13/03/2017

Cách thải độc cơ quan nội tạng


1. Thải độc phổi
Phổi là một trong những cơ quan bị tích lũy chất độc hại nên dễ bị tổn thương nhất trên cơ thể. Mỗi ngày chúng ta hít khoảng 8.000 lít không khí vào phổi, các chất độc trôi nổi trong không khí như vi khuẩn, virus, bụi và các chất có hại khác cũng theo đó mà được nhập vào phổi một cách tự nhiên.
Có 2 cách để bạn tự thải độc cho phổi của mình chính là tập các bài hít thở (hoặc ho) chủ động và ăn mộc nhĩ đen.
1. Ho hay thở chủ động là một dạng bài tập thể dục. Bạn có thể tìm nơi có không khí trong lành hoặc khoảng thời gian sau các cơn mưa, hít thở sâu, sau đó ho liên tục mấy tiếng để các độc tố có thể bị loại bỏ khỏi phổi.
Cách đơn giản nhất là bạn hít thở thật sâu sau đó ho mạnh ra hết sức.
2. Mộc nhĩ có chứa một thành phần gọi là chất kết dính giống như kẹo cao su. Các chất chứa trong mộc nhĩ đen có thể giúp làm sạch phổi, sạch huyết quản. Mỗi gia đình nên cho món ăn này vào thực đơn trong tuần để tăng cường hiệu quả thanh lọc phổi, loại bỏ các chất gây ô nhiễm phổi.
Chúng ta cần thải độc toàn bộ cơ thể bằng cách nào? Đây chính là giải pháp! - Ảnh 2.
2. Thải độc thận
Bản thân thận là một cơ quan thải độc quan trọng đặc biệt của cơ thể. Trong đó thông qua quá trình lọc máu, các chất thải trong máu và protein phân hủy trong quá trình thận làm việc sẽ bài tiết qua đường nước tiểu.
Để hỗ trợ quá trình thải độc thận, bạn cần ghi nhớ 3 việc sau đây.
1. Đừng bao giờ nhịn tiểu. Chúng ta đều biết rằng, có rất nhiều độc tố trong nước tiểu, nếu không kịp thời thải ra khi chúng ta cảm thấy buồn tiểu, thì số độc tố này sẽ được tái hấp thu vào máu, gây nguy hiểm cho sức khỏe nói chung.
2. Uống nước đầy đủ. Nước là công cụ kỳ diệu không chỉ có thể pha loãng nồng độ các chất độc, mà còn thúc đẩy quá trình chuyển hóa các chất qua thận, từ đó giúp cho thận có điều kiện để đẩy nhiều chất độc thải ra ngoài.
Đặc biệt khuyến khích mỗi người nên tạo thói quen hàng ngày uống một cốc nước ấm khi bụng rỗng lúc vừa ngủ dậy vào buổi sáng.
3. Ăn nhiều trái cây và rau quảDưa chuột, anh đào và loại rau quả khác góp phần giải độc thận rất tốt. Thực đơn hàng ngày không thể thiếu rau củ quả.
Chúng ta cần thải độc toàn bộ cơ thể bằng cách nào? Đây chính là giải pháp! - Ảnh 3.
3. Thải độc đại tràng
Thực phẩm sau khi tiêu hóa, phần tồn dư độc hại sẽ hình thành và đẩy xuống đại tràng, dưới tác động của quá trình lên men tự nhiên sẽ hình thành ra phân và gây mùi. Trong quá trình này xuất hiện nhiều các chất độc hại đối với cơ thể.
Chúng ta liên tục ăn uống và quá trình tiêu hóa liên tục phải hoạt động, vì thế chất thải cần được đẩy ra ngoài càng sớm càng tốt. Để giải độc đại tràng, bạn nên ghi nhớ 2 yêu cầu quan trọng nhất sau đây.
1. Thường xuyên đi đại tiện hàng ngày. Hãy luôn nhớ rằng chất thải đi xuống đại tràng là cần phải xử lý ngay và rút ngắn thời gian chúng lưu lại trong ruột, làm giảm sự hấp thu ngược trở lại các chất độc. Thời gian tốt nhất thiết lập thói quen đại tiện là vào buổi sáng sau khi ngủ dậy.
2. Ăn đủ trái cây và rau quả. Rau và các loại trái cây chứa nhiều vitamin và chất xơ, dễ dàng hấp thụ, có thể thúc đẩy nhu động đường ruột, đào thải chất độc có trong đại tràng ra ngoài.
Chúng ta cần thải độc toàn bộ cơ thể bằng cách nào? Đây chính là giải pháp! - Ảnh 4.
4. Thải độc da
Da thường bị nhiễm độc từ bên trong nhiều hơn là bệnh ngoài với những biểu hiện rõ ràng. Vì thế, việc thải độc da là vấn đề vô cùng quan trọng đối với sức khỏe. Cách tốt nhất là thông qua việc ra mồ hôi để loại bỏ các chất độc trên da một cách nhanh nhất.
Có nhiều cách để bạn làm cho ra mồ hôi, hoặc là tập thể dục, tắm hơi hay bất kỳ việc gì có thể làm cho đổ mồ hôi.
Tập thể dục có thể làm tăng tốc độ trao đổi chất, giúp giải độc cho cả da và phổi. Nếu không thể làm hàng ngày, hàng tuần bạn nên tập thể dục để ra mồ hôi ít nhất một lần, cách làm này giúp bạn thải độc da hiệu quả nhất.
Chúng ta cần thải độc toàn bộ cơ thể bằng cách nào? Đây chính là giải pháp! - Ảnh 5.

Tướng phụ nữ mắn đẻ


  
Một tấm lưng thẳng, cân đối, giống như
phần trên chữ "cụ"  - Ảnh: ST












 
















Trong truyện dài “Đứa con của thần linh”, Nhà văn Trần Quang Vinh viết: “Ngày ấy bà được khen là cô gái đẹp nhất làng, (...) những chuẩn mực thể hiện khả năng sinh con đàn cháu đống của người đàn bà như thắt đáy lưng ong, lưng chữ cụ vú chữ tâm cũng hội tụ ở người con gái ấy”. 

Tiểu thuyết “Một trăm và chín chín” (Trần Chiểu) viết: “Cụ Cố khen tôi “lưng chữ cụ vú chữ tâm”, hai núm như hai hột đào tơ, mắn đẻ, khéo nuôi con, cụ muốn lấy tôi làm vợ bé...” 

Bài “Vẻ đẹp phụ nữ qua lăng kính nhà phẫu thuật thẩm mỹ”, TS Vũ Ngọc Lâm viết: “Những cô gái đẹp có tiếng của làng, của thôn, xã, huyện, tỉnh thường là có đôi mắt lá răm, lông mày lá liễu, da trắng môi đỏ, hình thể thì cũng đến "thắt đáy lưng ong", "cổ cao 3 ngấn", "lưng chữ Vụ, vú chữ Tâm"...” (báo “Sức khoẻ đời sống”). 

Theo đây, thì “Lưng chữ cụ (hay “vụ”), vú chữ tâm”, là vẻ đẹp chuẩn mực của phụ nữ, cũng là tiêu chuẩn chọn vợ của đàn ông xưa. Vậy, “Lưng chữ cụ, vú chữ tâm” trông thế nào mà hấp dẫn nam giới đến vậy?

1 - “Từ điển tục ngữ Việt” (Nguyễn Đức Dương) giải thích: “Lưng chữ “cụ”, vú chữ “tâm” Lưng (hơi gù như dáng) chữ “cụ” (trong tiếng Hán) và vú (hơi bầu như dáng) chữ “tâm” (của tiếng Hán) là hai nét hay gặp ở các cô gái mắn đẻ và khéo nuôi con [như Lưng gù chữ “cụ”, vú lồi chữ “tâm”]”.

2 - “Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam” (Nhóm Vũ Dung): “Lưng chữ cụ, vú chữ tâm [Lưng gù chữ cụ, vú lồi chữ tâm]. (lưng gù chữ cụ: lưng cong hình chữ cụ; vú lồi chữ tâm: vú to, nhọn, không chảy sệ, như hình chữ tâm - tiếng Hán). Một kinh nghiệm xem tướng: người phụ nữ có hình dáng lưng, vú như vậy là người lắm con”.

3 - Bài “Đặc điểm văn hoá – giới tính qua tục ngữ Việt”, GSTS Đỗ Thị Kim Liên viết: “Còn những người: Lưng chữ cụ, vú chữ tâm là với ý những người đàn bà lưng hơi gù và vú bầu bầu thì mắn đẻ và khéo nuôi con”.

Kiểu vú song song, chảy sệ, đầu vú hướng xuống, hơi giống "mộc qua nhũ" (vú đu đủ) - Ảnh: St

Một số từ điển khác ghi nhận dị bản “Lưng chữ NGŨ, vú chữ tâm”:

4 - “Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam” (GS Nguyễn Lân): “Lưng chữ NGŨ, vú chữ tâm (Tức lưng hơi gù và vú bầu bầu). Người ta thường cho rằng người phụ nữ lưng hơi gù và vú bầu bầu thì mắn đẻ và khéo nuôi con”. 

5 - “Giải nghĩa tục ngữ Việt Nam” (Nguyễn Cừ): “Lưng chữ Ngũ, vú chữ Tâm: Chữ Ngũ có đường vòng ví như lưng con gái, chữ Tâm tròn bầu như vú đàn bà. Đây là cách nhận dạng nhân tướng phụ nữ nào lưng hơi gù, bầu vú bầu bĩnh thì người ấy mắn con, dễ đẻ, dễ nuôi và sinh lý mạnh”.

Tấm lưng thẳng, cân đối, đầy đặn, đi đôi với dáng vẻ bộ ngực chữ tâm của một mĩ nhân - Ảnh: St

6 - Sách “1575 câu thành ngữ, tục ngữ cần bàn thêm”, Lê Gia đưa ra dị bản “đặc biệt” hơn: “Lưng chữ cú (句) vú chữ tâm. Nghĩa câu: Lưng thì hơi cong gù như hình chữ cú (句) có nét chính hơi cong như cái lưng gù. Hai vú thì xệ xuống như hình chữ ‘tâm’ (心) có nét chính cong vòng xuống như quả mướp cong, gọi là ‘vú quả mướp’. Đây là nói về tướng người phụ nữ có hình dáng hơi xấu nhưng mắn đẻ”.

7- Bài “Siêu mẫu Quỳnh Thi- vẻ đẹp mạnh mẽ, hoang dã”, Bùi Sĩ Nguyên lại đưa ra dị bản “lưng chữ THÚ” với cách giải thích cũng “thú vị” không kém: “Các cụ nhà mình dạy rằng “lưng chữ thú, vú chữ tâm”, nghĩa là đường cong nơi lưng nên mềm mại (chữ thú là bộ khuyển, dáng cong rất đẹp), còn ngực nên cao và tròn vành như chữ tâm.” (thegioidanong.net).


Một số kiểu vú theo cách đặt tên của người Tàu (từ trái qua phải) 1.Vú nho khô (vú lép); 2. Vú quả đào.

3.Vú anh đào; 4.Vú quả chanh; 5. Vú quả dừa; 6.Vú quả lê; 7.Vú đu đủ; 8.Vú quả xoài; 9.Vú nịt áo(?) 10. Vú lọ.

11. Vú hoả sơn (núi lửa, trông giống vú chữ Tâm); 12.[không rõ chữ]; 13. Vú dưa hấu.

14.Vú hoa sen; 15.Vú bát tô; 16.Vú quả chuối; 17. Vú quả bóng.

Cứ theo đây, thì cô gái “Lưng chữ cụ, vú chữ tâm” chẳng có gì đặc biệt ngoài cái lưng gù và cặp vú “bầu bầu”, “hơi bầu” hoặc “vú mướp”, mắn đẻ, khéo nuôi con.

Tuy nhiên, theo chúng tôi, phân tích tục ngữ về tướng pháp, nhưng các nhà nghiên cứu biên soạn từ điển lại không tìm hiểu về tướng pháp, nên có sự hiểu lầm.

Phép xem “tướng lưng” [bối tướng 背相], cho rằng, lưng là nền móng của thân (bối vi thân chi cơ chỉ - 背為身之基祉). Người mạnh khoẻ hay bệnh tật; phú quý hay bần tiện; trường thọ hay yểu mệnh, đều biểu hiện qua tấm lưng. Sách về tướng pháp “Nhân luân đại thống phú” [人倫大統賦] của Trương Hành Giản [張行簡], thuộc “Từ khố toàn thư” của Tàu viết: “Lưng phải đầy đặn làm chỗ dựa yên ổn cho thân. Nếu lưng mà cong vạy, thì nghèo, chết non, hoặc tuyệt tự; lưng rộng, ĐẦY ĐẶN, CÂN ĐỐI thì được hưởng phú quý.” [nguyên văn: 夫背所貴者豐隆,身乃恃安定, 偏側貧夭絕嗣者欹斜, 富貴有后者闊厚平正].

Ảnh: St

Sách cổ về tướng pháp của Tàu “Đỗng vi ngọc giám” [洞微玉鋻] cũng viết: “Lưng dầy mà không thô, dáng như lưng rùa mà bằng rộng, đầy đặn; nhìn phía trước như đang ngẩng, xem đàng sau tựa đang cúi, ấy là người có phúc tướng vậy.” [nguyên văn: 背須得豐隆不俗,如龜背而廣厚平闊,前看如昂,後看如俯者, 福相也].

Lưng đầy đặn, vai nở nang, vuông vắn, mông rộng bằng vai rất giống hình chữ cụ. Ảnh:St

Sách “Nhân tướng học toàn thư” (Thiệu Vĩ Hoa - NXB Thời đại, 2010) viết: “Lưng tốt hội đủ các yếu tố: ĐẦY ĐẶN, RẮN CHẮC, CÂN XỨNG, nở nang. Trái lại, lưng mỏng, thế yếu, LƯNG CONG...đều là các loại tướng xấu, nội tạng không ổn định, tinh thần suy nhược. (...). Eo lưng là thành quách của bụng, mọi sự an nguy của bụng đều dựa vào eo lưng cả (...) Đàn bà nếu eo lưng quá nhỏ và bó lại ở phần giữa, đường tử tức có rất nhiều điểm bất lợi. Tướng eo tốt, nên CÂN ĐỐI, đầy đặn, to, mông nở, tròn, bằng. Khi NGỒI, eo THẲNG, BẰNG PHẲNG. Nhìn từ phía trước, mặt eo như thót lại, nhìn từ mặt sau, EO VUÔNG VỨC là quý tướng.” (HTC nhấn mạnh).

Lưng thẳng, đầy đặn, vai và eo lưng nở nang, cân đối như chữ cụ
Ảnh: ST 

Xét về mặt khoa học, thì bất kể đàn ông, hay đàn bà, tấm lưng đều là nơi gánh đỡ toàn bộ cơ thể, là chỗ dựa của lục phủ ngũ tạng, cũng là trung tâm chi phối sức mạnh của toàn thân. Một người phụ nữ có tấm lưng gù làm sao đảm đương tốt thiên chức làm mẹ (riêng chuyện mang nặng khi thai ngén đã là một bất lợi, nói chi chuyện nuôi con). Có bao giờ tạo hoá lại ưu ái, trao quyền năng đặc biệt trong việc duy trì nòi giống cho một người gù lưng không? Theo chúng tôi là không. Với loài cầm, thú cũng vậy. Bất kể đực cái, hay trống mái, những con vật tạo hoá ban cho khả năng sinh sản tốt, đều có ngoại hình cân đối, khoẻ mạnh, tấm lưng vững chắc. Con người không nằm ngoài qui luật của tạo hoá.

Hai hình ảnh đối lập, khá điển hình:
-Bên phải, vú bánh dày
-Bên trái, vú chữ Tâm
Ảnh: ST

Xét tự hình chữ “cụ” , rất giống một tấm lưng VUÔNG VỨC, CÂN ĐỐI của người ĐANG NGỒI (nhìn từ phía sau), trong đó, nét ngang dài dưới cùng, giống như mặt phẳng để ngồi, cũng là biểu thị phần cuối của tấm lưng (ngồi là tư thế thể hiện rõ nhất kiểu dáng của cái lưng). 

Chữ CỤ hình dáng như một tấm lưng người đang ngồi, cân đối, khoẻ mạnh
Hình chữ: St

“Lưng chữ cụ” là tấm LƯNG THẲNG, CÂN ĐỐI, giống như hình chữ “cụ”[1], chứ không phải là tấm “lưng gù” (chữ “cụ” , chữ “ngũ” 五, chữ “vụ”, đâu có gợi tả hình dáng cái lưng “gù”. Còn nếu “gù” đến mức giống chữ “cú” 句, chữ “thú” 狩, thì đây phải hiểu là người tàn tật mới đúng!)[2].

Eo lưng nở nang, đầy đặn, lưng cân đối
Ảnh: St

Vậy còn “vú chữ tâm” là kiểu vú thế nào? Nếu hình dung “vú bầu bầu”, “hơi bầu” như cách giảng của các nhà biên soạn từ điển, thì vú nào chẳng thế? Đến như Lê Gia hình dung “vú chữ tâm” thành “vú quả mướp” thì lại càng tệ hại! Dĩ nhiên tiêu chuẩn, quan niệm về cái đẹp có sự thay đổi theo thời gian. Nhưng tôi không tin một bộ ngực có hình dáng mơ hồ (“bầu bầu”) hoặc thõng “vú mướp”, gắn với tấm lưng gù lại thể hiện sức sống của người phụ nữ, và trở thành cái đẹp chuẩn mực khiến đàn ông phải si mê.

-Bên trái là kiểu bầu vú song song, đầu vú hướng chính diện
-Bên phải bầu vú ngoảnh ra hai bên, đầu vú hướng thương
chính là vú chữ tâm. Đồ giải: St

“Vú chữ tâm” là kiểu vú đẹp. Cơ ngực, tuyến vú “chữ tâm” phát triển, mô mỡ đầy đặn, hai bầu vú cân đối, “ngoảnh” ra hai bên; “vú chữ tâm” không quá to, mềm mại và săc chắc, nên chỉ hơi sệ; trong khi bầu vú và đầu vú vẫn thây lẩy hướng thượng, tựa nét “ngoạ câu” (móc nằm), của chữ tâm 心.

Chữ TÂM, nét móc nằm giống bầu vú ngảnh ra phía phải, đầu vú hướng lên.
Nếu thêm nét đối xứng bên trái, sẽ thành hình dáng bộ ngực chữ tâm hoàn hảo. Minh hoạ: HTC

Nghĩa là bầu vú và đầu vú “chữ tâm” không hướng chính diện kiểu “vú bánh giầy” [vú tròn hơi bẹt, không sệ, kém phát triển]; cũng không thòng xuống dưới như “vú mướp” [vú nhỏ, dài, nhão, cơ ngực và mô mỡ kém phát triển, Tàu gọi là “mộc qua” -木瓜 - vú đu đủ]; không quá to như “vú quả dừa” [lang tử nhũ-椰子乳], hay “vú dưa hấu” [tây qua nhũ - 西瓜乳]).

Vú chữ tâm

Nữ minh tinh Phạm Băng Băng

Có thể nói, tục ngữ “Lưng chữ cụ, vú chữ tâm” đúc kết kinh nghiệm về “tướng lưng” [bối tướng 背相] và “tướng vú” [nhũ tướng 乳相] của nữ giới. Theo đó phụ nữ đẹp phải có thân hình khoẻ mạnh, cân đối, lưng thẳng, vai và eo lưng nở nang; bộ ngực săn chắc, căng đầy, bầu vú thây lẩy ra hai bên theo chiều cho con bú. Đây chính là hình mẫu phụ nữ đẹp, có khả năng về tình dục, sinh sản tốt, nhiều sữa nuôi con, lại đáp ứng được yêu cầu sức khoẻ lao động trong cuộc sống làng xã xưa kia.

Điển hình của vú chữ TÂM, săn chắc mà mềm mại, thây lẩy hai bên, đầu vú hướng thượng. Ảnh: St

Tuy lấy tự hình chữ Hán làm trực quan so sánh, nhưng hiện chúng tôi chưa tìm thấy yếu tố gốc Hán, hoặc một dị bản gốc Hán nào liên quan đến tục ngữ “Lưng chữ cụ, vú chữ tâm”. Đây là có lẽ là một kiểu đúc kết kinh nghiệm nhân tướng học dân gian theo cách riêng của người Việt: Một tấm lưng thẳng, cân đối (phía sau, trông như chữ “cụ” 具), đi đôi và tương xứng với một bộ ngực săn chắc, đầy đặn (hình dáng như chữ “tâm” 心 đằng trước). Đó chẳng phải là sự kết hợp hài hoà, hoàn hảo của tạo hoá hay sao! Bởi vậy, không có gì đáng ngạc nhiên, khi các cô gái đẹp thường sở hữu đặc điểm “Lưng chữ cụ, vú chữ tâm” khoẻ mạnh, mắn đẻ, khéo nuôi con, được người đời ca ngợi, kén chọn về làm vợ, làm dâu con./.[3]



Chú thích:
[1] - “Việt Nam tự điển” (Lê Văn Đức) có ghi nhận khái niệm “lưng chữ cụ” và giảng là “lưng người ngay chừ”, nghĩa là lưng thẳng: “lưng chữ cụ • dt. Lưng người ngay chừ : Lưng chữ cụ, vú chữ tâm (tng”); mục “ngay chừ • bt. X. Ngay chò: Cây chổi ngay chừ; nằm ngay chừ”; Mục “ngay chò • tt. C/g. Ngay chừ, thật ngay : Cái cây ngay chò”.

“Ngay” ở đây có nghĩa là thẳng. Đây chính là cách hiểu đúng về kiểu “lưng chữ cụ”, tiếc rằng Lê Văn Đức đã không liên hệ được nghĩa của nó với câu “Lưng chữ cụ, vũ chữ tâm”, nên ở mục “Lưng chữ ngũ”, chính ông lại có cách hiểu lầm như nhiều người khác, khi giảng: “lưng chữ ngũ • dt. Lưng người khòm, cúp cong ở giữa: Lưng chữ ngũ, vú chữ tâm (tng)”.

[2] - Vì lúng túng, mơ hồ về câu tục ngữ, nên mỗi người đẻ một dị bản (chữ cụ具, thữ vụ 務, chữ ngũ 五, chữ cú 句, chữ thú 狩...). Thậm chí “Từ điển tiếng Việt” (New Era) lại cho rằng “Lưng chữ cụ, vú chữ tâm Ngụ ý câu này cho rằng đàn ông mà có tấm lưng thẳng và rộng, đàn bà có cặp vú tròn trĩnh là người có dáng vóc đẹp đẽ”, và giảng “Lưng gù chữ cụ, vú lồi chữ tâm”, như “Lưng chữ cụ, vú chữ tâm”. Tuy nhiên, cách diễn đạt của câu tục ngữ không cho phép người ta hiểu vế đầu nói về lưng đàn ông, vế sau nói về ngực (vú) phụ nữ.

[3] - Tham khảo một số cách hiểu liên quan đến câu tục ngữ đang xét:
- “Bầu vú như là biểu trưng cho sức sống mãnh liệt và khả năng sinh sôi nẩy nở truyền nòi giống của người phụ nữ. Cho nên người Hán và những dân tộc Hán hóa đã mô tả người phụ nữ hấp dẫn là người có “lưng chữ cụ (具),vú chữ tâm(心. Ngay trong thời hiện đại này, “vòng một” cũng là một tiêu chuẩn trong các cuộc thi chọn hoa hậu; chọn người phụ nữ chuẩn mực (chủ yếu về mặt hình thể)”. (Bầu vú với văn hoá nhân loại - Lê Đình Khẩn).

- “Các cụ kén con dâu là phải chọn những người tốt nái. Lưng chữ cụ, vú chữ tâm. Nghĩa là lưng hơi gù một chút và vú phải dài thì mới mắn đẻ. Cứ làm như chuyện đẻ hoàn toàn tùy thuộc vào người đàn bà không bằng. Ngày nay làm gì có những người con gái có nét đẹp này cho các cụ chọn! Lưng chữ cụ thì phải tập đi đứng cho ngay ngắn còn vú chữ tâm thì phải tầm sư học đạo để kéo nó lên!” (Bà Ba Phải-Giadinhhoangtrong.wdr).

- “Lưng chữ cụ vú chữ tâm” (lưng tôm, vú ngang hơi thòng)”. (Muôn kiểu làm đẹp và dụng cụ làm đẹp của quý bà quý cô trong lịch sử-Nguyễn Hữu Hiệp - Dân Vietj.com).

- “Lưng chữ cụ, vú chữ tâm. (Đây là dạng người phụ nữ đẻ dễ, mắn đẻ, nhiều con)”. (Tham khảo nhân tướng học để chọn người-TS Nguyễn Hoàng Điệp-Vanhien.net).

- “Lưng chữ Cụ, vú chữ Tâm. khẽ đâm là chửa” (Vòng quay kì diệu-Lão Hà-Trannhuong.net).

12/03/2017

Triết lý sống của Socrates

Triết lý của Socrates xoay quanh nội dung “hãy tự biết chính mình”. Ông là người có khả năng hùng biện và đặt trọng tâm vào tinh thần chứ không phải vật chất. Socrates là nhà tư tưởng đầu tiên coi đối tượng của thiền định là cơ thể con người, vì ông quan niệm rằng: “Con người bạn là linh hồn của bạn”.
Những triết lý sống sâu sắc của ông đáng để chúng ta học hỏi và suy ngẫm…

 Dưới đây là 9 điều mà Socrates đã nói:
1 – Trong vạn vật, cái gì xưa nhất?
– Thượng đế, vì ở thời đại nào, Ngài cũng hiện hữu.
2 – Trong vạn vật, vật nào đẹp nhất?
– Vũ trụ, vì vũ trụ là công trình của Thượng đế.
3 – Trong vạn vật, vật nào lớn nhất?
– Không gian, vì nó chứa tất cả những gì sáng tạo.
4 – Trong vạn vật, vật gì vững bền nhất?
– Hy vọng, vì khi con người mất hết, nó vẫn còn.
5 – Trong vạn vật, vật nào tốt nhất?
– Đức hạnh, vì thiếu nó không có một việc gì tốt đẹp.
6 – Trong vạn vật, vật gì di chuyển mau nhất?
– Tư tưởng, vì trong một giây nó có thể đến tận bên kia vũ trụ.
7 – Trong vạn vật, vật gì mạnh nhất?
– Nhu cầu, vì nó giúp ta san bằng các khó khăn to lớn nhất.
8 – Trong các việc, việc gì dễ làm nhất?
– Khuyên bảo.
9 – Trong các việc, việc nào khó nhất?
– Tự biết mình.


07/03/2017

Thuốc lào - Sự bình đẳng Nam Nữ của người Việt



Thuốc lào có tên chữ là “tương tư thảo” (cỏ tương tư). Ý đã trót hút vào rồi thì không bỏ được, đêm thương ngày nhớ tựa kẻ mắc bệnh tương tư vậy.
Theo Lê Quý Đôn, nước Nam ta vốn không có giống thuốc ấy. Từ năm Canh Tý, niên hiệu Vĩnh Thọ (1660), đời vua Thần Tông nhà Lê, người nước Ai Lao mang giống đến, dân ta mới đem trồng. Quan, dân, đàn bà, con gái đua nhau hút, đến nỗi có người nói rằng: “Nhịn cơm ba ngày còn được, chứ một lúc nhịn hút thuốc thì không được”.
Người ta tin rằng thuốc lào có thể trừ được các bệnh phong hàn, sơn lam, chướng khí, nên thuốc mau chóng được phổ biến. Nhưng thuốc lào đôi khi lại là nguyên nhân gây ra nạn cháy nhà lớn. Năm Ất Tị, đời Cảnh Trị (1665), hai lần hạ lệnh nghiêm cấm hút thuốc, lùng bắt những kẻ trồng thuốc, bán thuốc, hay hút thuốc giấu mà không tuyệt được.
Nhiều người tài tình khoét thân tre đang sống để làm điếu hút, hoặc chôn giấu điếu bát xuống đất, chỉ để hở miệng khỏi mặt đất để dấm dúi hút trộm, càng sinh hoả tai. Lâu lâu, triều đình biết không thể tuyệt được, nên lại bỏ lệnh cấm ấy. Những chiếc điếu bị vùi xuống đất, nay lại được đào lên, lau sạch sẽ, sóng nước trong lòng điếu tiếp tục reo vang nhả khói. Ấy mới có mấy vần thơ giải toả rằng:
“Đầu tròn trùng trục, đít bảnh bao
Mân mân mó mó, đút ngay vào
Thủy hỏa tương giao sôi sùng sục
Âm dương nhị khí sướng làm sao!”
(Khuyết danh)
Phải chăng, chuyện chôn điếu xuống đất hút dấm hút dúi chính là nguồn cơn sinh ra câu ca dao: “Nhớ ai như nhớ thuốc lào, đã chôn điếu xuống lại đào điếu lên”? Để rồi riêng chuyện hút thuốc lào cũng có khối bài thơ vịnh thú vị:
CÁI ĐIẾU BÁT
Đã nên danh giá ở trên đời
Kẻ mến người yêu khắp mọi nơi
Đầu mũ lưng đai ngồi chễnh chện
Lòng sông dạ bể xiết xa khơi
Tiếng rền réo sấm dường vang đất
Hơi thở tuôn mây dễ ngất trời
Một trận ra oai trong nước lặng
Ải nam khói tắt, ngạc chìm hơi
(Khuyết danh)
CÁI XE ĐIẾU

Vốn ở lâm-tuyền đã bấy nay
Khi ra, dễ khiến thế gian say
Lưng in chính-trực mười phân thẳng
Dạ vẫn hư-linh một tiết ngay
Động sóng tuôn mây khi chán miệng
Nghiêng trời, lệch đất thuở buông tay
Dưới từ giã-lục trên đền đỏ
Ai chẳng quen hơi, mến nết này.
(Khuyết danh)

Với thuốc lào, thuốc lá, "quan, dân, đàn bà, con gái" nước Nam vốn bình quyền. Không biết tự bao giờ, bỗng dưng trở thành đặc quyền của đàn ông.


25/02/2017

Đến với bài thơ của một thời


GỬI EM Ở CUỐI SÔNG HỒNG
(Dương Soái)
Anh ở Lào Cai
Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt
Tháng Hai, mùa này con nước
Lắng phù sa in bóng đôi bờ

Biết em năm ngóng, tháng chờ
Cứ chiều chiều ra sông gánh nước
Nên ngày ngày cùng bạn bè lên chốt
Anh lại xuống sông Hồng cho thoả nỗi em mong

Đài báo gió mùa, em thương ở đầu sông
Đỉnh đồi cao chiến hào anh gặp rét
Biết mùa màng đồng quê chưa cấy hết
Tay em ngập dưới bùn, lúa có thẳng hàng không?

Giá chúng mình còn cái thuở dung dăng...
Anh thả lá thuyền xuôi về dưới ấy
Em ra sông chắc em sẽ thấy
Chỉ nỗi nhớ chúng mình đủ ấm mọi mùa đông.

Nhưng thơ ngây đâu còn ở chúng mình
Khi Tổ quốc trao anh lên tuyến đầu chặn giặc
Khi biên cương trong anh đã trở thành máu thịt
Đạn lên nòng anh giữ trọn nguồn sông

Nỗi nhớ cho em chưa viết được đôi dòng
Đạn quân thù bỗng cuồng điên vào thị xã
Xe tăng thù nghiến mặt sông êm ả
Nhịp cầu thù chặt đứt chờ mong

Bão lửa này mang sức mạnh hờn căm
Phá cầu thù, xé vụn xe tăng giặc
Giữa dòng sông nghìn xác thù ngã gục
Máu giặc loang ố cả một vùng

Thì hỡi em yêu ở cuối sông Hồng
Nếu gặp dòng sông ngàu lên sắc đỏ
Là niềm thương anh gửi về em đó
Qua màu nước sông Hồng, em hiểu chiến công anh.
                                                                                                Lào Cai, 1979


24/02/2017

Bài Tập Thoát Vị Đĩa Đệm Cột Sống Cổ – Tập Là Thấy Kết Quả


Các đốt sống cổ được hỗ trợ bởi 18 nhóm cơ bắp, cho phép cổ thực hiện đầy đủ chức năng xoay chuyển của mình. Nếu chỉ có các đốt sống và đĩa đệm thì chắc chắn cổ sẽ bị đau thường xuyên. Nếu muốn thoát vị không bị nặng hơn và giảm đau, bệnh nhân phải tập để luyện các cơ cổ khỏe hơn.

Bài tập thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Bài tập chuyển động
Cổ di chuyển theo ba đường bao gồm di chuyển trước sau, nghiêng trái phải, và xoay. Bạn có thể làm các bài tập bất kỳ khi nào rảnh rỗi. Hãy tập như một thói quen hàng ngày.

bài tập thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
Bài tập 1: Ngồi hoặc đứng, để đầu thẳng. Nhìn lên trần nhà  sau đó nhìn xuống sàn nhà với nhịp điệu chậm. Lặp lại động tác 5 lần

bài tập thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
Bài tập 2Tiếp theo, nghiêng cổ từ phải qua trái và ngược lại. Cố gắng chạm tai vào vainhưng không dịch chuyển vai. Thực hiện mỗi lần nghiêng cổ 2 bên như vậy 5 lần.

bài tập thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
 Bài tập 3: Xoay cổ sang một bên rồi quay sang bên còn lại, cố gắng xoay cằm thẳng với vaiLặp lại 5 lần mỗi hướng


Bài tập cơ cân bằng

Những bài tập thoát vị đĩa đệm cột sống cổ  này cho phép các cơ phát triển mà khôngthực sự di chuyển cổ. Người tập đứng hay ngồi đều tập được.

bài tập thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
 Bài tập 1: Lồng hai tay ôm phía sau đầu. Bây giờ bạn sẽ phải làm hai việc cùng một lúc là dùng tay đẩy đầu về phía trước trong khi cổ dụng lực để giữ nguyên vị tríGiữ nguyên tư thế trong 10 giây rồi thư giãnBạn phải thắt chặt các cơ bắp để giữ cổ ở vị trítrung lậpLợi ích của bài tập là bạn có thể luyện cơ mà tạo ít áp lực lên đĩa đệmĐiều này sẽ giúp tránh chấn thương khi tập.

bài tập thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
bài tập thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
Bài tập 2: Đặt hai bàn tay trước trán, cố gắng nghiêng đầu về phía trước, trong khi tay đẩy đầu ra sau. Giữ tư thế đầu trong 10 giây.
Đặt bàn tay phải lên thái dương, sử dụng tay còn lại giữ tay kia. Đầu nghiêng về vai phải trong khi vẫn ở vị trí trung lập bằng cách tay đẩy sang trái. Giữ tư thế trong 10 giây, thư giãn và làm lại với phía bên kia.
Ngoài việc áp dụng bài tập thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, người bệnh cần kết hợp với nhiều biện pháp khác để có phác đồ điều trị liền mạch, hiệu quả cao.