15/06/2016

Sức mạnh Su-30MK2 - chiến đấu cơ hiện đại nhất của không quân Việt Nam

Tiêm kích đa năng Su-30 do Tổ hợp công nghiệp hàng không Sukhoi chế tạo, được xem như bước chuyển quyết định giữa tiêm kích thế hệ 4 và thế hệ 4+ của ngành công nghiệp hàng không quân sự Nga.
Được mệnh danh là “Hổ mang chúa”, Su-30 có khả năng phát hiện mục tiêu cách xa vài trăm km nhờ hệ thống ra-đa điều khiển hỏa lực tầm xa.
Đặc tính kỹ thuật của Su-30 được trình bày trên hình infographics dưới đây.
Su-30 (NATO gọi là Flanker-C) là tiêm kích hạng nặng đa nhiệm hai chỗ ngồi thế hệ 4+ của Nga/Liên Xô được chế tạo từ chiếc Su-27UB.
Phát triển trên cơ sở các biến thể của máy bay tiêm kích Su-27, nhưng với tầm bay chiến đấu được mở rộng nhờ khả năng tiếp dầu trên không và khả năng mang cũng như sử dụng các tổ hợp vũ khí tiến công mặt đất có điều khiển chính xác từ tầm xa, Su-30 được xếp vào nhóm vũ khí tiến công xung kích đường không chống các mục tiêu chiến thuật-chiến dịch và chiến dịch nằm phía sau chiến tuyến của đối phương.
Su-30 có thể theo dõi cùng lúc hàng chục mục tiêu và tấn công đồng thời 4 mục tiêu cùng một lúc, với hệ thống hoả lực trang bị trên máy bay khá đa dạng và hiện đại từ bom, tên lửa cho đến rốc-két,…

14/06/2016

Dấu hiệu bất thường của cơ thể cần lưu ý

Thèm ăn cá
Dấu hiệu này có thể do cơ thể bạn đang thiếu iốt. Ăn hải sản có thể cung cấp iốt chơ cơ thể. Nhưng bạn cũng nên đi bác sĩ để được kiểm tra rõ ràng nhất.
Thèm ăn salad
Salad là món ăn rất tốt cho cơ thể. Nếu có cảm giác thèm món ăn này kéo dài thì đây là dấu hiệu cảnh bảo bạn đang có vấn đề về gan hoặc viêm dạ dày. 
Thèm ăn chua
Nếu gặp vấn đề về gan hoặc túi mật, bạn có cảm giác thèm thức ăn chua thường xuyên. Uống nước chanh và nước ép nam việt quất rất tốt cho tình trạng này.
Thèm ăn mặn
Một số nghiên cứu chỉ ra viêm nhiễm trong cơ thể có thể làm cho bạn thèm thức ăn mặn. Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu tình trạng này kéo dài. 
Thèm đồ ngọt
Khi lượng đường trong máu quá thấp, bạn có thể thèm đồ ngọt. Hãy thử dùng mật ong và tham khảo ý kiến bác sĩ để lượng đường trong máu của bạn được cân bằng.
Chảy máu nướu
Khi cơ thể thiếu vitamin C, nướu có thể chảy máu. Tỏi, trái cây và rau xanh, nước chanh có thể giúp cải thiện tình trạng này.
Mất ngủ
Kali và magiê thiếu hụt làm cho bạn mất ngủ và ngủ không ngon giấc. Ăn nhiều rau xanh lá, củ cải, mơ, hạnh nhân và các loại hạt để cải thiện giấc ngủ của bạn.
Da khô
Nếu da bong tróc, khô ráp mà không có lý do thì có thể cơ thể bị thiếu vitamin E. Hãy tiêu thụ dầu cá và các loại hạt để cải thiện làn da.
Móng tay, tóc giòn
Khi cơ thể thiếu vitamin B hoặc canxi, móng tay và tóc có thể trở nên giòn. Tiêu thụ sữa, các loại đậu, ngũ cốc và khoai tây để cơ thể được nạp đủ các vi chất này. 


13/06/2016

Cơm rượu nếp với sức khỏe

Ăn rượu nếp thường xuyên sẽ giúp cơ thể phòng chống được nhiều bệnh tật đến không ngờ. Tuy nhiên điều này không phải ai cũng biết.
Cơm rượu nếp làm món ăn phổ biến trong ngày Tết đoan Ngọ (5/5 âm lịch hàng năm). Nhờ mùi vị hấp dẫn và thành phần dinh dưỡng phong phú, cơm rượu nếp được xem như là một trong những món ăn bổ dưỡng nhất trong dân gian Việt Nam, lại vừa dễ làm, rẻ tiền.
Thường do quan niệm hoặc sự ý nhị không cần thiết mà món ăn này nam giới cũng ít dùng; chị em phụ nữ thì e ngại lọ chai; bởi vậy tìm hiểu từ nhiều nguồn và bằng chứng nghiệm từ thực tế để giới thiệu tới mọi người một loại thực phẩm bổ dưỡng đa chức năng. 
Theo tớ, mùa nào làm món này cũng được. Hè thì tùy nhiệt độ mà 2 - 3 ngày đã được; Đông thì để trong nơi kín gió, cũng chăc trên dưới 1 tuần đã có mùi thơm dậy khắp nhà rồi; thời buổi thị trường, gạo và men rất sẵn, mỗi không có lá sen thôi (ta thay bằng lá khác như dong chả hạn - có điều không thơm thôi).
tet-doan-ngo-bat-ngo-voi-cong-dung-cua-com-ruou-nhieu-nguoi-chua-biet-1--1--1465444868-width500height333
Tuy nhiên, vẫn còn một số người chưa thực sự tin tưởng vào chất lượng của món ăn này. Dưới đây là một vài quan niệm sai lầm phổ biến khiến nhiều người bỏ lỡ:
 Ăn cơm rượu sẽ… say như uống rượu?
Cơm rượu nếp chứa lượng cồn rất thấp. Vì vậy, khả năng gây say của cơm rượu gần như không có. Vì khi làm cơm rượu, người chế biến chỉ ủ trong 3 ngày, trong khi rượu sẽ ủ 7-10 ngày. Thời gian ủ càng lâu, lượng đường chuyển hóa thành cồn càng lớn. Do vậy, bạn hoàn toàn có thể yên tâm rằng cơm rượu rất khó gây nên cảm giác say xỉn như các loại rượu thông thường.
Ăn cơm rượu sẽ bị tăng cân?
Nhiều người lo lắng rằng ăn cơm rượu nếp cũng như ăn cơm, có tác dụng tăng cân. Tuy nhiên, ít người biết rằng, cơm rượu cũng còn tác dụng khác là giảm cân. Lý do là vì cơm rượu nếp có tác dụng làm giảm nồng độ cholesterol dư thừa, hỗ trợ cơ thể trong việc giảm cân.
Tuy nhiên, nếu muốn giảm cân bằng cơm rượu, các bạn chỉ nên sử dụng món ăn này một lượng vừa phải và không cho thêm đường để ăn kèm.
Ăn cơm rượu hại gan?
1465444903-1--2-
Khoảng 90% lượng rượu mà một người uống vào sẽ được chuyển hóa ở gan để trở thành những chất không có hại cho cơ thể. Vậy nên khi uống quá nhiều rượu, gan sẽ phải làm việc nhiều hơn mức bình thường, dẫn tới một số bệnh lý như xơ gan, gan nhiễm mỡ… Tuy nhiên, cơm rượu lại không mang lại hậu quả như vậy. Đặc biệt, cơm rượu nếp còn nổi tiếng với công dụng kiện tỳ, ích khí, giảm ho, bồi bổ gan thận…
 Công dụng của cơm rượu với sức khỏe
Cơm rượu nếp được làm từ nếp cẩm, nếp cái hoa chỉ bỏ lớp vỏ trấu, giữ lại lớp vỏ lụa và lớp cám bên ngoài. Lớp cám này rất giàu chất dinh dưỡng, bao gồm cả gluxit, protit, lipit, các muối khoáng. Trong đó, vitamin nhóm B và chất xơ là có nhiều hơn hết.
Do đó, ăn cơm rượu nếp không những có tác dụng bồi bổ cơ thể mà còn có thể ngăn ngừa được nhiều bệnh tật như:
Phòng bệnh thiếu sắt
Lượng sắt trong gạo nếp rất cao. Do vậy nếu chúng ta ăn gạo nếp cẩm mỗi ngày sẽ phòng được các bệnh về thiếu sắt. Đặc biệt là những phụ nữ mang thai, nên ăn ít nhất 2 lần/ tuần để hạn chế các tai biến cho cả mẹ và con về những nguyên nhân do thiếu sắt gây ra. Đa số phụ nữ đều bị do chức năng sinh lý mà, có điều tớ thấy nếp cẩm mới có tác dụng, chứ nếp cái chắc không nhiều bằng.
Tốt cho tim mạch
Kết quả nghiên cứu khoa học đã chỉ rõ men gạo nếp có chứa hoạt chất lovastatine và egosterol giúp hạn chế tình trạng tai biến tim mạch và giúp táiv tạo mạch máu cho các bệnh nhân sau khi phẫu thuật về tai biến mạch máu não. Đặc biệt thuốc chế tạo từ men rượu nếp cẩm không gây phản ứng phụ và không thay đổi huyết áp như các loại thuốc khác. Nhưng cái này theo tớ cũng nên dè chừng vì tùy cơ địa mỗi người mà áp dụng không kẻo tớ mang tội.
Kích thích tiêu hóa
Rượu nếp cái, rượu nếp cẩm là thức ăn đồng thời cũng là đồ uống, dùng nguyên cả nước lẫn cái, hương vị ngon thơm được nhiều người ưa chuộng, kể cả người cao tuổi và trẻ em. Món ăn này không những có tác dụng bồi bổ cơ thể mà còn giúp ăn ngon miệng, kích thích tiêu hoá.
Làm đẹp da cho chị em phụ nữ
Rượu nếp cái, rượu nếp cẩm là thức ăn đồng thời cũng là món ăn làm đẹp da cho phụ nữ bất chấp tuổi tác. Trước đây, các cụ nhà ta thường bồi dưỡng bà mẹ sau sinh bằng trứng ba giăng (trứng gà so ngâm với rượu nếp - hạ thổ 3 tháng) - nhưng gần đây, qua thực tế chứng nghiệm đã thấy tác dụng hiệu quả mà an toàn của loại trứng này đối với chị em phụ nữ, thậm chí còn cải thiện chức năng sinh lý của phụ nữ tuổi trung niên - không tin, mọi người tự làm sẽ thấy (tớ chắc chắn luôn à - các ông chồng chỉ có lết thôi nhé, lại chả thèm đi tơ tưởng gái ngoài nữa ấy chứ - vì làm gì còn hơi nữa ạ). 
Nếu có thêm mật ong rừng cho thêm vào ngâm cùng thì càng tuyệt; nhà tớ còn thêm long nhãn nữa; các thím không lo vị rượu đâu - chỉ sợ ngày một quả, các thím tham xơi tận 3 quả thì khổ thôi.
Cách làm thì cứ hỏi bác Google sẽ được tận tình chỉ dẫn nhé...

09/06/2016

Một số hình thức kiến trúc gỗ Việt Nam

Nguyễn Hữu Trí 

Với mong muốn người Việt phải biết kiến thức của cha ông Việt Ta nên mình cố gắng cung cấp được nhiều, thật nhiều thông tin hữu ích tới các bạn để ta cùng tham khảo.


1. Bộ khung nhà – vì kèo:

Trong kiến trúc cổ Việt Nam thường gặp nhất nhà rường với bộ khung nhà (bộ vì) được liên kết theo kiểu “giá chiêng, chồng rường”. Vì giá chiêng, có hình giống như cái giá để treo chiêng, gồm hai trụ chống và thanh bắc ngang trên hai trụ. Trụ có thể được chuyển hoá thành đấu hay cột trốn, giữa giá chiêng có thể có tấm ván trang trí hình lá đề hoặc hình quầng lửa. Vì chồng rường được tạo bởi các dầm gỗ có độ dài thu dần chồng lên nhau tạo thành hình tam giác, các dầm đặt trực tiếp lên nhau hoặc có những đấu gỗ đệm. Ở vì kèo truyền thống thì có câu đầu nối ngang 2 vì, chồng rường xếp trên xà nách.

Trong khung nhà có cột (bao gồm cột cái và cột quân), các loại xà ngang (chịu kéo liên kết các cột với nhau), bẫy, kẻ. (Sẽ đề cập rõ trong phần sau)






Sau này khi được xây dựng ở miền Trung, hệ kế cấu nhà gỗ Việt Nam được cải biến thành nhiều hệ kết cấu mới rất đa dạng như “chồng rường - giả thủ” hay còn gọi là “trính chồng - con đội” tức là không có kèo mà ba cây trính chồng lên nhau, liên kết với ba con đội. Kiểu liên kết vì kèo này rất phổ biến ở Huế và phố cổ Hội An.


Hình trên với hình dạng bàn tay 5 ngón (giả thủ) miêu tả hệ vì “chồng rường – giả thủ” tại một ngôi nhà cổ ở Hội An.


2. Mái nhà cổ Việt Nam:

Hệ mái của kiến trúc cổ Việt Nam mang nhiều nét đặc trưng so với kiến trúc cổ Phương Đông: Mái dốc thẳng đến gần diềm mái thì được đỡ bởi bảy (có tác dụng như đòn bẩy), tỷ lệ chiều cao mái chiếm 2/3 so với chiều cao công trình.



Triền mái của kiến trúc cổ Việt Nam thẳng, không cong, nhưng hếch lên ở góc mái tạo sự thanh thoát, lấy cảm hứng từ mũi thuyền của nền văn hóa sông nước. Hệ kết cấu mái bao gồm các thành phần chính sau:


- Hoành hay còn gọi là xà gồ là các dầm chính đỡ mái đặt nằm ngang theo chiều dài nhà, vuông góc với khung nhà.

- Dui hay còn gọi là rui là các dầm phụ trung gian, đặt dọc theo chiều dốc mái (trực giao với hoành), gối lên hệ thống hoành.

- Mè là các dầm phụ nhỏ, đặt trực giao với dui, song song với hoành, gối lên hệ dui. khoảng cách giữa các mè là nhỏ nhất, vừa đủ để lợp ngói. Việc sử dụng hệ kết cấu hoành - dui - mè, nhằm phân nhỏ nhịp của kết cấu đỡ mái thành hệ lưới vừa đủ để lát lớp gạch màm và lợp ngói bên trên.



Mái nhà người Việt cổ cũng có nhiều loại, do vậy hệ giàn mái cũng có chút khác đi để phù hợp hơn với nhu cầu sử dụng và thẫm mỹ của mái nhà

- Hình thức hai mái, hai đầu hồi bít đốc

- Hình thức bốn mái, với hai mái phụ hai đầu hồi gọi là hai chái nhà. Mỗi chái nhà gồm có một hàng cột quân (có thể thêm một hàng cột hiên), các hàng cột này xoay vuông góc với các hàng cột trong các gian chính.



3. Hệ cột:




Trong bộ khung nhà kiến trúc cổ Việt Nam, cột là bộ phận chịu lực nén, hầu được đặt trên các đế cột bằng đá mà không có bất kỳ mối liên kết nào giữa phần thân cột và phần đế. Công trình vững chắc được là hoàn toàn dựa vào sức nặng, sức đè nén của nó.


Điểm nổi bật ở cột nhà Rường là mập và phình to ở giữa. Có thể có 1,2 hay nhiều loại cột cùng tồn tại trong một hệ khung nhà. Thường thấy 3 loại cột chính:


- Cột cái: cột chính của nhà đặt ở hai đầu nhịp chính tạo chiều sâu cho gian giữa. Nối hai cột cái là câu đầu.


- Cột quân hay cột con: cột phụ ngắn hơn cột cái, nằm ở đầu nhịp phụ hai bên nhịp chính. Khác biệt chiều cao của cột cái và cột con tạo ra độ dốc của mái nhà. Xà nách nối cột con với cột cái.


- Cột hiên: nằm ở hiên nhà, phía trước, ngắn hơn cột con. Kẻ bảy nối cột con và cột hiên.



Ở mỗi đầu cột, đều có liên kết mộng với các xà dọc, xà ngang…, chân cột cũng liên kế với các xà ngưỡng. Toàn bộ hệ chịu lực được kết dính với nhau bằng liên kết mộng, không cần sự hỗ trợ của keo dán hay kim loại. Các mối liên kết ngang dọc giữa cột và xà tạo nên một kết cấu hình hộp vững chắc.





4. Xà

Xà là các giằng ngang liên kết các cột lại với nhau, bao gồm các xà nằm trong khung nhà và nằm ngoài khung nhà (Hình trên phần Hệ cột miêu tả mối liên kết cột – xà trong bộ khung). Xà nằm trong khung nhà gồm có:



- Xà lòng, tức câu đầu hay chếnh: liên kết các cột cái của khung.
- Xà nách hay thuận: liên kết cột quân vào cột cái, trong khung.

Các loại xà nằm ngoài khung gồm có: (Xem hình chú thích ở trang 1)
- Xà thượng liên kết đỉnh các cột cái; xà này song song với chiều dài của nhà.
- Xà hạ hay xà đại, liên kết các cột cái tại cao độ đỉnh cột quân, gần sát vị trí liên kết xà lòng, xà nách vào cột cái. Xà này cũng chạy song song với chiều dài của nhà.

- Xà tử thượng (xà trên của cột con): liên kết các cột quân của các khung ở bên trên.

- Xà tử hạ (xà dưới của cột con): liên kết các cột quân của các khung ở bên dưới, tại mức độ cao ngay trên hệ cửa bức bàn.

- Xà ngưỡng nối các cột quân ở vị trí ngưỡng cửa. Xà này đỡ hệ thống cửa bức bàn.

- Xà hiên liên kết các cột hiên của các khung.

- Thượng lương, còn gọi là đòn dông hay Xà nóc đặt trên đỉnh mái.


5. Bẩy - kẻ:


Bẩy hay bẩy hậu hoặc bẩy hiên: là dầm nằm trong khung liên kết vào cột quân phía sau nhà, đỡ phần mái vẩy phía sau. Đối với nhà ở thì tiền kẻ, hậu bẩy. Đối với các công trình công cộng như đình làng, thường bốn mặt xung quanh đều có hiên thoáng không có cột hiên, nên thường dùng bẩy hiên.

Kẻ là các dầm đơn đặt theo phương chéo của mái nhà, gác lên các cột bằng liên kết mộng, thường có các loại kẻ sau:


- Kẻ ngồi là kẻ gác từ cột cái sang cột quân, trong khung;

- Kẻ hiên là kẻ gác từ cột quân sang cột hiên, trong khung. Một phần kẻ hiên được kéo dài đâm xuyên qua cột hiên để đỡ phần chân mái.

Bẩy kẻ ngoài tính chất chịu lực nó còn là vị trí ưa thích của những nghệ nhân điêu khắc xưa. Nội dung điêu khắc mô phỏng theo tâm linh, đời sống, văn hóa tùy theo thể loại các công trình từ nhà ở đến đình làng, tôn giáo.








6. Các bộ phận kết cấu khác:

- Con rường là các đoạn gối đỡ mái dạng dầm gỗ hộp để đỡ hoành mái, được đặt chồng lên nhau. Chiều dài của chúng thu ngắn dần cân theo chiều vát của mái, càng các con rường bên trên càng ngắn. Ở vì nóc các con rường nằm chồng lên câu đầu.

- Con lợn còn gọi là rường bụng lợn: là con rường trên cùng, gối lên con rường bên dưới qua hai đoạn cột ngắn gọi là trụ trốn, và làm nhiệm vụ đỡ xà nóc (thượng lương). Bên dưới rường bụng lợn (giữa hai trụ trốn) là ván lá đề thường để điêu khắc trang trí. Con lợn có thể được thay bằng giá chiêng.

- Rường cụt là loại rường nằm ở vì nách (giữa cột cái và cột quân), chúng nằm chồng trên xà nách, chúng cũng đỡ hoành và vẫn thu dần chiều dài khi lên cao theo độ dốc mái.


08/06/2016

Tết mồng Năm tháng Năm: Giết sâu bọ

ST từ nhiều nguồn trên Net.

Theo truyền thuyết ở Việt Nam (chưa được kiểm chứng), vào một ngày sau vụ mùa nông dân chúng đang ăn mừng vì trúng mùa, nhưng sâu bọ năm ấy kéo dày ăn mất cây trái, thực phẩm đã thu hoạch. Nhân dân đau đầu không biết làm cách nào để có thể giải được nạn sâu bọ này, bỗng nhiên có một ông lão từ xa đi tới tự xưng là Đôi Truân. Ông chỉ dân chúng mỗi nhà lập một đàn cúng gồm đơn giản gồm có bánh gio, trái cây sau đó ra trước nhà mình mà vận động thể dục. Nhân dân làm theo chỉ một lúc sau đó sâu bọ đàn lũ té ngã rã rượt. Lão ông còn bảo thêm: Sâu bọ hằng năm vào ngày này rất hung hăng, mỗi năm vào đúng ngày này cứ làm theo những gì ta đã dặn thì sẽ trị được chúng. Dân chúng biết ơn định cảm tạ thì ông lão đã đi đâu mất. Để tưởng nhớ việc này, dân chúng đặt cho ngày này là ngày "Tết diệt sâu bọ", có người gọi nó là "Tết Đoan ngọ" vì giờ cúng thường vào giữa giờ Ngọ.
Trong văn hoá Việt thì ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch lại là ngày giỗ Quốc mẫu Âu Cơ. Trong dân gian đã lưu truyền câu ca dao:
Tháng Năm ngày tết Đoan Dương.
Là ngày giỗ Mẹ Việt Thường Văn Lang.
Ở vùng đồng bằng Nam Bộ Việt Nam thì ngày mùng 5 tháng 5 còn được gọi là ngày "Vía Bà", thờ Linh sơn Thánh mẫu trên núi Bà Đen.
Ở Đồng Tháp nói riêng và các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long nói chung, ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch còn gọi là ngày "nước quay", vì cứ theo lệ hàng năm, nước ở thượng nguồn đổ về đến nước ta làm nước sông trở thành đỏ đục và có nhiều xoáy nước. Và năm nào cũng vậy, ngày này được coi là ngày bắt đầu của những mùa lũ hàng năm.
Theo quan niệm xưa, trong hệ tiêu hóa của con người thường có sâu bọ (giun, sán ký sinh) gây hại cho sức khỏe. Tuy vậy, chỉ có ngày mùng 5.5 âm lịch (Tết Đoan Ngọ) là chúng ngoi lên nên đây là dịp thuận lợi để trừ khử.
Theo Tiến sĩ (TS) Nguyễn Ngọc Thơ, Phó trưởng khoa Văn hóa học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM) để bạn đọc khám phá thêm nhiều điều thú vị đằng sau phong tục này.
Khởi đầu cho giai đoạn nóng nhất năm
Theo TS Nguyễn Ngọc Thơ, Tết Đoan ngọ là dịp quan trọng thứ hai trong năm, sau tết Nguyên đán. Tết Đoan ngọ còn có tên gọi khác là Tết Nửa năm (vì người Việt trước dùng lịch kiến Tý, tháng mở đầu trong năm là tháng 11 âm lịch), Tết Đoan dương, Tết Trùng ngũ,…
Các hoạt động chính vào Tết Đoan Ngọ
Tết Đoan Ngọ là dịp người ta thường ăn tết ở nhà với gia đình. Buổi sáng sớm ngày Tết Đoan Ngọ người ta ăn bánh tro, trái cây, và rượu nếp để giết sâu bọ, bệnh tật trong người. Thường lệ người ta ăn rượu nếp tức thì sâu khi họ ngủ dậy.
Người ta cúng lễ cho một tiết mới, mừng sự trong sáng và quang đãng.
Nhiều người tắm nước lá mùi để phòng bệnh và tẩy trừ "sâu bọ". Nhiều địa phương ở ven biển đúng giờ ngọ họ đi tắm biển. Tại vì ngày này, theo quan niệm dân gian khí dương mạnh nhất trong năm, người ta cúng lễ để cầu an. Cũng theo quan niệm đó, các loại cây lá hái trong thời gian này có tác dụng chữa bệnh tốt nhất nên các thầy thuốc thường lên núi hái thuốc.
Vào dịp Tết Đoan Ngọ, ai bị cảm cúm nên dùng 5 loại lá: bạch đàn, xương rồng, ngũ trảo, dâu tằm ăn, và sả nấu nước xông để bớt bệnh. Người ta cũng tìm mua cành xương rồng bỏ trong nhà để đuổi tà ma.
Nét ẩm thực đặc biệt
Bánh tro hay là bánh gio
Bánh tro đã trở thành món ăn truyền thống trong dịp Tết Đoan Ngọ ở Nam Trung Bộ và Miền Nam Việt Nam. Bánh tro có nhiều tên khác nhau như banh ú, bánh gio và bánh âm và có vài biến thể khác nhau theo điệu phương. Người ta làm bánh bằng gạo đã ngâm từ nước tro được đốt bằng củi các loại cây khô hay rơm, gói trong lá chuối. Bánh tro dễ ăn, dễ tiêu làm mát ruột, thường ăn với đường hoặc mật.
Ở miền Bắc, ngày này các gia đình thường làm các món từ vịt, đặc biệt là tiết canh vịt (nhưng những năm gần đây, sau khi có dịch cúm gia cầm thì người ta hạn chế ăn.) Nhưng dường như các chợ ở miền Bắc và Bắc Trung Bộ những ngày trước và trong Tết Đoan Ngọ thường rất rộn rã việc mua bán vịt sống.
Rượu nếp hay cái rượu cũng là món ăn được nhiều người ưa thích trong tết Đoan Ngọ. Uống rượu hoặc ăn rượu nếp giết sâu bọ.

Đoan ngọ có thể hiểu là “ngày mở đầu chuỗi ngày nóng nhất trong năm”. Đoan nghĩa là bắt đầu, ngọ chỉ giờ ngọ, tức là khoảng thời gian nóng nhất trong ngày (từ 11 giờ trưa đến 1 giờ chiều).
Tết Đoan ngọ ở Việt Nam có cùng khởi nguồn với vùng đất Bách Việt ở Nam Trung Hoa và Bắc Đông Dương. Đây vốn là vùng nông nghiệp lúa nước trù phú do các dân tộc Bách Việt gây dựng nên.
Về vị trí địa lý, khu vực này nằm dọc hai bên chí tuyến bắc nên có mùa hè oi bức, khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Chính nghề trồng lúa nước đã yêu cầu người nông dân phải quan sát thời tiết nên nhờ vậy, phong tục Tết Đoan ngọ hình thành.
Tại sao phải giết sâu bọ?
TS Nguyễn Ngọc Thơ cho rằng ý nghĩa lớn nhất và sâu sắc nhất của phong tục Tết Đoan ngọ là giết sâu bọ.
Theo quan niệm xưa, trong hệ tiêu hóa thường có sâu bọ, nếu không trừ đi thì chúng sẽ sinh sản ngày một nhiều và gây tai hại. Tuy nhiên, việc tiêu diệt chúng không phải thời gian nào cũng có thể làm được. Chỉ có ngày mùng 5.5 chúng mới ngoi lên, là cơ hội để trừ khử.
Nhiều người quan niệm ăn mận để trừ sâu bọ dịp Tết Đoan ngọ
Nhiều người quan niệm ăn mận để trừ sâu bọ dịp Tết Đoan ngọ
Người ta dùng thức ăn để giết sâu bọ, trong đó nhiều nhất là rượu nếp (để giết giun sán) và hoa quả (để tăng cường vitamin). Theo phong tục, trong ngày này mọi người buổi sáng ngủ dậy không được đặt chân xuống đất, phải súc miệng ba lần cho sạch rồi ăn một quả trứng vịt luộc, xong mới được bước chân ra khỏi giường. Sau đó ăn một bát rượu nếp để sâu bọ say, ăn tiếp trái cây (vải, sấu, đào, mận,…) cho sâu bọ chết.
Người người đi hái thuốc
Ngày xưa, vào tết Đoan ngọ trẻ nhỏ sẽ được cha mẹ đeo cho túi bùa ngũ sắc để trị tà ma, tránh các loài có nọc độc, diệt trừ sâu bọ. Người lớn thì nhuộm móng tay, móng chân (chừa ngón trỏ vì là ngón thần chỉ) bằng màu từ các loại lá cây để trị tà ma.
Ngày nay, nhiều gia đình ở nông thôn và thành thị vẫn ăn cơm rượu, ăn trái cây và dành nhiều thời gian nghỉ ngơi trong dịp này.
Một số vùng vẫn giữ tục đi hái thuốc ngày mùng 5.5 bởi vì trong ngày này dược tính đạt mức cao nhất. Các loại thảo mộc được hái nhiều nhất là trà, ngải cứu, đinh lăng, lá bưởi, lá trầu không,… Bên cạnh đó, tục treo ngải cứu bảo vệ sức khỏe và tắm nước lá mùi (có thể thay bằng các lá tía tô, lá bưởi, kinh giới,…) cũng được nhiều gia đình thực hiện.
Bánh tro cũng là một trong các món quen thuộc của dịp này
Ba miền ba sắc thái cỗ
Ở các địa phương ven sông, biển thì tục tắm mùng năm được duy trì phổ biến. Trong ngày này, mọi người sẽ canh đúng giờ ngọ để đi tắm sông, biển. Nhiều người dân ở đồng bằng sông Cửu Long tin rằng sông nước Mê-kong trong ngày này rất linh thiêng, có thể giúp “tẩy rửa bệnh tật”. Tương tự, nhiều người đi tắm biển lúc đúng 12 giờ trưa cũng tin rằng tắm biển vào giờ này sẽ giết chết sâu bọ trong người.
Dịp này, các gia đình thường chuẩn bị mâm thức ăn nguội để cúng bái tổ tiên rồi sẽ ăn để bảo vệ sức khỏe. Miền Bắc thường sẽ có quả dưa hấu trên bàn cúng; từ Thanh Hóa vào đến Huế thường nấu xôi ăn với thịt vịt; còn người Đà Nẵng đến Quảng Ngãi thường cho trẻ nhỏ vào vườn hái quả ăn, một số ít gia đình nấu xôi chè cúng lễ. Cư dân nông thôn miền Nam thường đúc bánh lọt, bánh tro, nấu chè trôi nước và xôi gấc cúng tổ tiên rồi cả nhà quây quần cùng nhau ăn.
Ngoài ra, nhiều gia đình cũng tập trung về phía ngoại, thăm thầy cô giáo cũ, thăm thầy thuốc, ân nhân,…
Như vậy, sự ra đời của phong tục Tết Đoan ngọ trước hết là để đáp ứng nhu cầu chống nóng bảo vệ sức khỏe. Tết Đoan ngọ là một phong tục “dĩ hàn khứ nhiệt” (dùng tính lạnh để khử tính nóng như ăn trái cây mát để giải nhiệt, tắm sông giải nhiệt,…) mang tính chất tự phát gắn liền với văn hóa dân gian.
Theo thời gian, phong tục này gắn thêm các ý nghĩa giáo dục đạo đức xã hội và quan niệm tâm linh, biến tết Đoan ngọ thành một phong tục văn hóa thể hiện đặc trưng của dân tộc.

Tết Đoan ngọ của Việt Nam bắt nguồn từ Trung Quốc?
Nhiều người cho rằng Tết Đoan ngọ của Việt Nam có nguồn gốc từ Tết Đoan ngọ của Trung Quốc nhưng đây là quan điểm chưa chính xác.
Tác giả W. Eberhard viết trong Chinese Festivals: “Đoan ngọ là tết của phương Nam, tết cầu may, tết của sự sống”. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu khác cũng chứng minh tết Đoan ngọ của Việt Nam và Trung Quốc có chung một khởi nguồn.
Ban đầu, chỉ có người phương Bắc của Trung Quốc tiếp nhận và hưởng ứng, sau đó lan truyền sang nhiều địa phương khác nhau và gắn vào nhiều điển tích khác nhau từ Ngũ Tử Tư, Việt vương Câu Tiễn, Khuất Nguyên đến Tào Nga, Trần Lâm,… để khoác lên ngày tết này những chức năng xã hội theo phong cách riêng.
Còn người Việt Nam thiên hẳn về lối sống dân gian, tư duy tổng hợp và truyền thống văn hóa truyền miệng đã giúp giữ gìn phong tục ngày tết này mà không cần gắn liền với các nhân vật lịch sử.
Đến đầu công nguyên, Việt Nam tiếp nhận văn hóa của Trung Quốc gắn liền với hệ tư tưởng Nho gia và hệ thống Hán tự. Từ đó, Tết Đoan ngọ được gắn vào khung lý luận chính thống cùng các ý nghĩa, chức năng mang tính quan phương khác, đặc biệt là các quan niệm “tưởng nhớ Khuất Nguyên”, “tưởng nhớ Ngũ Tử Tư”,… Tuy nhiên, nhiều người Việt Nam lại không biết đến các nhân vật này nên các hoạt động diễn ra trong Tết Đoan ngọ không liên quan đến họ.