đi ngủ, nó sẽ giảm rất nhiều cảm giác đau lưng và  không thoải mái!

   Động tác 1: Toàn thân nằm thẳng trên mặt đất, sau đó 2 chân từ từ co gấp lại, một chân đưa thẳng lên trên hướng vuông góc với cơ thể, giữ nguyên tư thế trong 30 giây, sau đó đổi sang chân còn lại.

7 dong tac giup giam dau lung 

   Động tác 2: Ngồi trên mặt đất, hai chân khoanh lại, để 2 lòng bàn chân áp với nhau, dùng 2 tay nắm lấy, giữ nguyên tư thế trong 30 giây, sau đó nghỉ 10 giây rồi lại làm tiếp động tác này trong 30 giây.

7 dong tac giup giam dau lung

   Động tác 3: Nằm thẳng người trên mặt đất, hai chân từ từ co lại, lấy hai tay đan kết vào nhau, một chân gấp khít, hai tay kết lại rồi kéo chân đã co áp sát ngực. Giữ nguyên động tác trong 30 giây sau đó đổi chân.
7 dong tac giup giam dau lung

   Động tác 4: Nằm trên mặt đất, một tay nắm gối đưa chân sang bên sườn hông bên kia, lưng vẫn giữ thẳng, giữ nguyên tư thế trong 30 giây, sau đó đổi chân.
7 dong tac giup giam dau lung

   Động tác 5: Nằm thẳng người trên mặt đất, hay chân co lại và bắt chéo vào nhau, hai tay ôm giữ trong 30 giây, sau đó đổi sang chân còn lại, cũng giữ cùng tư thế trong 30 giây.

7 dong tac giup giam dau lung

   Động tác 6: Nằm nghiêng rồi gối đầu lên 1 cánh tay, tay bên kia nắm lấy bắp chân hoặc cổ chân, kéo về sau và giữ nguyên tư thế trong 30 giây, sau đó đổi chân.
   Động tác 7: Thực hiện thao tác dáng bắn cung, đưa chân về phía trước và kéo thẳng lưng, giữ nguyên tư thế trong 30 giây, sau đó đổi chân.
   Việc đau lưng do nhiều nguyên nhân gây ra nhưng tựu chung vẫn là do “ngồi lâu”. Thực hiện 7 động tác này sẽ làm giảm đáng kể hiện tượng đau lưng.


   Tuy nhiên những động tác này cũng chỉ là phụ giúp giảm hiện tượng đau lưng. Để trị khỏi hoàn toàn thì cần liệu pháp điều trị, tìm nguyên nhân gây nên bệnh. Đúng thuốc đúng bệnh mới là liệu pháp điều trị tốt nhất. Đối với người làm văn phòng, hoặc ngồi học bài, công việc yêu cầu phải ngồi cả ngày. Những động tác đơn giản này có thể trợ giúp giảm cơn đau và mệt mỏi hiệu quả.

Đạo Tâm


Có những sự việc tưởng chừng như nhỏ nhặt, nhưng đạo lý hàm chứa trong nó lại rất sâu xa. Ai đó từng nói rằng đạo rất đơn giản, vì đơn giản quá nên khiến con người với tư tưởng phức tạp như ngày nay không thể tiếp thụ được.
…“Người đáng thương, ngươi đi khắp nơi hỏi đạo lý nhân sinh, biểu hiện ra rất khiêm tốn. Nhưng trong lòng ngươi lại đánh giá lời nói của người khác bằng cách là xem có hợp với tâm ý của mình hay không. Ngươi không thể tiếp nhận những lời nói mà không hợp với tâm ý của mình. Một chút thành kiến này đã tạo thành một lỗ thủng lớn ở trong tâm của ngươi, càng khiến ngươi vĩnh viễn không cách nào tìm được câu trả lời đâu! Cũng giống như chiếc chén thủng kia không giữ lại được chút nước nào.” Người ăn mày nói.
Tâm của mỗi người đều là có lỗ thủng. Thành kiến chính là lỗ thủng trong tâm của con người. Ghen ghét, nghi ngờ vô căn cứ, hèn nhát, nóng nảy, thù hận…cũng đều là các lỗ thủng. Chỉ có điều, lỗ thủng này của mỗi người là khác nhau mà thôi. Loại bỏ những “lỗ thủng” kia đi thì tâm con người mới được bồi đắp hoàn thiện, nhân sinh mới trở nên xinh đẹp.


14/03/2016

Thêm một lần Tổ quốc được sinh ra

Nguyễn Việt Chiến


Các anh đứng như tượng đài quyết tử
Thêm một lần Tổ quốc được sinh ra
Dòng máu Việt chảy trong hồn người Việt
Đang bồn chồn thao thức với Trường Sa.

Khi hy sinh ở đảo đá Gạc Ma
Các anh lấy ngực mình làm lá chắn
Để một lần Tổ quốc được sinh ra
Máu các anh thấm vào lòng biển thẳm.

Cờ Tổ quốc phất lên trong mưa đạn
Phút cuối cùng đảo đá hóa biên cương
Anh đã lấy thân mình làm cột mốc
Chặn quân thù trên biển đảo quê hương.

Các anh hóa cánh chim muôn dặm sóng
Hướng về nơi đất mẹ vẫn mong chờ
Nếu mẹ gặp cánh chim về từ biển
Con đấy mà, mẹ đã nhận ra chưa!

Có nơi nào như Đất nước chúng ta
Viết bằng máu cả ngàn chương sử đỏ
Khi giặc đến vạn người con quyết tử
Cho một lần Tổ quốc được sinh ra.

Biển mùa này sóng dữ phía Hoàng Sa
Các con mẹ vẫn ngày đêm bám biển
Mẹ Tổ quốc vẫn luôn ở bên ta
Như máu ấm trong màu cờ nước Việt.

Biển Tổ quốc đang cần người giữ biển
Máu ngư dân trên sóng lại chan hòa
Máu của họ ngân bài ca giữ nước
Để một lần Tổ quốc được sinh ra.

Việt Nam ơi! dưới bão táp mưa sa
Người thắp sáng một niềm tin bền bỉ
Những giếng dầu trụ vững giữa khơi xa
Dầu là máu thắp trên thềm lục địa.

Sớm mai này nắng ấm ở Trường Sa
Tiếng gà gáy bình yên trên ngực đảo
Tiếng em thơ đến trường nơi sóng bão
Thêm một lần Tổ quốc được sinh ra.


(Bài thơ đã được nhạc sĩ Văn Phượng phổ nhạc và được trao 2 giải thưởng của Hội Nhạc sĩ Việt Nam)