Sưu tầm trên Net.
Những động tác đơn giản, tiết
kiệm thời gian dưới đây không chỉ giúp bạn khai thông kinh lạc mà còn có tác
dụng bảo vệ phủ tạng, phòng chống nhiều căn bệnh nguy hiểm.
1. Thường xuyên chải đầu: Không lo tóc bạc
Việc chải đầu một cách thường xuyên không những
giúp bạn tăng cường tuần hoàn máu ở da đầu mà còn có nhiều công dụng như khơi
thông kinh khí, dưỡng mạch máu, giảm mệt mỏi, cải
thiện chức năng thần kinh, có lợi cho giấc ngủ…
Công đoạn chải tóc nên được bắt đầu từ một bên
thái dương rồi dần dần chải lên đỉnh đầu, sau đó tiếp tục chải bên còn lại.
Trong đó, thái dương và đỉnh đầu là hai vị trí dễ có tóc trắng nhất, bạn nên
chải nhiều lần ở những khu vực này.
Khi thực hiện, động tác cần nhẹ nhàng. Mỗi ngày
chải khoảng 200 cái cho đến khi cảm thấy da đầu nóng lên là được.
Lưu ý rằng lược dùng chải đầu không được quá nhọn,
tốt nhất nên chọn dùng lược gỗ hoặc lược sừng trâu. Khi chải đầu không dùng lực
quá mạnh, tránh kích thích làm sản sinh gàu.
2. Lấy tay chườm mắt: Cải thiện thị lực
Mắt là nơi tập trung tinh khí, xung quanh khu
vực này có rất nhiều kinh mạch tạng phủ. Vì vậy nếu mắt mỏi, cơ thể cũng sẽ mệt
mỏi theo.
Để chăm sóc vùng mắt, bạn nên dùng tay chườm
lên mắt hằng ngày.
Cách thực hiện cũng hết sức đơn giản: Xoa đều
và làm nóng hai tay, dùng lòng bàn tay ôm lấy mắt giống như dùng khăn ấm chườm
lên mắt.
Hai mắt nhắm lại, mắt chuyền động theo chiều
kim đồng hồ vài lần và ngược lại trong khoảng 5 phút. Động tác này giúp vùng
mắt có khí huyết sung mãn, cải thiện thị lực.
Tuy nhiên, cần chú ý rằng trước khi thực hiện
động tác nên rửa sạch tay, động tác phải nhẹ nhàng, nếu ấn quá mạnh sẽ gây áp
lực lên mắt, làm nhòe mắt.
3. “Hạc tiên uống nước”: Bảo vệ xương cổ
Cổ được xem như “con đường giao thông” quan
trọng trong cơ thể. Các kinh lạc quan trọng như đốc mạch, kinh bàng quan, kinh
tiểu tràng, đảm kinh và kinh tam tiêu đều đi qua vùng gáy thuộc bộ phận này.
Vậy nhưng trên thực tế, “con đường” ấy tương
đối chật hẹp, lại nhiều “xe”, dễ làm tắc nghẽn khí huyết. Không chỉ vậy, những
thói quen xấu như ngồi lâu không vận động, cúi đầu xem điện thoại trong thời
gian dài cũng đặc biệt gây hại cho xương cổ.
Biện pháp bảo vệ xương cổ đơn giản mà hữu hiệu
chính là thương xuyên ngẩng đầu. Động tác này còn được cổ nhân gọi là “hạc tiên
uống nước” với tư thế cổ giương lên, ưỡn ngực ngẩng đầu, cằm hướng về trước sau
đó thu lại và thực hiện nhiều lần.
Tư thế này giúp kéo dài các bộ phận xung quanh
xương cổ, kích thích các hệ thống kinh lạc. Khi thực hiện động tác trên,
bạn nên làm càng chậm càng tốt, mỗi lần làm từ 8 – 10 lượt.
Người mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ càng cần
thực hiện động tác nhẹ nhàng, không nên cố quá sức.
4. “Đầu rồng cánh phượng”: Đau lưng thuyên giảm
Vai là khu vực khớp xương có phạm vi hoạt động
lớn nhất trong cơ thể người, cũng được ví như
chiếc “bản lề” của cơ thể. Nếu không
thường xuyên vận động, khớp vai sẽ cứng lại, dễ dẫn đến một số bệnh lý về xương
khớp.
Biện pháp bảo vệ sức khỏe hữu hiệu nhất chính
là động tác có cái tên rất mỹ miều – “đầu rồng cánh phượng”. “Đầu rồng” có
nghĩa là ngẩng đầu, thẳng cổ. “Cánh phượng” tức là hai tay dang rộng sang hai
bên giống cánh chim.
Lúc luyện tập, bạn chú ý gập hai tay lên vai,
hai chân giữ nguyên, xoay người qua trái, rồi xoay tay phải, hai khuỷu tay để
ngang người sau đó xoay người sang trái và làm tương tự. Thường xuyên luyện tập
động tác này sẽ giúp các cơn đau lưng thuyên giảm đáng kể.
5. Xoay khớp cổ tay: Cường gân hoạt huyết
Thường xuyên dùng bàn phím, nhấn chuột, cầm vô
lăng một thời gian dài đều không tốt cho tay, thậm chí có thể gây tê tay, sưng
khớp cổ tay, đau tay…
Vì thế, khi cần dùng tay trong những thao tác
lâu dài như trên, bạn nên thường xuyên xoay khớp cổ tay để bảo vệ cơ quan này.
Động tác xoay cổ tay sẽ giúp kích thích các
huyệt vị quan trọng như huyệt Thần Môn của tâm kinh, huyệt Thái Uyên của phế
kinh, không chỉ cường gân hoạt huyết mà còn bảo vệ sức khỏe của tim và phổi .
6. Tập mở rộng ngực: Tốt cho hô hấp
Ngực là vị trí bảo vệ sức khỏe quan trọng trên
cơ thể. Tại buồng tim còn có một huyệt quan trọng là huyệt Thiên Trung hay còn
gọi là huyệt Khí Hội. Các chứng bệnh về “khí” như khí trệ, khí hư đều liên quan
đến bộ phận này.
Để tăng cường sức khỏe cho những phủ tạng nằm
tại lồng ngực, bạn nên rèn luyện động tác này mỗi ngày: Hai tay nắm lại, giơ
ngang hai tay, đưa tay về trước ngực rồi mở sang hai bên hết cỡ. Trong quá
trình phải giữ thẳng tay, thực hiện động tác từ 20-30 lần, để cả lồng ngực đều
mở ra khép vào.
Thường xuyên thực hiện động
tác trên sẽ giúp bảo vệ huyệt Thiên Trung, kích thích Nhâm Mạch, gián tiếp điều
tiết các âm kinh như tì kinh, kinh màng tim.