Nhặt trên net
09/12/2022
Hạnh phúc
08/12/2022
Trộm lòng người
Thứ khó trộm nhất trên Đời là gì ?
- Lòng người.
Người cần cái gì?
- Ăn, ở, mặc để tồn tại trước thiên nhiên và thời cuộc, rồi mới mong cầu đến độc lập - tự do và hạnh phúc.
Đàn ông cầu mong gì?
- Sức mạnh và quyền lực.
Đàn bà cần cái gì?
- Tình yêu thương và an ổn.
...
Cứ dựa vào vậy mà thu xếp sẽ trộm được Lòng người.
Nhưng có phải ai cũng biết - rồi biết mà làm được đâu?
Anh hùng chỉ phổi bò với triết lý: Thắng mình là Anh - Thắng người là Hùng.
Chỉ có Kiêu hùng mới trộm được lòng người để chiếm cả Thiên hạ với triết lý: Kiên trì đến cùng và không biết xấu hổ.
Thời thế tạo Anh Hùng - Kiêu Hùng tạo thời thế.
06/12/2022
Tám trường phái ẩm thực Trung quốc
trích trong mạng Mùi Vị
Nói gì thì nói, là hàng xóm của Trung quốc, ảnh hưởng bởi mấy ngìn năm lịch sử nên nền ẩm thực nước nhà cũng ít nhiều lây nhiễm cách nấu nướng, pha trộn gia vị kiểu Tàu; thứ nữa là hiện nay xu hướng "Thế giới phẳng" nên việc đi du lịch, học tập, công tác ra nước ngoài cũng nhiều. Vì thế mình giới thiệu bài này với mong muốn cung cấp thêm một số kiến thức có lẽ thú vị và hữu ích.
04/12/2022
Liều thuốc tinh thần
Nhiều
khi, trên chặng đường đời, sẽ luôn gặp sự thất vọng, bội bạc, thất bại, thối chí, bất mãn...
Nhưng, thế hệ mình, hệ 6x luôn có một công cụ đặc biệt là niềm động viên lớn -
đó là những bài hát thuở chống Mỹ (dù rằng đây là quá khứ, nay đã là
bạn).
Những
bài hát hào hùng, lạc quan đem lại cho bản thân mình sự động viên tinh thần lớn
để cố gắng vượt qua sự chán nản, thất vọng, thất bại.
Như
bài hát Cô gái mở đường của nhạc sỹ Xuân Giao.
Đi dưới trời khuya sao
đêm lấp lánh
Tiếng hát ai vang động cây rừng
Phải chăng em cô gái mở đường
Không thấy mặt người chỉ nghe tiếng hát
Ơi những cô con gái
đang ngày đêm mở đường
Hỏi em bao nhiêu tuổi mà sức em phi thường
Em đi lên rừng cây
xanh mở lối
Em đi lên núi núi phải cúi đầu
Em đi bắc những nhịp cầu
Nối những con đường Tổ quốc yêu thương
Cho xe thẳng tới chiến trường
Cô gái miền quê ra đi
cứu nước
Mái tóc xanh xanh tuổi trăng tròn
Bàn tay em phá đá mở đường
Gian khó phải lùi nhường em tiến bước
Em có nghe tiếng súng
Nơi tiền phương giục lòng
Miền Nam tha thiết gọi
Cả nước ta lên đường
Tiếng nói Bác Hồ trong
tim ngời sáng
Như sao mai lấp lánh rọi núi rừng
Soi cho em đắp chặng đường
Như những đêm ngày mạch máu giao thông
Ôi con đường mới anh hùng
Đêm đã về khuya sương
rơi ướt áo
Tiếng hát em vẫn vọng núi rừng
Mặc bom rơi pháo sáng mịt mùng
Em vẫn mở đường để xe đi tới
Yêu biết bao cô gái
Đêm ngày vui mở đường
Rừng muôn hoa thắm nở
Chẳng có hoa nào bằng
Em đi san rừng em đi
bạt núi
Em như con suối nước chảy không ngừng
Em đang bước tiếp chặng đường
Theo những anh hùng Tổ quốc yêu thương
Góp công cùng chiến thắng thù
Góp công cùng tiền phương chiến thắng thù
29/11/2022
Âm tào Địa phủ có một câu đối dành cho người Thế gian
Từ sách cổ
Dưới âm tào địa phủ có một câu
đối, ý nghĩa rất sâu xa, là lời nhắc nhở đối với con người thế gian. Và từ lâu,
Thần minh từ bi vốn đã triển hiển câu đối ấy cho con người được đọc. Vậy nên,
mỗi chúng ta trong đời ít nhất hãy đọc nó một lần để tự răn mình.
Vế
trên là: “Dương gian tam thế, thương thiên hại lý giai
do nhĩ”
“Dương
gian tam thế, thương thiên hại lí đều do người”.
Vế
dưới là: “Âm tào địa phủ, cổ vãng kim lai
phóng quá thùy”
“Âm
tào địa phủ, từ xưa đến nay không buông tha ai”.
Bức
hoành phi có chữ: “Nhĩ khả lai liễu”
“Ngươi
đã tới”.
Người
xưa dạy rằng: “Tích thiện chi gia,
tất hữu dư khánh; tích bất thiện chi gia, tất hữu dư ương”. Ý rằng,
nhà tích chứa điều thiện ắt sẽ có niềm vui; nhà tích chứa điều bất thiện ắt sẽ
gặp tai ương.
Người
xưa rất tin nhân quả, đối với thiên địa thần minh thì trong lòng đều vô cùng
kính sợ, họ luôn tin rằng làm việc thiện ác đều có báo ứng kèm theo.
Tuy
nhiên vẫn có người quan sát thì cho rằng, người này làm việc thiện sao vẫn gặp
chuyện không may, người kia làm việc ác mà sao vẫn không gặp họa? Bởi vậy mà
sinh lòng nghi hoặc, cho rằng thiện ác báo ứng là không đúng.
Đây
là bởi vì họ không biết, báo ứng giống như hình với bóng, là chuyện tất nhiên,
chỉ là đến sớm hay đến muộn mà thôi. Bình thường đến sớm thì có thể còn nhẹ,
càng trì hoãn về sau thì càng nặng thêm, hết thảy đều đã được Thiên lý an bài
trong đó.
Con
người nếu như có thể hiểu rõ lý lẽ nhân quả, đem hai chữ báo ứng liên tục tự
vấn mình, từ đó chọn thiện mà theo, dĩ nhiên sẽ tránh được ác báo, đắc được quả
thiện.
23/11/2022
Cười xong, tỉnh ngộ
Sâu sắc
Vừa rồi ở
trong thang máy tôi thấy một cậu bé đang ăn kem. Xuất phát từ lòng quan tâm,
tôi thuận miệng nói với cậu bé rằng: "Trời lạnh như thế này, ăn kem sẽ có tác hại đối với cơ
thể của cháu đó".
Cậu bé nói
với tôi rằng, bà ngoại của cậu đã sống đến 103 tuổi.
Tôi hỏi: "Sống thọ là do bà thường ăn kem à?"
Cậu bé nói: "Không phải, bà ngoại cháu cả đời không bao giờ chọc mũi vào
chuyện của người khác".
Sâu sắc
quá. Cuối cùng tôi cũng đã biết tại sao mình yếu và già sớm như thế này.
Thì ra là
do cả ngày lo lắng quản việc vô ích mà ra.
Nhẫn một
chút
Một cô gái
lên tàu cao tốc, thấy ghế ngồi của mình bị một người đàn ông ngồi rồi. Cô kiểm
tra lại vé của mình, rồi lịch sự nói với người đàn ông: "Thưa ông, ông ngồi nhầm ghế chăng?"
Người đàn
ông lấy vé ra xem rồi lớn tiếng: "Hãy nhìn kỹ đi, đây là chỗ ngồi của tôi, cô có bị
mù không đó?"
Cô gái nhìn
kỹ tấm vé của ông ấy, rồi không nói năng gì, chỉ lặng lẽ đứng ở bên người đàn
ông.
Một lúc sau
tàu chạy, cô gái cúi đầu nói khẽ với người đàn ông rằng: "Thưa ông, ông không ngồi nhầm ghế, nhưng ông đã ngồi nhầm tàu rồi".
Có một loại
'nhẫn nhịn' lại khiến cho người ta hối hận không kịp. Nếu cứ mồm to là có thể
giải quyết được vấn đề thì loài lừa đã thống trị thế giới này rồi.
22/11/2022
Trích thư của Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln gửi thầy hiệu trưởng ngôi trường nơi con trai ông theo học:
...Con tôi sẽ phải học tất cả những điều này, rằng không phải tất cả mọi người đều công bằng, tất cả mọi người đều chân thật. Nhưng xin thầy hãy dạy cho cháu biết cứ mỗi một kẻ vô lại ta gặp trên đường phố thì ở đâu đó sẽ có một con người chính trực; cứ mỗi một chính trị gia ích kỷ, thì đâu đó ta sẽ có một nhà lãnh đạo tận tâm.
Bài học này sẽ mất nhiều thời gian, tôi biết;
nhưng xin thầy hãy dạy cho cháu biết rằng một đồng đôla kiếm được do công sức
lao động của mình bỏ ra còn quý giá hơn nhiều so với năm đôla nhặt được trên hè
phố...
Xin thầy dạy cho cháu biết cách chấp nhận thất
bại và cách tận hưởng niềm vui chiến thắng.
Xin hãy dạy cháu tránh xa sự đố kỵ.
Xin dạy cháu biết được bí quyết của niềm vui
chiến thắng thầm lặng. Dạy cho cháu biết được rằng những kẻ hay bắt nạt người
khác nhất lại là những kẻ dễ bị đánh bại nhất...
Xin hãy giúp cháu nhìn thấy thế giới kỳ diệu
của sách... nhưng cũng cho cháu có đủ thời gian để lặng lẽ suy tư về sự bí ẩn
muôn thuở của cuộc sống: đàn chim tung cánh trên bầu trời, đàn ong bay lượn
trong ánh nắng và những bông hoa nở ngát bên đồi xanh.
Xin giúp cháu có niềm tin vào ý kiến riêng của
bản thân, dù tất cả mọi người xung quanh đều cho rằng ý kiến đó hoàn toàn sai
lầm...
Xin hãy dạy cho cháu biết cách đối xử dịu dàng
với những người hoà nhã và cứng rắn với những kẻ thô bạo. Xin tạo cho cháu sức
mạnh để không chạy theo đám đông khi tất cả mọi người đều chỉ biết chạy theo
thời thế.
Xin hãy dạy cho cháu biết phải lắng nghe tất
cả mọi người những cũng xin thầy dạy cho cháu biết cần phải sàng lọc những gì
nghe được qua một tấm lưới chân lý để cháu chỉ đón nhận những gì tốt đẹp...
Xin hãy dạy cho cháu biết cách mỉm cười khi
buồn bã, xin hãy dạy cháy biết rằng không có sự xấu hổ trong những giọt nước
mắt.
Xin hãy dạy cho cháu biết chế giễu những kẻ
yểm thế và cẩn trọng trước sự ngọt ngào đầy cạm bẫy.
Xin hãy dạy cho cháu rằng có thể bán cơ bắp và
trí tuệ cho người ra giá cao nhất, nhưng không bao giờ cho phép ai ra giá mua
trái tim và tâm hồn mình...
Xin hãy dạy cho cháu ngoảnh tai làm ngơ trước
một đám đông đang gào thét... và đứng thẳng người bảo vệ những gì cháu cho là
đúng...
Xin hãy đối xử dịu dàng với cháu nhưng đừng
vuốt ve nuông chiều cháu bởi vì chỉ có sự thử thách của lửa mới tôi luyện nên
được những thanh sắt cứng rắn.
Xin hãy dạy cho cháu biết rằng cháu phải luôn
có niềm tin tuyệt tối vào bản thân, bởi vì khi đó cháu sẽ luôn có niềm tin
tuyệt đối vào nhân loại.
Đây quả là một yêu cầu quá lớn, tôi biết, thưa
thầy.
Nhưng xin thầy cố gắng hết sức mình, nếu được
vậy, con trai tôi quả thật là một cậu bé hạnh phúc và may mắn.
21/11/2022
Vô đề
Đàn bà hay cảm thấy cô đơn về đêm (khi không có chồng ở bên)
nên thường nhẹ dạ nhất lúc này.
Đám sở khanh biết thế, nên vào thời điểm này chúng mon men tán
tỉnh, gạ gẫm - thẽ thọt những lời êm tai, ngọt ngào...
Thả thính một lần chưa chắc đã dính, nhưng vài lần là ăn bả.
Đàn bà ấy mà, đã ngã lòng rồi thì họ lăn xả vào yêu, bất chấp hậu
quả một cách trơ trẽn. Lúc này, trong lòng họ chỉ có người tình; vâng lời như
một chú cún (ở đây mình không định và không dám có
ý xúc phạm tới chị em phụ nữ, những người đoan chính - Mà thực tế quanh ta đã
và đang có nhiều chuyện này).
Âu cũng là có vay, có trả. Sao để người ta cô đơn?
Nên có ai tin đâu Nhân - Quả. Chỉ khi nhận được hậu quả mới tỉnh
thì đã muộn.
Hỡi ôi!!!
17/11/2022
Hàng nước cô Dần - Trích tùy bút "Hà nội băm sáu phố phường" - Nhà văn Thạch Lam
Cô Dần là một thiếu nữ hãy còn trẻ, cứ nghe tên cô thì đủ biết
(cái lối đặt tên của cổ nhân ta nghĩ cũng thẳng thắn và thực thà mang cái tuổi
trong tên mình, không cần giấu giếm). Tuy vậy cô là một thiếu nữ đãm đang. Một
mình cô trông nom cái cửa hàng nước ở trước chợ Đông Xuân, bên cạnh bà cô bán
hàng xôi, và cũng như bà, cô bán hàng từ chín giờ tối, suốt đêm cho tới sáng.
Cửa
hàng của cô cũng không có gì: một vài miếng trầu, một vài phong thuốc lào, một
bao thuốc lá bán lẻ, vài cái bát uống nước, như cái bát uống nước ở tất cả các
hàng nước Việt Nam, đặt úp xuống mặt chõng. Nhưng hàng cô Dần có một chút đặt
biệc hơn: cô không bán nước vối hay nước chè tươi. Cô bán nước chè, tôi cũng
không biết chè mạn hay chè hột, chỉ biết là một thứ chè cũng dễ uống. Và có lẽ
bán cho người ở đất "văn minh", nên cô bán nước chè uống sôi, dù trời
rét hay trời nóng, mùa đông hay mùa hạ. Ấm chè bọc cái áo gai rất cẩn thận,
dựng bên một cái hỏa lò than cũng hồng, mang một ấm nước bao giờ cũng reo sôi.
Ai
uống nước đường thì có cốc thủy tinh, một xu một cốc. Cô múc vào cốc một thìa
đường, tuy đường đắt mà xem ra cô cũng múc nới tay lắm. Nghiêng bình chè rót
đầy cốc, vừa đưa lên cho khách với cái nhìn của đôi mắt nhỏ, lanh lẹ, hai con
người đen bóng loáng, như hai con mắt của một con vật non nào.
Ăn
cơm, uống rượu xong mà được một cốc nước chè được rất nóng thì ai chả thích.
Nên hàng cô Dần đông khách lắm, có khi cô trở tay bán không kịp. Kẻ đứng, người
ngồi xúm vòng quanh, nhưng ngồi xổm mà thôi, vì hàng nước ấy lại còn có cái đặc
biệt khác nữa là không có ghế ngồi. Những bác phu xe đặt nón, lần túi lấy một
điếu thuốc lào, vài thầy đội xếp uống chè từng ngụm nhỏ trên xe đạp gác ở hè
với vài khác hàng áo ngắn, còn trẻ tuổi, hay điểm thêm vào vị nước một vài câu
bông đùa nhè nhẹ đối với cô hàng. Thỉnh thoảng, một bác phu già, rụt rè thầm
khẽ bên tai cô hàng nước, hoặc trả tạm một vài xu ở món nợ còn lại, hoặc nằn nì
xin chịu nữa. Cô hàng díu đôi lông mày nhỏ lại một chút, nhưng cô dễ tính, rồi
cũng bắng lòng.
Một
hàng nước đắt hàng vì các thức quà bán đã đành, nhưng đôi khi cũng đắt khách vì
cả cô hàng. Cô hàng nước Việt Nam dù ở dưới bóng đa, bên ruộng lúa, hay ở dưới
mái hiên của đường phố, ở đâu cũng vậy, miệng cười tươi của cô hàng là dây liên
lạc khắp cả mọi người. Cô hàng nước Việt Nam, từ xưa đến nay đã chiếm một địa
vị quan hệ trong lịch sử, và trong văn chương: đã có nhiều tiểu thuyết bắt đầu ở
một hàng nước và kết cục cũng ở đấy.
Ồ,
nhưng mà chúng ta hãy trở lại cô hàng nước của ba mươi sáu phố phường. Cô nhũn
nhặc lắm: cô mặc cái áo tứ thân nâu cũ, giản dị và đảm đang như các cô gái Việt
Nam. Trong mấy ngày Tết, người ta mới thấy cô khoác cái áo mới hơn một chút,
vấn vành khăn tròn trặn và chặt chẽ hơn. Và dưới mái tóc đen, lúc đó mới lấp
lánh mặt đá của đôi bông hoa vàng, bà cụ đánh cho cô năm vàng còn rẻ, làm cái
vốn riêng, chắc thế.
Cô
không đẹp, chỉ xinh thôi. Và tính cô, cũng như tuổi cô, còn trẻ con lắm. Thấy
khách hàng nói một câu bông đùa, cô đã tưởng người đó chòng ghẹo mình, díu đôi
lông mày lại, và ngoe nguẩy cái nhìn. Khách trông thấy chỉ cười. Nhưng cô cũng
không giận ai lâu: chỉ một lát cô lại vui tính ngay.
Một
hai năm nữa, lớn lên đi lấy chồng, ai là người thay cô trông nom ngôi hàng nước
của "Hà Nội là động tiên sa"? Cô bé em cô, hẳn vậy, sẽ ngồi bán hàng
thay chị, lại que diêm, điếu thuốc, miếng trầu, để kéo dài mãi mãi cái phong vi
bình dân và mộc mạc của các cô hàng nước cùng với các cô hàng xén kĩu kịt đi
chợ Đông, chợ Đoài, là cái tinh hoa thuần túy Việt Nam từ xửa xưa đến giờ.
12/11/2022
Phở - Trích tùy bút "Phở" của Nguyễn Tuân viết năm 1957
...
- Phở còn
là một món ăn rất nhiều quần chúng tính. Ông muốn ăn phở ngồi hay đứng lù lù ra
giữa hiệu mà ăn cũng không ai nói, ăn ngồi ăn đứng tuỳ thích. Phở là món ăn
bình dân. Công nông binh trí, các tầng lớp nhân dân lao động, thành thị, nông
thôn, không mấy ai là không biết ăn phở. Người công dân Việt-nam khi còn ẵm ngửa,
cũng nhiều vị đã nếm phở rồi; chỉ có khác người lớn là cái bát phở của tuổi ấu
trĩ chưa biết đau khổ ấy chưa cần phức tạp, không cần hành hăng, chanh chua, ớt
cay. Con nhà nghèo, nhiều khi lại không cần cả thịt nữa, mà căn bản phở nhi đồng
vẫn là bánh và nước dùng thôi.
- Phở ăn
bất cứ vào giờ nào cũng đều thấy trôi cả. Sớm, trưa, chiều, tối, khuya, lúc nào
cũng ăn được. Trong một ngày ăn thêm một bát phở, cũng như lúc trò chuyện ăn giọng
nhau mà pha thêm một ấm trà, cùng thưởng thức với bạn bè. Hình như không ai nỡ
từ chối một người quen rủ đi ăn phở. Phở giúp cho người thanh bạch đủ điều kiện
biểu hiện lòng thành theo với bầu bạn nó hợp với cái túi nhỏ của mình. Phở còn
tài tình ở cái chỗ là mùa nào ăn cũng thấy có nghĩa thâm thúỵ Mùa nắng, ăn một
bát, ra mồ hôi, gặp cơn gió nhẹ chạy qua mặt qua lưng, thấy như giời quạt cho
mình. Mùa đông lạnh, ăn bát phở nóng, đôi môi tái nhợt chợt thắm tươi lại. Trong
một ngày mùa đông của người nghèo, bát phở có giá trị như một tấm áo kép mặc
thêm lên người. Đêm đông, có người ăn phở xong, tự coi như vừa nuốt được cả một
cái chăn bông và tin rằng có thể ngủ yên đến sáng, để mai đi làm khoẻ. Dùng những
hình ảnh bình dị để nói lên mùa đông ở Việt-nam, tôi cho không gì nên thơ bằng
cái hình ảnh một bếp lửa hàng phở bến ô tô nhiều hành khách quây quanh chờ đợi
bát mình, vai rụt xuống một tí, người nhún nhẩy như trẻ em đang thú đời. Tết,
nhà ai cũng bánh chưng, cá kho, thịt đông, nhưng vẫn rất đông người tình cờ mừng
tuổi nhau ở những hiệu phở khai trương từ mùng hai Tết.
- Vì hay
la cà với phở, mà tiếng nói của tôi được chính xác và giầu có thêm lên. Trước
kia tôi cứ tưởng chữ “xương xẩu” là một tiếng đôi, và chữ xẩu chỉ là một tiếng
đệm. Ông hàng phở đã làm cho từ ngữ tôi hôm ấy thêm lên một danh từ. Xẩu khác với
xương, dùng để chỉ những cái đầu xương phở có dính thịt và gân róc chưa hết.
Tôi đã thấy những người phu xe kéo vào hiệu phở gọi một chén rượu với một
bát xẩu. Tôi còn được nghe một ông phở khác nói đến mỡ gầu, cái tảng thịt dắt mỡ
quí giá nó không béo quá, mà lại quánh như sáp, ròn và mềm ấy mà gọi là một
cánh gầu; và lúc cầm vào cân thịt tái, thịt tươi còn nhảy lên dưới làn dao, mà
gọi là một quả thăn. Trong tiểu thuyết Việt-nam trước đây, nhớ người ta có viết
cái truyện “Anh hàng phở lấy vợ cô đầu”. Tôi còn được nghe một cô điếm ngày xưa
ví von than đời tàn ” đời hồi này như một gánh phở bánh trương mỡ nguội đóng váng”.
Phở nguội tanh thật là buồn hơn cả cái sự đời cô gái thập thành bị ma cô lừa bỏ.
Chữ nghĩa của ta hay thật ! Người ta bảo chữ phở là xuất xứ từ chữ “ngưu nhục
phấn”, và ta đã Việt-nam hoá chữ phấn thành ra chữ phở... Chữ nghĩa của ta hay
thật !
...
Thật ra,
ăn phở cho đúng, đúng cái "gu" của phở, phải ăn thịt chín. Thịt chín
thơm hơn thịt tái, mùi thơm miếng thịt chín mới biểu hiện đúng cái tâm hồn của
phở. Thêm nữa, về mặt nhận thức tạo hình, người thẩm mỹ bao giờ cũng thấy miếng
thịt chín đẹp hơn miếng thịt tái. Thường những hiệu phở không tự trọng, hay
thái sẵn thịt chín, thái cứ vụn ra không thành hình thù gì cả, ai đến gọi là rắc
vào bát. Có thể việc ấy không hề gì với khách hàng không cần ăn no vội. Nhưng
cũng trong một cái hiệu vẫn thái thịt vụn ra ấy, ông chủ phở rất là phân biệt đối
xử và không san bằng các thứ khách: đối với những khách quen, với những người
có thể ông chưa biết quí danh nhưng ông đã thuộc tính ăn, những người cầu kỳ ấy
mà bước vào hiệu, là ông đã đặt ngay tay dao vào những khối thịt chín đặc biệt
như khối nạm ròn, nạm dắt hoặc khối mỡ gầu, thái ra những miếng mỏng nhưng to bản,
với cái sung sướng bình tỉnh của một người được tỏ bày cái sở trường của mình
trong nghề. Ông nào ăn phở mà có chất hoạ thì thấy muốn vẽ tranh tĩnh vật ngay.
Có những lúc ông phở ấy gắt, gắt với vợ ông, vì ông thái không đẹp. Một ông làm
đầu bếp hiệu chim quay trong hồi Hà nội chiếm đóng, nay cũng ra mở phở và thích
múa dao nói chuyện với khách về cái khoa thái. "Chặt thái loài có cánh đã
khó, mà thái miếng thịt bò không xương còn khó hơn. Tôi dạy mãi mà đàn bà nhà
tôi vẫn không làm được, đàn bà thường chỉ thái bánh thôi".