Tạ Ký
Tạ Ký in tập thơ Sầu Ở Lại (trong đó có bài thơ
Buồn Như)
Bài thơ này
được nhạc sỹ Y Vân phổ nhạc vào năm 1980, sau 1 năm Tạ Ký qua đời với tựa đề "Buồn" và được ca sỹ Ngọc Lan thể hiện rất thành công.
Tạ Ký
Tạ Ký in tập thơ Sầu Ở Lại (trong đó có bài thơ
Buồn Như)
Bài thơ này
được nhạc sỹ Y Vân phổ nhạc vào năm 1980, sau 1 năm Tạ Ký qua đời với tựa đề "Buồn" và được ca sỹ Ngọc Lan thể hiện rất thành công.
Bài thơ này
là mối tình đầu của tác giả (Nhà báo, nhà thơ Trần Đình Chính sinh năm 1955, bút danh Trần
Hoài Thu) với một cô sinh viên văn khoa Sài Gòn đi cùng đoàn
của Sở Thương nghiệp sang Campuchia xây dựng mạng lưới bán hàng.
Năm 1984,
bài thơ lần đầu được đăng trên báo Nhân dân. Bài thơ đã được nhạc sĩ Phan Huỳnh
Điểu phổ nhạc năm 1987. Năm 2013, bản quyền của bài thơ được bán với giá 300
triệu đồng cho ông Nguyễn Xuân Hàn.
Ở hai đầu nỗi nhớ
Có một không gian nào
Đo chiều dài nỗi nhớ?
Có khoảng mênh mông nào
Sâu thẳm hơn tình thương?
Anh đang ở Pai-lin
Rừng khộp khô trong nắng
Thương em chiều mưa lạnh
Muốn gửi chút nắng hồng
Ở đầu này nỗi nhớ
Anh mơ về bên em
Ngôi sao như xuống thấp
Cho ta gần nhau hơn
Ở đầu kia nỗi nhớ
Nằm đếm tiếng mưa rơi
Đếm mấy triệu hạt rồi
Mà chưa vơi nỗi nhớ
Ở hai đầu nỗi nhớ
Yêu và thương sâu hơn
Ở hai đầu nỗi nhớ
Nghĩa tình đằm thắm hơn
Mùa
hè 1980
Trần
Hoài Thu
Mình
không muốn triết lý, dạy đời vì bây giờ có nhiều triết gia rồi nên nhàm lắm. Ở
đây mình chỉ nhắc tới kinh nghiệm đã từng thấy, từng trải… của bản thân, nhằm
luôn nhắc nhở mình phải làm được như thế (blog
– nhật ký mà).
Giống
như một nhà văn đã nói: “Thái độ của bạn đối với kẻ yếu chính là thể hiện sự
giáo dưỡng của bạn”. Một người có giáo dưỡng thì ở trên không khom lưng, ở
dưới không kiêu ngạo; cũng sẽ không tùy ý sai khiến người khác, mà là luôn mang
trong tâm lòng trắc ẩn, tôn trọng, thấu hiểu và yêu thương người.
Hãy
làm những việc bản thân mình có thể làm, giúp cho người thân và bạn bè xung
quanh được thoải mái dễ chịu hơn, không làm những điều mình không muốn lại muốn
làm với người khác (mẹ mình dạy vậy).
Chẳng
hạn, khi vứt rác, hãy nghĩ xem người thu gom rác có thuận tiện không; khi lái
xe vào những ngày mưa, hãy nghĩ xem nước có tạt vào người bên đường hay không…
Ngoài ra, những việc rất đơn giản dưới đây cũng có thể biểu hiện sự giáo dưỡng
của bạn:
- Việc không liên quan tránh hỏi; Việc không tham gia đừng bàn.
-
Không nói chuyện cá nhân của mình cho người khác vì họ không hiểu nên chả thông
cảm đâu, mà thành chuyện đôi mách ở chỗ khác.
-
Tôn trọng người, ngay cả khi bạn hoàn toàn không hiểu được hành vi của họ.
-
Không nên thăm dò chuyện riêng tư của người khác chứ đừng nói là công khai
chuyện riêng tư của họ.
-
Nếu bạn hỏi một vấn đề nhưng họ không trả lời, đừng tra hỏi vì họ có lý
do để không trả lời.
-
Cách nhìn của mọi người khác ta, hãy tôn trọng họ.
-
Không quá thân mật khi giao tiếp nhất là đụng chạm vì như thế là bất nhã.
-
Phải trả lời tin nhắn mà người khác gửi cho bạn, dù muộn một chút nếu không bạn
bị họ coi là không tôn trọng, thiếu lịch sự.
-
Khi người phục vụ, người chuyển phát nhanh hay ai đó giúp đỡ gì cho bạn, hãy
nhớ nói lời cảm ơn.
-
Lời đừng nói quá tận, nói tận rồi thì thương tổn nhau.
-
Việc đừng quá tuyệt tình, tuyệt tình rồi khó có đường lui.
-
Lợi đừng coi quá nặng, đặt nặng rồi càng không sáng suốt.
-
Có những chuyện thoạt nhìn thì rất lớn, rất hệ trọng. Nhưng qua một thời gian
ngoảnh lại thấy chỉ như mây khói.
-
Dùng nhiều từ Cảm ơn và Xin lỗi vì ta thật sự phải vậy.
Mình
nghĩ, cuộc sống như một chiếc gương. Nó sẽ mỉm cười khi bạn mỉm cười với nó.
Vợ
chồng đến với nhau không ai là hoàn hảo hay hoàn toàn phù hợp, có điều phải
biết giữ cái tôi cá nhân và chấp nhận những thứ không phù hợp với bản thân
mình.
Trong
cuộc sống chung, mâu thuẫn vợ chồng là điều không tránh khỏi. Đôi khi họ thường
xuyên cãi vã dù trong lòng còn rất yêu nhau. Không nhất thiết lúc nào cũng phải
yêu thương, đầm ấm mới là hạnh phúc bởi lẽ nếu như có mâu thuẫn phát sinh, họ
thường rất khó để biết cách giải quyết và chấp nhận nên thường dẫn tới chia
tay. Nếu như việc cãi nhau mà bạn có thể nhận ra quan điểm sống mỗi người, biết
cách dung hòa nó cũng như tự biết mình sai, mình có lỗi ở đâu để sửa thì đó là
một việc rất tốt.
Vì
thế nên mới nói, không phải cứ hay tranh cãi là bất đồng, là mâu thuẫn không
giải quyết, không chung sống với nhau được. Quan trọng là cách bạn giải quyết
mâu thuẫn và tiếp thu những gì từ những mâu thuẫn đó đem lại.
Hoặc
thậm chí, hôn nhân sứt mẻ từ những điều vô cùng nhỏ nhặt. Nếu ai cũng muốn
thắng, cũng găng lên bằng được để ăn thua với đối phương thì rất dễ khiến đối
phương tổn thương. Hãy nhớ, trong mỗi cuộc cãi vã hôn nhân, người thắng chính
là kẻ thất bại.
Vì
thế người ta mới nói, đã là vợ chồng thì chớ có làm khó dễ đối phương, chớ có
bắt bẻ đối phương, chớ có chỉ trích đối phương! Hãy cứ làm vẻ ngốc nghếch mà đi
cùng đường với nhau.
Chuyện
không có đúng sai, chỉ có hòa thuận hay không, gia đình hòa thuận mới có thể
“vạn sự hưng”!
Không
phải mệt mỏi liền chia xa, không phải không hợp nhau liền rời bỏ. Mà là dẫu có
mệt mỏi hơn nữa cũng muốn ở cùng nhau, dẫu có không hợp nhau cũng cũng cố gắng
bên nhau.
Mệt
mỏi là bởi để mắt đến, không thích hợp là vì chưa đủ tình cảm yêu thương. Tình
yêu thương thật sự không có nhiều lý do như vậy.
Tương truyền vào thời Hy
Lạp Cổ đại, một bữa nọ có người tới gặp nhà hiền triết vĩ đại Socrates và bảo
“Ngài có biết tôi mới nghe được một câu chuyện xấu về người bạn của ngài
không?”.
Sau một thoáng trầm ngâm,
Socrates từ tốn đáp: “Trước khi nghe ngài kể, tôi muốn ngài dành một chút thời
gian để lọc lựa những gì ngài định nói. Tôi gọi đó là phép thử lọc 3 lớp.
Lớp
thứ 1 lọc tìm Sự thật –
Ngài có tin tuởng tuyệt đối rằng những điều mà ngài định kể cho tôi nghe là sự
thật?
“Không, thực ra
tôi chỉ nghe người ta kể lại thôi và…”.
“Rõ rồi, chính vì
thế ngài không biết những điều ngài định nói có phải là sự thật
hay không”.
Socrates nói.
“Nào, bây giờ chúng ta qua
lớp lọc thứ 2 được
dùng để tìm ra Thiện Ý.
Ngài có khẳng định rằng ngài hoàn toàn xuất phát từ thiện ý không, khi định kể cho tôi nghe những chuyện xấu của bạn tôi?”,
Socrates hỏi.
“Không, ngược lại…” Vị khách của Socrates trả lời.
“Thế nên những chuyện xấu
của bạn tôi có thật hay không vẫn là một câu hỏi”
“Xin ngài chớ vội buồn” -
Socrates nói, “có thể ngài sẽ qua lớp lọc còn lại”
“Xin ngài cho tôi biết:
Chuyện mà ngài sắp kể đấy, Có ích cho tôi hay không?”. Người kia đáp: “Không”.
Socrates nhìn vào mắt của vị khách và nói “Nếu câu chuyện ngài định kể cho
tôi nghe chưa chắc đã là sự thật và cũng không xuất phát từ thiện ý và chẳng có ích
gì cho tôi, thì ngài định kể để làm gì? Và liệu tôi sẽ nghe và tin chăng?
Khi đứng trước một sự vật sự việc do người khác kể, đừng vội tin nó, mà hãy dùng phép thử lọc 3 lớp để tìm ra chân lý. Đó chính là một kinh nghiệm sống.
Khi đứng trước một sự vật
sự việc do người khác kể, đừng vội tin nó, mà hãy dùng phép thử
lọc 3 lớp để tìm ra chân lý. Đó
chính là một kinh nghiệm sống.
Norimitsu Odachi là tên một thanh kiếm lớn
lạ thường ở Nhật Bản. Thanh kiếm lớn đến mức nhiều người cho rằng nó từng được
sử dụng bởi người khổng lồ. Ngoài những thông tin cơ bản như: được rèn từ thế kỷ
15, dài 3,77 m và nặng 14,5 kg, thanh gươm ấn tượng này vẫn luôn được bao phủ
trong nhiều bí ẩn.
Lịch
sử của kiếm Odachi
Nhật Bản khá nổi tiếng với kỹ thuật rèn
kiếm. Những thợ rèn người Nhật từ xa xưa đã chế tạo nhiều loại kiếm khác nhau,
nhưng có lẽ hình ảnh quen thuộc nhất là những cây katana gắn liền với các
samurai tên tuổi. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều loại kiếm khác được tạo ra trong các
thế kỷ trước ít được biết đến, một trong số đó là Odachi.
Odachi nghĩa là “thanh kiếm lớn”, đôi
khi được gọi là nodachi, là một loại kiếm trận truyền thống của Nhật Bản, có lưỡi
kiếm hơi cong và thường dài khoảng 90-100 cm. Một số thanh thậm chí có lưỡi dài
đến 2m.
Odachi là một trong những vũ khí được lựa
chọn trong các cuộc chiến thời Nam Bắc Triều Nhật Bản, kéo dài trong phần lớn
thế kỷ 14. Trong thời kỳ này, Odachi dài khoảng hơn 1m. Vũ khí này đã bị thất sủng
trong 1 thời gian do tính thực chiến không cao. Tuy nhiên, việc sử dụng nó chỉ
chấm dứt vào năm 1615, sau “Cuộc vậy hãm Osaka”, khi Mạc Phủ Tokugawa tiêu diệt
gia tộc Toyotomi.
Những người sử dụng kiếm Odachi thường
là lính kỵ binh hoặc bộ binh. Lính bộ binh khi sử dụng Odachi thường đeo nó sau
lưng thay vì bên eo do chiều dài đặc biệt của thanh kiếm. Tuy nhiên điều này khiến
họ không thể nhanh chóng tuốt gươm ra khỏi vỏ khi giao chiến.
Ngoài ra, người sử dụng cũng có thể mang
thanh Odachi trên tay. Trong giai đoạn Muromachi kéo dài từ thế kỷ 14-16, thông
thường chiến binh sử dụng Odachi sẽ có một người tùy tùng hỗ trợ anh ta lấy vũ
khí.
Odachi được biết đến là một loại vũ khí
khá cồng kềnh, nó không được sử dụng phổ biến trong chiến đấu. Thay vào đó, nó
có thể đã được sử dụng như một loại cờ hiệu trong quân đội, tương tự vai trò của
một lá cờ trong trận đánh.
Hơn nữa, nhiều bằng chứng chỉ ra rằng
Odachi giữ vai trò quan trong trong các nghi lễ, phổ biến vào thời Edo.
Ngoài ra, Odachis đôi khi được đặt trong
các đền thờ giáo phái Shinto như một lễ vật dâng lên các vị thần. Odachi cũng
là một minh chứng cho trình độ của người rèn kiếm, vì lưỡi kiếm không dễ chế tạo.
Một bức tranh mô tả Hiyoshimaru gặp
Hachisuka Koroku trên cây cầu Yahabi. Trên lưng ông đang đeo là 1 cây Odachi. (Ảnh:
Ancient Origins)
Chủ nhân của Norimitsu Odachi là những
chiến binh khổng lồ?
Liên quan đến thanh Norimitsu Odachi,
nhiều người ủng hộ quan điểm nó đã từng thực sự được sử dụng trong chiến đấu,
vì vậy người sử dụng nó hẳn phải là một người khổng lồ.
Bên cạnh đó, cũng giả thuyết thứ 2 đơn
giản hơn cho thanh gươm đặc biệt này là nó được sử dụng cho các mục đích phi
chiến đấu.
Đây là những thông tin
công khai đăng trên một diễn đàn MBBG - Mình chụp ảnh 1 phần các tin
nhắn nhằm tăng độ tin cậy (tránh
va chạm nên mình không chụp tên, ngày đăng và các hình ảnh có liên quan).
Các bạn click vào ảnh là sẽ phóng to thôi.
Chỉ thương cho mấy mái bai, đã nạ
dòng đong giai rồi lại còn than thở tiết hạnh với Đời, đ.mạch. Mà khổ cái, mình
thấy, đa số MBBG đều đẹp và sang quý mới lạ, trông ảnh họ khoe đều đoan chính
lắm.
St trên net.
Bàn chân, bàn tay đều được xem là
"trái tim thứ 2" của con người. Nhưng ở bàn tay, hiệu quả chữa bệnh lại
phần nhiều ở nơi các ngón tay, nếu chăm sóc tốt các ngón tay bằng cách bóp vuốt, nhiều bệnh nan y của bạn có thể sẽ bị
"đánh bật". Hãy thử tập luyện ngay bây giờ.
Dùng ngón tay cái và ngón trỏ cầm lấy một ngón tay của bàn tay bên kia sao cho sát vào phần đầu ngón tay ở hai bên móng tay (xem hình minh họa ở dưới). Bạn bóp day như vậy trong khoảng 10 giây. Làm lặp lại với từng ngón tay, hoặc ưu tiên ngón nào đó tương ứng với mục tiêu chữa bệnh của từng huyệt vị mà ngón tay đó sở hữu.
Công dụng chữa bệnh cụ thể của từng
ngón tay:
1.
Ngón cái: Đại diện tương ứng cho khí quản và cơ quan hô hấp.
Day ngón trỏ có tác dụng cải thiện hệ hô hấp, giảm ho, giảm đau khớp và một số
bệnh lý khác.
2.
Ngón trỏ: Đại diện tương ứng cho hệ tiêu hóa. Thực hiện day
bấm ngón trỏ giúp cải thiện bệnh viêm đường ruột, đại tràng, dạ dày.
3.
Ngón giữa: Đại diện cho tai và thính giác, day bóp ngón giữa
giúp cải thiện chứng ù tai, các bệnh lý liên quan đến tai khác.
4.
Ngón đeo nhẫn: Đại diện cho cơ quan thần kinh, day
bóp có tác dụng kích thích các dây thần kinh giao cảm, cải thiện khả năng miễn
dịch.
5.
Ngón út: Đại diện tương ứng với các cơ quan thuộc hệ tuần
hoàn, tim, thận… có tác dụng chữa các bệnh cao huyết áp, tiểu đường, đau mắt và
một số chứng bệnh khác của hệ tuần hoàn.
Lưu
ý khi thực hiện:
Bạn cần thực hiện bài tập một cách kiên
trì, đều đặn. Mỗi ngày từ 1-2 lần, mỗi ngón tay tối thiểu 10 giây. Nếu cần hỗ
trợ trị bệnh hiệu quả hơn thì thực hiện trong 20 giây.
Dùng lực khi day cũng cần phải chính
xác. Bạn day bóp từ nhẹ đến nặng, cảm thấy hơi đau thì dừng lại.
Theo mình thấy, kể cả khi bạn không có bệnh tật gì, cơ thể hoàn toàn khỏe mạnh thì vẫn có thể thực hiện các bài tập này khi rảnh rỗi để phòng bệnh, tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể.
Chúc
các bạn Khỏe và An Lành.
Trân
trọng.