14/09/2016

Chữa 46 loại bệnh tật bằng mẹo đơn giản


1. Bụi hoặc muỗi bay vào mắt, mắt bị cay xè:
Chớ có dụi mắt mà tổn thương đến giác mạc. Chỉ cần thè lưỡi liếm mép vài cái, nước mắt sẽ ứa ra “lùa vật lạ” ra khỏi mắt! Nên nhớ một điều: nếu bị mắt phải thì liếm mép bên trái và ngược lại.

02. Mắt nhắm không khít:
Một mắt nhắm không khít (do bị liệt dây thần kinh số 7 chẳng hạn), hơ ngải cứu bên mắt đối xứng. Ngày hơ nhiều lần, mỗi lần hơ độ vài phút, mắt sẽ dần dần nhắm khít.

03. Mũi nghẹt cứng:
Dù mũi bị nghẹt (tắc hoặc tịt) đến mức nào và đã bao lâu rồi, chỉ cần hơ ngải cứu vào đồ hình mũi trên trán – từ giữa trán (huyệt 103) đến đầu đôi lông mày (huyệt 26), độ một phút thôi, mũi sẽ thông thoáng ngay. Thật là một phép lạ đến khó tin.

04. Bả vai đau nhức, không giơ lên cao được:
Dùng đầu ngón tay trỏ gõ vài chục cái vào đầu mày (huyện 65) cùng bên đau. Vai hết đau và tay lại giơ lên cao được ngay.

05. Bong gân, trật khớp cổ tay:
Hãy bình tĩnh dùng ngón tay trỏ gõ mạnh độ vài chục cái vào sát đuôi mày cùng bên đau, cổ tay sẽ trở lại bình thường (muốn tìm điểm chính xác cần gõ, hãy lấy ngón tay miết nhẹ vào đuôi mày, thấy chỗ nào hơi lõm xuống, đấy là điểm chính xác – huyệt 100 – phản chiếu đúng cổ tay).

06. Bong gân, trật khớp vùng mắt cá chân:
Mắt cá chân bên nào bị trật khớp, hơ vùng mắt cá tay cùng bên. Mắt cá chân bị đau dù đã lâu ngày cũng lành trong vài phút. Các vận động viên quốc gia, các cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp hãy nhớ lấy mẹo này để tự cứu mình và giúp người.

07. Bắp chân bị vọp bẻ (chuột rút):
Dùng cườm tay day mạnh vào bắp tay độ vài chục cái, vọp bẻ hết liền. Nhớ vọp bẻ chân bên nào thì day mạnh bắp tay bên đó.

08. Gai gót chân:
Nhớ hơ đúng điểm tương ứng bên gót chân đối xứng, chỉ vài phút thôi, gót chân hết đau liền. Hết sức cẩn thận kẻo bị phỏng.

09. Đầu gối đau nhức:
Hơ vùng khuỷu tay (cùi chỏ) cùng bên, chỉ độ vài phút đầu gối (khuỷu chân) hết đau liền.

10. Bị táo bón lâu ngày:
Dùng hai ngón tay (ngón trỏ và ngón giữa) lăn quanh miệng độ vài ba phút – khoảng độ 200 vòng, táo bón sẽ được giải quyết.
Cách lăn như sau: lăn từ mép phải vòng lên môi trên sang mép trái. Lăn tiếp vào phía dưới và giữa môi dưới rồi kéo thẳng xuống ụ cằm (hình thành một dấu hỏi lớn chiếm 3/4 quanh miệng). Nhớ lăn từ phải qua trái mới nhuận tràng, hết táo bón. Ngược lại lăn từ trái qua phải, sẽ càng táo bón hơn đấy!

11. Nhức đầu
a. Bất cứ nhức ở bộ phận nào trên đầu, mới nhức hay đã lâu, nặng hay nhẹ, chỉ cần hơ mu bàn tay trái (đã nắm lại) trên điếu ngải độ vài phút, nhức đầu như búa bổ cũng hết ngay. Nào! Thử làm xem.
b. Nếu nhức nửa đầu bên phải, hơ nửa mu bàn tay phía bên phải.
c. Nếu nhức nửa đầu bên trái, hơ nửa mu bàn tay phía bên trái.
d. Nếu nhức sau gáy, hơ phía cổ tay trên.
e. Nếu nhức đỉnh đầu, hơ ụ xương gồ cao nhất của ngón tay giữa.
f. Nếu nhức thái dương, chỉ cần hơ thái dương đối xứng 1 phút là hết ngay.
g. Nếu nhức cả hai bên thì hơ đi hơ lại.
h. Nếu nhức trán, hơ hết các đốt cuối của 4 ngón tay đã nắm lại.
i. Nếu chỉ nhức nửa trán bên phải, hơ 2 ngón tay bên phải.
k. Nếu chỉ nhức nửa trán bên trái, hơ 2 ngón tay bên trái.
l. Nếu chỉ nhức giữa trán, chỉ cần hơ 2 ngón giữa độ 1 phút là hết ngay.
k. Nếu nhức quanh đầu, hơ quanh mu bàn tay.

12. Mất ngủ
Bất kể mất ngủ vì nguyên nhân gì, xin nhớ không nên dùng thuốc ngủ vừa tiền mất vừa tật mang. Bí quyết đơn giản để có giấc ngủ ngon là: trước khi ngủ, hãy xoa đôi bàn chân cho ấm. Chân ấm là bụng ấm, thân ấm. Đó là điều kiện đầu tiên để ngủ ngon. Sau đó, dùng đầu ngón tay giữa bên trái gõ vào huyệt An thần (tức Ấn đường của Đông y hoặc huyệt 26 của Diện Chẩn – đầu đôi lông mày) độ vài phút sẽ làm nhịp tim ổn định và tinh thần được thư thái. Tay trái phản chiếu tim, Đầu ngón tay giữa phản chiếu cái đầu. Tâm và Thân an lạc – đó là những điều kiện cần thiết để ngủ ngon.

13. Sình bụng (do ăn không tiêu)
Nếu ở nhà, hãy lấy ngải cứu hơ vào rốn và quanh vùng rốn độ vài phút, bụng sẽ xẹp dần. Nếu đang ở bữa tiệc đông khách, hãy lặng lẽ đi ra ngoài đến chỗ vắng người, lăn bờ môi trên một lúc: trung tiện bùng phát, bụng hết sình ngay!

14. Bí tiểu
Người lớn hoặc các cháu nhỏ có lúc bí tiểu, hãy bình tĩnh vuốt cằm độ vài phút, “cơn bí” hết liền! Cách vuốt như sau: ngón tay cái giữ chân cằm, ngón tay trỏ vuốt ụ cằm từ trên xuống dưới nhiều lần. Bàng quang sẽ được tháo nút, nước tiểu tự do chảy (theo Diện Chẩn, ụ cằm phản chiếu bàng quang – huyệt 87). Các cụ già hay đi tiểu đêm, các cháu nhỏ hay đái dầm, trước khi ngủ độ 15 phút hãy tự vuốt cằm đi, các “tật” trên sẽ tự biến rất nhanh!

15. Nấc cụt
Đây là bệnh thông thường nhưng lại gây nhiều khó chịu, làm cho người bệnh mất ăn, mất ngủ. Ăn sao được khi vừa nâng bát cơm lên đã bị cơn nấc trào ngược rồi; ngủ sao được khi vừa nằm xuống, cơn nấc đã rộ lên âm vang khắp nhà! Có người phải nằm bệnh viện nhiều ngày mà vẫn không dứt căn. Chỉ cần làm một trong các hướng dẫn dưới đây, nấc cụt sẽ phải “đầu hàng”:
a- Dùng đầu ngón tay trỏ gõ mạnh vào đầu sống mũi nằm giữa cặp lông mày (huyệt 26 và312) độ 15 cái. Nấc cụt biến mất đến khó tin (huyệt 26 là an thần và huyệt 312 thông nghẽn nghẹt).
b- Dùng đầu ngón tay trỏ vuốt mạnh từ đầu cánh mũi bên trái xuôi xuống chân cánh mũi độ 10-15 cái. Nấc cụt chịu phép phải nằm im, không dám ló mặt ra!
c- Dùng 4 đầu ngón tay (từ ngón trỏ đến ngón út co sát lại với nhau thành một đường thẳng) vạch dọc giữa đầu (từ trán ngược lên đỉnh đầu) độ 15 cái là hết nấc cụt! Xin hãy thử làm xem!

16. Đau bụng
Có thể khỏi nhanh bằng một trong những cách chữa đơn giản sau:
a- Hơ (bằng điếu ngải) hai lòng bàn tay độ 10 phút.
b- Hơ hai lòng bàn chân độ 10 phút.
c- Hơ rốn và lấy tay lăn quanh miệng.

17. Đau tử cung:
a- Gạch rãnh nhân trung từ đầu rãnh (sát mũi) đến cuối rãnh (sát bờ môi trên) nhiều lần.
b- Gạch hai bờ nhân trung và bờ môi trên nhiều lần.

18. Đau đầu dương vật:
Chỉ cần hơ đầu mũi độ 1 phút, đầu dương vật sẽ hết đau.

19. Đau khớp háng:
Gạch và hơ đường viền cánh mũi một lúc, khớp háng hết đau. Nhớ đau khớp háng bên nào thì gạch đường viền cánh mũi cùng bên.

20. Đau gót chân:
Hơ và gõ gót chân đối xứng độ vài phút, gót chân đang đau hết ngay.

21. Đau bụng kinh:
Hãy vuốt môi trên vài phút, đau bụng kinh hết liền.

22. Ho ngứa cổ:
a- Chà xát hai cổ tay vào nhau nhiều lần. Nhớ hai bàn tay phải nắm lại đã trước khi cọ xát vào nhau.
b- Hơ cổ tay trong của bàn tay trái đã nắm lại vài phút, ho và ngứa cổ hết rất nhanh. Xin chú ý, bàn tay trái nắm lại, lật úp xuống: mu bàn tay phản chiếu đầu não, cổ tay phản chiếu cổ gáy. Bàn tay trái nắm lại, lật ngửa ra: lòng bàn tay phả chiếu trái tim, cổ tay phản chiếu cổ họng.

23. Huyết áo cao:
Hãy lấy đầu ngón tay út bấm vào huyệt (huyệt 15) nằm sâu sau loa tai bên trái nhiều lần (độ 1 phút), huyết áp sẽ hạ liền.

24. Huyết áp thấp:
Vẫn dùng đầu ngón tay út bấm sâu vào huyệt (huyệt 19) đầu nhân trung sát với mũi nhiều lần, huyết áp sẽ được nâng lên liền.

25. Huyết trắng:
Dùng hai đầu ngón tay – ngón trỏ và ngón giữa – để nằm ngang chà xát hai bờ môi một lúc.

26. Bế kinh:
Dùng lăn đôi lớn lăn xuôi từ rốn xuống háng cho đến khi bụng nóng lên. Ngày lăn nhiều lần; độ 3-5 ngày, kinh nguyệt sẽ trở lại bình thường.

27. Lẹo mắt (lên chắp)
Chỉ cần bấm vào chân mụn lẹo vài lần, mụn lẹo sẽ tiêu rất nhanh. Nhớ phát hiện càng sớm, chữa càng khỏi nhanh.

28. Liệt mặt (Thần kinh số 7 ngoại biên)
Chỉ cần nhìn qua bên mặt bị liệt đã thấy hai triệu chứng rõ rệt: mắt nhắm không khít và một bên mép bị méo xệch xuống. Cách chữa hết sức đơn giản đến mức khỏi rồi mà vẫn tưởng như nằm mơ. Nhanh độ 3 ngày, chậm độ 7 ngày là khỏi.
a. Lấy điếu ngải cứu đốt hơ bên mắt lành độ vài phút, mắt có bệnh cứ từ từ nhắm lại. Mỗi ngày hơ vài lần, mắt nhắm lại dần dần.
b. Lấy tay hoặc lăn đôi nhỏ (trong bộ dụng cụ lăn, day huyệt) lăn chéo từ mép bị méo lên phía đỉnh tai. Ngày lăn nhiều lần, mỗi lần lăn độ vài phút. Chẳng bao lâu mép sẽ được kéo lên cân bằng với mép lành.

29. Mắt không di động được
Chỉ cần gõ vài chục lần vào huyệt nằm ở phía trước và dưới bình tai, mắt sẽ chuyển động bình thường. Huyệt này nằm ở ngay chỗ lõm sát bình tai, khi há miệng là sờ thấy ngay. Đây là huyệt số 0 của diện chẩn và đồng thời cũng là huyệt Thính hội của Đông y.

30. Đắng miệng
Dùng ngón tay trỏ gõ mạnh vào huyệt lõm kề sát bên dưới môi dưới (huyệt 235) độ vài chục cái, miệng hết đắng liền!

31. Hàm mặt đau cứng (Thần kinh số 5)
Lấy điếu ngải cứu hơ mặt ngoài ngón tay cái (cùng bên đau) từ ngón đến giáp cổ tay. Nhớ khi hơ bàn tay phải xòe ngửa ra. Chỉ cần hơ độ vài phút, hàm mặt đau cứng sẽ mềm dần và trở lại bình thường.

32. Hắt hơi liên tục
Sẽ hết ngay trong 1 phút nếu biết lấy ngải cứu hơ dọc từ giữa trán (huyệt 103) thẳng xuống đến giữa đôi lông mày (huyệt 26).

33. Ho khan lâu ngày
Lấy ngải cứu hơ hai bên sườn mũi, hai bên mang tai (từ đỉnh tai xuống đến dái tai), cổ tay trong (của bàn tay trái đã nắm lại) và trực tiếp cổ họng.

34. Hóc (hạt trái cây, xương)
Bấm hoặc gõ vào huyệt sát đầu nhân trung (huyệt 19) nhiều lần.

35. Các khớp ngón tay khó co duỗi
Lấy ngải cứu hơ đầu xương các đốt ngón tay rồi lăn, vê các đốt đó nhiều lần.

36. Mắt quầng thâm
Lấy ngải cứu hơ trực tiếp vào mắt, quầng thâm sẽ tan dần.

37. Buồn ngủ nhíu mắt lại
Vò hai tai một lúc là tỉnh ngủ liền.

38. Nhảy mũi
Lấy ngón tay trỏ cào từ cửa lỗ mũi xuống đến môi vài chục cái là hết nhảy mũi!

40. Quai bị
Bấm huyệt ngay sát dái tai bên sưng (huyệt 14) rồi hơ dái tai đối xứng độ vài phút. Ngày làm nhiều lần, quai bị tiêu rất nhanh.

41. Nhức răng
Hơ ngải cứu quanh vùng má bên đau độ 1 phút, răng hết nhức liền.

42. Mắt đỏ
Gạch đầu gan bàn tay dưới 3 ngón tay giữa độ vài phút, mắt đỏ hết rất nhanh. Nhớ mắt đỏ bên nào, gạch bàn tay cùng bên.

43. Mắt nhức
Hãy dùng đầu ngón tay trỏ cào đỉnh tai (huyệt 16) bên mắt nhức độ một lúc, mắt hết nhức liền.

44. Mắt nháy (giật)
Dùng đầu ngón tay trỏ cào vào phần dưới (huyệt 179) của đầu lông mày bên mắt bị nháy một lúc, mắt sẽ hết giật.

45. Tê lưỡi, cứng lưỡi
a- Hơ ngải cứu xong rồi vê ngón tay cái bàn tay trái một lúc, lưỡi hết tê.
b- Gõ vào huyệt sát trên dái tai độ 1 phút, hết cứng lưỡi.

46. Khản tiếng
a- Chà xát vùng gáy cho nóng lên độ vài phút là hết.
b- Dùng ngón tay trỏ gõ mạnh vào vùng trước dái tai nhiều lần trong ngày


10 điều không nên làm quá

Bài viết này có tính tham khảo


Danh sách "10 điều không nên làm quá" dưới đây chính là một số những nguyên tắc dưỡng sinh tiêu biểu của Đạo gia.

Đạo gia cho rằng “đạo” là nguồn gốc của vũ trụ, điều khiển mọi sự vận động của vạn vật. Do đó, chủ trương dưỡng sinh của các đạo sĩ hướng về những điều tự nhiên, “vô vi”, không màng danh lợi…

Dựa vào thể chất, tinh thần và sinh hoạt hằng ngày, Đạo gia đã đặt ra 10 nguyên tắc “không nên làm quá” để dưỡng sinh – dưỡng thần hiệu quả.

Mặc không cần quá ấm

Đạo gia chủ trương ăn vận đơn giản, thoải mái. Trang phục tùy vào thời gian, thời tiết và địa điểm, công việc mà thay đổi sao cho phù hợp.

Vào những ngày đông, nếu mặc trang phục vừa đủ, thoải mái, khí huyết trong kinh mạch của cơ thể sẽ được thông suốt, ắt không sinh ra cảm giác lạnh.

Ngược lại, khi “mặc quá ấm”, khả năng giữ ấm trở nên ỷ lại vào trang phục, khiến cho sức chịu lạnh của cơ thể cũng theo đó mà bị suy giảm.

Vì thế, Đạo gia khuyên chúng ta “mặc không cần quá ấm” để đề cao sức sống và cải thiện sức đề kháng tự nhiên của cơ thể. Đạo lý “mặc ấm bảy phần, tinh thần minh mẫn, tâm cũng thấy an” là từ đó mà ra.

Ăn không nên quá no

Người tu hành theo môn phái Đạo gia không bao giờ “ăn chán chê” hay “ăn không ngồi rồi". “Ăn không nên quá no” khuyên chúng ta ăn uống một cách điều độ, có chừng mực.

Ăn quá no sẽ gây ra bất lợi đối với sức khỏe và quá trình dưỡng sinh. Bởi vậy, Trung Y mới có quan niệm: “thường ngày đói ba phần, bách bệnh không tìm đến.”

Ở không cần quá xa hoa

Trong quá trình dưỡng sinh, Đạo gia từng đưa ra quan niệm “cửu thủ”. Trong “Cửu thủ” có “thủ giản” – cần kiệm, không tham lam; “thủ dịch” – không cần quá coi trọng ngoại cảnh; “thủ thanh” – thuận theo tự nhiên.

Ba yếu tố này đề xuất cách sống giản dị, thanh liêm, khuyến khích con người ta sống hòa thuận với thiên nhiên, sống đúng với bản thân, tránh việc xa hoa, lãng phí.

Sống trong môi trường giản đơn sẽ khiến tinh thần được thư giãn, cơ thể thoải mái, sức khỏe cũng nhờ vậy mà tốt lên đáng kể.

Tiền không cần quá nhiều

Quan điểm này của Đạo gia không mang ý nghĩa bài xích tiền bạc hay những người giàu có. “Tiền không cần quá nhiều” khuyên chúng ta không nên truy đuổi theo tiền tài, danh vọng, cũng không vì tiền bạc mà u sầu.

Theo phiên âm Hán Việt, “tiền không quá nhiều” là “hành bất quá phú”. Chữ “hành” có nghĩa là đi, bên cạnh đó còn chỉ hành vi, hành sự.

Quan niệm trên của Đạo gia đề cập đến tiền bạc trong hành vi và cách hành sự của con người. Cụ thể là không nên có hành vi vung tiền như rác, trong lúc hành sự không vì coi trọng tiền bạc mà xem nhẹ đạo đức.

Chưa dừng lại ở đó, Đạo gia còn chỉ ra rằng “tài có thể phá khí". Theo đó, truy đuổi danh lợi, phú quý một cách thái quá sẽ ảnh hưởng đến việc dưỡng sinh, thậm chí khiến cho “tinh khí phân tán”.

Làm việc không nên quá lao lực

Trong quá trình dưỡng sinh, Đạo gia chủ trương “làm việc có độ, không để thương thần”. Việc tổn thương do lao lực quá độ là điều tối kỵ đối với việc tu hành của môn phái này.

Làm việc quá cật lực sẽ gây ra “ngũ lao, thất thương”. Trong đó, "ngũ lao" chỉ sự thương tổn của ngũ tạng gồm tim, gan, tì, phổi, thận.

"Thất thương" chỉ sự thương tổn của ngũ tạng nói trên về hình (thân thể) và chí (ý chí).

Đó là quá no thương tì, giận dữ thương can, vác nặng ngồi lâu thương thận, mình rét uống lạnh thương phế, lo buồn suy nghĩ thương tâm, mưa gió nóng rét thương hình, lo sợ không điều độ thương chí.

Bởi vậy, để tránh cho khí huyết, ngũ tạng, kinh mạch và gân cốt bị tổn thương, ta cần làm việc điều độ, tránh lao lực, mệt mỏi.

Không sống quá an nhàn

Tục ngữ Trung Hoa có câu: “Sinh vu ưu hoan, tử vu an nhạc”. Nghĩa là người có thể sinh tồn vì cuộc sống có gian nan, khổ cực; nếu chỉ biết chìm đắm trong yên vui ắt sẽ nhanh chóng suy vong.

Do đó, Đạo gia cho rằng con người sống ở trên đời nếu quá nhàn hạ, rảnh rỗi ắt nội tâm sẽ trống rỗng.

Ngược lại, nếu ta có ta có thể vượt qua hiện thực, chiến thắng bản thân, thể chất và tinh thần sẽ như được thanh lọc, khiến cho trí tuệ và sức khỏe càng thêm vượt bậc.

Không nên vui quá đà

“Vui” là một trạng thái cảm xúc thuộc về “thất tình” của con người. “Thất tình” gồm mừng, giận, thương, ghét, buồn, sợ và ham muốn.

Thành ngữ Trung Hoa lại có câu “vật cực tất phản” (cái gì quá cũng không tốt). Bởi vậy, vui quá có thể hóa thành buồn. Do đó mới có trạng thái “mừng chảy nước mắt”.

“Không nên vui quá đà” nhắc nhở chúng ta cần kiềm chế cảm xúc ở mức độ vừa phải, ngay cả khi đó là cảm xúc tích cực. Việc cảm xúc vượt quá giới hạn của tâm lý và tinh thần sẽ gây nên một phản ứng tiêu cực đối với sức khỏe con người.

Không cần giận dữ quá độ

Lịch sử Trung Hoa từng ghi nhận không ít bi kịch của cá nhân, quốc gia bắt nguồn từ những cơn giận không đáng có. Tức giận nếu ở mức nhẹ sẽ hại mình, hại người, nặng thì hại dân, hại nước. Đây là trạng thái cảm xúc “lợi bất cập hại” đối với cơ thể.


Sài Gòn những năm 1860

Những hình ảnh do nhiếp ảnh gia Anh John Thomson thực hiện trong thập niên 1860 cho thấy một diện mạo còn rất hoang sơ của Sài Gòn...
Hình ảnh được đăng tải trên website của Thư viện Wellcome, London, Anh quốc.
Khu vực thương cảng ở Sài Gòn, với Nhà Rồng (ngày nay là Bảo tàng Hồ Chí Minh) đang được xây dựng.
Khu phố mới hình thành gần thương cảng Sài Gòn.
Kênh Bến Nghé, nơi tập trung người Hoa sinh sống ở vùng Chợ Lớn.
Lăng Cha Cả ở Sài Gòn.
Đường đến Lăng Cha Cả, nay là đường Hoàng Văn Thụ.
Mồ mả trên một cánh đồng.
Một ngôi mộ của người có vai vế.
Ngoại ô Sài Gòn.
Nhà lá bên sông ở Nam Kỳ.
Bên một đường làng ở Nam Kỳ.
Vườn tược ở Nam Kỳ.
Một con đường đất ở xóm làng ngoại vi Sài Gòn.
Những gian nhà bên hồ.
Những đóa hoa bìm bìm.
Cây cối um tùm.

13/09/2016

Phố cổ Hà Nội thập niên 90 trong ảnh của Đại sứ Nhật

 Năm 1994, chàng thanh niên Fukada Hiroshi với máy ảnh trên tay đã dạo bước khắp Hà Nội để ghi lại những khoảnh khắc của "36 phố phường". Nay ông Fukada Hiroshi là Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Nhật Bản tại Việt Nam.

Những chiếc xích lô quen thuộc trên đường phố Hà Nội.
 
Tà áo dài của nữ sinh khi tan học.
 
Một góc phố nhộn nhịp.
 
Cửa hàng ăn uống và những chiếc Cub thời thượng của hơn 20 năm trước.
 
Cửa hàng bánh kẹo.
 
Cuộc sống trên vỉa hè luôn sôi động.
 
Người phụ nữ với trang phục thịnh hành một thời.
 
Hiệu ảnh nằm trên một ngõ nhỏ trong phố cổ Hà Nội.
 
Bé gái Hà Nội có "khuôn mặt thiên thần" theo cách gọi của Đại sứ Fukada Hiroshi.
 
Hiệu cắt tóc "model các mốt hợp thời trang".
 
Kiểu tóc và trang phục của thanh niên Hà Nội đầu thập niên 90.
 
Một góc phố nhìn từ trên cao xuống.
 
Fukada Hiroshi

12/09/2016

Tự điều trị ung thư

Bài viết của Bác sĩ- Tiến sĩ David Servan-Schreiber, người hai lần phải điều trị ung thư với hóa trị:
Tôi được chẩn đoán ung thư não khoảng 16 năm trước. Sau khi hóa trị, bệnh đã thuyên giảm nhưng ung thư đã trở lại và tôi phải trải qua hai cuộc phẫu thuật và 13 tháng hóa trị. Tôi hỏi bác sĩ của tôi nếu tôi thay đổi chế độ ăn thì có thể tránh bị tái phát không. Ông ấy trả lời hoàn toàn khách sáo rằng: “Hãy ăn gì bạn thích, nó sẽ không gây ra nhiều sự khác biệt.”
Ông ấy đã lầm.
Các nghiên cứu mở rộng đã chứng minh chế độ ăn có tác động sâu sắc để bảo vệ ung thư. Nhưng câu trả lời của bác sĩ điều trị cho tôi cũng không đáng ngạc nhiên vì những gì họ được học trong các trường y khoa chỉ là những tác dụng của thuốc và họ không tin rằng thay đổi lối sống có thể trị bệnh. Tôi nhớ lại cuộc trò chuyện với một bác sĩ về tầm quan trọng của chế độ ăn uống trong trị bệnh. “ Bạn có thể đúng, David, nhưng mọi người không muốn thay đổi”, ông nói “ Họ chỉ muốn uống một viên thuốc và quên nó đi.” Tôi không biết ông ta nói vậy có đúng không nhưng sau tất cả những nghiên cứu mà tôi đã làm, tôi biết rằng điều đó không đúng với tôi.
Khám phá các loại thực phẩm chống ung thư
Tôi đã dành nhiều tháng nghiên cứu khả năng chữa bệnh của thực phẩm trước khi nắm bắt công thức chống ung thư của riêng mình. Tôi đã gặp một loạt các nhà nghiên cứu, lùng sục cơ sở dữ liệu y tế và các ấn phẩm khoa học. Tôi đi du lịch khắp nơi trên thế giới và tham khảo y kiến các chuyên gia của hầu hết các châu lục.
Tôi đã phát hiện ra rằng có rất nhiều loài thực phẩm chống ung thư. Một số  thứ ngăn chặn quá trình tự nhiên mà làm ung thư phát triển như viêm, một số khác buộc tế bào ung thư đi vào chương trình chết tự nhiên gọi là apoptosis. Ngoài ra những loại thực phẩm khác giúp cơ thể thải trừ các độc tố gây ung thư hoặc bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do. Nhưng hầu hết các loại thực phẩm đều có thể diệt trừ ung thư theo nhiều cơ chế. Và hơn hết, những thứ này có thể dùng hàng ngày mà không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào.
Tôi học được chế độ ăn loại trừ ung thư: Các loại rau nhiều mau sắc, các loại đậu và chất béo không bão hòa ( oliu, dầu cải hay dầu hạt lanh), tỏi, rau thơm và gia vị.Thịt và trứng là tùy chọn. Sau khi nghiên cứu, tôi nghĩ ra một danh sách các thực phẩm chống ung thư và cách tận dụng tối đa tiềm năng của chúng.
Thức uống tốt nhất cho việc cải thiện cơ thể bạn
Lá trà xanh rất giàu các hợp chất polyphenol làm giảm sự tân sinh mạch máu của khối u. Nó cũng chống oxy hóa mạnh mẽ và giải độc, góp phần làm chết các tế bào ung thư.
Các loại trà xanh của Nhật như sencha, gyokuro, matcha…còn chứa nhiều chất polyphenol hơn, không như trà ô long và trà đen, đã mất nhiều  chất chống ung thư sau quá trình chế biến.
Cách dùng: uống 2-3 cốc một ngày trong một tiếng pha trà. Cần ngâm ít nhất 5-8 phút và lý tưởng nhất là 10 phút để lượng catechin được giải phóng, nhưng nó sẽ mất polyphenol có lợi sau một hoặc hai giờ.
Nước ép lựu, có cả quả mâm xôi đã được sử dụng trong y học Ba Tư từ hàng nghìn năm. Nó giàu chống oxy hóa và chống viêm, nghiên cứu cho thấy nó làm giảm đáng kể sự phát triển của ung thư tuyến tiền liệt. Ngoài ra, uống hàng ngày làm chậm sự lây lan của ung thư tuyến tiền liệt hơn 50%. Cách dùng: uống 8 ao xơ (khoảng hơn 200 ml) mỗi ngày với bữa sáng.
Các loại củ chống viêm
Gừng tươi: là chất chống viêm mạnh mẽ để chống lại bệnh ung thư và làm giảm tốc độ tăng trưởng của khối u, cũng có thể làm giảm bợt buồn nôn khi hóa trị hay xạ trị.
Cách dùng: Thêm gừng tươi thái lát vào rau xào hay salad trái cây. Hoặc ngâm một mảnh gừng khoảng 2.5 cm với nước sôi khoảng 10 đến 15 phát rồi uống nóng hoặc lạnh.
Củ nghệ: có tác dụng thúc đẩy quá trình chết của tế bào ung thư, ức chết sự phát triển của tế bào ung thư. Một số nghiên cứu cho thấy nghệ có hiệu quả nhất khi nó được trộn với hạt tiêu đen và hòa tan trong dầu (oliu hoặc canola t, thì tốt).
Kết quả hình ảnh cho daikynguyen củ nghệ
Cách dùng: trộn 1 muỗng cà phê bột nghệ với 1 muỗng dầu oliu và một nhúm lớn bột hạt tiêu đen và thêm các loại rau, súp và salad. Sử dụng một muỗng canh nếu bạn đã bị ung thư.
Các loại rau củ nấu ăn phòng ung thư
Cải thìa, cải thảo, súp lơ xanh, súp lơ trắng đều chứa sulforophane và indole-3-carbinol chống ung thư mạnh, có thể giải độc các chất gây ung thư, ngăn chặn các tế bào tiền ung thư phát triển thành các tế bào ung thư ác tính, thúc đẩy các tế bào ung thư chết tự nhiên. Cách dùng: bọc chúng lại và hấp trong thời gian ngắn hoặc xào nhanh với một ít dầu oliu. Tránh đun sôi bắp cải và bông cải xanh sẽ làm phá hủy mất các hợp chất chống ung thư.
Tỏi, hành, tỏi tây, hẹ, lá chive:  các hợp chất lưu huỳnh tìm thấy trong nhóm này thúc đẩy quá trình chết của tế bào ung thư đại tràng, vú, phổi, tuyến tiền liệt, đặc biệt là tỏi.
Kết quả hình ảnh cho daikynguyen tỏi
Các dùng: các hoạt chất trong tỏi được giải phóng khi đè nát nhánh tỏi và chúng dễ được hấp thụ với một chút dầu. Xào tỏi hay hành tây với một chút dầu oliu, trộn với rau luộc hoặc xào và trộn với hạt tiêu đen cùng bột nghệ. Cũng có thể ăn sống, trộn salad hoặc kẹp bánh mì.
Cá béo: Những người ăn cá ít nhất 2 lần mỗi tuần có nguy cơ bị ung thư thấp hơn đáng kể. Một nghiên cứu phát hiện rằng omega-3 có thể làm chậm sự tăng trưởng của tế bào ung thư trong một lượng lớn các khối u như ung thư phổi, tiền liệt tuyến, vú, đại tràng, thận…
Cách dùng: ăn đồ hải sản 2 đến 3 lần một tuần. Chọn cá nhỏ như cá cơm, cá thu nhỏ, cá mòi…vì cá nhỏ chứa ít chất độc như PCBs và tủy ngân từ môi trường hơn. Cá hồi hoang dã cũng là nguồn tốt cung cấp omega-3.
Hoa quả là nguồn cung cấp các chất chống ung thư phong phú
Cam, quýt, chanh, bưởi chứa nhiều chất chống viêm như flavonoid kích thích gan giải độc các chất gây ung thư. Một số flavonoid trong vỏ quýt có thể thúc đẩy quá trình chết của tế bào ung thư não.
Cách dùng: Rắc vỏ cam quýt thái chỉ vào trộn salad hoặc ngũ cốc ăn sáng, hay hãm với trà hay nước nóng hoặc cứ thế ăn toàn bộ trái.
Quả dâu tây, mâm xôi, việt quất, dâu… chứa axit ellagic và một lượng lớn polyphenol ức chế sự phát triển khối u, thúc đẩy các tế bào ung thư chết.
Cách dùng: Ăn vào bữa sáng, cùng các loại hạt ngũ cốc.
Sô cô la đen
Sô cô la chứa hơn 70 % cacao cung cấp nhiều chất chống oxy hóa, làm chậm sự phát triển ung thư, hạn chế các mạch máu nuôi ung thư.
Kết quả hình ảnh cho daikynguyen sô co la den
Cách dùng: Ăn 1/5 thanh sô cô la đen mỗi ngày. Không nên dùng sô cô la sữa vì sữa làm mất các hợp chất polyphenol chống ung thư.
Theo Bác sĩ-Tiến sĩ David Servan-Schreiber, người đã sống khỏe mạnh sau 8 năm điều trị khối u não với hai lần hóa trị và một ca phẫu thuật. Nếu theo lý lẽ thông thường, cơ hội sống của ông đã không thể cao như vậy với căn bệnh quái ác kia khi đã hóa trị một lần mà vẫn bị tái phát. Nhờ thay đổi chế độ ăn, kết hợp với thiền định đã mang lại cho ông cuộc sống mới, và ông đã viết cuốn sách Anticancer- A new may of life, được đánh giá là cuốn sách được bán chạy nhất về ung thư.
Ta nhận thấy rằng, y học hiện đại luôn nhấn mạnh đến chữa ung thư bằng các phương pháp phẫu thuật, hóa trị, xạ trị và liệu pháp miễn dịch, di truyền học, phân tử….mà bỏ qua khả năng chữa trị tự nhiên của cơ thể. Sự phát triển khoa học khiến chúng ta bỏ quên khả năng sinh tồn của chính mình, mai một đi những tinh hoa của y học cổ truyền và những bí ẩn thần kỳ của cơ thể người.
Cho đến nay, người ta dần dần tìm lại với tự nhiên, rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh thấy các phương pháp điều trị ung thư nhờ thay đổi chế độ ăn và thói quen sinh hoạt. Cũng ngày càng nhiều nghiên cứu về sự kết nối về tâm linh và thể chất, cho thấy những ảnh hưởng của tâm trạng tới sức khỏe như những gì học thuyết ngũ hành mà Trung y vẫn đề cập đến. Ngoài ra, còn nhiều báo cáo về những trường hợp khỏi bệnh mà chỉ cần thông qua tu dưỡng đạo đức, rèn luyện thân thể bằng khí công một cách thần kỳ.

10/09/2016

Sốt sắng

Thơ Thái Bá Tân


Ta hay quá sốt sắng
Quan tâm đến mọi người,
Mà quên ta là người
Đáng được quan tâm nhất.

Ta thường tìm hạnh phúc
Ở đâu đó rất xa,
Mà quên rằng hạnh phúc
Ở ngay chính trong ta.

Nghe, ai mà chả thích
Nghe những điều ngọt ngào.
Vì mặt trời chói mắt,
Ta thích ngắm trời sao.

Nhưng làm nên sự sống
Lại chính là mặt trời,
Không phải sao lấp lánh,
Mờ ảo và xa vời.