06/06/2016

60 giây với 1 chiếc thìa, bạn sẽ biết được nội tạng của mình có bị nhiễm độc hay không?

Dùng 1 chiếc thìa đặt lên mặt lưỡi, đợi 60 giây và quan sát sự biến đổi về màu sắc của thìa để từ đó chẩn đoán đúng bệnh của mình. Đó là cách kiểm tra sức khỏe nội tạng ngay tại nhà rất đơn giản và chuẩn xác.
Hệ tiêu hóa là cơ quan trực tiếp thường xuyên phải tiếp xúc với các chất bẩn từ thực phẩm ăn uống hằng ngày cũng như môi trường sống xung quanh chúng ta.
Để kiểm tra sức khỏe của hệ tiêu hóa, thay vì phải mất thời gian và tiền bạc đến bệnh viện thì giờ đây mọi người có thể dễ dàng chẩn đoán bệnh thông qua một phương pháp đơn giản, thực hiện ngay tại nhà mình.
Trước tiên, các bạn cần chuẩn bị một chiếc thìa bằng nhôm hoặc inox sạch. Sau khi ăn uống xong, các bạn súc miệng rồi tiếp tục thao tác:
Các bước chuẩn bị cho việc khám bệnh tại nhà
Bước 1: Đặt 1 chiếc thìa lên mặt lưỡi sao cho nước bọt bám vào thìa.
Bước 2: Bọc thìa vào túi nylon.
Bước 3: Đặt thìa ngay dưới bóng đèn sáng và đợi 60 giây.
Quan sát, chúng ta sẽ nhận thấy sự thay đổi và có kết luận như sau:
Nếu nước bọt trên thìa chuyên qua màu tím thì khả năng bạn bị cholesterol cao, tuần hoàn kém. Nếu chuyển qua màu cam, bạn có dấu hiệu bị bệnh thận hoặc viêm thận. Nếu chuyển qua màu trắng, bạn có nguy cơ bị nhiễm trùng đường hô hấp. Nếu chuyển sang màu vàng, bạn đang gặp vấn đề về tuyến giáp. Nếu chuyển sang màu vàng nhạt, vàng be thì bạn dễ bị mắc các bệnh liên quan đến vi khuẩn.
Còn nước bọt trên thìa không đổi màu và không có mùi lạ thì xin được chúc mừng bạn vì các cơ quan nội tạng của bạn đang ở mức an toàn.
Quan sát sự biến đổi màu sắc của nước bọt trên thìa
Kết quả này được đưa ra dựa trên sự phản ứng giữa các chất trong nước bọt với kim loại sẽ tạo ra sự thay đổi màu sắc.  Với tính chính xác cao, phương pháp này đã được các thầy thuốc y học cổ truyền Trung Quốc sử dụng để khám và chữa bệnh.
Hiện nay, các chuyên gia của trường Đại học Missouri cũng đang áp dụng phương pháp này để sáng tạo ra những phần mềm chẩn đoán bệnh hiệu quả.
------------------------

Con người sợ nhất là bản thân mình!


Một người thanh niên trẻ tuổi luôn thấy sợ hãi trước nhiều điều. Nghĩ đến điều này anh ta cũng thấy sợ, nghĩ đến điều kia cũng lại thấy sợ. Rốt cuộc anh ta không biết điều gì là sợ nhất. Vì vậy, anh ta tìm đến một vị cao nhân để hỏi.
 Người thanh niên trẻ đến hỏi một vị cao nhân: “Xin hỏi ngài, con người sợ nhất cái gì?”
Vị cao nhân mỉm cười rồi hỏi lại: “Vậy cậu cho là cái gì?”
 Người thanh niên không nghĩ ngợi lâu mà trả lời ngay: “Là sự cô độc có phải không?”
 Vị cao nhân lắc đầu: “Không đúng rồi!”
 Người thanh niên lại nói: “Vậy đó là sự hiểu lầm?”
 Vị cao nhân vẫn lắc đầu nói: “Cũng không đúng!”
 Người thanh niên lúc này có vẻ bối rối, nghĩ một lát mới dám nói: “Vậy phải chăng là sự tuyệt vọng?”
 “Vẫn không đúng!”
 Người thanh niên trả lời một lúc với rất nhiều đáp án khác nhau nhưng vị cao nhân lại một mực lắc đầu nói không đúng.
Cuối cùng, người thanh niên không thể nghĩ thêm được gì liền nói: “Xin ngài hãy nói đó là cái gì?”
 Vị cao nhân trả lời: “Đó chính là bản thân mình! Con người sợ nhất là bản thân mình!”
Người thanh niên mở to mắt ngẩng đầu nhìn vị cao nhân, nửa như đã hiểu, nửa lại như không hiểu.
 Vị cao nhân giải thích cho người thanh niên:
“Đúng là như thế đấy! Kỳ thực những điều mà cậu vừa nói, cô độc, tuyệt vọng, hiểu lầm…đều là những thứ được phản chiếu ra từ thế giới nội tâm của cậu, đều là cảm giác của tự bản thân cậu mà thôi. 
Nếu như cậu nói với chính mình rằng: “Những điều này thật đáng sợ, mình không thể chịu nổi! Vậy thì cậu sẽ thực sự sợ hãi. Nhưng nếu như cậu nói với bản thân mình rằng: 
“Không có gì phải sợ cả! Chỉ cần mình dũng cảm đối mặt thì mình sẽ chiến thắng được nó.”
Như vậy thì sẽ không có gì làm khó được cậu cả. Còn sợ hãi trước những thứ mình nghĩ ra tức là cậu còn chấp nhất, dính mắc vào nó. Sao phải đau khổ chấp nhất vào những điều hư ảo đó? Một người không còn bị dính mắc vào điều gì thì anh ta còn có thể sợ hãi chăng? Cho nên, khiến cho một người sợ hãi cũng không phải là những ý nghĩ kia mà chính là bản thân người đó thôi.”

Người thanh niên bừng tỉnh đại ngộ.

Trong lòng nếu “quang đãng” thì dù có đang mưa cũng thấy bầu trời trong xanh. Nhưng nếu trong lòng mà “âm u” thì dù không mưa cũng thấy bầu trời âm u.

Cuộc đời của một người giống như một chuyến hành trình trở về, ven đường có vô số những vũng nước lầy lội nhấp nhô nhưng cũng có những cảnh sắc tươi đẹp ngắm nhìn không hết.
  
Có thể chúng ta khó cải biến được đường đời của mình nhưng ít nhất chúng ta có thể cải biến được nhân sinh quan. Có thể chúng ta khó cải biến được hướng gió nhưng chúng ta có thể điều chỉnh được cánh buồm. Có thể chúng ta không chi phối được sự tình nhưng chúng ta hoàn toàn có thể điều chỉnh được tâm tình của mình!


04/06/2016

Nguồn gốc Chú Đại bi

Thần Chú Đại Bi được rút ra từ Kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà Ra Ni, do chính Đức Phật Thích Ca diễn nói trong một pháp hội trước mặt đông đủ các vị Bồ Tát, Thinh văn, Thánh chúng, Trời, Thần, Thiên, Long, các Đại thánh tăng như Ma-Ha Ca-Diếp, A-Nan… cùng câu hội, tại núi Bồ Đà Lạc Ca (Potalaka), một hải đảo ở về phía Nam xứ Ấn Độ, được coi như là nơi mà Đức Bồ Tát Quán Thế Âm thường trụ tích. Ta có thể tin chắc điều đó bởi vì Kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn được mở đầu bằng câu nói quen thuộc của Ngài A Nan “Như thế tôi nghe” cũng như xuyên qua nội dung hỏi đáp giữa ngài A Nan và Đức Thế Tôn đã được ghi lại ở trong kinh.
Trong pháp hội này, Bồ Tát Quán Thế Âm vì tâm đại bi đối với chúng sanh, muốn cho “chúng sanh được an vui, được trừ tất cả các bệnh, được sống lâu, được giàu có, được diệt tất cả nghiệp ác tội nặng, được xa lìa chướng nạn, được tăng trưởng công đức của pháp lành, được thành tựu tất cả các thiện căn, được tiêu tan tất cả sự sợ hãi, được mau đầy đủ tất cả những chỗ mong cầu” mà nói ra Thần Chú này.
Ngài cho biết lý do ra đời của Thần Chú như sau: Vào vô lượng ức kiếp về trước, Phật Thiên Quang Vương Tịnh Trụ Như Lai, vì tâm thương tưởng đến chúng sanh nên đã nói ra thần chú Đại Bi và khuyến khích Bồ Tát Quán Thế Âm nên thọ trì tâm chú này để mang đến lợi ích an vui lớn cho chúng sanh trong đời vị lai. Bồ Tát Quán Thế Âm lúc bấy giờ mới ở ngôi sơ địa khi nghe xong thần chú này liền chứng vượt lên đệ bát địa. Vui mừng trước oai lực của thần chú, Ngài bèn phát đại nguyện: “Nếu trong đời vị lai, con có thể làm lợi ích an vui cho tất cả chúng sanh với thần chú này, thì xin khiến cho thân con liền sanh ra ngàn mắt ngàn tay”. Lập tức, Ngài thành tựu ý nguyện. Từ đó, hình ảnh của vị Bồ Tát Quán Thế Âm ngàn tay ngàn mắt trở thành một biểu tượng cho khả năng siêu tuyệt của một vị Bồ Tát mang sứ mệnh vào đời cứu khổ ban vui cho tất cả chúng sanh. Ngàn tay, ngàn mắt nói lên cái khả năng biến hóa tự tại, cái dụng tướng vô biên của thần lực Từ bi và Trí huệ tỏa khắp của Bồ Tát Quán Thế Âm. Ngàn mắt để có thể chiếu soi vào tất cả mọi cảnh giới khổ đau của nhân loại và ngàn tay để cứu vớt, nâng đỡ, như Đức Phật giải thích với Ngài A Nan ở trong kinh, “tiêu biểu cho hạnh tùy thuận các sự mong cầu của chúng sanh”.
Kinh và Thần chú Đại Bi sau đó đã được ngài Dà-Phạm-Đạt-Ma (Bhagavaddharma: có nghĩa là Tôn Pháp) một Thiền sư Ấn Độ, du hóa qua Trung Quốc vào niên hiệu Khai Nguyên đời nhà Đường dịch và chuyển âm từ tiếng Phạn qua tiếng Trung Hoa và được Hoà Thượng Thích Thiền Tâm chuyển ngữ qua tiếng Việt. Với oai lực và linh nghiệm đã được chứng minh qua không gian và thời gian, thần chú Đại Bi đã được trân trọng trì tụng trong các khoá lễ, các nghi thức tụng niệm chính của các quốc gia theo truyền thống Phật giáo Đại thừa như : Trung Hoa, Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam,…


Hiểu biết về Vitamin






















Những điều sau sẽ giúp bạn hiểu được suy nghĩ và cảm nhận của người đối diện ngay cả khi họ không biểu hiện ra mặt hoặc lời nói.

Lượm trên Net.


 

 
 

03/06/2016

8 bài tập Yoga đơn giản giúp bạn hết đau lưng

Theo Brightside


Bài tập 1


  •    Đứng trước một cái ghế. Gập đầu gối chân phải và đặt bàn chân lên ghế. Đùi cần phải song song với sàn nhà và đầu gối phải thẳng với mắt cá chân.
  •    Đặt tay trái ra phía ngoài đầu gối và xoay người qua phải. Chân phải đứng im không cử động.
  •     Hít thở sâu và giữ tư thế này trong 30 giây. Sau đó lặp lại với chân trái.

Bài tập 2


  •    Nằm ngửa và gập một đầu gối lên ngực. Duỗi thẳng chân còn lại.
  •      Hít thở thật sâu
  •      Ghì hai vai xuống sàn
  •    Giữ nguyên tư thế này trong 30 giây cho mỗi chân

Bài tập 3


  •    Nằm ngửa và giang hai cánh tay ra. Lúc này trông bạn giống như chữ T vậy.
  •    Ghì hai vai xuống sàn. Co hai đầu gối và đưa qua phải trước, sau đó đưa qua trái. Thở thật sâu.
  •    Giữ tư thế này trong một phút cho mỗi bên.


Bài tập 4


  •    Nằm ngửa. Xoay chân phải sang bên trái và co đầu gối lên một góc 90 độ. Đặt tay trái lên đầu gối chân phải. Tay phải giang ra.
  •    Xoay đầu sang phải, ghì hai vai xuống sàn.
  •    Thở sâu, và giữ tư thế này trong một phút cho mỗi bên.


Bài tập 5


  •    Đứng thẳng và bước chân phải lên phía trước. Gập đầu gối chân phải và duỗi thẳng chân trái.
  •    Gập người về phía trước. Chắp hai lòng bàn tay lại và đặt khuỷu tay trái ra phía trước đầu gối chân phải.
  •    Giữ tư thế này trong 30 giây.

Bài tập 6


  •    Ngồi xếp bằng trên sàn. Gập chân phải qua bên trái và đặt bàn chân ra phía sau đùi trái.
  •    Duỗi tay phải ra phía sau và đặt bàn tay lên sàn. Đặt khuỷu tay trái ra phía ngoài đầu gối phải.
  •    Xoay người về phía cánh tay phải đang duỗi thẳng.    Chân giữ nguyên tư thế cũ.
  •    Cố gắng giữ tư thế này từ 30 đến 60 giây cho mỗi chân.


Bài tập 7


  •    Làm tư thế quỳ gối chống hai tay xuống sàn, uốn cong lưng và ưỡn ngực.
  •    Thả lỏng vai, thở chậm và sâu, giữ tư thế này trong 10 giây.
  •    Sau đó cong lưng, đưa cằm về phía ngực. Giữ tư thế này trong 10 giây và ưỡn ngực trở lại.
  •    Tập bài tập này trong 1 hoặc 2 phút.


Bài tập 8


  •    Đây là bài tập đơn giản nhất. Ngồi trên hai gót chân, mở rộng hai đầu gối ra một chút.
  •    Uốn cong lưng cho đến khi trán chạm vào sàn.          Duỗi hai cánh tay về phía trước sau đó thư giãn, hít thở chậm và sâu.
  •    Giữ tư thế này bao lâu tùy bạn nhưng đừng ít hơn năm lần hít thở sâu.

Mức phạt vi phạm giao thông tăng nặng thế nào từ 1/8

 Phần lớn lỗi vi phạm phổ biến với ôtô sẽ tăng mức phạt từ 2 đến 4 triệu đồng, kéo dài thời gian tước giấy phép lái xe so với quy định hiện hành.

Mức phạt vi phạm giao thông tăng nặng thế nào từ 1/8
Tiến Thành - Bá Đô

Học sinh thời chiến ở miền Bắc.

Chỉ còn những người thế hệ 50, 60 mới biết và nhớ được những hình ảnh này nhỉ ?
(các bạn click vào ảnh để xem cho rõ)
Những bức ảnh học sinh đội mũ rơm đi học nằm trong triển lãm Trẻ em thời chiến được trưng bày tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) từ ngày 1 đến 5/6. Mũ rơm đi học là phong trào của học sinh miền Bắc, ra đời trong thời kỳ chống chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ.
Học sinh, trẻ em đến trường, ra ngoài lao động đều đội mũ rơm tránh bom, đặc biệt là bom bi rất nguy hiểm. Thời kỳ chiến tranh phá hoại, Hải Phòng là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề của bom đạn. Các lớp học ở An Hải (huyện cũ) đều có trần lợp rơm khá dày.
Lớp học ở sân đình, bàn ghế đơn sơ, có thêm mũ rơm và chiếc túi cứu thương làm bạn với học trò.
Học sinh trường cấp 2 Hữu Loan (Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) tập đan mũ rơm. Những sợi rơm bện chặt lại có thể hạn chế được sự sát thương của bom đạn, nhất là bom bi.
Học sinh trường cấp 1 Minh Phương (Việt Trì) đội mũ rơm cho nhau. Chiếc mũ đi vào bài thơ Chào xuân 67 của nhà thơ Tố Hữu: Chào các em, những đồng chí của tương lai/ Mang mũ rơm đi học đường dài/ Chuyện thần kỳ dân tộc ta là vậy...
Hành trang đến trường của tuổi thơ thời chiến ngoài sách vở còn có mũ rơm, cáng cứu thương, xẻng, cuốc để đào hầm.
Học cách sơ cứu vết thương sau giờ học.
Chiếc mũ rơm cũng không rời khi học sinh tự làm bánh mì.
Học sinh đào hầm cá nhân ở khắp nơi để có thể trú ẩn bất cứ lúc nào có báo động.
Hai nữ sinh ôn bài bên hầm trú ẩn.  Độc giả Nguyễn Thanh Minh chia sẻ: "Không thể quên những tháng năm tuổi thơ đã trải qua, hồn nhiên đến trường với mũ rơm trên đầu, mặc cho tiếng rít của máy bay phản lực, tiếng bom rền, tiếng súng cao xạ của bộ đội ta, từng tràng đạn đỏ lừ nối đuôi nhau phóng lên trời tạo thành một lưới lửa vây máy bay Mỹ, tiếng vo vo của mảnh đạn phòng không rơi xuống như tiếng bay của đàn ong. Rồi hò reo, chạy theo các chú bộ đội đi bắt phi công Mỹ bị bắn rơi nhảy dù dù bị người lớn cấm. Rồi trải qua những năm tháng gian khổ chống quân Trung Quốc xâm lược biên giới. Để rồi sau này vẫn ngẩng cao đầu vào đại học. Chúng tôi tự hào là thế hệ 6X".
Sau này, mũ rơm còn là quà của GS Nguyễn Thiện Nhân, nguyên Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo tặng cho thầy trò trường THCS Nam Từ Liêmtrong lễ khai giảng năm học mới.

9 động tác giúp phái mạnh dẻo dai kéo dài giờ 'yêu'

Các động chống đẩy, Plank, Squat, Lunge và yoga giúp tăng cường sinh lực, sức bền, sự dẻo dai cho nam giới, theo Live Strong.
Kegel đem đến những cơn cực khoái bất ngờ, tăng cường sinh lực, kéo dài thời gian yêu, khắc phục nhược điểm của cơ thể do tuổi tác hay áp lực, căng thẳng từ cuộc sống. Kegel là bài tập thể dục cho nhóm cơ đặc biệt gọi là "nhóm cơ mu cụt". Nhóm cơ này được xem là tác động lên hệ niệu sinh dục. Bài tập Kegel chỉ tốn khoảng vài phút mỗi ngày, thậm chí có thể tập luyện khi đang làm những công việc khác nhau như chờ đèn đỏ, làm việc. Bài tập chỉ đơn giản là siết chặt nhóm cơ mu cụt và giữ yên trong 5 giây, thả lỏng và lặp lại giúp kiểm soát tốt hơn vùng cơ chậu.
 
Upward-facing dog là tư thế yoga giúp căng giãn vùng cơ trung tâm và toàn bộ thắt lưng đồng thời duy trì hoạt động của cơ lưng dưới. Nghiên cứu cho thấy tư thế này bảo vệ đốt sống lưng dưới khỏi nhức mỏi khi “vào cuộc”. 
 
Squat được mệnh danh là “nữ hoàng phòng tập”, tốt cho cả nam giới lẫn phái đẹp để sở hữu vòng 3 săn chắc, hấp dẫn. Bạn thực hiện động tác hạ gối, hai chân bằng vai, gót chân giữ chặt trên sàn như đang ngồi trên một chiếc ghế tưởng tượng. Squat giúp tăng cường lưu thông máu đến vùng tam giác sinh sản giúp bạn sung sức hơn.
 
Động tác co duỗi vùng xương chậu và thắt lưng dưới rất tốt cho nam giới phải ngồi nhiều, dân văn phòng. Bài tập căng duỗi vùng khớp háng, giúp máu lưu thông tốt hơn được chứng minh giúp tăng cường khoái cảm.
 
Chạy bộ, đạp xe, cardio, leo cầu thang, leo núi… những bài vận động tích cực luôn có ích để bạn rèn thể lực sung mãn, xua tan những áp lực từ công việc, cuộc sống và sẵn sàng nhập cuộc.
 
Thực hiện bài tập Lunge với tư thế chân trước chân sau, từ từ cong đầu gối trái tạo thành một góc vuông 90 độ trong khi đầu gối chân phải vuông góc với bắp chân. Thực hiện mỗi bên chân 15 lần giúp tăng cường lưu thông máu đến vùng xương chậu.
 
Tư thế Plank giúp tăng sức khỏe, sức bền toàn diện cho cơ thể trong công việc hay sinh lực trên mặt trận 4m2. Plank là bài tập rất đơn giản  chỉ gồm một động tác duỗi thẳng người và chống tay xuống sàn vuông góc với vai. Tuy nhiên bạn lưu ý nhón chân, nâng người lên giữ hông, lưng, đầu thẳng hàng và siết chặt cơ bụng. 
 
Reclined Butterfly là tư thế yoga giúp giãn nở cơ đùi trong và phần hông để nam giới dẻo dai, linh hoạt trong những đêm chăn gối. Thực hiện động tác chuẩn như sau, nằm thẳng lưng, hai gối cuộn lại và kéo sát vào đùi sao cho lòng bàn chân chạm vào nhau. Hai tay ôm lấy các ngón chân, giữ thẳng khuỷu tay. Hít vào lưng ngả xuống thảm, giữ nguyên vị trí của tay chân. Hít thở sâu, thực hiện vẫy đùi liên tục khoảng 20 giây.
 
Động tác chống đẩy không còn xa lạ gì với phái mạnh được chứng minh giúp tăng cường sức khỏe toàn diện. Nam giới thường xuyên tập hít đất sẽ dẻo dai, bền sức và có thể kéo dài cuộc yêu lâu hơn.
 
Như Mây

Đi Chùa phải hiểu Phật.

Hiện nay, đi chùa lễ Phật đã trở thành một tục lệ tốt đẹp được nhiều người duy trì. Nhưng đi lễ Phật mà chưa hiểu Phật, thì cầu cúng cũng chẳng để làm gì.
Đi chùa lễ Phật, trước tiên phải hiểu rõ, Phật là bậc Đại từ bi (muốn giải thoát chúng sinh thoát khỏi khổ đau), Đại minh triết (giáo lý nhà Phật nhân văn, sâu sắc). Ngài không “cho” (ban phát), mà chỉ “dạy” (giác ngộ).
Vì thế, đi chùa mà dâng mâm cao cỗ đầy, cầu xin điều này việc kia thì tốt nhất không nên đi. Đi lễ Phật là thành tâm, hãy nhớ kĩ những điều sau:
1. Từ bỏ tham – sân – si: Bởi phiền não của con người cũng từ đây mà ra. Vì thế Phật dạy: “Tri túc tâm thường lạc” (Biết đủ thì lòng mới vui). Vậy đi chùa đừng “xin” Phật quá nhiều thứ, mà nên chú ý đến việc niệm Phật và lễ Phật, bởi “Niệm Phật một câu Phúc sinh vô lượng” và “Lễ Phật một lạy tội diệt hà sa”.

2. Phát tâm từ bi hỷ xả: Từ bi là lòng thương người, không chỉ thương người hoạn nạn, mà thương cả kẻ đã gây hoạn nạn cho ta. Bởi theo Luật nhân quả của đạo Phật thì “Nếu bạn gieo lòng tốt – Bạn sẽ gặp thân thiện, Nếu bạn gieo tha thứ – Bạn sẽ gặt hòa giải”.
Hỷ xả là vui mừng và buông bỏ. Hai hành động này có tác động tương hỗ lẫn nhau. Muốn được vui mừng (hỷ) thì phải biết buông bỏ (xả).

3. Hiểu tác dụng của việc bố thí, cúng dường: Không phải đi chùa cứ dâng lễ lớn, đốt nhiều vàng tiền, đồ mã là được nhiều Phúc đức, được Phật độ cho nhiều việc, ban cho nhiều thứ.
Làm như vậy, tức vẫn còn nặng lòng tham, thì Phúc đức rất ít.
Vì Đức Phật đã dạy: “Phúc báu nhiều hay ít là do Tâm bố thí nhiều hay ít, chứ không phải của bố thí nhiều hay ít”. Vậy chỉ cần lòng thành, tâm tốt thì việc cúng lễ dù ít, dù nhiều cũng đều được Phúc lớn. Cúng theo khả năng của mình, chân tâm dâng lên là được.

4. Hiểu nguyên lý Nghiệp (báo), Duyên (khởi) và quy luật Nhân quả: Triết lý Phật giáo về ác giả ác báo, có nhân ắt có quả, tạo duyên ác ắt gặp nghiệp ác ai cũng nên hiểu. Vì thế đi chùa phải song hành với thanh tâm. Người làm việc xấu nhận thức ra, biết hối lỗi, đi lễ Phật, sám hối lỗi lầm, xả bỏ vô minh, làm việc thiện tránh việc ác thì chắc chắn sẽ được đức Phật chứng giám và độ cho để chuyển hóa nghiệp.
Phật tử hay người bình thường có thể cầu Phật độ cho Quốc Thái – Dân An, bản thân và gia đình được bình an, thân tâm an lạc, phúc đức đủ đầy, công việc hanh thông viên mãn…hoặc sám hối lỗi lầm trước Tam Bảo để xin chuyển Nghiệp từ xấu sang tốt, từ nặng thành nhẹ.

Hiểu được đạo Phật từ bi, công bằng, minh triết và nhân văn như vậy để làm theo lời Phật dạy thì việc đi chùa lễ Phật mới thực sự có ý nghĩa và tác dụng.