24/06/2022
Khăn vấn người Việt
dangnho.com
Nе́t
đặc trưng cὐa An Nam thời Nguyễn chίnh là những chiếc khᾰn vấn, theo nhiều nhận
định thὶ chỉ xuất hiện vào thời kỳ nhà Nguyễn kiểm soάt toàn lᾶnh thổ An Nam.
Ngày
nay, chiếc khᾰn vấn được xem là biểu tượng đặc trưng, theo như cάch nόi bây giờ,
là “thuần Việt”. Dẫu vậy, nhận thức và άp dụng khᾰn vấn ngày nay lᾳi đi ngược
hoàn toàn truyền thống, không phἀi theo hướng tίch cực hσn mà ngày càng trở nên
cồng kềnh và phô trưσng quά mức.
Theo
bộ ἀnh thὶ đây là gia đὶnh họ Vi ở Lᾳng Sσn, một đᾳi phύ thời Nguyễn mᾳt. Cάch
vấn nam giới theo kiểu quу́ tộc nam miền Bắc điển hὶnh
Nguyên
nhân cῦng vὶ người hiện đᾳi dần mất đi nhận thức về khᾰn vấn, điều đάng lẽ
không thể xἀy ra ở một đất nước “trọng những nе́t truyền thống vᾰn hόa” như
cάch bây giờ họ tự hào.
Cὸn
với phụ nữ thὶ lᾳi đa dᾳng hσn, nhưng cό những đặc trưng. Phần lớn cάc phụ nữ
miền Bắc là luồng tόc thật vào khᾰn, cὸn kinh sư lᾳi kiểu vấn Khᾰn vành, tức là
khᾰn và bύi tόc riêng biệt. Tuy nhiên, ở kinh sư thỉnh thoἀng vẫn cό người bύi
tόc kiểu miền Bắc và ngược lᾳi.
Riêng
phụ nữ miền Nam, rất hiếm ἀnh cho thấy họ vấn khᾰn, mà phần lớn là bύi tόc sau
gάy.
Phụ
nữ vấn khᾰn khά đa dᾳng, phần mάi vuốt hết ra sau hoặc chẻ ngôi giữa, điểm
chung cό thể kể đến là họ rất trọng sự gọn gàng cὐa phần mάi, thể hiện sự
trang nhᾶ.
Kiểu
vấn khᾰn nam giới thường cό một điểm chung là không để lộ mάi tόc trước trάn.
Hầu hết nam giới đều chỉ vấn theo một kiểu bύi tόc cột riêng sau gάy, và khᾰn
vấn lên
Cό
thể nόi, Khᾰn vấn là một dᾳng phục sức đᾶ ᾰn sâu vào nhận thức cὐa người Việt
khi nόi đến những trang phục truyền thống.
Đây
là dᾳng phục sức thịnh hành vào triều đᾳi gần nhất là nhà Nguyễn, theo lẽ dῖ
nhiên phἀi ấn tượng nhất trong tâm thức người Việt. Song thật trớ trêu rằng ở
thời hiện đᾳi, tuy luôn tôn vinh những hὶnh ἀnh khᾰn vấn άo thụ lῖnh, nhưng
người Việt lᾳi chưa hiểu và biết rō hoàn toàn tίnh chất cὐa loᾳi phục sức này.
Xuất
xứ chίnh xάc cὐa loᾳi phục sức này đến nay vẫn hoàn toàn không chắc chắn, song
những nhận định trong Ngàn nᾰm άo mῦ (Trần Quang Đức) đều khά hợp lу́ rằng nό
trở nên phổ biến vào đầu thời Nguyễn, cὺng với άo Thụ lῖnh (loᾳi άo cổ đứng,
chίnh là dᾳng άo tiền đề cὐa loᾳi trang phục mà ngày nay gọi là “άo dài”). Với
chức nᾰng làm gọn tόc để trάnh nόng, người An Nam thời Nguyễn dần chύ у́ hὶnh
dάng cὐa nό để kiểu cάch hσn, hợp với nhu cầu làm đὀm, và đến cuối thời Nguyễn
nό đᾶ đᾳt đến hὶnh thάi ổn định. Nhưng do sự đứt gᾶy vᾰn hόa trầm trọng ὀ Việt
Nam thời hiện đᾳi, đᾶ khiến hὶnh ἀnh Khᾰn vấn trở nên lệch hẳn ra khὀi khάi niệm
ban đầu, và biến thành thứ hoàn toàn xa lᾳ.
Khᾰn
vấn đối với nam và nữ cό nhiều khάc biệt. Trong đό nam giới sẽ bύi tόc sau
gάy thành kiểu cὐ tὀi, rồi vấn khᾰn quanh đầu gọn gẽ, không chừa tόc mάi, vὶ
toàn bộ tόc đᾶ chἀi gọn ra phίa sau. Cὸn nữ giới cό loᾳi thể thức cσ bἀn là độn
tόc, lẫn tόc thật hoặc tόc giἀ, từ Bắc đến Huế tuy kiểu luồn khᾰn cό khάc
nhau, song đây vẫn là thể thức chίnh. Phụ nữ do luồn tόc vào khᾰn, nên phần
mάi chẻ đôi hiện ra chứ không bị che đi như nam giới, vὶ vậy ở miền Bắc khi
làm lụng thὶ phụ nữ cὸn phὐ khᾰn mὀ quᾳ cho kίn hết cἀ đầu.
Khᾰn
vành dây là một loᾳi chỉ cό ở phụ nữ, một dᾳng thức dὺng khổ vἀi lớn và rộng.
Sau khi vấn tόc quanh đầu theo thể bὶnh thường, họ đѐ khᾰn vành lên và vấn bao
phὐ hết đầu theo nhiều vὸng, loᾳi thức này khiến phụ nữ giống nam giới ở chỗ phần
trάn được che kίn bởi khᾰn vấn. Khᾰn vành càng đẹp khi vấn nhiều vὸng (dὺ cao
lắm là 30 vὸng), do đường vân vἀi thể hiện rất rō, rất đẹp.
Tάc
dụng cσ bἀn cὐa khᾰn vấn là làm gọn gẽ tόc tai, nên phần khᾰn trừ màu sắc và chất
vἀi, ngoài ra không cὸn trang trί gὶ thêm. Sự gọn gàng này không cό gὶ lᾳ nếu
so với việc chỉ dὺng kiểu tόc thời Lу́-Trần, hay xōa dài thời Lê, và người phụ
nữ dὺng trang phục để làm rực rỡ thân phận, chứ không dὺng cἀ nύi trang sức lên
đầu như Trung Hoa.
Tuy
nhiên, thời kὶ hiện đᾳi, do hậu quἀ cὐa giai đoᾳn đứt gᾶy vᾰn hόa diễn ra khά
mᾳnh mẽ sau khi nhà Nguyễn sụp đổ, cῦng làm hὶnh ἀnh Khᾰn vấn khά biến dị.
Sự
độn tόc trong khᾰn vấn nữ không cὸn được hiểu rō, khiến cάc loᾳi khᾰn vấn như
độn bông và tόc tai nữ giới gần như lὸa xὸa. Nam giới do cό khᾰn xếp cuối thời
Nguyễn, cộng với xu hướng tόc ngắn, nên nhὶn chung không bị tὶnh trᾳng này,
nhưng у́ thức tόc tai gọn gàng cῦng bị bào mὸn và phά vỡ ở thời hiện đᾳi, và dần
xuất hiện nam giới để cἀ tόc mάi khi đội khᾰn xếp. Khᾰn vành dây được đόng như
khᾰn xếp, là dᾳng thức mà ta gọi là “Mấn”, cῦng không cὸn như nguyên bἀn. Do là
hàng đόng sẵng, nên cό thể đίnh một vài thứ để trang trί, và nghệ thuật cἀi
lưσng đᾶ “tiên phong” cho loᾳi hὶnh này. Theo dὸng phάt triển, Mấn cῦng “quang
minh chίnh đᾳi” thoάt li trở thành loᾳi phục sức độc lập, khi được làm từ đὐ
thứ chất liệu chứ không cὸn trong phᾳm vi khᾰn xếp nữa. Nό đôi lύc to bἀn như
Khᾰn vành dây, nhưng cῦng đôi lύc lᾳi nhὀ như Khᾰn vấn, và vὶ sao trở thành loᾳi
phục sức độc lập khάc với dᾳng thức cῦ? Vὶ người ta dὺng nό để “đội lên đầu”
như một dᾳng bᾰng-đô.
Những
loᾳi hὶnh này được ưa chuộng do nhận thức hiện đᾳi, không cό gὶ phἀi bàn cᾶi,
nhưng rồi đάng ngᾳc nhiên là nό thoάng chốc trở thành biểu tượng cὐa “nе́t đẹp
truyền thống” từ trên trời rσi xuống.
23/06/2022
Chúa tể rừng taiga - hổ Amur
Hổ
Siberia, còn có tên hổ Amur hay hổ Ussuri được mệnh danh là "Chúa tể của rừng
Taiga". Đây là động vật thuộc họ mèo lớn nhất thế giới, nặng trung bình
khoảng 350 kg, cơ thể vạm vỡ với bộ lông dày tuyệt đẹp.
Hổ
Siberia sống chủ yếu trong rừng taiga - loại rừng lá kim xứ lạnh đặc trưng ở
vùng Siberia của nước Nga. Chúng có bộ lông rậm và dày hơn so với các nòi hổ
khác, nhờ đó có thể chịu được cái lạnh khắc nghiệt vào mùa đông băng giá. Hổ
Siberia sống đơn độc. Thức ăn của chúng là những động vật ăn cỏ như hươu, nai sừng
tấm và tuần lộc. Những con hổ Siberia lớn còn săn cả gấu nâu để làm thức ăn.
Tiếc
thay, với số lượng hiện nay chỉ còn khoảng 400, hổ Siberia là một trong 10 loài
động vật đang có nguy cơ bị tuyệt chủng cao nhất trên thế giới bởi nạn khan hiếm
thức ăn và săn bắt trái phép. Do mùa đông kéo dài và nhiệt độ xuống thấp nên
loài hổ này bị cạn nguồn thức ăn. Điều này buộc chúng phải tìm đến gần các khu
vực dân cư để kiếm ăn và đây chính là một trong những nguyên nhân chúng dễ bị mắc
bẫy của những tay thợ săn trộm...
22/06/2022
Khái lược về hệ thống tượng Phật trong chùa miền Bắc
Trải nghiệm và st trên net
Cách bố trí tượng Phật ở các chùa không giống nhau
tuỳ theo tôn phái. Các chùa miền Bắc thường là theo Bắc tông, cách bài trí
tượng Phật khác với chùa miền Nam, thường đơn giản hơn.
Một ngôi chùa Phật giáo (theo Bắc tông – ở miền
Bắc nước ta) phổ biến có 4 khu vực: Chính
điện, Tiền đường, Nhà hành lang, Nhà tổ và nhà trai.
Ở
chính điện
1. Tượng Tam Thế
là ba pho tượng ngồi ngang nhau ở nơi cao nhất trên bàn thờ, đại diện cho chủ
Phật trong ba thời gian quá khứ, hiện tại thế, vị lai thế.
Thứ nhất, chữ Thế có thể hiểu là Thời. Vậy Tam Thế
Phật là Phật 3 thời: quá khứ, hiện tại và vị lai. Phật quá khứ là Phật Ca Diếp
(hiện ở đời khi tuổi thọ chúng sinh Diêm Phù Đề là 20.000 tuổi), Phật hiện tại
là Phật Thích Ca Mâu Ni (hiện ở đời khi tuổi thọ chúng sinh không quá 100
tuổi), Phật tương lai là Phật Di Lặc (hiện ở đời khi tuổi thọ chúng sinh đạt
10.000 tuổi). Nói rộng ra theo nghĩa này thì Tam Thế Phật là Phật của cả 3
thời: quá khứ, hiện tại và tương lai, tức là vô lượng vô biên vô số chư Phật
mười phương.
Thứ hai, chữ Thế có thể hiểu là Thế giới, gồm có
phương Đông là thế giới Tịnh Lưu Ly của Phật Dược Sư, phương Tây là thế giới
Cực Lạc của Phật A Di Đà và trung tâm là thế giới Sa Bà của Phật Thích Ca Mâu
Ni. Theo nghĩa này, Tam Thế Phật là không gian vô lượng của thế giới chư Phật
từ Đông sang Tây, từ phải sang trái, từ trên xuống dưới, ..., vô lượng vô biên
vô số quốc độ Phật như thế.
Namo
quá khứ Phật Ca Diếp
Namo
hiện tại Bản Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Namo
đương lai hạ sinh Di Lặc Tôn Phật
(có
thuyết nói đức Phật A-di-đà là Phật quá khứ “tam thế tương liên” thì không
đúng. Nên nhớ trong kinh Tịnh Độ, danh hiệu của Ngài Vô Lượng Thọ “hiện nay
Ngài đang thuyết pháp” tiếp dẫn chúng sinh ở mười phương thế giới vãng sinh tới
cõi cực lạc, vả lại Ngài cũng ra đời cõi Sa Bà này).
2. Tượng A-di-đà Tam Tôn: Tượng còn được gọi là “Tây phương tam thánh” đặt
ở hàng thứ hai từ trên xuống gồm: Phật A-di-đà (ngồi giữa), Quán Thế Âm (bên
phải), Đại Thế Chí (bên trái). Đây là 2 vị hộ pháp giúp việc cứu độ cho Phật
A-di-đà. Quan Thế Âm (bên phải) với một số sắc tướng và danh hiệu khác Quan Thế
Âm vô uý, Quan Thế Âm Nam Hải, Quan Thế Âm nghìn mắt nghìn tay, Phật bà Quan
Âm. Phật A-di-đà là Phật được tạc to nhất trong các nhóm tượng tuỳ theo khuôn
khổ từng chùa.
Phật A-di-đà được tạc trong tư thế toạ thiền, ngồi
xếp bằng, hai tay đặt giữa lòng đùi, khuôn mặt đôn hậu, mắt nhìn xuống suy tư,
miệng hơi mỉm cười. Cũng có nơi, tạc tượng A-di-đà ở tư thế thuyết pháp trên
toà sen (ít thôi).
3. Tượng Thích-ca Mâu-ni: Tượng đặt ở hàng thứ ba, chính giữa. Ở trong chùa
Phật giáo ta, tượng Thích-ca Mâu-ni được tạc ở 4 tư thế thuộc 4 giai đoạn khác
nhau. Theo truyền thuyết về cuộc đời và sự nghiệp của Thích-ca Mâu-ni với cái
tên gọi như sau:
- Tượng Cửu Long (Thích-ca sơ sinh) tượng Thích-ca
ở tư thế đã bước ra rồi đứng lại, một tay chỉ lên trời, một tay chỉ xuống đất,
có 9 con rồng uốn chầu xung quanh, tượng Cửu Long dựa vào Phật sử nói rằng, khi
Thích-ca giáng sinh có 9 con rồng phun nước để tắm cho Ngài. Tắm xong Ngài tự
đi 7 bước về phía trước, tay phải Ngài chỉ lên trời, tay trái Ngài chỉ thẳng
xuống đất mà nói ngay được rằng “Thiên thượng, Thiên hạ, duy ngã độc tôn” (có
nghĩa là trên trời, dưới đất, chỉ có “ta” là tôn quý) (Ta đây là “Đại ngã” bản
tính Chân Như, không phải là Tiểu Ngã cá nhân riêng của mình, truyền tâm ấn).
Hai bên tượng Cửu Long là hai tượng Đế Thích và Phạm Vương, chủ thể thế giới,
nên tạc theo kiểu nhà vua ngồi trên ngai.
- Tượng Tuyết Sơn diễn tả Thích-ca Mâu-ni trong
thời kỳ tu khổ hạnh trên núi Tuyết Sơn (núi rừng Ni-câu-luật) với thân hình gầy
gò, chỉ có da bọc xương. Dân gian quen gọi là tượng “nhịn ăn để mặc”.
- Tượng Thích-ca thuyết pháp (còn gọi là Thích-ca
giáo chủ): Tượng được tạc trong tư thế ngồi trên toà sen, mặc áo pháp, một vai
để trần (tượng tay cầm bông sen là tượng Thế Tôn niêm hoa…). Hai bên tượng
Thích-ca thuyết pháp có hai vị thị giả là Văn thù Bồ tát (giúp về trí tuệ thuộc
lý) và Phổ hiền Bồ tát (giúp về hành nguyện thuộc sự). Có chùa thay hai tượng
này bằng hai tượng đệ tử An-na-đa và Ca-diếp (thuộc bộ ba của Tiểu thừa).
- Tượng Niết Bàn Tượng diễn tả Thích-ca Mâu-ni đang
nhập Niết bàn. Thông thường tượng Niết Bàn ở tư thế nằm nghiêng sườn bên phải
xuống thoải mái, tay phải co lại chống lên đầu, mắt lim dim. Tượng Niết Bàn ít
thấy ở các ngôi chùa thờ Phật theo Bắc tông, còn ở các khu chùa thờ Phật theo
Nam tông thấy phổ biến.
4. Tượng Phật Di Lặc. Phật Di Lặc được diễn tả bằng một pho tượng có
dáng thư thái, thanh thản, hết ưu phiền của bậc tu hành sắp đắc đạo thành Phật.
Vì có thân hình đẫy đà, miệng cười lạc quan, nên dân gian quen gọi là ông “No”
hay ông “Nhịn mặc để ăn” (phân biệt với tượng Tuyết Sơn là ông “Nhịn ăn để
mặc”). Thông thường hai bên tượng Phật Di-Lặc là hai tượng Pháp hoa lâm Bồ tát
và Đại diện tướng Bồ tát, nên còn gọi là Di-Lặc tam tôn.
Ở
nhà Bái đường
Thông thường nhà Bái đường được xây dựng trước cửa
Chính điện (còn gọi là tiền đường). Các tượng bày ở nhà Bái đường gồm:
+ Tượng Hộ pháp. Hai bên ở Bái đường đặt
tượng hai vị Hộ pháp. Hai vị Hộ pháp là ý nghĩa khuyến Thiện và trừng Ác để hộ
trì Phật pháp. Tượng Hộ pháp thường được tạc rất to, theo kiểu võ sĩ cổ, mình
mặc áo giáp, đầu đội mũ, một vị tay cầm viên ngọc, một vị tay cầm binh khí,
trong tư thế đứng hoặc ngồi trên lưng một con sân (một loại giống sư tử).
+ Tượng Thần Thổ Địa – Thánh Tăng. Một bên
tượng thổ địa và một bên tượng Thánh tăng, lấy điển tích về cùng xuất hiện đồng
thời chứng minh khi Đức Thích-ca vừa thành đạo. Trưởng giả Cấp-cô-độc, một nhân
vật thời Thích-ca tại thế, đã mua một khu vườn cây xây tịnh xá, ngôi chùa rất
to lớn đầu tiên trên thế giới, thỉnh Phật Thích-ca về thuyết pháp. Sau này ông
được coi là người bảo vệ tài sản của nhà chùa. Vì vậy người ta gọi là Đức ông
hay Đức chúa Già Lam Chầu Tể (thờ gian bên).
Nhà
Hành lang:
Trong các ngôi chùa thờ Phật ở Việt Nam, nhà hành
lang được xây rất linh hoạt: có thể là hai dãy nhà riêng để đi lại chạy song
song ở hai bên nhà Chính diện, mà theo đó, đi vào nhà tăng (hậu đường). Tượng
bày ở nhà hành lang là 18 vị La Hán (gọi là thập bát Hán). Tượng tạc kích thước
bằng người bình thường với các tư thế khác nhau. Vị ngồi trên tảng đá, vị ngồi
trên gốc cây, lưng ngựa, lưng tê giác vẻ mặt suy nghĩ trầm mặc.
La Hán là vị quả Thánh cao nhất của Tiểu thừa nhưng
còn phiền não luân hồi sinh tử. Phật giáo Tiểu thừa cho rằng có 16 vị La Hán
vâng lệnh của Phật ở mãi trên thế gian để cứu độ chúng sinh, không nhập diệt.
Theo sách Phật, chỉ có 16 vị La Hán nhưng trên thực tế người ta tạo thêm hai vị
nữa thành Thập bát La Hán.
Nhà
Tăng:
Nếu thờ Tổ gọi là Nhà Tổ, dùng trai tăng gọi là Nhà
Trai. Nhà Tăng thường được xây dựng sau chính điện nên còn gọi là hậu đường.
Trên cao của gian giữa thờ hai tượng Thánh tăng A-nan-đa (có người nói rằng Văn
Thù Bồ tát) và sư tổ Bồ-đề-đạt-ma (Bohhidharma). Thờ ngài A-nan-đa thuộc Tiểu
thừa; Ngài Văn Thù Bồ tát thuộc Đại thừa;
Ngài Bồ-đề-đạt-ma là tổ sư truyền đạo thiền sang
Trung Hoa. Dưới là các vị sư tổ đã tu tại chùa. Các vị sư tổ có thể tạc tượng
hoặc không. Ở chùa xây dựng một điện riêng để thờ các vị thần thánh này. Ngoài
ra, ở nhà tăng trong một số chùa còn thờ tượng Quan Âm Tổng Tử, Quan Âm toạ
sơn…
Trên là cách bố trí có tính phổ biến trong một ngôi
chùa Phật giáo theo Bắc tông, tuy vậy ở mỗi chùa tuỳ theo vị trí các tượng cũng
có sự thay đổi cho phù hợp.
Một vài thong tin để tham khảo – Mong các bạn bổ
sung thêm cho thêm phần đầy đủ.
Giá thể trồng lan
st cùng với kinh nghiệm bản thân.
Than củi
Than củi: Được dùng khá phổ
biến, là một chất trồng tốt vì không bị mục, sạch bệnh, tạo thông thoáng cho hệ
rễ lan phát triển. Than sẽ hấp thụ dinh dưỡng qua quá trình bón phân và cung
cấp dưỡng chất qua sức hút rất mạnh của rễ lan. Than được dùng ở đây là loại
than gỗ rừng, được nung (hun) thật chín. Tránh tuyệt đối dùng các loại than gỗ
rừng sác (như than đước) vì hàm lượng NaCl trong than cao, dễ làm chết lan.
Than được chặt nhỏ vừa (kích thước 1 x 3 x 2 cm), không nên chặt quá nhỏ sẽ làm
cản trở hô hấp của rễ. Nhược điểm là giữ ẩm kém, giá thành khá cao.
Gỗ vú sữa, gỗ cây me, nhất là thân cây nhãn, vải:
Là chất trồng thông dụng cho
các loại lan rừng có rễ to và thích thoáng khí như ngọc điểm, sóc, hoàng thảo
các loại … vì bản thân lan rừng khi ở trong rừng bám vào các loại cây để sống.
Trồng lan
vào chậu gỗ
Vỏ quả dừa chặt khúc: Có khả
năng giữ ẩm tốt và chất dinh dưỡng được cung cấp từ phân bón giúp cho rễ phát
triển tốt. Vỏ dừa chặt khúc nhỏ (1 x 3 x 2 cm) xử lý bằng nước vàoi 5% hoặc
NaOH 2%. Nhược điểm là không bền, dễ bị rong rêu phát triển trên bề mặt.
Vỏ dừa miếng:
Đây là chất trồng lan chủ yếu
của người Thái, dễ công nghiệp hóa nếu sản xuất lan đại trà trên quy mô lớn.
Nhưng do số lượng nhiều và rất rẻ nên vỏ dừa miếng được trồng thành băng trên
hệ thống giàn. Nếu dùng vỏ dừa miếng trồng chậu phải hạn chế tưới nước. Tốt
nhất là tạo điều kiện đảm bảo ẩm độ bên ngoài hơn là trong chậu. Vỏ dừa miếng
lại là môi trường rất tốt cho đa số các loài lan thuộc giống Dendrobium. Khuyết
điểm là dễ mọc rêu, không thoáng, dễ mục. Đối với chất trồng này phải phun
thuốc ngừa sâu bệnh thường xuyên.
Dớn cọng:
Đây là dạng sợi của thân và rễ
cây dương xỉ (Cybotium baronletz) là một loại cây mọc nhiều ở các vùng thung
lũng đồi núi Đà Lạt.
Sở dĩ dớn cọng được chọn vì
không bao giờ đóng rêu, rất lâu mục, ít bị nhiễm vi sinh vật gây bệnh, tạo
thông thoáng cho hệ rễ. Nhược điểm là hút ẩm và hấp thu phân bón kém. Ngoài ra
còn có dớn miếng, dớn đá, dớn cây… dớn đá – giá thể trồng lan
Dớn mềm:
Xuất thân từ rêu biển, được
nhập khẩu từ nước ngoài và đang được sử dụng khá phổ biến ở Việt Nam. Dớn mềm
có ưu điểm giữ ẩm rất tốt và rất thích hợp cho hệ rễ lan phát triển. Giá cao,
dễ bị rong rêu, úng nước trong mùa mưa.
Đất sét nung:
Đây là loại giá thể nhân tạo
được làm từ đất sét dạng viên lục giác hoặc viên đùn thỏi phù hợp theo kích
thước của giá thể than củi hoặc dừa miếng. Đất sét nung khá phù hợp cho nhiều
loại lan.
Vỏ Cây thông :
Có xuất xứ từ Đà lạt hoặc nhập
ngoại. Giữ nước và độ ẩm, khá thích hợp cho nhiều thứ lan cho nên nhiều người
dùng. Điều bất tiện là thứ này giữ chất muối có sẵn trong nước và trong phân
bón, chỉ giữ được chừng 2/3 số Nitrogene trong phân bón và thông thường sẽ bị
mục nát trong khoảng 2-3 năm.
Đá bọt:
Đây là loại đá bọt bazan, cung
cấp thêm các nguyên tố dinh dưỡng khoáng cho lan.
Thành phần giá thể phù hợp cho
từng nhóm lan
Giá thể trồng Cattleya:
Cấu tạo giá thể là điều kiện
quyết định sự phát triển của lan Cattleya, vì thế việc cấu tạo giá thể thay đổi
tùy theo vùng và tùy theo mùa trong năm.
Phương pháp trồng trên thân cây sống và thân
cây chết thì giá thể chính là lớp vỏ của thân cây được trồng.
Phương pháp trồng chậu thì giá
thể phải thật thoáng. Một giá thể quá bí thì giúp người trồng ít phải tưới
nước, nhưng cây rất dễ bị chết vì thối rễ, nhất là trong mùa mưa.
Một giá thể với phần đáy thật
thoáng tránh được sự úng nước và phần bề mặt hơi khít kín rất tốt cho sự phát
triển của Cattleya.
Vì thế, hiện nay một số nhà
vườn trồng Cattleya không cần chất liệu để trồng, chỉ cần chậu làm bằng gỗ
thông thoáng và buộc cây vào giữa chậu, rễ phát triển tốt. Tuy nhiên, một số
vẫn trồng với giá thể là dớn cọng.
Đối với vùng lạnh, cấu tạo giá
thể quá thông thoáng sẽ bất lợi cho sự sinh trưởng, vì nhiệt độ lạnh ban đêm sẽ
làm các đầu rễ đui đi và bộ rễ teo dần, cây phát triển èo uột.
Một giá thể bít kín sẽ giúp rễ
có độ ấm để phát triển, do đó ở Đà Lạt người ta dùng các loại dớn vụn để làm giá
thể trồng lan.
Giá thể trồng Dendrobium:
Chậu trồng phải thật thoáng và
không úng nước. Tuy nhiên, do bản năng sinh học và cấu trúc thực vật với giả
hành có thân, các loài thuộc giống Dendrobium có thể dùng giá thể hơi ẩm hơn
Cattleya chút ít nhưng không được làm thối căn hành. Vì thế một số loài
Dendrobium có thể phát triển trên các giá thể là xơ dừa, than hay vỏ dừa chặt
khúc.
Nếu giá thể là xơ dừa phải hạn
chế số lần tưới nước, nếu không cây bị thối vì quá ẩm. Tuy nhiên, giá thể than
và vỏ dừa chặt khúc vẫn tỏ ra hiệu quả nhất.
Giá thể trồng Hồ điệp:
Một cách trồng chung nhất cho
các loại đơn thân là chậu thật thoáng, càng thoáng càng tốt, có thể đến mức cực
đoan chỉ dùng chậu như giá thể duy nhất, tuy nhiên chỉ áp dụng cho nơi nào điều
kiện ẩm độ ổn định, sự thông gió không đổi và nhất là tiểu khí hậu thật điều
hòa. Do đó chậu phải thật sạch, không có dấu vết của bất kỳ loài rêu nào bám
trên thành chậu.
Thường các nhà trồng lan dùng
than, vỏ dừa chặt khúc, dớn mềm mà bên dưới chậu có thể thêm xốp nhân tạo tạo
độ thoáng làm giá thể cho Hồ điệp. Với cách trồng này, khi cây đã thích nghi sẽ
phát triển mạnh trong tương lai và trong chậu hình như không có một cái rễ nào
bị thối.
Giá thể trồng Vanda:
Vanda là một loại lan không có
mùa nghỉ, một biến cố khô hạn rất dễ làm các loài giống này rụng hết phần lá
gần gốc. Tuy nhiên, ẩm độ cục bộ trong chậu quá cao dễ làm cho các rễ bị thối.
Vì thế, cấu tạo giá thể thật thoáng cho các loài thuộc giống Vanda và Ascocenda
là điều kiện bắt buộc.
Việc duy trì ẩm độ ổn định là
cố gắng của các nhà vườn thông qua sự tưới hàng ngày.
Giá thể cho Mokara:
Mokara thường được trồng thành
liếp dưới đất, chất trồng bằng vỏ đậu phộng khô với độ dày khoảng 10 – 15 cm
ban đầu, sau thời gian vỏ đậu phộng xẹp xuống có thể bổ sung thêm vỏ đậu phộng
để tạo lớp nền cho rễ lan bám xuống.
Giá thể trồng lan Oncidium (Vũ nữ):
Tương tự như trồng Dendrobium,
chất trồng có thể là vỏ dừa chặt khúc, than.
Giá thể trồng lan Paphiopedilum (lan Hài):
Paphiopedilum là loài lan đất
nên giá thể gồm 2 phần tro trấu, 1 phần đất mùn + 1 phần phân bò hoai + 1/20
bánh dầu xay nhuyễn, có thể tưới thêm phân NPK 30-10-10, tưới 2 lần/tuần trong
suốt mùa tăng trưởng.
Giá thể cho Cymbidium (Địa lan):
Gồm 1/2 dớn + 1/2 vỏ thông hay
1/3 dớn + 2/3 vỏ thông. Ánh sáng 50%. Tiêu chuẩn một giá thể tốt cho Cymbidium
là: giữ ẩm tốt, thoáng khí, chậm phân hủy, chứa nhiều dinh dưỡng, rẻ tiền, dễ
kiếm và trữ lượng cao trong tự nhiên, pH giá thể từ 6,5 – 7,0.
Các loại vật liệu có thể dùng
làm giá thể: dớn, dớn sợi, vỏ thông, mùn cưa, xơ dừa, than vụn, gạch, đá vụn,
lá cây mục… Cho đến nay, dớn vẫn là loại tốt nhất cho Cymbidium vì giữ ẩm cao,
thông thoáng, giàu dinh dưỡng (nhất là K và N), chậm phân hủy. Nhưng hiện nay
trữ lượng dớn ngày càng ít đi, giá khá đắt và việc khai thác dớn làm hư hại
nhiều cho các khu rừng già. Để nuôi trồng Cymbidium ở quy mô lớn, dớn sẽ không
đáp ứng đủ.
Vỏ thông và mùn cưa là một
loại giá thể có thể đáp ứng được các yêu cầu về kỹ thuật và kinh tế nhưng lại
nghèo dinh dưỡng. Vỏ thông và mùn cưa tươi không dùng được vì hàm lượng dầu còn
cao, có thể làm hư bộ rễ.
Trước khi sử dụng cần phải ủ
cho hoại mục. Khi ủ, trộn 1 m3 vỏ thông xay nhuyễn với 10 kg apatit,
10 kg vàoi, 1 kg các loại phân vào cơ khác (KCl, K2SO4) thời gian ủ trên 6
tháng. Trong khi ủ cần tưới ẩm thường xuyên. Có thể dùng vỏ thông thuần túy hay
trộn với các loại khác như dớn, than vụn, gạch vụn để làm giá thể.
Nếu các bạn thấy có giá thể
trồng lan nào thông dụng và dễ tìm khác vui lòng đăng comment lên cho mọi người
biết với nhé!
Xin cảm ơn