22/08/2014

NHỮNG TRỞ NGẠI LÀ CHƯỚNG DUYÊN hay THẮNG DUYÊN?


Đa số chư Tăng cũng như Phật tử khi tu hay than rằng: “Sao con gặp nhiều chướng duyên quá. Khi xưa, chưa biết tu ai cũng xử sự tốt. Bây giờ biết tu rồi, sao thấy ai cũng lạt lẽo với mình, không được đầm ấm như xưa”. Do đó, nên mới gọi là chướng duyên.
Vì nghĩ gặp chướng duyên nên chúng ta có ý buồn. Tu mà sao không gặp người nâng đỡ, không được người hưởng ứng, phụ giúp với mình, lại còn bị ngăn trở, hay có lẽ đi tu không có phước… hầu hết Phật tử chúng ta đi chùa, lễ Phật, cầu chư Tăng tụng niệm, chú nguyện cho mình thì đều nghĩ rằng như vậy có phước hơn hồi chưa tu. Nhưng sao hồi chưa tu không gặp chướng mà bây giờ tu lại gặp chướng, than rằng mình đi chùa không có phước nên trở ngại. Thậm chí có người nói ngày xưa không tụng kinh Pháp Hoa thì không sao, bây giờ tụng kinh Pháp Hoa lại đổ nghiệp, nào con cái bệnh hoạn, gia đình rối ren. Như vậy chướng hay không chướng? Tôi nêu lên những vấn đề trên và sẽ giải thích cho chư Tăng cũng như quí Phật tử hiểu, để đường tu chúng ta lúc nào cũng vui vẻ, cũng tiến lên, không thối lui, không chán nản.
Người vào chùa tu không có thí chủ cúng dường, lâu lâu muốn mua bộ sách, bộ kinh mà không có tiền nên than thân trách phận: “Mình tu sao chướng quá, huynh đệ chung quanh có tiền mua kinh sách học, còn mình không có gì hết”. Đó là chướng thứ nhất.
Thứ hai, có người cho rằng: lúc còn cư sĩ thế gian, ai cũng kính nể mình, đến khi tu sao thấy mọi người khi dễ quá nên đâm ra bực, nghĩ mình tu không có phước bị người ta khinh bạc, thành ra thối tâm. Vì trước khi đi tu, chúng ta hay nghĩ rằng mình vào chùa làm thầy tu, chắc ai cũng thương, cũng bảo bọc mình trăm phần. Nhưng khi vào chùa rồi, thấy mọi người lơ là, không chú ý tới mình rồi cũng cảm thấy bị người khinh bạc. Lại nữa, khi còn Phật tử tới chùa, được thầy hay có  trụ trì tiếp đón nồng hậu, vui vẻ thì thích; nhưng gặp thầy cô lơ là lạnh nhạt liền không muốn đi chùa nữa. Đó là chướng thứ hai.
Thứ ba, khi được xuất gia vào đạo, chúng ta nghĩ rằng thầy sẽ thương, sẽ tin, sẽ dễ dàng với mình. Không ngờ thầy lại rầy quở, răn đe đủ điều. Thấy vậy liền cho là thầy khó khăn, rồi muốn đi tìm chùa khác ở hay trở về ba má, để được cưng chiều hơn. Đó là chướng thứ ba.
Thứ tư, Phật tử ở thế gian nghĩ rằng đi chùa, làm phước, biết tu như vậy là có phước, sao lâu lâu lại bị bệnh. Trong khi lúc chưa tu thì không bệnh, nghĩ thế nên hết muốn tu. Còn chư Tăng bệnh, nếu được thầy trụ trì hay huynh đệ tới lui thăm viếng thì vui. Nếu thầy bận không để ý, huynh đệ cũng lơ là thì buồn, sanh ra hơi chán nản. Nhớ lại ở nhà có bệnh, ba má săn sóc kỹ lưỡng, ăn uống đầy đủ; còn vô chùa bệnh, quí thầy không ngó ngàng đến. Từ đó thối Bồ đề tâm, đó là chướng thứ tư.
Tóm lại, khi tu chúng ta thường, gặp nhiều trở ngại sanh chướng như thế. Vậy, tôi xin hỏi, những việc ấy là chướng duyên hay thắng duyên? Tất cả những khó khăn trở ngại đối với người tu, nếu chúng ta không hiểu đạo thì đó là chướng duyên, ngược lại, nếu chúng ta hiểu đạo là thắng duyên.
Tôi thí dụ, mấy đứa nhỏ chơi tập nhảy cao. Ban đầu chúng gác cây khoảng năm tấc thì nhảy qua. Nếu muốn nhảy cao hơn nữa phải kéo lên sáu tấc, rồi bảy tấc, lần lần cây càng cao, cao nhiều là chướng nhiều, mà chướng nhiều thì nhảy mới giỏi.
Cũng như vậy, muốn trở thành người tu hành đầy đủ công đức, đầy đủ nguyện lực và đầy đủ trí tuệ thì những trở ngại là những thắng duyên.
Trong kinh Pháp Hoa, ĐứC Phật tuyên bố: “Đề Bà Đạt Đa là thiện tri thức bậc nhất của ta, nhờ Đề Bà Đạt Đa mà ta chóng thành đạo quả”. Đức Phật kể vô số kiếp về trước, cho tới thời hiện tại của Ngài, Đề Bà Đạt Đa luôn phá Ngài, hại Ngài, đời nào cũng làm cho Ngài điêu đứng. Kết thúc lại, Ngài nói “nhờ Đề Bà Đạt Đa mà ta chóng thành đạo”.
Trên đường tu nếu ai trợ duyên cho mình mau thành Phật thì người đó giúp mình. Như vậy, Đề Bà Đạt Đa là người giúp Phật, nên những thứ tôi vừa kể là duyên tốt để giúp chúng ta tu hành mau có kết quả. Thế nên biết không có cái chướng thật, mà chướng vì chúng ta yếu đuối, chúng ta nghĩ tưởng sai lầm. Sự thật, người tu gặp trở ngại là một cơ hội tốt để vươn lên, chớ không phải thối lui. Phật kể Đề Bà Đạt Đa trong thời hiện tại, nào là phá hòa hợp Tăng, nào là lăn đá đè Phật, nào là xúi vua thả voi say đè Phật v.v… Chúng ta nghe qua có thương Ngài không? Nhưng Phật nói Đề Bà Đạt Đa là thiện tri thức, là người giúp Phật chóng thành đạo quả.
Câu chuyện thứ hai cũng trong kinh Pháp Hoa, nói về Bồ tát Thường Bất Khinh. Khi thấy ai, Ngài liền chấp tay nói: “Tôi không dám khinh các ngài, vì các ngài đều sẽ thành Phật”. Vậy đó, mà có người cho rằng Ngài dám nói bướng, nói bậy rồi vác gậy đuổi đập. Phật bảo thuở xưa Bồ tát Thường Bất Khinh do bị người mắng chửi, đánh đạp nhưng không thối chí, cố gắng nổ lực hơn lên, gặp ai cũng tuyên bố các Ngài sẽ thành Phật v.v… như vậy, việc đánh đập mắng chửi của người có phải là chướng duyên hay thắng duyên giúp Bồ Tát chóng thành Phật? Tất cả những chướng ngại ấy là duyên tốt giúp ngài sớm thành Phật. Chúng ta nhìn lại từ đức Phật cho tới Bồ tát, ngày xưa các ngài tu hành có người tin yêu quí kính luôn, hay cũng có những người gây khổ đau, làm trở ngại cho quí ngài? Vì vậy, trên đường tu chúng ta không nên mong cầu mọi việc đều như ý. Chúng ta tu mà mong cầu mọi việc đều như ý thì có gọi là tu không? Có gì trở ngại đâu mà tu. Tu là phải có tham sân si hiện ra rồi chúng ta tiêu diệt nó, đó chính là cơ hội chúng ta tiến lên, chớ không phải lùi.
Như vậy, muốn tu được tốt đẹp, thành công thì chúng ta phải chấp nhận những chướng ngại. Những chướng ngại ấy nhà Phật gọi là thắng duyên. Tăng Ni và Phật tử tu mà sợ nhiều chướng ngại thì rất yếu đuối, rất kém cõi. Người tu như vậy dễ bị thiệt thòi, quí vị nhớ tu như vậy là chuyển hóa những tâm niệm xấu xa, yếu đuối, hèn nhát, trở thành dũng mãnh, tốt đẹp. Nếu chúng ta muốn cái gì được cái ấy, chỉ có một chiều đi lên thì quá thỏa mãn, còn gì đâu để tu. Như vậy, càng tu càng tăng trưởng lòng tham, mà nếu càng tăng trưởng lòng tham thì chưa thật biết tu. Phật tử chúng ta tu mà muốn cái gì cũng tốt hết trơn. Đi chùa thì xin Phật cho con được bình an, được ít bệnh, gia đình được khỏe mạnh, làm ăn đâu được đấy. Như vậy, quí vị đi chùa để tu hay đi chùa  để xin? Nếu xin thì khỏi tu, mà tu thì khỏi xin.
Trong kinh Phật nói bố thí, cúng dường phước vô lượng. Nhưng Phật tử chúng ta bố thí thì đòi hỏi phải được phước, cúng dường thì phải được cái gì. Thí dụ như gần rằm tháng Bảy, Phật tử muốn phóng sanh cho có phước nên mua chim, rồi chờ ngày rằm đem vô chùa nhờ quí thầy tụng kinh cầu nguyện rồi thả ra. Nhưng cầu nguyện cho ai? Cầu nguyện cho mình được sống dai, gia đình được khỏe mạnh v.v… Như vậy, thả chim vì lòng từ bi hay vì lòng ích kỷ? Sao, chúng ta tu mà ích kỷ quá chừng. Bắt chim đem thả cho mình sống dai, chớ không nghĩ thương con chim bị nhốt khổ sở, mình thả cho nó tự do, bay khắp tứ phương kiếm ăn thong thả. Rõ ràng nói tu chứ không tu gì hết. Có khi quí thầy bận, để lồng chim từ sáng tới chiều, tối mới rảnh tụng kinh, chim bị chết lên chết xuống trong lồng thật tội nghiệp. Chúng ta tham được sống lâu, được mạnh khỏe mà thả chim chứ không phải thương con chim. Phật tử kiểm tra lại xem sẽ thấy việc của mình trái với đạo lý mà chúng ta lầm tưởng là đúng đạo lý. Chúng ta tu  thì phải khởi lòng từ bi thương chúng sanh bị khổ , bị nhốt, chúng ta mua để thả nó được tự do. Một giờ tự do là một giờ tốt, nếu thả sớm thì được nhiều giờ tốt. Đằng nầy chờ cho nó đuối hoặc có khi chết mà vẫn chưa được thả vì còn chờ cầu nguyện cho mình. Đó là điều hết sức sai lầm. Vì tu mà phát tâm từ bi rộng lớn, tu là có trí huệ sáng suốt, chớ đâu phải tu là ích kỷ.
Lại một chuyện nữa, Phật tử chúng ta đi chùa, cúng chùa và cho đó là tu. Đi chùa, cúng chùa là làm phước chớ không phải tu. Tu là sửa đổi thói hư tật xấu của mình trở thành hay, tốt. Cúng chùa, cúng Tam bảo là tu phước, chớ không phải là tu sửa lại chính mình. Vì lòng kính trọng Tam bảo nên chúng ta đi chùa lễ Phật, cúng dường Tam bảo cho chư Tăng có phương tiện tu học và xây dựng chùa chiền, làm nơi tín ngưởng cho mọi người. Chúng ta cúng dường để Tam bảo thường còn ở thế gian, đem lại lợi ích cho chúng sanh, chớ không phải cúng dường Tam bảo để cầu cho mình được mạnh giỏi, cho mình làm ăn được phát tài. Vậy mà Phật tử đi chùa đốt ba cây hương nguyện vái tứ tung, xin đủ thứ hết. Lễ vật dâng cúng chừng mười ngàn mà nguyện xin với Phật ít nhất cũng vài trăm ngàn! Đổi chác như vậy xem ra nặng lãi quá phải không?
Thêm trường hợp nầy nữa, có Phật tử đến chùa thường mà gia đình có người bệnh hoạn, nếu thầy không tới thăm thì buồn liền, vì nghĩ mình lo cho Tam bảo quá mà thầy không lo lại cho mình. Quí vị thấy chúng ta làm việc gì cũng nặng về bản ngã, chớ không phải thật lòng vì Tam bảo. Nếu thật lòng vì Tam bảo thì cứ làm để Tam bảo được trang nghiêm, được thường còn là đủ rồi. Chuyện bệnh hoạn riêng tư của gia đình mình, thầy rảnh đi thăm cũng tốt hoặc thầy bận chưa đi thăm được cũng vui vẻ. Đó là Phật tử hiểu biết chữ tu trong nhà Phật.
Đến đây tôi nhắc chư Tăng và quí Phật tử về hạnh bố thí. Chúng ta nguyện tu hạnh bố thí mà cả năm không ai đến xin mình đồng xu nào hết thì có gọi là tu hạnh bố thí được không? Nếu nguyện tu hạnh bố thí thì được người đến xin, chúng ta nên mừng vì có đủ duyên để làm tròn hạnh nguyện của mình. Bố thí là buông xả của mình giúp cho người. Xả được lòng tham thì xóa hết tâm tham lam của mình. Nên giúp cho người thì ta phải mang ơn người vì nhờ người mà ta xóa được lòng tham của chính mình. Thế nên chư Tăng cũng như chư Phật tử khi cho ai vật gì, người đó không bái chào, không cám ơn, chúng ta có trách họ không? Phải hiểu rằng chúng ta tu hạnh bố thí thì người đến xin là giúp mình thực hành hạnh bố thí, phá trừ thói xấu tham lam, thêm một bước tiến trên đường tu, nên người xin là người mình phải mang ơn. Có thế mới thật là tâm đạo đức, biết hành hạnh bố thí.
Nếu nói tu hạnh bố thí mà nay người nầy xin, mai người kia xin, mốt người nọ xin, mình phát cáu lên thì hạnh bố thí vừa mới mở cửa đã bị đóng lại rồi. Chúng ta muốn tròn hạnh nguyện bố thí, thì gặp mọi người đến xin đều vui mừng cho hết. Trong kinh Đại Bát Nhã kể các vị Bồ tát tu hạnh bố thí, khi có người đến xin mà các Ngài không có gì cho liền tủi khóc. Như vậy mới gọi là lòng từ bố thí. Còn chúng ta nếu hứa cho ai mười ngàn, người ta tới chúng ta hết tiền, không có mười ngàn liền nổi quạu lên, như vậy có lòng từ bi không? Tất cả chúng ta tu phải có cái nhìn đúng với lẽ thật, nếu tu hạnh bố thí là vì khởi tâm từ bi để dẹp trừ tham lam, nên có người tới xin thì chúng ta thấy xót xa, giúp được hay không được cũng thương họ chớ không giận, không buồn. Như vậy mới là người tu chân chính.
Bây giờ nói đến tu hạnh nhẫn nhục. Giả sử có chư Tăng hay Phật tử nào phát nguyện tu hạnh nhẫn nhục mà đi ra ai cũng chê trách mình, thì quí vị có nhẫn được không? Nếu không thì tu hạnh nhẫn nhục chừng nào mới thành công. Khi chúng ta tu hạnh nhẫn nhục, phải có người tới tìm cách nầy, cách nọ, nói xấu hoặc là nhục mạ, chửi bới chúng ta đủ điều để thử sức nhẫn của mình. Đó là những người thân của mình, vì họ muốn thành tựu công đức nhẫn nhục cho mình nên mới làm như vậy. Trong kinh Phật dạy: “Người tu hành chân chính, có ai đến phá phách làm trở ngại thì người đó bị tội phải đọa địa ngục”.
Như vậy, chúng ta tu hành chân chính mà có người lại phá phách mình thì người đó hết sức vì mình, hết sức thương mình họ mới dám làm, vì biết phải đọa địa ngục. Nên chúng ta phải biết quí kính người đó hơn, người ấy đã gan dạ dám vào địa ngục để giúp cho mình tiến lên, thì còn gì hơn nữa! Nếu nghĩ như vậy quí Phật tử còn ghét ai không?
Cho nên tất cả Phật tử khi phát tâm tu, cũng như chư Tăng khi phát tâm xuất gia vào đạo, nếu có ai bị khinh chê, bị chửi mắng, bị hủy nhục thì cứ cười: “Tôi rất mang ơn quí vị đã giúp tôi nhiều”, cứ một câu đó nói hoài, không buồn, không giận. Đó là người thứ thiệt. Ngược lại vừa bị nói nặng một hồi, rồi giận năm bảy ngày, tìm cách nầy cách kia trả thù lại, thì đó là thứ giả rồi.
Chúng ta xét cho thật kỷ rồi mới thấy trên đường tu thật ra gặp trở ngại nhiều chừng nào thì đạo đức tăng trưởng nhiều chừng nấy.
Thí dụ có thầy nào đó quen nói: “Tôi nóng lắm đừng có chọc tôi”, nhưng lỡ có huynh đệ làm giận liền tát tai người ta hoặc la ầm lên, huynh đệ sợ quá bỏ chạy. Như vậy, càng thắng người ta bao nhiêu thì cái dở càng đậm, càng nhiều bấy nhiêu. Chỉ khi nào người ta chửi mình hoặc làm nhục mà ta vẫn cười, đó mới thắng. Thế nhưng Phật tử chúng ta cứ nói nhịn là nhục nên không chịu nhịn vì sợ nhục. Tôi thường nói sự nóng nảy của mình là một tật xấu, khi ý dấy lên, chúng ta không thắng được nó là đã xấu rồi, huống nữa miệng nói thân làm để cho người khác phải giận, phải buồn thì càng khổ thêm.
Chúng ta phải tu làm sao thắng được sự nóng giận. Thắng được mới thấy sức nhẫn nại mạnh mẽ của chúng ta. Bởi vậy đức Phật đã dạy trong kinh Pháp Cú: “Thắng một vạn quân không bằng thắng mình. Thắng mình mới là chiến công oanh liệt nhất”. Thiên hạ cứ ưa thắng người ngoài mà không chịu thắng mình. Thắng người ngoài thì thêm hờn thêm oán, còn thắng được mình mới là thành công trên đường tu. Như vậy, chúng ta tu cần phải chấp nhận những điều xấu, những điều không hay để thấy được tâm niệm mình.
Thí dụ ở thế gian, nếu chúng ta làm ăn năm nay phát tài, năm tới phát tài, năm nào cũng phát tài hết thì càng tăng trưởng thêm lòng tham. Nhiều tiền là sung sướng hay cực khổ. Tôi thấy nhiều tiền không phải là sung sướng đâu, có nhiều tiền cứ sợ mất, lo gìn giữ càng thêm khổ. Chúng ta tu dù ở trong cảnh ngộ nào chúng ta cũng hằng biết rõ: cái được và cái mất vô thường. Được cũng không mừng nhiều, mất cũng không buồn nhiều. Đó là mình tu tiến. Vậy chúng ta muốn tiến tu phải dùng trí tuệ thấy rõ được những điều hay, không nên dùng tình cảm nhìn theo thói quen. Bởi theo thói quen nên gặp trở ngại gọi là chướng. Ngược lại dùng trí tuệ thì trở ngại là thắng duyên giúp mình vươn lên, đạt được đạo đức tốt, không có gì phải buồn.
Đến tu hạnh tinh tấn, nếu người tu hạnh tinh tấn phát nguyện: đêm nay con tụng kinh hoặc con ngồi thiền ba thời, nhưng mới hành được một hai đêm liền phát bệnh. Như vậy có chướng không? Nếu người không biết thì nói bị chướng. Hiểu như vậy là sai. Nếu mình mạnh thì ngồi thiền tụng kinh, còn đau thì nằm đó tu. Quí vị nghĩ bệnh không tu được sao. Nếu bệnh chúng ta nằm nhìn từ đầu xuống, rõ ràng Phật nói thân nầy đau khổ đủ thứ đau, nhức chỗ nầy, mỏi chỗ kia. Phật nói thân nầy vô thường ta thấy rõ, mới hôm qua mạnh, bửa nay yếu, mai kia sẽ hoại. Quán chiếu soi xét đúng như lời Phật dạy, như vậy là tu rồi. Không phải vì bệnh mà chướng. Nếu thấy bệnh chướng là do chấp tu phải tụng kinh, ngồi thiền, còn nằm trên giường không tu được. Đó là cố chấp chứ không phải tu.
Khi có người phát tâm tinh tấn tu hành nhưng gặp thời tiết nóng quá, lạnh quá, ngồi thiền không nổi, như vậy thì sao? Khi chúng ta đã quyết tâm tu, dù nóng hay lạnh cũng không nản chí. Nóng thì tu theo nóng, lạnh thì tu theo lạnh. Chúng ta khéo ứng dụng tu tùy theo thời tiết, chớ không bỏ, không thối lui, có như vậy mới tròn hạnh tinh tấn. Người tu bây giờ có bệnh, mặc dù ham tu nhưng thấy trong người uể oải nên tới giờ tụng kinh thì xin nghĩ, viện lý do bửa nay nhức đầu quá, ngồi thiền không được. Cứ hẹn mai hẹn mốt như vậy hoài, người đó có gọi là tinh tấn không hay giải đãi.
Tôi nhớ lúc tôi ở Thiền Duyệt thất, hôm đó mới cạo tóc mà cạnh thất có một tổ ong vò vẽ. Thấy cái đầu tôi trắng bóng, nó chích cho một cái đau chảy nước mắt. Khi đó chẳng lẽ ngồi chịu đau, tôi lấy bồ đoàn ngồi thiền. Ngồi một hồi quên mất, hết đau hồi nào không hay. Nên chúng ta phải can đảm một chút thì cái đau nó sẽ qua. Nếu mình cứ sợ nó đau nhức rồi nằm đó rên thì có hết nhức không? Thôi thì đi ngồi thiền xem thử nó thắng mình hay mình thắng nó. Vượt qua được, hết đau là mình thắng nó.
Quí vị tu thiền, sắp tới giờ tọa thiền, thấy trong người khó chịu như nhảy mũi, ho v.v… nếu làm biếng thì đổ thừa bệnh rồi nghĩ. Người tinh tấn vẫn cứ ngồi, nhờ ngồi nên trong người nóng lên, toát mồ hôi hết bệnh. Như vậy người ấy thắng được bệnh, nên tinh tấn là sức mạnh để thắng sự yếu đuối, hèn nhát của chính mình, do đó cũng thắng được tất cả những cơn bệnh. Người tu hành tinh tấn ít sợ bệnh hoạn, vì có thể vượt qua nó, không bị nó làm chủ mình. Muốn vượt qua tất cả thì phải gan, dám ngồi chết trên bồ doàn mới có thể vượt qua được, bằng không dám thì không thể vượt qua nổi.
Tóm lại, chúng ta tu hành muốn đầy đủ hạnh từ bi, đầy đủ hạnh nhẫn nhục, thì tất cả những trở ngại, tất cả những nghịch duyên ở bên ngoài đối với chúng ta đều là cơ hội tốt, không có chi là xấu hết. Những người gây trở ngại cho mình mới thật đáng mang ơn, chớ không phải người thù oán. Hiểu được như vậy trên đường tu mới không thối chuyển, mà còn chuyển được tất cả những chướng duyên thành thắng duyên. Quí vị dù xuất gia hay tại gia, nếu đã quyết tu rồi thì phải can đảm, phải thấy đúng như thật để chúng ta không bị các duyên làm trở ngại phải thối tâm, lùi bước trên đường tu. Lúc nào ta cũng hăng hái, nổ lực tiến lên cho đến ngày thành tựu đạo quả Bồ đề mới tròn sở nguyện của mình. Được như vậy mới là người cầu giải thoát sanh tử.
Tất cả Phật tử nghe hiểu rồi phải mạnh mẽ nhìn đúng như thật, thì tôi bảo đảm quí vị trên đường tu càng ngày càng tiến, càng ngày càng cao thượng, ngày càng gần các bậc thánh hiền, chớ không xa nữa. Còn ngược lại thì xa lơ xa lắc. Tôi nói bao nhiêu đó cũng quá đủ rồi. Mong quí vị thực hành đạt được nhiều kết quả tốt đẹp.
***

Hòa thượng THÍCH THANH TỪ

19/08/2014

Những điều cần biết khi làm việc với CSGT (xxx)


   Một số kiến thức và kinh nghiệm của bản thân cũng như tham khảo qua ACE khác mạo muội được ra đây để mọi người tham khảo:



   Khi CSGT yêu cầu xuất trình giấy tờ thì yêu cầu CSGT thực hiện đúng tác phong, điều lệnh và quy trình về kiểm soát: Thông báo lỗi, hay thông báo lý do dừng xe theo các điều kiện về việc được phép dừng xe để kiểm soát theo TT 65 rồi mới tiến hành kiểm soát, bao gồm cả việc yêu cầu lái xe xuất trình giấy tờ để kiểm soát.
   Dứt khoát chúng ta không đưa giấy tờ cho CSGT trước khi CSGT thông báo lỗi, chứng minh chúng ta vi phạm.
   Cương quyết để được ghi ý kiến của mình vào BB nếu thấy có điều gì đó nghi ngờ vì thường xxx sẽ không muốn cho các cụ ghi vào đó. Nếu các cụ không ký biên ban, mà khi đã đưa giấy tờ cho CSGT rồi, CSGT có thể bảo "tôi chưa cầm giấy tờ" nên việc ghi hình trong trường hợp này là rất cần thiết. 


***************

Quy trình thực hiện điều lệnh OFer khi bị CSGT dừng xe
   
  Đang lưu thông trên đường, khi bị xxx thực hiện điều lệnh (ra tín hiệu) dừng xe:
   1. Thao tác dừng xe: Bình tĩnh, giảm tốc độ từ từ và quan sát phía trước, hai bên và phía sau xe. Cho xe dừng vào khu vực xxx chỉ dẫn, dừng xe vào vị trí an toàn (vì đôi khi xxx chỉ mình dừng xe vào chỗ không an toàn, vi phạm luật...). Bật đèn dừng khẩn cấp (với xe ô tô).
   2. Chuẩn bị: Bật ghi âm, ghi hình (nếu có), ngồi nguyên tại vị trí lái, hạ kính xuống (với xe ô tô) chờ xxx đến. Quan sát kỹ xem xxx đó là thật hay giả? xxx đó có biển tên hoặc thẻ xanh không (vì chỉ xxx đeo thẻ xanh mới được quyền thực hiện điều lệnh dừng phương tiện đang lưu thông - theo Thông tư số 45/2012/TT-BCA, còn xxx không có thẻ hoặc xxx khác chỉ được làm công việc hỗ trợ); 
   - Nếu phát hiện xxx không có biển tên thì dứt khoát không làm việc vì đây có thể là xxx giả hoặc xxx không đủ điều kiện đi làm việc; hoặc xxx có biển tên nhưng không có thẻ xanh thì đây là xxx không đủ điều kiện thực hiện nhiệm vụ tuần tra kiểm soát giao thông.
   - Thẻ xanh của CSGT


[​IMG]


   - Quan sát khu vực xung quanh, nếu phát hiện chỉ có 01 xxx (gọi là bồ câu đi lạc) thì đây là xxx đi ăn mảnh phi pháp (Theo thông tư số 65/2012/TT-BCA tổ xxx tối thiểu 2 người). 
   Gặp 02 trường hợp trên thì dứt khoát không xuống xe mà hãy gọi cho CS 113 hoặc ĐDN Cục CSGT ĐB-ĐS để phản ánh:
   + Hà Nội: 069.42608 - 04.39423011
   + Đại diện phía Nam: 069.36233
   - Nếu phát hiện xxx giả, đề phòng bị cướp, chúng ta hãy hô lớn kêu cứu những người xung quanh hoặc chuẩn bị phương án phòng vệ hợp lý.
   
   3. Chào hỏi: Sau khi đã thực hiện xong bước (2), xác định xxx đó đủ điều kiện làm việc và được xxx mời xuống làm việc. Vẫn bật đèn dừng khẩn cấp, tháo dây an toàn (với ô tô), rút chìa khó đút túi (đề phòng bị cướp), chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cần thiết (vẫn để nguyên trong túi – cũng đề phòng trường hợp bị cướp) mở cửa bước xuống (với ô tô), khóa xe cần thận. 
   - Điều lệnh về chào của CSGT:

   [​IMG]

[​IMG]


   Chờ xxx chào mình theo đúng điều lệnh, mình cũng sẽ chào lại xxx. Lời chào đầu tiên chúng ta hãy chào rõ cấp bậc, họ tên đầy đủ (nếu cần thêm cả số hiệu) của xxx đó nữa, VD như "chào Trung sỹ Ngu Văn Ă", "chào Đại úy Ngu Văn Đ", "chao Trung tá Ngu Văn Xơi"... Điều này thể hiện hiểu biết của chúng ta và đặc biệt tạo ra sự uy quyền giữa "ông chủ" và "đầy tớ", nhắc cho xxx nhớ ra ai là "ông chủ", ai là "đầy tớ". Khi đó áp lực của "ông chủ" sẽ đè nặng lên "đầy tớ", xxx sẽ giảm sự hống hách, bố láo...
    Trong quá trình tranh luận với xxx, chúng ta chú ý dùng đại từ nhân xưng cho phù hợp, bình tính, dõng dạc chứ đừng có xoắn lên. VD: với xxx kém tuổi hơn dùng tôi - chú, anh/ chị - chú, anh/ chị - em hoặc tôi – anh…; với xxx tầm ngang tuổi hoặc hơn tuổi dùng tôi - anh; với xxx nhiều tuổi, vui vẻ, tình cảm thì dùng em - anh, cháu - chú.... 
   
Nếu xxx chưa chào đúng điều lệnh, hãy yêu cầu xxx chào lại khi nào đúng mới làm việc! 
   
Chúng ta hãy nhớ rằng luôn ghi âm, ghi hình đầy đủ để làm bằng chứng tố cáo, khiếu nại khi xxx làm sai hoặc làm bằng chứng bảo vệ mình khi bị xxx vu khống. Nếu phát hiện xxx có mùi bia, rượu thì chúng ta kiên quyết không làm việc. 
   Tại Điều 3, TT 65 quy định về yêu cầu, tiêu chuẩn của cán bộ làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ sau:
   1. Nắm vững và thực hiện đúng các quy định của pháp luật về giao thông đường bộ, Thông tư này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
   2. Thực hiện đúng, đầy đủ và có trách nhiệm đối với nhiệm vụ được phân công trong quá trình tuần tra, kiểm soát; quy chế dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và Điều lệnh Công an nhân dân.
   3. Khi tiếp xúc với nhân dân phải có thái độ kính trọng, lễ phép, tận tụy, đúng mực.
   4. Phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến việc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ theo đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền quy định của pháp luật.
   5. Đã được cấp biển hiệu và Giấy chứng nhận Cảnh sát tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ theo quy định của Bộ Công an.

   4. Làm việc: Khi xxx yêu cầu xuất trình giấy tờ thì yêu cầu xxx thực hiện đúng tác phong, điều lệnh và quy trình về kiểm soát: Thông báo lỗi, hay thông báo lý do dừng xe theo các điều kiện về việc được phép dừng xe để kiểm soát theo TT 65 rồi mới tiến hành kiểm soát, bao gồm cả việc yêu cầu lái xe xuất trình giất tờ để kiểm soát. 
   Dứt khoát chúng ta không đưa giấy tờ cho xxx trước khi xxx thông báo lỗi, chứng minh chúng ta vi phạm. Điều 14, TT 65 quy định về điều kiện xxx được dừng phương tiện đang lưu thông để kiểm tra, kiểm soát sau:
   1. Cán bộ thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát được dừng phương tiện để kiểm soát trong các trường hợp sau:
   a) Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ;
   b) Thực hiện kế hoạch, mệnh lệnh tổng kiểm soát của Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh trở lên;
   c) Thực hiện kế hoạch, phương án công tác của Trưởng phòng Hướng dẫn và Tổ chức tuần tra, kiểm soát giao thông thuộc Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông hoặc Trưởng Công an cấp huyện trở lên về việc kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ theo chuyên đề;
   d) Có văn bản của thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra từ cấp huyện trở lên; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự;
   đ) Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông.
   2. Việc dừng phương tiện phải bảo đảm các yêu cầu sau:
   a) An toàn, đúng quy định của pháp luật;
   b) Không làm cản trở đến hoạt động giao thông;
   c) Khi đã dừng phương tiện phải thực hiện việc kiểm soát, nếu phát hiện vi phạm phải xử lý vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.
   Trường hợp xxx cố tình yêu cầu chúng ta xuất trình giấy tờ trước khi xxx thông báo lỗi, khi đó chúng ta kiên quyết không đưa giấy tờ, có thể xxx sẽ vu khống chúng ta tội “chống người thi hành công vụ”. Vậy chúng ta sẽ làm gì? Chúng ta có thể trả lời: “Anh không được lộng ngôn, vu khống, thế nào là chống người thi hành công vụ? Tôi chỉ yêu cầu anh thực hiện đúng quy định của pháp luật, quy định của ngành…”. Có thể xxx sẽ dọa dẫm cho xe về đồn… Chúng ta có thể nói: “Nếu anh có thể làm được điều trái quy định của pháp luật, của ngành thì anh cứ làm cho tôi xem, cho mọi người dân xem, cho lãnh đạo của anh xem, cho các cơ quan bảo vệ pháp luật xem…”.
   Đã có trường hợp chúng ta đưa giấy tờ cho xxx trước khi xxx thông báo lỗi và chúng ta không chấp nhận lỗi này mà xxx cũng không chứng mình được. Sau một hồi bla bla xxx bảo không cầm giấy tờ của chúng ta. Vậy chúng ta phải kiên quyết yêu cầu xxx chứng minh lỗi trước khi chúng ta xuất trình giấy tờ cho xxx kiểm tra, kiểm soát.
   Nếu xxx nói là kiểm tra hành chính, nghĩa là xxx thực hiện việc dừng xe trong các trường hợp theo Mục b), c), d), Khoản 1, Điều 14 của TT 65 thì yêu cầu xxx xuất trình các loại giấy tờ của Thủ trưởng CA cấp huyện trở lên. Sau khi kiểm tra đúng ta mới xuất trình giấy tờ cho xxx kiểm tra.
   Lỗi quá tốc độ tối đa cho phép: Hiện nay xxx kiểm tra bằng máy kiểm tra tốc độ (súng bắn tốc độ), nếu cần yêu cầu xxx cho xem hình ảnh. Khi xem hình ảnh chú ý kiểm tra máy kiểm kiểm tra tốc độ còn tem kiểm định có hiệu lực hay không, hình ảnh đó có chứng minh được xe của mình chạy quá tốc độ trong đoạn đường quy định đó hay không...
   Các lỗi khác như đè vạch, vượt phải, vượt tại đoạn đường con, vượt đèn đỏ mấy giây, xi-nhan... nếu thực sự không vi phạm (hoặc cụ thích cãi cùn là mình không vi phạm, mặc dù vi phạm thật - không ủng hộ) thì kiên quyết (hoặc già mồm cãi) bảo vệ quan điểm đúng của mình, xxx cố tình ép chúng ta nhận lỗi thì xxx phải có bằng chứng xác thực, bằng hình ảnh hoặc bằng cách nào đó - đó là việc của xxx mà mình phải tâm phục khẩu phục. Điều 3 (Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính), Luật xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 quy định:
   đ) Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính;
   Nếu xxx đọc lỗi đúng với lỗi chúng ta vi phạm, chúng ta hãy nhận lỗi, xuất trình giấy tờ và chấp thuận việc kiểm soát, xử lý của xxx theo quy định của pháp luật.
   Khi xxx lập biên bản, trước khi ký chúng ta phải kiểm tra 03 việc và yêu cầu xxx thực hiện đúng, chính xác:
   - Thứ nhất: Mẫu biên bản có đúng mẫu được ban hành đúng luật không (có dấu đỏ, số thứ tự…).
   - Thứ hai: Phần ghi lỗi vi phạm, yêu cầu xxx ghi đúng lỗi vi phạm của mình theo Điều, Khoản, Mục nào trong Luật GTĐB 2008 hay các văn bản hướng dẫn dưới Luật… chứ không phải ghi theo Nghị định 171 đâu nhé! Nghị định số số 171/2013/NĐ-CP quy định về chế tài xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB và đường sắt. Một lần nữa các cụ hãy nhớ nghị định 171 là chế tài xử lý nhé!
   Chúng ta hãy nhớ rằng, nguyên tắc làm việc của xxx là mọi hành động và lời nói phải có căn cứ. Khi làm việc với xxx hãy bình tĩnh nói nhẹ nhàng, mềm mỏng nhưng dứt khoát, lần lượt người nói, người nghe để đối đáp với xxx như thế sẽ hiệu quả hơn. Nếu mình vô tình, không cố ý vi phạm những lỗi nhẹ, xxx có thể chỉ nhắc nhở mà không xử lý hành chính.
   
   Các tình huống nhạy cảm khi đối diện với chiến thuật của xxx:

   1. Chiến thuật "xa luân chiến" của xxx
   Mình đã xem rất nhiều cuộc tranh luận của các cụ với xxx, và cũng chính từ bản thân mình nữa nên rút ra kinh nghiệm thế này: Tại sao lại có xxx 1, xxx 2... và có khi đến cả xxx 4, 5 nữa? Đây là chiến thuật "xa luân chiến" của xxx. Khi xxx 1 tranh luận đuối lý, xxx 2 sẽ tiến đến bồi tiếp, và khi xxx 2 tranh luận cũng đuối lý thì xxx 3, xxx 4... và cả xxx xếp đến để giải vây cho đồng đội, đồng thời tạo áp lực tâm lý kiểu "lấy thịt đè người" hay "chiến dịch biển người" của Tung Cẩu. Vậy gặp tình huống này các cụ nên đối phó ra sao?
   Việc đầu tiên các cụ chỉ nên tranh luận với xxx 1, nếu xxx 1 "lảng" bỏ đi thì các cụ hãy gọi ngay  lại và bảo: 
   - Tại sao anh đang làm việc với tôi lại tự ý bỏ đi?". 
   Nếu xxx 2 tiến đến các cụ có thể nói: 
   - Tôi đang làm việc với xxx 1, anh không phải là người trực tiếp dừng xe tôi lại nên tôi không làm việc với anh!
   Trường hợp nếu xxx 1 bảo các cụ đến gặp xxx xếp trình bày, các cụ có thể nói: 
  - Tôi đang làm việc với anh vì anh trực tiếp dừng xe tôi, nếu anh muốn xếp anh làm việc với tôi thì anh mời xếp anh lại đây làm việc với tôi!
   Trường hợp xxx xếp đến hoặc được xxx 1 mời đến làm việc, khi đó các cụ mới làm việc với xxx xếp. Khi đó, xxx xếp đến thường hỏi các cụ:
   - Có chuyện gì đấy em?
   Lúc ấy hắn nhún nhường giả tạo đấy, các cụ có thể bảo:
   - Tôi đang làm việc với xxx 1, và xxx 1 là người trực tiếp dừng xe tôi, có chuyện gì anh yêu cầu xxx 1 báo cáo lại cho anh rõ.
   Các cụ hãy dõng dạc, bình tĩnh trả lời, tự khắc sẽ phá vỡ chiến thuật "xa luân chiến" của xxx ngay.  
   Các cụ chú ý khi thấy xxx xếp tươi cười, hỏi han về việc xe này mua mới hay cũ, sang tên nộp thuế cao hay thấp...? Đó là chiến thuật để các cụ tự khai ra lỗi khi mua bán rồi mà vẫn không sang tên đổi chủ. 

   2. Đối phó với tình huống xxx kiểm soát thông qua các phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ "bắn tốc độ, đè vạch, vượt phải, vượt tại đường cong..., kể cả vượt đèn đỏ..." bằng mồm
   Khi xxx thông báo lỗi "bằng mồm" thì các cụ hãy yêu cầu xxx chứng mình mình vi phạm lỗi đó vì theo Điều 3 (Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính) của Luật xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 quy định:
   đ) Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính;
   Trường hợp xxx cho xem hình ảnh, các cụ chú ý kiểm tra máy bắn có tem kiểm định còn nằm trong thời gian cho phép hay không, hình ảnh bắn có nằm trong phạm vi mình vi phạm hay không? Vì có trường hợp xxx bắn tốc độ xe các cụ trước khi đến cái biển báo tốc độ tối đa cho phép mà các cụ vi phạm.
   Trường hợp xxx bẩu khi nhận quyết định xử phạt sẽ có hình ảnh kèm theo thì các cụ phải chấp thuận vì ở Điểm a, Khoản 2, Điều 16 của Thông tư số 65/2012/TT-BCA quy định (oái oăm quá!):
   Khi đã ghi nhận được hành vi vi phạm về trật tự,an toàn giao thông của người và phương tiện tham gia giao thông thông qua các phương tiện thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, cán bộ thực hiện hiệu lệnh dừng phương tiện để kiểm soát và xử lý theo quy định. Trường hợp người vi phạm yêu cầu được xem hình ảnh, kết quả ghi, thu được về hành vi vi phạm thì phải cho xem ngay nếu đã có hình ảnh, kết quả ghi thu được tại đó; nếu chưa có ngay hình ảnh, kết quả ghi, thu được thì hướng dẫn họ đến bộ phận xử lý để được xem; nhưng các cụ có thể nói cho xxx nghe và viết vào BB:
   "- Tôi đã yêu cầu cho xem hình ảnh vi phạm nhưng không được đáp ứng. Yêu cầu có hình ảnh vi phạm chính xác khi ra ra quyết định xử phạt hành chính".
   Đặc biệt chú ý: Cương quyết để được ghi ý kiến của mình vào BB nếu thấy có điều gì đó nghi ngờ vì thường xxx sẽ không muốn cho các cụ ghi vào đó. Nếu các cụ không ký BB, mà khi đã đưa GT cho xxx rồi, xxx có thể bảo "tôi chưa cầm giấy tờ" nên việc ghi hình trong trường hợp này là rất cần thiết.
   Nếu xxx bắn "bằng mồm" thật thì chuyện gì sẽ sảy ra tiếp theo nhỉ?

   
3. Đấu tranh với tình huống xxx bắt láo khi có vạch chỉ hướng tại đoạn đường tăng/giảm tốc khi nhập/tách vào/ra đường cao tốchttp://www.otofun.net/threads/499324...-dung-xe/page5
   
4. Xử lý tình huống xxx bắt láo lỗi vượt phải khi đi làn bên phải vượt xe đi làn bên trái:  
http://www.otofun.net/threads/499324...dung-xe/page12
   
5. Về việc ghi âm, ghi hình bị xxx ngăn chặn bất hợp pháp: Mời các cụ chịu khó xem ở 2 thớt này (đã được sự cho phép của cụ chủ thớt đó):
   
6. Về việc xe bán tải, xe tải VAN: Mình thấy có một số thớt tranh luận xe tải VAN, xe bán tải (trong đăng ký, đăng kiểm ghi là xe tải) có được coi là "ô tô con" hay không? hay là "ô tô tải"?
   
Mình xin khẳng định luôn đây là "ô tô con"! Theo QCVN 41: 2012/BGTVT tại Điều 4 đã định nghĩa:
   4.23 Ôtô con là chỉ ôtô chở người không quá 9 chỗ ngồi kể cả lái xe, hoặc ôtô chở hàng với trọng tải không quá 1,5tấn. 
   Ôtô con bao gồm cả các loại có kết cấu như môtô 3 bánh nhưng khối lượng bản thân lớn hơn 400kg trở lên và trọng tải không quá 1,5tấn;
   4.24 Ôtô tải là chỉ ôtô chở hàng hoặc thiết bị chuyên dùng có trọng tải từ 1,5tấn trở lên; 
   
Chính vì thế, khi đi vào các đoạn đường có biển "cấm tất cả các loại xe tải" thì tất cả các loại xe theo mục "4.23" được đi các cụ nhá, kể cả việc xe bán tái mà trong đăng ký, đăng kiểm ghi là "xe tải" thì vẫn chỉ là xe con thôi.
   
7. Tình huống bị xử lý oan sai vạch 1.11 (xuất hiện nhiều nơi, trong đó có đường Phạm Văn Đồng - Hà Nội)  http://www.otofun.net/threads/654588...-11?highlight=
Link dowload QCVN 41-2012/BGTVT: https://www.dropbox.com/s/96jmjxqccs...o%5B1%5D_2.pdf

18/08/2014

Thiền và cách thở đúng



   Khi mặt hồ yên tĩnh, trong xanh ta dễ dàng nhìn rõ được mọi vật dưới đáy. Trái lại, khi làn nước gợn sóng, hình ảnh sẽ bị phản chiếu lệch lạc. Bộ não con người cũng giống như vậy. Khi tinh thần yên tĩnh, tập trung, tâm trí sẽ sáng suốt.
Trái lại, khi có tạp niệm xen vào hoặc lúc lo âu căng thẳng, giải quyết công việc lại kém hiệu quả. Một công nhân đứng máy lơ đểnh sẽ dễ mắc tai nạn lao động. Một nhà nghiên cứu mà tinh thần không ổn định sẽ khó có thể hoàn thành công trình của mình.
Ngoài ra, trong điều kiện phát triễn của nền văn minh công nghiệp với tính cạnh tranh cao, con người luôn phải đối mặt với nhiều loại áp lực thì việc phải gánh chịu stress làm giảm sức đề kháng và dễ dẫn đến nhiều bệnh tật là điều đáng lo ngại.
Từ những thực tế này nhiều người đã tìm đến với thiền.

Làm thế nào để ngồi thiền? Nếu bạn chỉ mới bắt đầu, hãy làm đơn giản thôi.
Hãy thực hành thiền vào một giờ nhất định: Là lúc mặt trời mọc và trước khi bạn đi ngủ là thời gian tốt nhất.
Ngồi thẳng lưng đủ để hô hấp thoải mái - trên 1 cái ghế hoặc 1 tấm nệm trên sàn nhà - và thiết lập đồng hồ đếm thời gian bao nhiêu phút bạn muốn ngồi thiền. Khi bạn bắt đầu hẹn giờ, nhắm mắt lại, thả lỏng và không di chuyển ngoại trừ hơi thở cho đến khi hết giờ. Tập trung vào hơi thở đi vào và đi ra. Mỗi lần bạn có 1 suy nghĩ hoặc 1 thôi thúc, để ý nó và mang bạn quay về với hơi thở của bạn.
Tiếp đến, chọn một thế ngồi hành thiền. Tốt nhất nhưng khó nhất là thế ngồi Hoa Sen (kiết già). Tréo hai chân, đặt bàn chân phải lên trên đùi trái và ngược lại, lòng bàn chân hướng lên trên. Hai bàn tay chồng lên nhau, đặt dưới rốn, tựa trên đùi, nâng đỡ thân trên. Sống lưng thẳng, đốt sống này chồng lên đốt kia như những xâu đồng xu. Cằm ngẩng lên.
      Nếu không thể ngồi theo thế Hoa Sen, thì ngồi bán già. Đặt bàn chân phải qua đùi trái (hay ngược lại), đầu gối chạm sàn. Rồi cúi người về phía trước, đẩy gối vào phía sau. Nếu đầu gối khó chạm sàn thì đặt một đùi lên chỗ gập đầu gối của chân kia.
[​IMG] 

Có thể chọn tư thế ngồi xếp bằng thông thường

[​IMG]

Sau khi đã chọn một trong những thế ngồi này, hãy thẳng lưng lên, để giúp ngực căng dễ dàng khi bạn hít thở. Tư thế của bạn phải tự nhiên, mềm dẻo, không gồng cứng.
Hãy chọn vị thế cẩn thận, vì quan trọng là bạn không được sửa thế ngồi cho đến cuối buổi tọa thiền. Tại sao quan trọng vậy? Giả thử bạn chuyển đổi thế ngồi vì không được thoải mái. Sau một lúc, thế ngồi mới cũng trở nên khó chịu. Thế là bạn cứ chuyển đi, đổi lại từ vị thế này sang vị thế khác suốt buổi tọa thiền, thay vì cố gắng đạt được một mức định sâu xa hơn. Hãy rèn luyện sự tự kiềm chế và giữ nguyên thế ngồi ban đầu.
Hãy quyết định từ lúc đầu là bạn sẽ ngồi thiền trong bao lâu. Nếu bạn chưa bao giờ hành thiền thì hãy bắt đầu với khoảng hai mươi phút. Khi bạn đã tiếp tục thực hành thêm, dần dần bạn có thể tăng thêm thời lượng ngồi thiền. Điều đó tùy thuộc vào việc bạn có bao nhiêu thời gian và bạn có thể ngồi trong bao lâu mà không thấy đau đớn.

TƯ THẾ HOA SEN
Thí nghiệm thực hiện trong một phòng thí nghiệm ở Anh quốc cho thấy khi một người ngồi trong tư thế này, làn sóng não bộ của họ tức khắc chuyển từ nhịp Beta nhanh và không ngừng dao động sang nhịp Alpha trầm lặng và chậm hơn. Nó thể hiện một tâm trạng thoải mái hơn, một tâm trí yên bình hơn.
Trong một thí nghiệm khác, người ta khám phá ra rằng một người ngồi trong tư thế Hoa Sen ít bị kích thích do những khuấy động bên ngoài hơn những người ngồi trong tư thế bình thường, có thể tập trung tư tưởng sâu hơn và trí óc sáng suốt hơn. Các nhà khoa học kết luận rằng tư thế Hoa Sen tạo ra việc rút khỏi các giác quan vận động và đem trở vào năng lượng của trí.

LUYỆN TẬP TẬP TRUNG TƯ TƯỞNG VỚI BABA NAM KEVALAM
Các nhà khoa học sau một thời gian tìm tòi đã tìm thấy nhiều loại sóng não bộ của con người
1. Sóng Beta (ß – wave) : là một loại mẫu sóng não bộ dao động rất nhanh và không đều, hơn 13 chu kỳ/giây. Đa số chúng ta đều có loại sóng não này. Nó thể hiện trạng thái phân tán, không ngừng dao động của tâm trí con người bình thường đầu lo âu, giận dữ, sợ hãi và thất bại.
2. Sóng alpha (α - wave): là một loại mẫu sóng chậm hơn nhiều và đều đặn, khoảng 8 chu kỳ/giây. Các nhà khoa học đã tìm thấy trong trạng thái làn sóng alpha tâm trí con người lắng dịu hơn, quân bình hơn, thư giãn hơn, cùng lúc đó con người rất xông xáo vá sáng suốt trong "một trạng thái ý thức thanh tịnh rất dễ chịu". Người có được loại sóng này cảm thấy khá hơn, có thể hoàn thành công việc và giải quyết các vấn đề tốt hơn. Những người khác cũng yêu mến họ hơn.
Các thực nghiệm trên những ai thực hành Thiền quán ngữ (Mantra Meditation) với tư thế hoa sen, sau một thời gian luyện tập cho thấy người hành thiền luôn luôn ở trạng thái alpha .
3. Sóng Theta (γ - wave): Cuộc thí nghiệm tiếp tục trong nhiều năm, các nhà khoa học tìm thấy rằng với Thiền thường xuyên, các sóng alpha chậm lại thành sóng theta (4-8 chu kỳ/giây). Loại sóng não bộ này làm cho sự thanh tĩnh và trạng thái an lạc, đầy tình thương bên trong được sâu hơn.
Có nhiều kỹ thuật thiền khác nhau 
- Tập trung vào hơi thở
- Lần chuỗi hạt
- Nhìn ngọn đèn cầy hay một điểm bên ngoài
- Cố gắng làm cho tâm trống rỗng, nghĩ về cái không, điều này không thể được vì bản chất của tâm là suy niệm
Từ việc nghiên cứu cho thấy rằng kết quả tốt nhất là sử dụng một kỹ thuật gọi là "MANTRA". "Man" có nghĩa là trí"Tra" có nghĩa là giải phóng. Mantra là một âm thanh đặc biệt sử dụng trong khi luyện tập tập trung tư tưởng. Âm thanh của nó tạo ra một rung động nào đó có thể giải phóng cái Trí khỏi tất cả những khuấy động. Những quán ngữ (Mantra) này xuất phát từ tiếng Phạn, một ngôn ngữ đặc biệt được các Yogi phát triển từ nhiều ngàn năm. Đó là những âm thanh bên trong của hệ thống thần kinh vi tế của nhân loại. Mantra là ngôn ngữ của thân thể con người và tâm trí con người. Những quán ngữ này được lặp lại trong khi thiền (tập trung tư tưởng). Nó giống như một loại nhạc bên trong cơ thể, biến đổi dần dần làn sóng beta nhanh thành làn sóng alpha và sóng theta.
Đối với những người mới bắt đầu, quán ngữ này là : BABA NAM KEVALAM.

Ý nghĩa của BABA NAM KEVALAM : là một loại tự kỷ ám thị. Nếu một người luôn luôn suy nghĩ tiêu cực : tôi đau, yếu, tệ.. người ấy sẽ trở nên đau, yếu, tệ thật. 
Nếu một người suy nghĩ tích cực, lối suy nghĩ này sẽ đem đến cho họ sức mạnh, cùng sự thay đổi trong cuộc sống. "Bạn nghĩ như thế nào thì sẽ thành như thế ấy"

PHƯƠNG PHÁP
1. Ngồi tư thế Hoa Sen nếu có thể, nếu không bạn có thể ngồi trong một tư thế thoải mái nào cũng được.
2. Ngối giữ lưng thật thẳng nhưng thoải mái, mắt nhắm lại.
3. Thở, chậm thật tự nhiên để làm lắng tâm.
4. Thu rút trí ra khỏi thế giới bên ngoài. Đừng nghĩ về bất cứ vấn đề gì, đừng để ý đến tiếng động bên ngoài
5. Hãy tưởng tượng bạn đang ngồi một nơi yên tĩnh, vắng vẻ, chỉ có một mình bạn thôi (ở đỉnh núi hoặc cạnh bờ hồ)
6. Bạn cảm thấy thật tự do và yên bình
7. Cố gắng cảm nhận tình thương của vũ trụ đang bao quanh ta, như một đại dương vô tận của tình thương và hạnh phúc. Rồi, bạn lặp lại BABA NAM KEVALAM trong trí bạn mãi mãi..Hít vào nhẩm trong trí BABA NAM. Thở ra nhẩm KEVALAM.
Bạn hãy cảm thấy bạn hòa làm một với đại dương vũ trụ của tình thương và hạnh phúc giống như một giọt nước hòa vào biển cả. 
Cái năng lượng tích cực của vũ trụ này là tình thương. Khi ta cảm nhận được tình thương của vũ trụ trong sáng, ta cảm thấy hạnh phúc. Cái hạnh phúc bên trong đó sẽ đem lại cho ta sức mạnh hay năng lực làm việc tốt hơn.
Ban đầu ta có thể nghĩ nhiều thứ, chưa tập trung được. Nhưng nếu ta luyện tập đều đặn, sự tập trung tư tưởng của ta sẽ tốt hơn 

LỢI ÍCH 

ÍCH LỢI VỀ THỂ CHẤT
* Phát sinh phản ứng thư giản:,thực hành hai lần/ ngày tương ứng với một giấc ngủ sâu
* Phát triển sinh lực cho sức khỏe
* Làm chậm nhịp đập của tim & trị chứng cao huyết áp.
* Ngăn chặn những bệnh liên quan đến stress.

ÍCH LỢI VỀ TINH THẦN
* Giảm bớt cảm giác không an toàn, căng thẳng và stress.
* Một hướng đi và mục đích thực sư trong cuộc sống 
* Gia tăng trí nhớ & trí thông minh
* Tăng sức chịu đựng và sự hiểu biết
* Phát triển sự quân bình và khả năng hội nhập.
* Gia tăng sự yên bình của trí
* Trí thoát khỏi sự ảnh hưởng của giáo điều, mê tín và sợ hãi
* Giảm đi sự tuyệt vọng & cáu kỉnh 
* Điều trị mất ngủ
* Gia tăng sự minh mẫn
* Tăng cường sự tự tin
* Tư tưởng trong sáng 

CÁCH THỞ ĐÚNG 
Hãy bỏ thói quen thở ngắn và nông như hằng ngày để làm quen với cách thở sâu và đều đặn. Hơi thở sẽ làm trong sạch cơ thể và bạn sẽ ngạc nhiên trước những điều kỳ lạ đến với mình.
[​IMG]

Hãy tập thở ngay cả khi đi bộ, vừa đỡ mệt, vừa có tâm trạng sảng khoái. Phương pháp rất đơn giản, bạn chỉ việc kết hợp giữa bước chân và nhịp thở, tức là khi bước một bước lên thì thở ra; bước tiếp sau đó thì hít vào. Cùng với nhịp bước chân, lặp đi lặp lại ''thở ra, hít vào - hít vào, thở ra''.
Nếu mỗi ngày bạn tập luyện từ 20 đến 30 phút thì sau 2 - 3 tháng, lượng serotonin- một chất được não sản xuất ra quyết định tâm trạng và khả năng tập trung của con người, sẽ tăng lên rất nhiều khiến bạn không cảm thấy mệt, khả năng tập trung cao, tính cách vững vàng và chịu áp lực tốt.
Con người không thể điều chỉnh được nhịp đập của tim cũng như nhịp co bóp của dạ dày nhưng lại rất dễ điều chỉnh nhịp thở của mình. Patanjali, người thầy vĩ đại của môn phái Yoga ở thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên, đã kết luận: "Thở, suy nghĩ và tư tưởng có mối liên hệ sâu xa. Tư tưởng bình yên nhờ sự luân phiên vào ra của việc thở sâu, điều hoà''. Bởi vậy, duy trì nhịp nín thở khi hít vào và thở ra bằng nhau như cách "thở bụng bốn thì" của các nhà dưỡng sinh, khí công và Yoga được xem là phương pháp tốt nhất.
Khi con người thở đúng cách, hơi thở sẽ làm trong sạch cơ thể bạn. Khi thở ra, nín thở đồng nghĩa với việc đưa các độc tố ra ngoài cơ thể và trong cơ thể bạn có một khoảng trống. Độc tố N2, CO2 tích tụ ở tim, do đó khi bạn hít vào và nín thở, khí độc trong người hoà trộn vào hơi thở sau đó máu thải khí độc và đẩy chúng ta ngoài qua hơi thở. 
Tư tưởng và hơi thở liên quan chặt chẽ với nhau (chẳng hạn khi bạn giận, nhịp thở sâu và dài; khi gặp người yêu thì nhịp thở ngắn, dồn dập; cảm xúc của bạn bình tĩnh thì hơi thở trở nên điều hoà, sâu và chậm hơn), nên hãy tập thở đồng thời với việc kiểm soát tư tưởng. Khi đó, bạn cũng có thể đưa luôn cả những suy nghĩ không tốt, tư tưởng đau khổ... ra ngoài theo hơi thở. 
Như vậy, nếu bạn thay đổi được nhịp điệu hơi thở, bạn sẽ thay đổi được trạng thái tư tưởng, suy nghĩ và cả lối sống của mình.
Hơi thở làm trí óc của bạn hoạt động, nó được duy trì sâu, đều, thường xuyên thì cơ thể bạn phát triển tốt, vui vẻ, khoẻ mạnh. Nó có thể đẩy lùi những ảnh hưởng không tốt đã ăn sâu vào tiềm thức, hơi thở sẽ giúp cho bạn nảy sinh những tư tưởng chân, thiện, mỹ tiềm ẩn trong bản chất con người.


(Thiền Sư Henepola Gunaratana, "Eight Mindful Steps to Happiness")
Nguồn: psychologytoday.com

Rau sam tống hết sỏi thận không cần mổ




Rau sam là một loại thân thảo mọc hoang ở những vùng ẩm mát như bờ mương, ven đường hoặc mọc xen kẽ trong những luống hoa màu.

 Rau sam có tên là khoa học: Portulaca Oleracea L. thuộc họ Rau sam Portulacea.
Thân cao khoảng 10 – 30cm, gồm nhiều cành nhẵn, màu đỏ nhạt, mọc bò lan trên mặt đất. Lá hình bầu dục, phần đáy lá hơi nhọn, không cuống, phiến lá dày, mặt láng. Hoa màu vàng. Hạt nhỏ màu đen.
Ở nông thôn, người dân thường nhổ về luộc hoặc nấu canh, xào ăn như những loại rau khác. Rau sam phơi khô làm thuốc thường được thu hái vào mùa hè và mùa thu.
Theo Đông y, rau sam có vị chua tính lạnh, không có độc tính, vào ba kinh Tâm, Can và Đại trường, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết tiêu viêm, nhuận trường lợi tiểu, thường được dùng trong các chứng viêm nhiễm, lở ngứa, kiết lỵ.
Gần đây, các nhà khoa học còn cho biết, trong rau sam có nhiều acid béo Omega-3 có tác dụng rất tốt trong việc ngăn ngừa bệnh tim mạch và tăng cường sức miễn dịch của cơ thể. Rau sam là một nguồn kháng sinh tự nhiên rất quý trong các chứng viêm nhiễm đường ruột và đường sinh dục, tiết niệu, viêm cầu thận, viêm bàng quang, đường niệu đạo với liều khoảng 500g rau tươi một ngày.
Sau đây là những tác dụng chữa bệnh của rau sam:
- Giun kim: Rau sam 1 nắm lớn sắc với 2 bát nước còn 1 bát, uống lúc đói.
- Sán xơ mít nhỏ: Rau sam 1 nắm, nấu lấy 1 bát nước, hoà thêm giấm uống lúc đói, ăn cả xác.
- Đại tiện ra máu tươi: Lá rau sam (300g), lá đậu ván (200g). Giã nát, vắt lấy nước cốt uống trong ngày.
- Lỵ ra máu mủ: Rau sam (100g), cỏ sữa (100g). Dùng nước sắc uống. Nếu đại tiện ra máu nhiều thì thêm: Rau má (20g), cỏ nhọ nồi (20g). Dùng 4 – 5 ngày.
- Đái ra máu: Rau sam nấu canh ăn liên tục 3 – 7 ngày là khỏi.
- Trẻ bị nổi mẩn đỏ quanh rốn, thân nóng (sốt phát ban): Rau sam rửa sạch, giã sống, vắt nước cốt cho uống, bã thì xoa đắp.
- Trẻ em chốc đầu: Giã nát rau sam tươi, thêm nước sắc đặc bôi lên hoặc đốt ra than, hoà với dầu dừa bôi.
- Lậu đái buốt: Rau sam rửa sạch, vắt lấy nước uống.
- Đi lỵ ra máu, bụng đau, tiểu tiện bí: Rau sam rửa sạch, giã nát, vắt nước cốt, thêm mật uống.
- Mụn nhọt: Rau sam tươi, giã nhỏ đắp lên mụn nhọt, ngòi mụn dễ ra.
- Chữa sỏi thận: Uống nước nấu lá sam và cố nhịn tiểu đến khi không nhịn được nữa hãy đi. Khi đó, các hạt sỏi sẽ bị tống hết ra ngoài.
- Chữa xơ vữa động mạch, làm hạ độ cholesterol trong máu: Rau sam tươi (100g) và gừng sống 3 lát. Luộc hoặc nấu canh ăn hàng ngày. Ăn cả nước lẫn xác. Nên mỗi đợt từ 5 đến 7 ngày.
- Chữa khí hư, bạch đới ở phụ nữ: Rau sam tươi (100g) giã nát vắt lấy nước, hoà với 2 lòng trắng trứng gà, khuấy đều, hấp chín. Mỗi ngày ăn 2 lần, ăn từ 3-5 ngày.
Ngoài ra, với những bệnh như ung thư, đái đường, viêm gan, viêm túi mật, viêm thận, cao huyết áp… uống nước rau sam sẽ có hiệu quả rõ rệt. Tuy nhiên, đối với những người bị tỳ vị hư hàn, tiêu chảy, và phụ nữ có thai không nên dùng rau sam.


Thơ vui thời bao cấp



Thư cha gửi con



Hôm nay cha viết thư này
Gửi qua thằng bạn chỗ mày về chơi
Cả nhà mừng lắm con ơi
Thùng hàng mới nhận bán lời lắm nghe
Ni-ken đẩy được chục que
Vòng bi thắng đậm hơn xe rất nhiều
Điều hoà lãi chẳng bao nhiêu (6)
May nhờ trong ruột khá nhiều thuốc tây

Biết không chục kiện ê-may
Tính qua chí ít năm cây có thừa
Xô tôn đã dặn đừng mua
Tại sao mày cứ đóng bừa vào đây
Thùng sau lưu ý thuốc tây
Đồ nhôm nghỉ khỏe chớ dây làm gì
Lanh-cô, Erich, Ăm-pi (7)
Kháng sinh tổng hợp kiểu gì cũng chơi
Gốt-đen xem kỹ con ơi
Kẻo mà quá đát là đời đi tong
Hoá chất liệu xoáy ra không
Cha đây đang có hợp đồng triệu đô
Hải quan con chớ có lo
Thằng nhỡ tao đã cài kho Hải Phòng
Còn như ở tuyến hàng không
Cậu con soi máy khám trong Nội Bài
Từ nay cho tới tháng Hai
Chú Ba đi Bỉ, dì Hai đi Bồ
Đều Tờ-ran-dít Liên Xô
Thông tin giá cả báo cho kịp thời
Đồng Rúp thì một giá rồi
Đổi xanh mà tính, lãi lời báo cha
Cần gì ghi thật rõ ra
Quần bò, áo gió hay là áo phông
Áo thêu ở ngực có rồng
Hay là Si-líp có bông hồng cài
Áo da đểu, sâm Ki-tai
“Nữ hoàng lộng lẫy” còn xài tiếp không
Bên ấy gái Cộng khá đông
Theo cha nên đánh cả vòng tránh thai
Thể thao mác giả Ki-tai (8)
Hay mì chính Thái với đài Hồng Kông
Bây giờ đang giữa mùa đông
Con xem loại tất xù lông thế nào
Áo ren các kiểu ra sao
Áo thêu chắc đã đi vào sử xanh
Cá sấu một thuở tung hoành (9)
Têpia chắc đã đi vào thiên thu
Sự đời nghĩ cũng phù du
Mốt này kiểu nọ tít mù cung mây
Mới vừa nhũ hổ bướm bay
Bướm giờ rã cánh, hổ quay về rừng
Hươu kia khí thế bừng bừng
Nay đang ôm hận giữa rừng áo da
Mèo vừa mới ló sang Nga
Chịu không đủ lạnh chạy qua Pô-lần (10)
Ào ào ào gió ra quân
Hỏi xem sống được mấy tuần nữa đây
Xét xem thế sự ngày nay
Thị trường biến hoá đổi thay choáng đầu
Đồ thật thì đắt, tiền đâu?
Mình buôn thứ ấy bằng hầu người ta.
Tiền dân Nga, đất dân Nga,
Theo cha đồ dỏm vẫn là lời hơn.
Ngoài ra trong chuyện bán buôn
Thị trường quyết định thiệt hơn rất dày.
Hàng sang con chớ đổ ngay
Đợi thời mà bán đến tay người dùng
Liên bang rộng lớn vô cùng
Sức trai thoả sức vẫy vùng đôi chân
Dè chừng với lũ công nhân
Tham gia “quân đội nhân dân” rất nhiều (11)
Ma-phia trấn lột đủ điều
Quen nghề đạo trích từ nhiều năm nay
Ngang nhiên chiếm cứ sân bay
Cướp hàng từ cửa máy bay vừa về
Tránh voi thôi chẳng xấu gì
Lĩnh hàng chi chúng mấy tì mà ra
Vừa rồi cha cũng có nghe
Con yêu cô bé cùng quê tỉnh mình
Hẳn là a-ná phải xinh (13)
Nên con mới phải nghiêng mình trao tay.
Nghe cha ghi kỹ điều này
Phải con ông cốp, xấu gầy cũng yêu
Ông cha cực khổ đã nhiều
Sống xa Hà Nội thiệt nhiều nghe con
Núp mình dưới bóng ô tròn
Tương lai sán lạn, lầu son đề huề
Hồ Gươm liễu rủ xum xuê
Hàng Ngang, Hàng Bạc, Thuỵ Khuê, Tràng Tiền
Đồng Xuân, chợ họp liên miên
Mùa nào thức ấy, sẵn tiền dễ mua
Thăng Long đất cũ người xưa
Mình con tỉnh lẻ, ai đưa mình vào
Xa xôi tình cảm dạt dào
Bận gì thì cũng ghi vào lời cha
Coi chừng với lũ gái Nga
Kẻo mà lại dính Si-đa có ngày.
P.S: À quên tao hỏi điều này
Chẳng hay sức khoẻ của mày ra sao
Học năm thứ mấy, ngành nào
Phòng khi nhỡ có ai vào tao khoe.
Dặn thêm đừng có mua xe
Bây giờ chỉ được nửa que là cùng
Mà chỗ thì chiếm nửa thùng
Khuân vác lại nặng, phát khùng phát điên.
Em mày vốn tính ngại phiền
Mặc dù nó thích dây chuyền từ lâu
“Con chẳng dám xin anh đâu”
Anh con lại bảo: “Em đâu hay vòi”
Mẹ mày đã luống tuổi rồi
Mày đừng tặng thứ tân thời làm chi
Can-xô, xéc-pốt, xéc-ghi (14)
Nặng gam là được cần gì hoa văn!

Chú thích
[1] Tên cửa hàng Nhà nước ở đường Tôn Đản, Hà Nội
[2] có bài lại ghi Đồng Xuân
[3] Bí danh của Tố Hữu
[4] Thank you
[5] Quạt tai voi
[6] Máy điều hòa nhiệt độ
[7] Lincomycine, Erythromycine, Ampicilline
[8] Китaй = Trung Quốc
[9] Cá sấu = hàng hiệu Izod, mác áo len
[1o] Poland = Balan
[11] Lưu vong
[12] Лyчшe= tốt hơn
[13] Oнa = cô ấy
[14] кoльцo = nhẫn, cерьги = hoa tai
 (sưu tầm)